Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non

 Khi nói đến sức khỏe chúng ta phải biết sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần và xã hội. Khoẻ về thể chất là liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập. Tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin. Chúng ta cần coi trọng sức khoẻ, vì mọi người có sức khoẻ thì công tác sẽ tốt, trẻ có khoẻ thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm gửi các cháu để công tác. Trường học cần có một môi trường an toàn để trẻ học tập, vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh, sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật. Trong cuộc sống này, không có gì quan trọng cho chúng ta bằng chính con người chúng ta, một thân thể không bệnh tật, một tâm hồn thoải mái, yên tĩnh đó là hạnh phúc của con người. Nếu như chúng ta may mắn được sở hữu một sức khỏe tốt thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang là chủ lắm vững những thành công về mọi lĩnh vực. Sức khỏe là vốn quý của con người, đặc biệt là đối với trẻ mầm non, vì nếu trẻ có sức khỏe tốt thì trẻ mới có thể tham gia vào các hoạt động trong ngày một cách tích cực và thoải mái, mới có thể là tương lai của đất nước.

 Trong những năm gần đây, nước ta đã mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, chú trọng đầu tư phát triển các ngành dịch vụ. Hơn nữa, do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm và mật độ dân cư đông đúc, sự nhận thức về dịch bệnh của mỗi người dân còn chưa cao. Tất cả những nguyên nhân trên, khiến cho các dịch bệnh ngày càng gia tăng. Những năm gần đây, thế giới và cả Việt Nam hứng chịu rất nhiều các đại dịch nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng như dịch SARS, dịch EboLa, dịch cúm H5N1, H1N1,Cúm A, Sởi và hiện tại đang phải đối diện trực tiếp với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona gây ra được gọi là CoVid-19. Do sự nguy hiểm của chủng virut mới mà hiện tại chưa có vaccin phòng chống đặc hiệu, thế giới và cả Việt Nam liên tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh mới, con số thương vong ngày càng gia tăng, tổ chức y tế thế giới WTO phải ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu để cảnh báo mọi người trước sự lây lan khó chặn của căn bệnh này.

 

docx11 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỄN
        Trường mầm non xã Đa Tốn  thuộc xã Đa Tốn huyện Gia Lâm nằm trên địa bàn trong  đê  dọc sông Hồng. Trường đạt trường chuẩn quốc gia, đã đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố. Năm học này trường phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2 và danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố và bằng khen của UBND thành phố Hà Nội. Nhà trường được  xây sửa quy mô hơn, khang trang rộng rãi hơn. Khung cảnh sư phạm của trường đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”.
       Năm học 2019 – 2020 nhà trường phân công cho tôi dạy lớp khối nhà trẻ D2. Lớp D2 gồm 4 cô, các cô đều có trình độ chuyên môn giáo dục mầm non vững vàng, đều có kinh nghiệm trong dạy dỗ trẻ lứa tuổi nhà trẻ. Lớp D2 được 4 cô luôn trang trí lớp phù hợp với chủ đề, đẹp, gần gũi, hấp dẫn trẻ với sĩ số là 32 cháu.
Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn khoăn lo lắng bởi một số khó khăn và thuận lợi sau:
*Thuận lợ i:
– Lớp được Ban giám hiệu đầu tư trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, máy vi tính, , ti vi.loa, đàn,
– Bốn cô giáo phối hợp nhịp nhàng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
– Bản thân là giáo viên yêu nghề mến trẻ, có trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ nhà trường giao cho.
– Trẻ đi học đều, đúng giờ nên lớp luôn đạt tỉ lệ chuyên cần cao.
– Một số phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
* Khó khăn:
- Trẻ  nhà trẻ không đồng đều về số tuổi nên khó khăn trong việc giáo dục do có trẻ chưa biết nói, trẻ mới nhập lớp chưa có nề nếp còn quấy khóc,
- Vốn kiến thức, kỹ năng của trẻ về việc vệ sinh cá nhân còn hạn chế, thêm vào đó trẻ chưa có ý thức trong việc vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
- Đa số các bậc phu huynh bận buôn bán, làm công nhân nên ít có thời gian quan tâm chăm sóc con cái. Một số phụ huynh còn chủ quan, chưa tích cực quan tâm chăm sóc trẻ được chu đáo, chưa dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân thường xuyên. Có nhiều phụ huynh còn nhận thức sai lệch về các dịch bệnh, chưa có hiểu sâu về dịch bệnh, chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ.
- Xã hiện tại có nhiều công nhân lao động xa tới lưu trú làm việc dễ lây lan mầm bệnh
         Xuất phát từ những đặc điểm chung của trường, lớp và những khó khăn thuận lợi trên. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là rất cần thiết do ngành giáo dục mầm non, do y tế, ban giám hiệu yêu cầu. Bản thân tôi đã không ngừng đưa ra các mục tiêu, những giải pháp để tháo gỡ khó khăn và phát huy mọi thuận lợi để ngăn chặn dịch bệnh xảy ra ở lớp nói riêng và để phòng tránh dịch bệnh lây lan ra trường, ra cộng đồng nói chung. Đầu năm học tôi đã thực hiện khảo sát trên trẻ  để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ trong lớp, kết quả như sau :
Bảng khảo sát đầu năm của trẻ trước khi thực hiện đề tài
Tổng số trẻ
Nội dung 
Trước khi áp dụng
Số lượng
%
32
1. Nhóm trẻ có nguy cơ lây nhiễm bệnh hô hấp
10
31
2. Nhóm trẻ có nguy cơ lây nhiễm bệnh đường tiêu hóa
6
19
3. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt
16
50
       Qua bảng khảo sát, tôi nhận thấy rằng nhóm trẻ có nguy cơ mắc bệnh chiếm tỉ lệ còn cao trong lớp. Vì vậy tôi sẽ tích cực thực hiện các biệp pháp đã đưa ra nhắm đưa nhóm trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh trong lớp giảm xuống mức thấp nhất có thể. 
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Biện pháp 1: Chuẩn bị môi trường và điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động vệ sinh hàng ngày và khi có dịch bệnh xảy ra
    Như chúng ta đã biết, dịch bệnh sẽ dễ dàng bùng phát và lây lan trong môi trường ẩm thấp, thiếu không khí, không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy, ngay từ ngày nhận lớp sau hè, toàn bộ lớp học đã được lau dọn vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, loại bỏ các đồ cũ hỏng, sửa sang hệ thống điện, nước, thông thoáng  phòng lớp, phòng kho. Đảm bảo phòng lớp sạch sẽ, an toàn, mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông để đón trẻ khi năm học mới bắt đầu (Hình minh họa 1)
     Khi dịch bệnh xảy ra, tuy trong lớp chưa có trường hợp nào mắc phải nhưng phòng học sẽ liên tục được vệ sinh, lau chùi, khử khuẩn. Đặc biệt chú trọng lau rửa các loại đồ dung đồ chơi mà trẻ hay sử dụng bằng cloramin
     Bổ sung các loại dung dịch rửa tay khô trong lớp để vệ sinh tay cho trẻ ngay khi bước vào lớp hoặc vệ sinh tay cho trẻ ngay khi cần trong các hoạt động
Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ nhà trẻ có thói quen trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc làm đầu tiên là cô giáo phải có kiến thức chuẩn xác về kĩ năng thực hành , chính vì điều đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi các tài liệu có liên quan đến vấn đề vệ sinh để áp dụng vào dạy trẻ.
Giáo viên phải nắm được yêu cầu rèn luyện và kỹ năng thực hành cho trẻ.
Thói quen vệ sinh cần rèn luyện.
Ngoài những thói quen vệ sinh ở lớp , giáo viên cần rèn luyện thêm cho các cháu những thói quen vệ sinh sau:
Trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chải đầu, đánh răng.
Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch..
Dạy trẻ biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
Trẻ biết gấp cất gối.
Biết giữ nhà cửa, đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
Khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa.
Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống văn minh.
Biết dùng tay - khăn che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, hỉ mũi
Bản thân tích cực sưu tầm, nắm vững nội dung và nguyên tắc hướng dẫn thực hành thao tác vệ sinh: Rửa tay, rửa mặt...
3.2 Biện pháp2: Tăng cường chăm sóc sức khoẻ của trẻ :
 3.2.1 : Công tác chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho trẻ
        * Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên. Tôi chủ động lên danh sách liệt kê các trẻ có tình trạng sức khỏe không tốt để thường xuyên theo dõi, quan tâm. Kết hợp với việc khám sức khỏe cho trẻ định kì mà tôi có thể biết được tình hình chuyển biến sức khỏe của trẻ. 
Trẻ được theo dõi sẽ chia theo các nhóm như :
 - Trẻ hay sốt, ho, viêm họng
 - Trẻ bị các vấn để về da: viêm da, nổi mẩn,
 - Các trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi
Các trẻ hay bị ho, sổ mũi, sốt sẽ được theo dõi sát sao, do nhóm trẻ này có nguy cơ lây nhiễm các dịch bệnh về đường hô hấp hơn các trẻ khác
       * Hàng ngày giáo viên có trách nhiệm theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi trả trẻ.
- Khi chuyển mùa, khí hậu thay đổi phải chú ý để có biện pháp phòng ngừa cho trẻ như: ( thời tiết lạnh thì phải chú ý cho các con mặc thêm quần áo đủ ấm, uống nước ấm), nếu trẻ có dấu hiệu mệt mỏi khác thường phải mang trẻ ngay xuống phòng y tế để theo dõi và xử trí kịp thời và gọi điện báo cho gia đình biết tình hình của con để đón con về đi khám và điều trị tiếp.
- Sổ nhật kí đón trả trẻ luôn được ghi chép chu đáo, đầy đủ, phản ánh trung thực nhất tình hình của lớp diễn  ra hàng ngày
3.2.2 Công tác chăm sóc trẻ khi có dịch bệnh xảy ra
         Khi có dịch bệnh xảy ra việc chăm sóc và giáo dục trẻ các biện pháp vệ sinh là vô cùng quan trọng. Theo những tìm hiểu học tập từ những đại dịch đã xảy ra trước đó như đại dịch SARS, H5N1, Ebola, dịch Sởi,và hiện tại là dịch Covid 19, cùng theo khuyến cáo của bộ y tế về cách phòng dịch. Tôi đã tích cực thực hiện việc vệ sinh cá nhân cho trẻ :
- Tích cực cho trẻ rửa tay bằng nước rửa tay khô trước khi vào lớp, sau khi trẻ ho, hắt hơi
- Trẻ được rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi ...
- Việc cho trẻ rửa tay được thực hiện đảm bảo đúng thao tác, không bỏ xót cháu nào
- Do trẻ nhà trẻ chưa thể thực hiện đúng chuẩn các thao tác nên sẽ có cô giáo liên tục theo dõi,giúp đỡ, nhắc nhở các cháu thực hiện đúng cách rửa tay theo hướng dẫn của bộ y tế ( Hình minh họa 2)
    Cụ thể như sau: 
Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.
Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay).
Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).
Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
Ngoài việc cho trẻ thường xuyên rửa tay thì toàn bộ trẻ tới lớp sẽ được đeo khẩu trang đúng cách. Với trẻ nhà trẻ đây cũng là một việc không dễ dàng vì việc đeo khẩu trang lâu và kéo dài sẽ gây khó chịu cho trẻ. Ngoài việc động viên, khen ngợi khi trẻ đeo khẩu trang tới lớp, tôi còn tích cực nhắc nhở trẻ cách đeo khẩu trang đúng cách để phòng tránh virut gây bệnh
 ( Hình minh họa 3 )
Cách đeo khẩu trang đúng như sau : 
Khi đeo khẩu trang y tế, cần để mặt xanh ra ngoài, mặt trắng vào trong. Bởi mặt xanh có tính chống nước, sẽ không thấm vào trong. Mặt màu trắng có tính hút ẩm, để thoát hơi thở ra.
Khi đeo khẩu trang phải che kín mũi và miệng.
Không sờ lên mắt mũi miệng khi đeo khẩu trang, vì động tác này vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm virus corona và các tác nhân gây bệnh khác truyền bệnh lại cho bản thân và những người xung quanh.
Sau khi đã đeo khẩu trang y tế 1 lần thì không nên dùng lại mà phải vứt vào thùng rác có nắp đậy.
Khi tháo khẩu trang, không dùng tay cầm vào khẩu trang mà nên cầm vào dây đeo qua tai để tháo ra.
Rửa tay với xà phòng và nước sạch khoảng 20 giây sau khi vứt bỏ khẩu trang.
Trong thời gian này, trẻ sẽ được theo dõi một cách sát sao, khi có trường hợp trẻ có biểu hiện khác thường, trẻ sẽ được chuyển xuống phòng y tế nhà trường để được hỗ trợ ngay lập tức
3.3 Biện pháp 3: Sưu tầm,vận dụng các bài thơ, truyện, bài hát và trò chơi vào hoạt động vệ sinh hàng ngày phòng chống dịch
        Tổ chức các hoạt động vui chơi chứa đựng nội dung giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh: Chơi là quá trình trẻ học làm người, trải nghiệm những xúc cảm, tình cảm, hành vi của con người qua các vai khác nhau. Với các chủ đề chơi về “gia đình”, “cửa hàng bách hoá”, “trường mầm non”, “Bác sỹ” Khi trẻ tham gia vào trò chơi cũng chính là quá trình trẻ tiếp nhận tri thức, kỹ năng, hình thành xúc cảm, tình cảm một cách tự nhiên không ép buộc Ví dụ trong chủ đề “gia đình” giáo viên có thể tiến hành cho trẻ chơi các trò chơi với búp bê, kết hợp với các dụng cụ vệ sinh, hoặc sử dụng các trò chơi đóng kịch (bằng các vở kịch có nội dung ngắn gọn, có thể do giáo viên soạn thảo dựa trên những hành vi của trẻ đã quan sát được), để rèn luyện cho trẻ các thói quen văn hoá vệ sinh thông qua các bước tổ chức trò chơi như; Chuẩn bị cho trẻ chơi: Cho trẻ làm quen với đời sống xung quanh (qua dạo chơi, tham quan, trò chuyện, trao đổi với trẻ) Trong quá trình đó cần hướng trẻ chú ý tới hành động của con người, mối quan hệ của họ, kết hợp với giải thích động cơ hành động, tạo môi trường hoạt động, giúp trẻ dễ dàng sử dụng các vật liệu có sẵn và hoàn cảnh xung quanh để chơi.
          Khi tổ chức cho trẻ chơi: Cho trẻ đàm thoại trước khi chơi, đàm thoại giúp trẻ có cơ hội độc lập chuyển tri thức và kỹ năng đã biết để đạt mục đích chơi, lập kế hoạch tổ chức thực hiện và xác định những điều kiện cần thiết. Trong quá trình tổ chức, điều kiển quá trình chơi của trẻ, giáo viên có thể tham gia trực tiếp vào trò chơi với trẻ, giúp trẻ phát triển mối quan hệ trong trò chơi bằng cách mở rộng nội dung chơi, vai chơi, đánh giá vai chơi trong những tình huống cụ thể, hướng dẫn trẻ, kịp thời giúp trẻ điều chỉnh hành vi phù hợp. Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên với tư cách là người điều khiển trò chơi đánh giá hành động của trẻ, giao nhiệm vụ cho trẻ tiếp tục luyện tập trong sinh hoạt hàng ngày để củng cố hành vi.
         Với mỗi đề tài tôi luôn nghiên cứu tìm hiểu kĩ trước khi dạy để xây dựng bài theo chủ đề một câu chuyện để kích thích sự tò mò và hứng thú ở trẻ.
Ví dụ: Ở hoạt động vệ sinh với nội dung “Đánh răng” ở chủ đề bản thân tôi sử dụng truyện “Gấu con bị đau răng”, cô dẫn dắt cho trẻ biết vì Gấu con hay ăn kẹo, bánh mà lại lười đánh răng nên bị sâu răng.
Ngoài các câu chuyện tôi còn sử dụng một số bài thơ, bài hát để gây hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động.
Ví dụ: Trước giờ ăn cơm để rèn luyện thói quen ăn uống vệ sinh sạch sẽ tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giờ ăn”:
Giờ ăn đến rồi
Vào bàn bạn nhé
             Nào thìa, bát, đĩa
             Xúc cho gọn gàng
Chớ có vội vàng
Cơm rơi, cơm vãi.
Hay với bài thơ “Bé ơi”
“Bé ơi nhớ nhé
Giờ ăn đến rồi
Rửa tay sạch sẽ
Trước khi ăn cơm
Bé ngồi ngay ngắn
Mời cô, mời bạn
Cùng bé xơi cơm
Nếu có hắt hơi
Bạn ơi nhớ nhé
Quay ra đằng sau
Tay che miệng mũi
Nếu không như thế
Sẽ mất vệ sinh
Bạn bè cười chê
Chẳng đẹp tí nào
 Bé ơi nhớ nhé”.
        Đồng thời cũng có thể kết hợp một số bài hát như “ Khám tay”, “Tập rửa mặt”, “Thật đáng yêu”...qua đó trẻ vui vẻ mạnh dạn và hứng thú hơn với giờ học.
3.4 Biện pháp 4: Tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền,phối hợp với phụ huynh kết hợp với nhà trường trong công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho trẻ
        Hồ Chủ Tịch đã dạy “Giáo dục ở nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ở gia đình, ngoài xã hội. Giáo dục nhà trường dù có tốt đến mấy nhưng nếu thiếu giáo dục ở gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không  hoàn toàn”
      Để phối hợp với gia đình trong việc giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh cho trẻ, giáo viên cần tiến hành trao đổi thường xuyên với phụ huynh trẻ thông qua giờ đón và trả trẻ hàng ngày, qua đó nắm bắt những đặc điểm, hành vi của trẻ ở gia đình. Đồng thời thông báo cho gia đình biết tình hình, những biểu hiện của trẻ ở lớp, những nội dung, yêu cầu giáo dục của cô đối với trẻ. Từ đó có cách thức tác động, phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện hành vi văn hoá cho trẻ. Thói quen văn hoá vệ sinh cũng chính là thể hiện trình độ văn hoá của con người, có thói quen văn hoá vệ sinh mỗi cá nhân sẽ tự bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho bản thân, có lối sống văn minh, lịch sự. Chính vì vậy, cần thiết phải giáo dục cho trẻ những thói quen văn hoá ngay từ khi còn nhỏ. Hoạt động này muốn đạt hiệu quả cao, trong công tác giáo dục, giáo viên mầm non cần phải có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm tốt, phải nắm vững nội dung chương trình giáo dục, biết cách lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, linh hoạt và sáng tạo trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Biết cách tạo cho trẻ sự hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động. Để làm được điều đó người giáo viên phải có lòng yêu trẻ, nắm vững đặc điểm của trẻ, có sự kiên trì, nhẫn lại trong khi rèn luyện cho trẻ.
 - Luôn gương mẫu trước trẻ trong việc thực hiện các hành vi văn hoá, vệ sinh. Thường xuyên trao đổi, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong quá trình giáo dục trẻ. Làm tốt được điều này sẽ là biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Nếu hàng ngày cô thực hiện nghiêm túc thời gian biểu cháu sẽ thực hiện đúng giờ nào việc đó. Vì những việc làm tốt được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ thành thói quen tốt.
  - Phối hợp với gia đình trong quá trình giáo dục trẻ. Hàng ngày trẻ chỉ sinh hoạt ở trường mầm non với thời gian nhất định, còn lại trẻ sống ở gia đình, chịu sự giáo dục của gia đình. Vì thế, nếu có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục tác động đến trẻ một cách đồng bộ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, hình thành hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ.
 - Muốn trẻ hình thành được các thói quen vệ sinh thì nhà trường và gia đình phải thống nhất yêu cầu giáo dục vệ sinh đối với trẻ. Nhà trường và giáo viên thông báo, yêu cầu biện pháp giáo dục vệ sinh cho trẻ thường xuyên.
 - Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh xảy ra, cô giáo thường xuyên nhắc nhở phụ huynh cho trẻ đeo khẩu trang đúng cách khi ra ngoài, thường xuyên rửa tay, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế mang trẻ tới nơi đông người, không để trẻ chơi ở gần nơi có động vật sống,lien tục cập nhật thong tin tại góc tuyên truyền của lớp (Hình minh họa 4)
- Tham mưu cho nhà trường bổ sung cơ sở vật chất đầy đủ cho công tác phòng dịch
- Tham gia tích cực việc dọn vệ sinh môi trường quanh trường, phong quang bụi rậm, xử lý rác, lau chùi đồ chơi ngoài trời, góc vận động,
- Kiến nghị nhà trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa dịch bệnh, xây dựng chế độ dinh dưỡng an toàn, chất lượng tăng cường sức khỏe cho trẻ
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch tích cực hiệu quả cho trẻ, tại lớp của tôi đã đạt được những kết quả tích cực như sau :
* Đối với trẻ :
- Trẻ có ý thức trong việc phòng dịch : biết đeo khẩu trang khi đến lớp, thường xuyên rửa tay đúng cách,
- Trẻ bị phát hiện nhiễm bệnh được chăm sóc ở nhà, hạn chế lây lan ra các bạn
- Trẻ ngoan, nghe lời ông bà bố mẹ, không đòi đi chơi, không đòi mua đồ ăn vặt ngoài đường,
Bảng khảo sát cuối năm của trẻ sau khi thực hiện đề tài
Tổng số trẻ
Nội dung
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
32
Số lượng
%
Số lượng
%
1. Nhóm trẻ có nguy cơ lây nhiễm bệnh hô hấp
10
31%
3
9%
2. Nhóm trẻ có nguy cơ lây nhiễm bệnh đường tiêu hóa
6
19%
1
3%
3. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt
16
50%
28
88%
* Đối với giáo viên:
- Cô giáo có phản ứng tốt hơn đối với tình hình dịch bệnh xảy ra ở địa phương và chủ động trong cách phòng dịch ở lớp
- Các cô trong lớp có sự kết hợp nhịp nhàng hơn trong công việc
- Các cô có thêm kĩ năng trong công tác phòng dịch
- Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh một cách phù hợp, làm chuyển biến nhận thức của phụ huynh trong việc rèn thói quen vệ sinh cho trẻ. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh với nhà trường
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận 
       Việc rèn luyện thói quen vệ phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng. Song công việc thật không đơn giản. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều vì vậy qua quá trình thực hiện tôi nhân thấy muốn thực hiện tốt việc này, bản thân mỗi giáo viên cần phải:
- Trau dồi kiến thức vệ sinh và hành vi văn minh cần thiết.
- Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ.
- Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ.
- Cô giáo phải hết lòng yêu thương các cháu, với tinh thần là người mẹ thứ hai của các cháu, cô giáo phải nhạy bén trước những diễn biến của các cháu, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của các cháu, hiểu được hoàn cảnh sống của từng gia đình.
- Gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, phải quan tâm, yêu thương trẻ, có trách nhiệm giáo dục trẻ ngay từ khi mới chào đời.
- Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục rèn luyện vệ sinh văn minh cho trẻ. Do đó muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của 2 cô giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Kiến nghị
  - Đề nghị Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản thêm nhiều sách về vấn đề vệ sinh phòng dịch bệnh  để giáo viên có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu bồi dưỡng thêm để nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ.
- Đề nghị Phòng GD-ĐT, nhà trường tổ chức nhiều buổi tập huấn, hội giảng về chuyên đề vệ sinh phòng dịch giúp giáo viên đặc biệt là những giáo viên trẻ mới vào ngành bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động vệ sinh phòng dịch
        Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Tôi rất mong các cấp xét duyệt và các chị em đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung cho tôi để bản sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn. 

File đính kèm:

  • docxbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_phong_chong_dich_benh_cho.docx
Sáng Kiến Liên Quan