Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học
Như Lênin đã từng viết: "Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người". Cũng như theo Usinxkin thì: "Ngôn ngữ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng của mọi kiến thức. Tất cả mọi sự hiểu biết đều bắt đầu từ ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ và cũng trở lại bằng ngôn ngữ".
Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, nó là đặc trưng chỉ có ở xã hội lài người để phân biệt với các loài động vật khác. Ngôn ngữ được sử dụng như một biện pháp của tư duy hay còn được hiểu ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy, là phương thức biểu đạt, muốn cho người khác hiểu những suy nghĩ những nhu cầu mong muốn của bản thân qua lời nói.
Chúng ta đã biết, ngôn ngữ nảy sinh từ nhu cầu giao tiếp, từ hoạt động giao tiếp của con người. Điều đó có nghĩa là việc trẻ cần giao lưu, trao đổi với mọi người xung quanh trong những năm đầu đời là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ không được thường xuyên nói chuyện, không được thường xuyên giao lưu với người khác thì trẻ sẽ không có vốn từ ngữ, cũng như không biết cách biểu đạt những mong muốn của bản thân mình bằng lời nói mà chỉ bằng hành động. Chính vì vậy đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chậm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của trẻ. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xunh quanh. Nhờ có ngôn ngữ, trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày, giúp trẻ hình thành, phát triển phong phú các biểu tượng về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy. Ngôn ngữ của trẻ được phát triển dần theo lứa tuổi trẻ, điều đó sẽ giúp trẻ không chỉ tìm hiểu những hiện tượng, sự vật gần gũi xung quanh, mà còn có thể tìm hiểu cả những sự vật không xuất hiện trước mắt trẻ, những sự việc xảy ra trong quá khữ và tương lai. Trẻ hiểu được những lời giải thích, gợi ý của người lớn, biết so sánh, khái quát và dần dần hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng, hình thành những khái niệm sơ đẳng. Sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh ngày càng rộng lớn hơn. Nhận thức của trẻ được rõ ràng, chính xác và trí tuệ của trẻ không ngừng phát triển .
huận lợi trên nên tôi đã nghiên cứu và thấy mình phải quan tâm hơn nữa vấn đề tìm ra các kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động văn học. Bảng khảo sát đánh giá trẻ đầu năm: Số lượng trẻ N=47 Nội dung Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt N % N % Vốn từ của trẻ , nói nhiều câu có nghĩa đầy đủ, phân biệt được ý nghĩa một số từ. 27 57 20 43 Kinh nghiệm sống của trẻ , trẻ hứng thú tham gia học, phát biểu , kể chuyện và đóng kịch. 30 64 17 36 Trẻ kể chuyện theo trí nhớ 26 55 21 45 Trẻ đã tham gia đóng kịch thể hiện vai diễn của mình 25 53 22 47 Trẻ phát âm chính xác , mạch lạc , ít sử dụng ngôn ngữ địa phương 27 57 20 43 3. Biện pháp 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch và tạo mội trường phát triển ngôn ngữ theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm a. Xây dựng kế hoạch là 1 bước quan trọng để từ đó giúp giáo viên có định hướng và đưa ra được nội dung dựa vào khả năng của trẻ để tiến hành xây dựng giáo án: Tôi xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong một năm như sau : - Tháng 9-10 bài tập luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác âm vị ( Cho trẻ nghe những bài hát , câu chuyện, ca dao..) tôi tạo điều kiện cho trẻ tập trung chú ý luyện khả năng thính giác thông qua các bài tập trò chơi:( Tai ai thính, ai đoán giỏi) sửa sai cho trẻ về lỗi phát âm . - Tháng 11-12 tôi tập trung vào tăng vốn từ nói diễn cảm, rõ ràng ,giải thích nghĩa của từ khó , cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp : Bà bảo bé, bé búp bê, bé hồng, bé bé, búp bê ngoan nào. Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua trò chơi: đố con gì kêu, đố ai kể được nhiều nhất, đố ai nhanh, đố ai đoán giỏi, đố ai nói ngược - Tháng 1-2 tôi đào sâu vấn đề luyện trí nhớ thông qua các bài thơ, đồng dao,đặc biệt về những câu chuyện kể nôi cuốn và hấp dẫn gợi cho trẻ sử dụng câu đơn giản, đủ nghĩa. - Tháng 3+4+5: tôi xây dựng những trò chơi giúp cho trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc, ví dụ: Nói theo mẫu câu như câu truyện “ Cây khế” người anh tham lam chiếm hết ruộng vườn, nhà cửa, trâu bò ,của 14 cha mẹ để lại. Ví dụ “Câu truyện Tích chu”Bà biến thành chim vì....trẻ nói bà muốn bà đi tìm nước uống, hoặc tích chu ham chơi không lấy nước cho bà ...cô lưu ý thay đổi mẫu câu khác nhau từ câu đơn giản đến câu phức tạp, từ câu phức tạp đến câu đơn giản, đặt câu từ kết nối tuyện để trẻ có khả năng nói đúng ngữ pháp, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. - Một khi đã có một số vốn từ phong phú trẻ sẽ tự tin kể chuyện, đóng kịch một cách hứng thú hơn. b. Xây dựng môi trường ngôn ngữ cho trẻ Việc tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết nó có ảnh hưởng rất lớn đối với kỹ năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. * Môi trường giao lưu ngôn ngữ tích cực: Để phát triển khả năng nghe và nói cho trẻ không gì nhanh chóng và tích cực bằng việc thường xuyên cho trẻ nghe và nói. Người giáo viên cần thường xuyên trò chuyện với trẻ và khuyến khích trẻ nói. Khi trẻ có khó khăn hay có tâm lý ngập ngừng nhút nhát, cô cần khích lệ, hỗ trợ động viên để trẻ tích cực trò chuyện. Đặc biệt được tiến hành giữa cô và trẻ, trẻ và trẻ, giữa trẻ vơi mọi người xung quanh. Khi giao tiếp với trẻ cô cần phải chú ý đến giọng nói và thái độ của mình dành cho trẻ như: Nói dịu dàng, dễ nghe, dễ hiểu. Tình cảm nồng ấm của cô sẽ khiến trẻ tự tin hơn nhiều. Ngoài ra cô tạo cơ hội để trẻ được nghe các âm thanh khác nhau từ môi trường như: Nghe hát quan họ ở lễ hội, tiếng đài phát thanh, tiếng chim hótNhằm kích thích thính giác, và các giác quan của trẻ rất lớn. Có thể tạo sự giao lưu ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động đón, trả trẻ. Khi trẻ được đến lớp hoặc đưa trẻ về với phụ huynh cô cũng có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách dạy trẻ những câu chào hỏi lễ phép nhắc nhở trẻ biết chào người lớn. Bên cạnh đó cô có thể tổ chức các hoạt động kết hợp với lời nói trong các trò chơi, bài hát, đọc thơ, đóng kịch. Đây là cô hội rất lớn để trẻ trải nghiệm, vận dụng vốn ngôn ngữ đã tích lũy được vào hoạt động của bản thân, là điều kiện rất tốt để trẻ phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ. Chú ý cần đảm bảo tất cả các nhóm trẻ trong lớp đều được tham gia để các nhóm đều phát triển như nhau. Khi kết thúc hoạt động cô cần tập hợp tất cả các câu từ mà trẻ nói chưa hợp lý để uốn nắn, động viên nhắc nhở trẻ để trẻ có thể nhận ra và sửa sai. * Môi trường chữ viết phong phú: Một trong các mục tiêu của phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi là: Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng nghe, đọc, phát âm... và một số kỹ năng cần thiết cho việc học đọc, học viết như: cách lật giở sách, cách cầm bút tô viết chữ, khả năng phối hợp tay, mắt và tri giác từ trọn vẹn từ trái sang phải, biết diễn tả sự việc hoặc ý muốn của mình bằng câu đầy đủ một cách mạch lạc rõ ràng. Là giáo viên trực tiếp dạy trẻ 5 tuổi nhiều năm, tôi nhận thấy rằng việc tạo môi trường chữ phong phú quanh trẻ sẽ góp phần tích cực và có hiệu quả cao trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cần chọn vị trí phù hợp trong lớp học để trẻ hàng ngày được tiếp xúc như: Dán tên cho các góc, các giá kệ ở các góc, gắn tên lên cây cối, đồ dùng, đồ chơi để trẻ được tắm mình trong môi trường ngôn ngữ tiếng việt. Ngoài ra việc xây dựng góc sách truyện cũng là giúp trẻ có thói quen đọc sách, xây dựng sự đam mê đối với sách của trẻ đây là nền tảng đầu tiên của văn hóa đọc, hình thành sở thích lành mạnh cho tâm hồn trẻ thơ sau này. Hình ảnh: Góc Bé yêu văn học Cần phải thay đổi những tuýp chữ theo từng chủ đề, sự kiện để làm phong phú mới mẻ cho trẻ. Đối với trẻ phải sử dụng chữ in thường và hình ảnh minh họa để giúp trẻ cảm nhận được sự kiện, sự vật hiện tượng mà cô cần truyền đạt. Có thể kết hợp với phụ huynh để tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ ở gia đình như nhắc phụ huynh hày dành thời gian để đọc cho con nghe những câu chuyện, những bài thơ hay hoặc chơi đồ chữ với trẻ để trẻ có sự ham muốn trong việc làm quen chữ viết kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Biện pháp trên giúp trẻ có được một môi trường phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên mà lại hiệu quả. 3.2. Biện pháp 2: Tô chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt: Việc tổ chức tiết học có ý nghĩa rất quan trọng nó góp phần rất lớn để tạo hứng thú cho trẻ,giúp trẻ học tốt hơn. Tôi vào bài một cách sinh động để gây sự chú ý của trẻ. Ví dụ : Chủ điểm :thể giới thực vật , tên bài dạy kể chuyện “ quả bầu tiên”tôi sử dụng mô hình sa bàn để gây hứng thú cho trẻ . Tổ chức hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm . Ví dụ khi trọng tâm là kể chuyện sáng tạo, tôi cho trẻ lựa chọn cách sử dụng trang phục , đồ dùng phù hợp với nội dung câu chuyện trẻ sẽ kể dựa theo hình thức khác nhau. Trẻ say mê kể chuyện 3.3. Biện pháp 3: Tạo môi trường chữ viết Tạo môi trường chữ viết phong phú ở trường, trong lớp, nhốm là một biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Cách tạo ra môi trường chữ viết + Giáo viên viết vào giấy các từ chỉ đồ dùng, vật dụng,các góc hoạt động xung quanh lớp. Ví dụ: Góc sách/ thư viện có thể đổi là “Thư viện của bé ” . Chủ đề thế giới thực vật thì có thể đổi thành “Hoa và lá”.Chủ đề gia đình đổi thành”Gia đình của bé ” . - Khi tạo môi trường chữ viết cần chú ý: + Khuyến khích trẻ tham gia với giáo viên + Khi làm cùng với trẻ ,giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ.cụ thể + Viết các chữ rõ ràng, dễ đọc,dễ nhận biết + Giáo viên thường xuyên đọc cùng với trẻ các từ đó bất cứ lúc nào có thể. - Những hoạt động để ghi: + Ở lớp, nhóm nên có một cái bảng dùng để ghi lại các câu hỏi, câu trả lời của trẻ. + Ghi lại câu chuyện của trẻ vào vở. + Ghi lại lời kể của trẻ vào bức tranh. - Những hoạt động để đọc: + Khuyến khích trẻ đọc theo trí nhớ. Có thể cho trẻ chơi trò chơi “cô giáo”.Trẻ đóng vai cô giáo và đọc chuyện cho học sinh nghe ( những câu chuyện trẻ đã được làm quen ) + Đọc sách phải đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. + Làm quen với các hành vi của người đọc: cầm sách đúng chiều( sách không bị ngược), giở sách từ trang đầu đến trang cuối và giở từng trang một. + Làm quen để biết được ý nghĩa của các ký hiệu quen thuộc như ký hiệu tên trẻ, ký hiệu tên lớp, biểu tượng quảng cáo, ký hiệu giao thông. 3.4 Biện pháp 4: Tạo hứng thú cho trẻ với đồ dùng trực quan và trò chơi Đây là hình thức cơ bản cho trẻ làm quen với văn học. Các tác phẩm văn học cho trẻ làm quen trong hoạt động này thường nằm trong chương trình, có nội dung phù hợp với chủ đề đang thực hiện. Thời gian của hoạt động này thường không nhiều: 30 đến 35 phút có thẻ kéo dài thêm 5 phút. Vỉ vậy trong giờ hoạt động này tôi sử dụng nhiều hình thức khác nhau để gây hứng thú cho trẻ giúp trẻ nhanh chóng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ * Sử dụng đồ dùng trực quan Trong hoạt động này hình thức sử dụng đồ dùng trực quan rất có hiệu quả. Đồ dùng trực quan có thể là tranh ảnh, mô hình, sa bàn, rối que, rối bóng, trang phục, sân khấu, băng đài Tôi tận dụng các nguyên liệu vật liệu có sẵn ở địa phườg như ;sách báo, lịch cũ, ống lon, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, quần áo cũ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Khi kể chuyện tôi dùng những tranh ảnh sáng tác màu sắc đẹp để gây hứng thu cho trẻ nghe , xem để trẻ biết cách sử dụng và giữ gìn đồ chơi . - Đồ dùng trực quan là tranh ảnh: Ví dụ : Truyện “ Dê con nhanh trí” chủ đề “ Gia đình” Đồ dùng trực quan còn là hình thức để giảng giải từ khó trong nội dung tác phẩm: thường mỗi bài thơ, câu chuyện lại đem đến cho trẻ một vài từ mới và cô sẽ giải thích cho trẻ để trẻ hiểu ý nghĩa của từ mới đó. - Sử dụng hình thức rối tay để giới thiệu truyện. Tay trái của cô là rối dê mẹ, tay phải là rối dê con cô nói giọng dê mẹ và cử động tay trái phù hợp với ngữ điệu kể” Con ở nhà cho ngoan! Mẹ đi ra đồng ăn một ít cỏ tươi để có sữa ngọt cho con bú. Ai gọi của cũng đừng mở nhé ! Nếu không thì con Sói vào ăn thịt con đấy!”. Các con hãy đoán xem đố là câu nói của ai và ở trong câu chuyện gì? Truyện “ Dê con nhanh trí” tôi đã kể cho trẻ làm quen hoạt động khác từ hôm trước nên trẻ đã nắm được nội dung câu chuyện. Vì vậy tôi đã sử dụng chính những nhân vật trong chuyện và kể trích đoạn một câu nói của dê mẹ để hỏi trẻ về tên nhân vật và tên truyện để từ đó dẫn dắt để kể lại truyện giúp trẻ thuộc truyện. Sau giờ hoạt động chung này trẻ đã thuộc truyện cô đã tổ chức cho trẻ tập đóng kịch và hình thức sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động này là mũ, trang phục và sân khấu. Việc thay đổi hình thức khi cho trẻ làm quen cùng một tác phẩm văn học đã đem lại hiệu quả cao cho cô và trẻ. Ví dụ: Truyện “ Sự tích cây khoai lang” Chủ đề “ Thực vật” - Sử dụng đồ dùng trực quan là sa bàn và rối. Mở đầu câu truyện là: “ Trong một túp lều nhỏ ven rừng có hai bà chúa nhà kia sống bằng nghề đào củ mài để ăn”. Cô giải thích tử” Túp lều” bằng cách chỉ vào túp lều cô làm bằng chổi đót. Cô nói: “ Túp lều” được làm bằng tre nứa, rơm rạ hoặc lá cọ là nơi ở của gia đình rất nghèo “ Túp lều nhỏ” thì gia đình càng nghèo khổ hơn. Như vậy, đồ dùng trực quan sẽ giúp cô giảng giải được từ khó giúp trẻ hiểu được từ khó đó. - Sử dụng đồ dùng trực quan ứng dụng công nghệ thông tin: Hình thức kể chuyện theo tranh, thiết kế các hình ảnh câu chuyện trên máy tính được trẻ thích thú vì các nhân vật trong chuyện được cô thiết kế là những hình ảnh động . * Sử dụng trò chơi Ví dụ: Trò chơi “ Kể lại chuyện theo tranh” Kể lại truyện theo tranh có rất nhiều hiệu quả vì khi trẻ nhìn vào bức tranh trẻ sẽ hình dung ra diễn biến câu chuyện một cách đầy đủ từ đó có thể kể lại truyện mà không bị nhầm lẫn . Ở hình ảnh cô kết hợp lồng chữ viết bằng cách viết nội dung câu chuyện ,bài thơ phía dưới của mỗi bức tranh phù hợp với hình ảnh. Ví dụ: Trò chơi “ Kể truyện sáng tạo” Hình thức này rất có tác dụng kích thích tuệ duy của trẻ đồng thời cũng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ , phát triển năng lực tri giác cụ thể và trí nhớ . Xuất phát từ một sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ hay một sự kiện bất ngờ xảy ra, cũng có thể là chuyện bịa cô gợi ý, khuyến khích trẻ kể lại sự việc hay câu chuyện đó theo cách trình bày của một tác phẩm văn học hay sử dụng cách nói vần những câu nói ngắn để tạo thành bài thơ ngắn. Trẻ biết chia nhóm kể chuyện tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹn và linh hoạt qua việc biểu diễn hoặc đóng kịch. Qua những ví dụ minh họa ở trên, tôi thấy hình thức sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng trò chơi trong hoạt động cho trẻ làm quen với văn học là hình thức rất cơ bản giúp giáo viên phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3.5. Biện pháp 5: Cho trẻ kể lại truyện, chơi đóng kịch và đóng vai theo chủ đề. * Dạy trẻ kể lại truyện :để trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩm văn học mà trẻ được nghe. Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ đã có sẵn của các tác giả và của giáo viên. tuy nhiên yêu cầu trẻ không học thuộc lòng câu chuyện , trẻ phải kể bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung câu chuyện một cách tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung cốt truyện. - Yêu cầu đối với trẻ: + Kể nội dung chính của câu chuyện không yêu cầu trẻ kể chi tiết lời kể phải có cấu trúc ngữ pháp, giọng kể diễn cảm to , rõ ràng, không ê a , ấp úng cố gắng thể hiện đúng ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại + Chuẩn bị : Kể chuyện cho trẻ nghe trước khi kể cô giao nhiệm vụ ghi nhớ và kể lại . + Tiến hành: Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện .Đàm thoại nhằm mục đích giúp trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện , giúp trẻ xây dựng dàn ý câu chuyện kể , lựa chọn hình thức ngôn ngữ :cách dùng từ, đặt câu. Ví dụ : Truyện cây khế :Theo con tính cách của người anh như thế nào ? +Yêu cầu với câu hỏi : Đặt câu hỏi về tên nhân vật , thời gian , không gian , hành động chính , lời nói ,cá tính nhân vật , Dê mẹ dặn dê con như thế nào ? Câu hỏi phải phù hợp với trẻ cả về hình thức và ngữ pháp .Khi đàm thoại cô cần lưu ý giới thiệu cho trẻ biết thêm các từ đồng nghĩa những cụm từ thay thế để tạo điều kiện cho trẻ lựa chọn từ để kể. Tôi dùng ngôn ngữ ngắn gọn , dễ hiểu , phù hợp với nhận thức của trẻ kể lại nội dung tác phẩm : Cô kể diễn cảm , lời kể có các mẫu câu cần luyện cho trẻ ( mới ). Mẫu chuyện của cô có tác dụng chỉ cho trẻ thấy trước kết quả trẻ cần đạt được : Về nội dung , độ dài , trình độ câu chuyện . Tôi đặc biệt lưu ý khi trẻ kể : Trẻ phải quay mặt xuống các bạn , kể với tốc độ vừa phải , giọng rõ ràng , tư thế tự nhiên . Trong quá trình kể , trẻ đứng sai tư thế , phát âm sai cô nên để trẻ kể xong mới sửa sai cho trẻ và cho trẻ sửa lại bằng được mới thôi. Khi cô gọi trẻ lên , trẻ không kể , cô nên đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời giúp trẻ nhớ lại truyện, mạnh dạn hơn và có thói quen giao tiếp tốt . Nếu trẻ quên , cô có thể nhắc hoặc đặt câu hỏi cho trẻ nhớ . Trẻ kể xong , cô nhận xét, đánh giá truyện kể của trẻ , không nên để đến cuối giờ trẻ sẽ quên mất những ưu nhược điểm của mình hay của bạn . Cô cần nhận xét đúng , chính xác để có tác dụng khuyến khích , động viên trẻ , nhận xét cả về nội dung , ngôn ngữ tác phong . Chơi đóng vai theo chủ đề : Khi chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải tham gia vào cuộc nói chuyện với bạn để phân vai, trao đổi với nhau trong khi chơi , trẻ bắt chước các nhân vật mà trẻ đóng vai , làm cho ngôn ngữ đối thoại của trẻ thêm phong phú và đa dạng . Ví dụ : chủ đề : Gia đình : Nấu ăn : Trẻ tự phân vai chơi của mình : Mẹ đi chợ , nấu ăn , chăm sóc các con , ba đi làm , ông bà kể chuyện cho các cháu nghe . Chơi đóng kịch :Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ . Nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm văn học mà trẻ đã được làm quen . Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học đã được gọt giũa chọn lọc . Khi đóng trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu , tính cách nhân vật mà trẻ đóng , giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt . Trẻ rất vui khi tham gia đóng kịch? 3.6. Biện pháp 6: Thông qua các hoạt động khác trrong lớp * Hoạt động ngoài trời: Dạy trẻ kể về những sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống hàng ngày, những điều trẻ đã biết, tưởng tượng... trẻ phải tự lựa chọn nội dung, hình thức, ngôn ngữ , sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Tôi chủ yếu tập cho trẻ kể theo dạng : Kể chuyện miêu tả, kể chuyện theo chủ đề. Ví dụ : miêu tả hiện tượng thời tiết: trời âm u, mây đen , gió thổi mạnh trời sắp mưa. * Hoạt động góc : Thông qua hoạt động góc tôi cũng có thể phát triển ngôn ngữ mạch lạc được cho trẻ: Giờ hoạt động góc của trẻ - Dạy trẻ kể theo trí giác: Không ngừng phát triển ngôn ngữ độc thoại nên cho trẻ nói đúng ngữ pháp tư thể tác phong khi trẻ nói và phát triển các cơ quan cảm giác. Bởi vì trẻ quan sát tốt mới miêu tả tốt. Mục đích nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ phát triển tư duy lô gíc, khả năng quan sát, trẻ tập trung vào đồ chơi. - Chuẩn bị : Chọn đồ dùng, đồ chơi phải đẹp hấp dẫn về hình thức để làm cho trẻ hứng thú, rung động khi kể .Chọn đồ chơi, vật thật có thể như : Gương, lược, khăn , chén ly, cốc, gia súc, gia cầm, thực vật .., chọn tranh nên chọn tranh có màu sắc tươi sáng bố cục rõ ràng , tổ chức cho trẻ làm quen với tranh hoặc vật thật xác định màu sắc đặc điểm, cách chơi, cách sử dụng. Ví dụ :Búp bê của cô là người anh nhé, còn của con là gì? Người anh có nhà to, ruộng vườn , còn em có gì? khi trẻ kể tôi thường nhắc trẻ phải đứng quay mặt về phía các bạn , giọng kể phải rõ ràng, tốc độ hợp lý nếu trẻ kể sai hay ngọng cô để trẻ kể song rồi sửa. - Dạy trẻ kể chuyện theo trí nhớ: - Mục đích : Phát triển ngôn ngữ mạch lạc , ghi rõ mẫu cần luyện . Chọn đề tài phù hợp với nhận thức và kinh nghiệm của mình. Ví dụ :Ngày mai là ngày cuối tuần các con ở nhà làm gì? các con chú ý những việc đã làm hoặc đi chơi như thế nào? kể lại cho cô nghe. Tôi chọn hình thức cả lớp tham gia sau đó cho cá nhân trẻ kể. _Day trẻ kể chuyện sáng tạo : -Yêu cầu trẻ kể mạch lạc, lô gíc, các câu nói phải đúng ngữ pháp, thể hiện rõ ràng về ngôn ngữ có thể kể bằng mô hình, hay bằng tranh, có thể hình thức cô kể một đoạn , rồi yêu cầu trẻ kể tiếp, tổ chức nhiều hình thức sinh động phát huy trí tưởng tượng của trẻ. 3.7. Biện pháp 7 : Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh - Làm bản tin về chương trình dạy theo chủ đề trong tuần để phụ huynh biết và phối kết hợp với giáo viên rèn thêm cho trẻ ở nhà - Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu , nguyên liệu như : giấy, sách, những lọ nhựa, quần áo cũ, vải vụn ... - Tôi trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước. - Tuyên truyền đưới hình thức, bảng tuyên truyền đẹp, thay đổi nôi dung và hình thức phù hợp với chủ đề. ví dụ :Chủ đề : Thế giới thực vật , tết và mùa xuân , bảng tuyên truyền có những hình ảnh về tết và mùa xuân, câu thơ, câu truyện, bài hát, đồng dao...có tổ chức giao lưu giữa lớp với phụ huynh. - Tuyên truyền góc chơi đặc biệt góc học tập, thường thay đổi tranh ảnh để lôi cuốn trẻ., giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ trao đổi về trẻ trong khi kể chuyện đọc truyện trò truyện giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc 4. Hiểu quả sang kiến khinh nghiệm Qua một số biện pháp đã sử dụng ở trên tôi thấy khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ đat được kết quả như sau: Số lượng trẻ N=47 Nội dung Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt N % N % Vốn từ của trẻ , nói nhiều câu có nghĩa đầy đủ, phân biệt được ý nghĩa một số từ. 44 94 3 6 Kinh nghiệm sống của trẻ , trẻ hứng thú tham gia học, phát biểu , kể chuyện và đóng kịch. 43 92 4 8 Trẻ kể chuyện theo trí nhớ 45 96 2 4 Trẻ đã tham gia đóng kịch thể hiện vai diễn của mình 44 94 3 6 Trẻ phát âm chính xác , mạch lạc , ít sử dụng ngôn ngữ địa phương 46 98 1 2
File đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_t.docx