Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Tự nhiên và xã hội là một môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện tương tự trong tự nhiên, xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người. Trong chương trình Tiểu học, cùng với Toán, Tiếng Việt, môn Tự nhiên và Xã hội trang bị cho các em học sinh những kiến thức cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách toàn diện của con người.

 Hòa cùng với công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên toàn ngành, môn Tự nhiên và Xã hội cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận dụng thay đổi linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa các hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.

Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Để khắc phục lối truyền thụ tri thức một chiều, lối học thụ động, máy móc, cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại, trong đó có phương pháp thảo luận nhóm. Phương pháp này giúp người học tự giác, tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức. Với cách dạy học này, học sinh có nhiều điều kiện bộc lộ những suy nghĩ của mình, tạo không khí học tập sôi nổi, kích thích tất cả học sinh tham gia vào quá trình học tập; đồng thời đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra: “lấy học sinh làm trung tâm”.

doc21 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh. Lưu ý, câu hỏi thảo luận nên là câu hỏi mở, không bao giờ là một câu hỏi đóng.
Bước 2 : Chia nhóm, bố trí chỗ ngồi.
	Chia nhóm ngẫu nhiên, chia theo vị trí ngồi, chia theo danh sách, chia theo đặc điểm chung, chia theo năng lực, chia theo kinh nghiệm, chia theo giới tính, chia theo cùng sở thích, chia qua tình huống, qua trò chơi...
	Khi chia nhóm cần chú ý đến số lượng và trình độ, năng lực của các học sinh. Không chia nhóm này quá đông, nhóm kia quá ít 
	Mỗi nhóm cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ để phân công trách nhiệm cho từng thành viên. Ngoài các thành viên, cơ cấu của nhóm gồm 2 vị trí quan trọng nhất là nhóm trưởng và thư ký. Nếu nhóm trưởng có năng lực, nhiệt tình, có uy tín, kỹ năng điều hành nhóm, được các thành viên tin tưởng, yêu mến, chắc chắn nhóm đó sẽ hoạt động hiệu quả...
	Việc bố trí chỗ ngồi cũng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc thảo luận. Nên bố trí các thành viên trong nhóm ngồi quay mặt vào nhau, vị trí ngồi đủ gần để có thể trao đổi, chia sẻ với nhau một cách thuận lợi. Nên có khoảng cách giữa các nhóm để sự trao đổi của các nhóm không bị ảnh hưởng tới nhau.
Bước 3 : Giao nhiệm vụ và giới hạn thời gian thảo luận
	Trước khi tiến hành thảo luận, Giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng nhóm, phải có hướng dẫn cụ thể và định hướng cách thức thảo luận và trình bày.
	Thời gian thảo luận cần được giới hạn và phải tương ứng với nội dung, yêu cầu của vấn đề đặt ra. Thời gian giới hạn phải đủ để học sinh suy nghĩ, trao đổi. Nếu thời gian quá ít, thảo luận nhóm sẽ sơ sài, không đi vào cốt lõi vấn đề, có thể mang tính đối phó. Nếu thời gian quá dài sẽ tạo sự lơ đãng, phân tán và làm loãng không khí thảo luận.
Bước 4 : Giám sát hoạt động thảo luận của từng nhóm
	Thời gian các nhóm thảo luận không phải là thời gian nghỉ ngơi hoặc làm việc riêng của giảng viên. Khi học sinh tiến hành thảo luận, giáo viên chuyển từ vị trí người hướng dẫn sang người giám sát.
	Giám sát của giáo viên sẽ tránh được tình trạng một số học sinh mất tập trung, đứng ngoài cuộc thảo luận.
	Trong quá trình thảo luận, có nhóm lúng túng không hiểu rõ yêu cầu của vấn đề cần thảo luận, dẫn đến lạc đề, có nhóm trao đổi sôi nổi nhưng tranh cãi căng thẳng và không đưa ra được quyết định cuối cùng... giáo viên cần quan tâm và kịp thời điều chỉnh.
Bước 5 : Trình bày kết quả thảo luận. 
	Khi kết thúc thời gian thảo luận, giáo viên cần yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận với nhiều hình thức phong phú. Nhóm có thể tự cử đại diện hoặc giáo viên yêu cầu ngẫu nhiên bất cứ một học nào trong nhóm lên thuyết trình.
	Tùy từng vấn đề, giáo viên có thể cho các nhóm tham gia phản biện, tương tác lẫn nhau. Giáo viên giữ vai trò là trọng tài làm nhiệm vụ dẫn dắt, định hướng. giáo viên cần điều khiển khéo léo, tránh sự tranh luận của học sinh dẫn đến lớp học mất trật tự.
	Đặc biệt, giáo viên cần sắp xếp thời gian để tất cả các nhóm được trình bày kết quả thảo luận một cách công bằng
Bước 6 : Tổng kết, đánh giá. 
	Đây là khâu cuối cùng nhưng khá quan trọng của hoạt động thảo luận. Giáo viên phải là người nắm vững tri thức lý luận và thực tế, công tâm, linh hoạt... thì việc đánh giá mới đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác...
	Giáo viên là người chịu trách nhiệm đánh giá, nhưng trước khi kết luận, có thể yêu cầu các học sinh tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm và các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau.
	Giáo viên tổng kết lại các vấn đề đã thảo luận, đánh giá những ý kiến giải quyết mọi câu hỏi của học sinh xung quanh vấn đề đó. Qua việc kết luận, chốt lại vấn đề sẽ giúp học sinh nắm bắt, ghi nhớ được nội dung cơ bản, cần thiết.
Ví dụ. Bài 27 : Loài vật sống ở đâu ?
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK và nói về những gì em nhìn thấy trong hình vẽ theo gợi ý sau :
- Kể tên những loài vật có trong hình vẽ ?
- Loài vật nào sống trên mặt đất ?
- Loài vật nào sống dưới nước ?
- Loài vật nào bay lượn được trên không ?
+ Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Loài vật có thể sống được ở những đâu ?
* Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm nêu tên các con vật.
Bước 1 : Lựa chọn vấn đề thảo luận.
- Quan sát tranh và nêu tên các con vật có trong hình, con nào là con vật nuôi ? Con nào sống hoang dã ?
Bước 2 : Chia nhóm, bố trí chỗ ngồi.
- Chia nhóm theo nhóm bàn, mỗi nhóm 2 học sinh.
Bước 3 : Giao nhiệm vụ và giới hạn thời gian thảo luận.
	- Giáo viên giao nhiện vụ : Trong vòng thời gian 3 phút các con - Quan sát tranh và nêu tên các con vật có trong hình, con nào là con vật nuôi ? Con nào sống hoang dã ?
Bước 4 : Giám sát hoạt động thảo luận của từng nhóm
	- Trong thời gian học sinh thảo luận, giáo viên đến các nhóm giúp đõ những học sinh còn lúng túng.
Bước 5 : Trình bày kết quả thảo luận. 
	- Cho đại diện nhóm trình bày, hoặc từng cặp hỏi đáp về các con vật mà nhóm mình vừa thảo luận.
Bước 6 : Tổng kết, đánh giá. 
	- Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận : Có rất nhiều loài vật sống trên mặt đất như : Voi, ngựa, chó, gà, hổ có loài vật đào hang sống dưới đất như thỏ, giun Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm.
	IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Tại sao tổ chức cho học sinh học theo nhóm lại quan trọng ?
	Việc tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm là quan trọng kể cả đối với HS mới bắt đầu vào lớp 1 bởi nhiều lí do. Trước hết, nó cho phép HS có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng của chúng, mở rộng suy nghĩ hiểu biết và rèn luyện kỹ năng nói. Nó cho phép học sinh có cơ hội để học hỏi từ các bạn, phát huy vai trò trách nhiệm, điều đó làm phát triển kỹ năng xã hội và hình thành tính cách của trẻ.
2. Tổ chức học sinh học theo nhóm như thế nào trong giờ học môn Tự nhiên và xã hội ?
Một số bài của môn Tự nhiên và Xã hội thường chia thành 3 giai đoạn chính :
- Giới thiệu bài
- Phát triển bài ( có từ 2 đến 3 hoạt động)
- Kết luận/ Củng cố
Có 4 cách tổ chức cho học sinh học tập sử dụng trong bài học của môn Tự nhiên và Xã hội :
- Từng cá nhân ( dùng cho một số hoạt động ở phần phát triển bài học củng cố )
- Theo cặp ( cũng dùng cho một số ở phần phát triển bài)
- Theo nhóm nhỏ từ 3 đến nhiều nhất là 5 học sinh ( cũng dùng cho một số ở phần phát triển bài)
- Cả lớp ( dùng trong phần giới thiệu bài, giới thiệu từng hoạt động và phần kết luận mỗi hoạt động hay cả bài )
 GV cần biết cách chia nhóm, thay đổi HS trong nhóm một cách ngẫu nhiên hoặc chia nhóm theo sở thích hoặc theo trình độ, bởi vì HS cần có cơ hội để tham gia vào các nhóm khác nhau trong lớp để chia sẻ kinh nghiêm với các bạn. Có như vậy các nhóm mới hoạt động tốt.
3. Dạy - học hợp tác theo nhóm nhỏ bao gồm những bước nào ?
Dạy - học hợp tác theo nhóm nhỏ bao gồm những bước sau :
- Chuẩn bị :
+ Tổ chức các nhóm
+ Giao nhiệm vụ cho từng nhóm ( có thể cụ thể cho từng học sinh )
+ Hướng dẫn cách làm việc của các nhóm ( có thể thông qua việc bồi dưỡng các nhóm trưởng ).
- Làm việc theo nhóm
+ Từng cá nhân làm việc độc lập, theo sự phân công của nhóm . Ví dụ : các cá nhân phải quan sát kĩ một bức tranh, một mẫu vật hay thực hiện lên một thực đơn cho một bữa ăn trong bài Ăn uống đầy đủ.
(Bước này có thẻ không xảy ra. Các thành viên trong nhóm có thể cùng làm việc chung hoặc thảo luận nhóm luôn)
+ Tập hợp các kết quả làm việc của từng cá nhân để thành sản phẩm chung của nhóm hoặc thảo luận về những gì từng cá nhân đã quan sát được. Việc thảo luận nhóm phải thực sự có sự tham gia của các thành viên, thể hiện :
* Các em phải nói với nhau;
* Nghe lẫn nhau;
* Đáp lại điều bạn khác nói;
* Đưa ra ý kiến riên của mình;
+ Các nhóm có thể đi lại trong lớp để quan sát kết quả của nhóm bạn. Các hoạt động này giúp học sinh học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các nhóm. ( Bước này có thể không xảy ra khi GV chuyển sang làm việc chung cả lớp)
+ Trong quá trình các nhóm hoạt động Gv cần theo dõi và hướng dẫn, uốn nắn kịp thời.
- Làm việc chung cả lớp
+ Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
+ Các nhóm khác bổ sung, góp ý 
+ GV kết luận.
Ví dụ. Dạy thực nghiệm bài 29 : Một số loài vật sống dưới nước ?
Đối tượng : Lớp 2A5
Sau bài học học sinh phải đạt được các yêu cầu sau :
- Kiến thức : Học sinh kể tên được một số loài vật sống dưới nước. Nêu được lợi ích của các loài vật sống dưới nước đối với cuộc sống con người
- Kĩ năng : Nói tên một số loài vật sống ở nước ngọt , nước mặn. Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả.
- Thái độ : HS yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt các loài vật sống dưới nước.
	Ở tiết học này tôi đã áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong 2 hoạt động.
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu về các loài vật sống dưới nước
Mục tiêu : Nói tên của một số con vật sống dưới nước. Nói tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn.
Để đạt được mục tiêu đề ra tôi đã cho học sinh thảo luận nhóm 4 theo 6 bước đã nêu ở trên : 
Bước 1 : Lựa chọn vấn đề thảo luận.
GV yêu cầu HS quan sát các con vật có trong nhóm mình đã sưu tầm được và trả lời các câu hỏi :
- Kể tên những con vật mình có ?
- Con vật nào sống ở nước ngọt ?
- Con vật nào sống ở nước mặn ?
Bước 2 : Chia nhóm, bố trí chỗ ngồi.
- Chia nhóm theo nhóm 2 bàn, mỗi nhóm 4 học sinh.
Bước 3 : Giao nhiệm vụ và giới hạn thời gian thảo luận.
	* Giáo viên giao nhiện vụ : Trong vòng thời gian 5 phút các con - Quan sát các con vật nói cho nhau nghe tên và môi trường sống của các con vật đó theo gợi ý :
- Kể tên những con vật mình có ?
- Con vật nào sống ở nước ngọt ?
- Con vật nào sống ở nước mặn ?
Bước 4 : Giám sát hoạt động thảo luận của từng nhóm
	- Trong thời gian học sinh thảo luận, giáo viên đến các nhóm giúp đõ những học sinh còn lúng túng.
Bước 5 : Trình bày kết quả thảo luận. 
	- Cho đại diện nhóm trình bày, hoặc từng cặp hỏi đáp về các con vật mà nhóm mình vừa thảo luận.
Bước 6 : Tổng kết, đánh giá. 
	- Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận : “Có nhiều loài vật sống dưới nước, trong đó có loài vật sống ở nước ngọt, có loài vật sống ở nước mặn.”
* Hoạt động 2 : Ích lợi của các loài vật sống dưới nước.
Mục tiêu : Hình thành kĩ năn quan sát, phân tích, tổng hợp
Để đạt được mục tiêu đề ra tôi đã cho học sinh thảo luận nhóm 2 theo 6 bước đã nêu : 
Bước 1 : Lựa chọn vấn đề thảo luận.
Yêu cầu HS tập trung các tranh ảnh, mô hình sưu tầm được và những sản vật được chế biến từ các loài vật sống dưới nước rồi thảo luận về ích lợi của chúng đối với cuộc sống của con người.
Bước 2 : Chia nhóm, bố trí chỗ ngồi.
- Chia nhóm theo nhóm học tập, mỗi nhóm 2 học sinh.
Bước 3 : Giao nhiệm vụ và giới hạn thời gian thảo luận.
	* Giáo viên giao nhiện vụ : Trong vòng thời gian 5 phút các con hãy nói cho nhau nghe con vật mình sưu tầm được tên là gì và ích lợi của chúng. Sau đó học sinh sẽ trưng bày các nhóm con vật theo đặc điểm sống của chúng.
Bước 4 : Giám sát hoạt động thảo luận của từng nhóm
	- Trong thời gian học sinh thảo luận, giáo viên đến các nhóm giúp đõ những học sinh còn lúng túng.
Bước 5 : Trình bày kết quả thảo luận. 
	- Từng học sinh lên trưng bày kết quả thảo luận theo sơ đồ tư duy :
Bước 6 : Tổng kết, đánh giá. 
- Giáo viên nhận xét sơ đồ tư duy của học sinh 
- Sau đó giáo viên đưa ra kết luận : Loài vật sống dưới nước mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ chúng.
 * Hoạt động 3 : Làm thế nào để bảo vệ loài vật sống dưới nước ?
Mục tiêu : Học sinh có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ loài vật sống dưới nước.
Để đạt được mục tiêu đề ra tôi đã cho học sinh thảo luận nhóm 6 theo 6 bước đã nêu : 
 Bước 1 : Lựa chọn vấn đề thảo luận.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 về việc làm thế nào để bảo vệ loài vật sống dưới nước ?
Bước 2 : Chia nhóm, bố trí chỗ ngồi.
- Chia nhóm theo nhóm học tập, mỗi nhóm 6 học sinh.
Bước 3 : Giao nhiệm vụ và giới hạn thời gian thảo luận.
	* Giáo viên giao nhiện vụ : Trong vòng thời gian 3 phút các con hãy nói cho nhau chúng ta cần làm những việc gì để bảo vệ loài vật sống dưới nước ?
Bước 4 : Giám sát hoạt động thảo luận của từng nhóm
	- Trong thời gian học sinh thảo luận, giáo viên đến các nhóm giúp đõ những nhóm còn lúng túng chưa đưa ra được kết quả thảo luận.
Bước 5 : Trình bày kết quả thảo luận. 
	- Từng nhóm sinh lên trưng bày kết quả thảo luận theo phương pháp mảnh ghép :
Bước 6 : Tổng kết, đánh giá. 
- Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, tôi đã đạt được kết quả như sau :
- Chất lượng dạy và học tập môn Tự nhiên và Xã hội đã đạt được kết quả rõ rệt.
- Giáo viên đã tích cực học tập bồi dưỡng vững vàng hơn về chuyên môn, nắm chắc các bước tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2.
- Học sinh học tập tích cực, hứng thú chủ động trong lĩnh hội tri thức, không khí lớp học sôi nổi, hào hứng.
- Môn Tự nhiên và Xã hội không còn là môn phụ mà thực sự đã trở thành một môn học có tác dụng giáo dục quan trọng, góp phần rất hiệu quả vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
* Bảng kết quả khảo sát :
Các lĩnh vực
Lớp
Đồng ý
Không đồng ý
Không có ý kiến
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
Học sinh thích giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giờ dạy môn Tự nhiên và Xã hội
2A1(63 HS)
51
80,9
12
19,1
0
0
2A5(63 HS)
58
92,0
5
8,0
0
0
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là cần thiết trong việc học môn Tự nhiên và Xã hội
2A1(63 HS)
49
77,7
14
22,3
0
0
2A5(63 HS)
51
80,9
12
19,1
0
0
Việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm phát huy được tính thích cực, chủ động, sáng tạo và tinh thần tự học của học sinh.
2A1(63 HS)
48
76,2
15
23,8
0
0
2A5(63 HS)
50
79,3
13
20,7
0
0
Phương pháp thỏa luận nhóm giúp phát huy năng lực cộng tác, năng lực giao tiếp cho học sinh.
2A1(63 HS)
55
87,3
8
12,7
0
0
2A5
57
90,4
6
9,6
Thảo luận nhóm giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn, giờ học nhẹ nhàng và sôi nổi hơn
2A1(63 HS)
50
79,3
13
20,7
0
0
2A5(63 HS)
56
88,9
6
11,1
0
0
*Ngày 29/3/2019 tôi đã kiểm tra 2 lớp 2A1 và 2A5 với đề bài sau :  
Bài 29 : Một số loài vật sống dưới nước.
1. Nối các hình với ô chữ cho phù hợp
Hải sâm
Cá chim
Cá ngựa
Sứa
Tôm sông
Mực
Sao biển
Cá quả
Cua đồng
Cua biển
2. Trong những con vật trên, con vật nào sống ở nước ngọt, con vật nào sống ở nước mặn ?
a) Một số con vật sống ở nước ngọt là : ...
..
b) Một số con vật sống ở nước mặn là : 
Kết quả thu được :
Lớp
Số HS trả lời đúng 90 – 100% số câu hỏi
Số HS trả lời đúng 70 – 80% số câu hỏi
Số HS trả lời đúng 50 – 60% số câu hỏi
Dưới 50%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2A1
32
50,8
22
35,0
5
7,9
4
6,3
2A5
38
60,3
20
31,9
3
4,7
2
3,1
Từ kết quả thực nghiệm trên, chúng ta có thể kết luận rằng đa số học sinh thích giờ học có vận dụng phương pháp thảo luận nhóm. Phương pháp này phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. 
Với các kết quả trên đây khẳng định việc định sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội là cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong trường tiểu học.
C- PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Qua việc tìm hiểu cách vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào giờ dạy môn Tự nhiên và Xã hội, tôi nhận thấy:
1. Phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của học sinh, là một trong những phương pháp thích hợp để vận dụng vào dạy môn Tự nhiên và Xã hội. 
2. Dựa vào cơ sở lí luận của phương pháp thảo luận nhóm, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu, đưa ra những nguyên tắc vận dung phương pháp thảo luận nhóm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội là: khi vận dụng phương pháp này cần chú trọng vào các khâu như xây dựng câu hỏi thảo luận, thành lập nhóm và quan sát, hỗ trợ cũng như tổng kết đánh giá của giáo viên. Câu hỏi thảo luận phải là câu hỏi mang tính vấn đề, có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết. Câu hỏi phải được đặt ra từ bản thân của tác phẩm văn chương có nhiều ẩn số cần được giải mã về nội dung và hình thức và từ vấn đề khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ tầm đón nhận của học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức mới. Việc thành lập nhóm dựa trên số lượng học sinh trong lớp và nội dung bài học. Giáo viên cần phải quan sát học sinh trong quá trình thảo luận và gợi mở khi học sinh gặp phải bế tắc. 
3. Cần lưu ý là phương pháp thảo luận nhóm không phải là phương pháp sư phạm độc tôn. Nó cũng có những hạn chế nhất định. Trong quá trình dạy môn Tự nhiên và Xã hội, giáo viên cần vận dụng phối hợp nhiều phương pháp khác thì bài dạy mới mang lại hiệu quả cao.
	Giáo dục Tiểu học là vấn đề chính trị - xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Tôi tự thấy rằng là một giáo viên tôi phải luôn trau dồi, rèn luyện về cả kiến thức và đặc biệt là các kĩ năng thực hiện sâu chuỗi các thao tác để phục vụ cho việc sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong các tiết dạy. Giáo viên phải biết yêu thương và có tinh thần trách nhiệm đối với học sinh. Lấy việc dạy học cho học sinh là nghĩa vụ, bổn phận nhưng cũng là nguồn vui trong cuộc sống. Có yêu thương các em thì mới dạy học đúng, đủ nhiệt tình. Giáo viên thiếu nhiệt huyết sẽ không dạy học môn được coi là môn phụ như môn Tự nhiên và xã hội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan Sáng kiến kinh nghiệm là do tôi tự viết, không sao chép của người khác và bất kì nguồn tài liệu nào.PHỤ LỤC
 Thiết kế giáo án thực nghiệm
PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH
Giáo viên: Nguyễn Thu Hằng
Lớp : 2A5
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC (Tiết 29 )
Ngày 29 tháng 3 năm 2019
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Sau bài học , hs có thể biết 
- Nói tên một số loài vật sống dưới nước 
- Nêu được ích lợi của các loài vật sống dưới nước đối với cuộc sống con người.
2. Kĩ năng: Nói tên một số loài vật sống ở nước ngọt , nước mặn
- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả 
3. Thái độ: HS yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt các loài vật sống dưới nước.
II. Đồ dùng dạy học :
-Giáo viên: Tranh ảnh sưu tầm các con vật sống ở hồ, biển 
- Học sinh : Tranh ảnh sưu tầm các con vật sống ở hồ, biển
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Nội dung, kiến thức, kĩ năng cơ bản
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
1’
10’
10’
10’
3’
2’
1) Khởi động
2) Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các loài vật sống dưới nước
Mục tiêu : Nói tên của một số con vật sống dưới nước. Nói tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn.
Hoạt động 2: Ích lợi của các loài vật sống dưới nước.
Mục tiêu : Hình thành kĩ năng tổng hợp
Hoạt động 3: Làm thế nào để bảo vệ loài vật sống dưới nước?
 MT : HS có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ loài vật sống dưới nước.
4- Củng cố 
MT : Nêu lại nội dung bài học
5- Dặn dò:
- Yêu cầu HS hát tập thể
-GVgiới thiệu bài, ghi đầu bài
- GV hd hs quan sát các con vật có trong nhóm mình đã sưu tầm được và trả lời câu hỏi 
- GV KL: Có nhiều loài vật sống dưới nước, trong đó có loài vật sống ở nước ngọt, có loài vật sống ở nước mặn. Muốn cho loài vật sống dưới nước được tồn tại và phát triển chúng ta cần giữ sạch nguồn nước.
- HD hs làm việc cả lớp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp lại ích lợi của các loài vật sống dưới nước
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm.
Nhận xét, khen ngợi
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò bài sau: Nhận biết cây cối và con vật.
-HS hát bài : Cá vàng bơi
- HS ghi vở
- HS làm việc theo nhóm
- HS có thể đặt thêm câu hỏi
+ Đố bạn con nào sống ở nước ngọt, con nào sống ở nước mặn?
.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các thành viên trong lớp đưa ra các sản vật sống dưới nước đem lại ích lợi cho cuộc sống con người
- HS thực hiện
- HS trình bày.
- HS làm việc nhóm thảo luận, nêu ý kiến
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
 - Hs nêu.
RÚT KINH NGHIỆM : .

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_su_dung.doc
Sáng Kiến Liên Quan