Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kỹ năng phòng chống dịch bệnh do virus CORONA cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

 Đương thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Người đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Đây cũng là quan niệm của dân tộc ta về giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ thơ. Búp trên cành là phần lộc non, tươi mới và đẹp đẽ, cần được chăm sóc và bảo vệ để trở thành cành lá xum xuê, đơm hoa kết trái trong tương lai. Chăm sóc trẻ thơ, bảo vệ “búp trên cành” vừa là hạnh phúc của chúng ta hôm nay, vừa là chăm lo cho tương lai chúng ta mai sau. Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng vì thế hệ trẻ hôm nay và tương lai đất nước mai sau. Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây ngành Y tế và Giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp chỉ đạo, xây dựng mạng lưới y tế trường học. Nhờ đó hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sức khỏe học sinh đã có những bước cải thiện đáng kể và đạt được những kết quả khả quan. Tuy vậy trong tình hình môi trường khí hậu không ngừng biến đổi theo chiều hướng xấu như hiện nay, một số dịch bệnh mới đã xuất hiện như SARS, H5N1 gần đây nhất là CORONA đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống con người nói chung và sức khỏe trẻ em nói riêng.

 Dịch bệnh Corona bắt nguồn từ tỉnh Vũ Hán Trung Quốc tính tới ngày 17 tháng 2 năm 2020, hơn 71.444 ca nhiễm đã được xác nhận trên toàn cầu và trên 1775 người tử vong. Tất cả các tỉnh của Trung Quốc đều đã có ghi nhận ca nhiễm. Ở Việt nam đã có 16 người dương tính với COVID-19, trong đó, đã điều trị khỏi và cho xuất viện 07 trường hợp.Trong đó có một cháu bé 3 tháng tuổi. Không chỉ vậy nước ta đã có rất nhiều tỉnh thành buộc phải quyết định cho học sinh nghỉ học để tránh lây lan dịch bệnh. Một xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc bị cách ly để phòng dịch, người dân trong nước thì trở nên kỳ thị với những ai thuộc quê hương Vĩnh Phúc.

 

docx13 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 834 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kỹ năng phòng chống dịch bệnh do virus CORONA cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ngày trẻ đều ở trường với cô giáo và bạn. Vì thế trường lớp phải là nơi trẻ được học nhiều điều mà quan trọng là bài học về kỹ năng tự bảo vệ sự sống của mình. Sau đây là một số biện pháp tôi thực hiện để dạy trẻ kỹ năng phòng chốngdịch bệnh do vius CORONA 
Trước tiên, chúng tôi tìm hiểu nhận biết của trẻ tại lớp về nội dung này. Ở độ tuổi 5 - 6, trẻ tiếp thu nhanh và có mong muốn học hỏi nhiều, hệ thống kiến thức được tích lũy nhưng chưa có hệ thống theo trình tự, những gì trẻ hiểu và nhớ được chưa thể tạo cho trẻ các kỹ năng nhanh nhạy nhất.Từ thực tế đó, tôi cùng đồng nghiệp suy nghĩ và tìm ra cách thức dạy trẻ, cùng tìm hiểu và thống nhất nội dung truyền tải kỹ năng phòng chốngdịch bệnh do virus CORONA, sắp xếp chung thành các bước để trẻ hiểu rõ vấn đề và cảm thấy mình tự tin làm tốt và thường xuyên thực hiện.
Biện pháp1: Khảo sát 
          Đây là việc làm cần thiết để chúng tôi biết được mức độ hiểu biết và kỹ năng trẻ 5 - 6 tuổi lớp mình đến đâu, từ đó xây dựng kế hoạch nội dung bài dạy cho phù hợp. Việc làm này hết sức khó khăn, diễn ra trong khoảng thời gian nhất định, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và tạo cho trẻ hứng thú thoải mái nhất, sử dụng linh hoạt nhiều hình thức gây hứng thú và tuyệt đối không áp đặt, không gượng ép để trẻ thể hiện được hết kỹ năng của mình. 
          *Cách làm: Cô trò chuyện hoặc chơi cùng trẻ, đưa các tình huống để trẻ nhận biết và giải quyết:
          - Cô củng cố kiến thức của trẻ về vệ sinh cá nhân: Ho, Hắt hơi, rửa mặt, rửa tay, đeo khẩu trang....
- Làm bạn với trẻ: Cùng trò chuyện, “tâm sự” với trẻ để hiểu trẻ, tạo sự tin tưởng để trẻ kể về những việc trẻ thích, không thích...để lựa chọn cách thức dạy cho phù hợp
- Đưa ra các câu hỏi tình huống, đoạn phim ngắn... nhằm biết cách phản ứng của trẻ, cách giải quyết của trẻ trước các tình huống đó.
- Trò chuyện với phụ huynh để biết được mong muốn, sự quan tâm, cách dạy trẻ ở gia đình về dịch bệnh nguy hiểm mang tính thiên tai CORONA
* Kết quả khảo sát ban đầu trên trẻ và phụ huynh:
Đối tượng
Nội dung khảo sát
Tỷ lệ (%)
Đạt
Chưa đạt
Trẻ
Kỹ năng nhận biết về bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus CORONA
55
45
Kỹ tự cách xa giữ khoảng cách trước các tình huống xấu, người lạ có khả năng truyền bệnh
46
54
Kỹ năng hiểu về biều hiện của bệnh
64
36
Trẻ kể về quy trình thao tác vệ sinh cá nhân an toàn
40
60
Phụ huynh
Sự hiểu biết về việc cần dạy kỹ năng phòng chống dịch bệnh do virus CORONA cho trẻ
76
24
Cách truyền tải thông tin của phụ huynh đến trẻ
58
42
Với kết quả khảo sát trên, không quá thấp nhưng  trước tình hình cao điểm về dịch bệnh như hiện nay, trẻ cần phải nâng cao kỹ năng hơn nữa để có thể tự bảo vệ mình . Phụ huynh cần biết mình phải sử dụng hình thức dạy trẻ nào cho hợp lý và đạt hiệu quả khi kết hợp cùng nhà trường trong việc cung cấp kiến thức và kỹ năng cho trẻ. Muốn đạt kết quả cao hơn khảo sát, tôi đã làm như sau:
- Tìm hiểu trên thông tin đại chúng, mạng internet về thông tin dịch bệnh do virus CORONA trên thế giới, ở Trúng Quốc, Việt nam gấy ra cho con người và trẻ em để hiểu rõ hơn, tìm các tài liệu của tổ chức y tế thế giới để chọn lọc thông tin bằng tranh ảnh hoạt hình, các đoạn phim video ngộ nghĩnh về dịch bệnh dưới dạng hoạt hình nhưng có tính giáo dục cao, đem lại hiệu quả cho công tác dạy, bài dạy hợp với lứa tuổi mầm non và tạo sự thích thú cho trẻ nhưng hiệu quả không hề nhỏ.
- Tuyên truyền đến phụ huynh học sinh các thông tin về đại dịch bệnh nguy hiểm này.
Biện pháp 2: Xác định rõ nội dung dạy trẻ các cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus CORONA 
Bé cần sử dụng khẩu trang đúng cách và rửa tay thường xuyên
Virus N-CoV được xác nhận có thể lây lan thông qua các giọt nước bắn ra từ mũi và miệng của người bệnh, do đó việc đeo khẩu trang là một trong những biện pháp phòng ngừa nhiễm bệnh.Tuy nhiên, để bảo vệ an toàn cho bản thân, khi đến nơi đông đúc, bé nên nhờ chuẩn bị loại khẩu trang an toàn để phòng các bệnh lây qua đường hô hấp cấp cũng như tăng khả năng cản bụi mịn, vi khuẩn, virus. Khi đeo khẩu trang, bé cũng chú ý để thanh nhôm hướng lên trên, che kín miệng và mũi cũng như hạn chế chạm tay vào khẩu trang, và khi tháo xuống bằng cách tháo dây đeo và cho vào thùng rác. 
Ngoài việc đeo khẩu trang, bé cũng cần kết hợp thường xuyên rửa tay đúng theo quy tắc để có thể diệt trừ hoàn toàn vi khuẩn. Tạo không gian thoáng đãng cho khu vực nhà ở, lớp học, trường học. Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ và thông thoáng bằng cách mở cửa sổ vào buổi sáng, lau chùi bằng chất tẩy rửa hay dung dịch chiết xuất thiên nhiên như chanh, giấm,... pha với nước loãng và sử dụng khăn lau kháng khuẩn.Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì có thể sử dụng thêm máy lọc không khí để có thể loại bỏ những chủng virus có hại
Tăng cường sức đề kháng từ thực phẩm
Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh và trang bị bản thân kỹ càng bên ngoài thì bé cũng nên tăng cường sức đề kháng từ bên trong bằng cách ăn uống điều độ để virus khó có thể xâm nhập sâu vào cơ thể.Việc uống một cốc nước cam chanh, ăn nhiều loại hoa quả,bổ sung Vitamin C để tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể bằng bữa ăn đủ chất và ăn hết xuất kết hợp tập thể dục. Ngoài ra, bé nên uống nước lọc hằng ngày để ngăn chặn sự phát triển của virus, vi khuẩn và nấm. Hãy nhờ mệ chế biến những món ăn từ thực phẩm này để phòng chống virus. 
Biện pháp 3: Tổ chức dạy kỹ năng đeo khẩu trang đúng cách phòng bênh cho trẻ.
a.Hoạt động học: Trong giờ khám phá khoa học
GIÁO ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
 KỸ NĂNG ĐEO KHẨU TRANG
Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi
Thời gian: 25 -30 phút
I. Mục đích – yêu cầu
+ Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, phân biệt tên gọi những các bộ phận chi tiết  của khẩu trang
- Trẻ nhận biết và biết đeo khẩu trang giúp ngăn chặn virus và phòng được bệnh
+ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phán đoán, suy luận.
- Rèn cho trẻ một số kỹ năng đeo khẩu trang đúng
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
+ Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ cơ thể của mình và không xâm hại cơ thể của người khác.
II. Chuẩn bị
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng thiết kế trên Powerpoint.
- Các bài hát: “ bé khỏe, bé ngoan”
- Khẩu trang cho cô và trẻ kích thước phù hợp
-Tranh quy trình đeo khẩu trang, sáp màu.
- Quả bóng câu hỏi.
- Tranh ảnh có nội dung phòng chống dịch bệnh
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Ổn định và gây hứng thú
-Chơi” Chuyền bóng”
- Khi lăn bóng về phía bạn nào bạn đó sẽ giữ bóng và nói một đồ dung bảo vệ cơ thể
- Khi trẻ kể nếu nói đến khẩu trang thì cô cho trẻ kể về tác dụng của chiếc khẩu trang 
-Vậy đeo khẩu trang có rất nhiều ích lợi để giúp bảo vệ cơ thể
2.Phương pháp hình thức tổ chức
a. Dạy trẻ đeo khẩu trang
*Thi đeo khẩu trang
- Trên bàn có rất nhiều khẩu trang. Các con hãy cùng lên chọn khẩu trang mà mình thích về nhóm tự đeo xem ai đeo giỏi nhất nhé. Cô phụ chụp ảnh
- Sau khi trẻ đeo cô cho trẻ đứng thành vòng tròn cùng quan sát và nhận xét xem ai đeo vừa đẹp vừa đúng, sau đó cô hỏi trẻ vì sao bạn đeo khẩu trang đúng và đẹp.
+ Chú ý nhận xét khẩu trang vải và khẩu trang y tế
* Dạy trẻ đeo khẩu trang đúng cách cô làm mẫu
- Khẩu trang vải:
+ Cầm hai dây của khẩu trang vải sao cho mặt trái ở phía trên và mặt phải ở phía dưới. Phần hơi nhọn của khẩu ở phía ngoài, phần không nhọn ở phía trong
+ Từ từ đưa khẩu trang úp vào mũi và miệng( Chú ý không đưa cao quá sẽ che mắt không nhìn thấy, thấp quá lại hở mũi thì không hiệu quả)
+ Tay trái đưa dây bên trái quàng vào tai trái, tay phải đưa dây bên phải quàng vào tai phải.
+ Đưa tay lên bóp phần nhọn có kim loại mềm bên trong bóp nhẹ để phần nhọn của khẩu trang ôm gọn mũi
+ Sau khi đep khẩu trang cân đối ôm trọn mũi và phần dưới ôm kín miệng cằm là chuẩn
*Đối với khẩu trang y tế
- Chú ý thêm bước phân biệt mặt trái, phải: mặt xanh( đen) được sản xuất với tính thấm nước sẽ không thấm vào trong và mặt trắng có tính hút ẩm, giúp bạn dễ thở hơn khi đeo khẩu trang.
- Thực hiện các bước như trên ( Chú ý nếp gấp xuôi xuống dưới để nếu có giọt bắn sẽ theo chiều trôi xuống)
-Cuối cùng cầm vào phía dưới khẩu trang kéo xuống để khẩu trang ôm kín cằm
- Cô cho một trẻ lên thực hiện mẫu
- Cho các bạn nhận xét
-Cô cho cả lớp đeo khẩu trang lại theo các bước cho đúng và cho trẻ nói cảm nhận. Cô phụ chụp ảnh các nhóm đeo khẩu trang
b. Ôn luyện củng cố
- Chơi viết số đúng quy trình
+ Cô cho trẻ đi lấy tranh quy trình đeo khẩu trang
+ Cho trẻ viết số theo thứ tự 1,2,3,4 cho các bước trong quy trình đeo khẩu trang
- Cô nhận xét chính xác hóa quy trình
-Thi đánh dấu cho khẩu trang
+ Mỗi trẻ sẽ nghĩ ra cách đánh dấu cho chiếc khẩu trang của mình để tránh nhầm lẫn
+ Sau khi xong cho trẻ giới thiệu dấu hiệu của mình và cất về nơi quy định
-Phát tờ rơi về quy trình rửa tay, quy trình đeo khẩu trang đúng, các cách bảo vệ cơ thể chống dịch bệnh do virus CORONA
3. Kết thúc
- Cả lớp đọc về chống virus corona
-Trẻ chơi
- Trẻ lăn, đón bóng và kể
-Trẻ kể tác dụng của chiếc khẩu trang
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lấy khẩu trang và về nhóm đeo
-Trẻ quan sát nhận xét
-Trẻ nhận xét
-Trẻ qua sát
-Trẻ quan sát
-Trẻ quan sát
-Trẻ quan sát
-Trẻ quan sát
-Trẻ quan sát
-Trẻ quan sát
-Trẻ quan sát
-Trẻ lên đeo khẩu trang
- Trẻ cả lớp đeo khẩu trang
-Trẻ đeo
-Trẻ chơi
- Trẻ lấy
- Trẻ viết quy trình
- Nghe cô nhận xét và chữa
-Trẻ tự đánh dấu
-Trẻ giới thiệu
-Trẻ đi hát tờ rơi cho các lớp khác trong trường
Như vậy qua giờ học tôi có thể dạy trẻ cách đeo khẩu trang đúng và phòng dịch hiệu quả. Những giờ học khác tôi có thể dổi nội dung như dạy trẻ rửa tay đúng 6 bước của bộ y tế.
 b.Dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bệnh do virus CORONA ở mọi lúc, mọi nơi:
*Giờ đón, trả  trẻ: Đây là thời điểm vàng mà cô có thể gần gũi trò chuyện than mật cởi mở tự nhiên nhất! Cô có thể khéo léo trò chuyện để hiểu mức độ nhận thức của trẻ về bệnh do virus CORONA cũng như các kỹ năng phòng tránh mà trẻ có. Cô cũng có thể khơi gợi giúp trẻ tự tin kể về những kỹ năng thao tác đeo khẩu trang, rửa tay...và hiểu được trẻ thì đây cũng là thời điểm cô có thể trao đổi cùng phụ huynh học sinh một cách kịp thời nhất bảo vệ trẻ an toàn đúng lúc.Trò chuyện với trẻ thường xuyên để hiểu tâm tư và nguyên vọng của trẻ, tạo sự tin tưởng cho trẻ là biện pháp tích cực có ích rất nhiều cho việc dạy và cung cấp kiến thức cho trẻ.
Gần như tất cả trẻ em đều rất thích tiếp xúc gần gũi với mọi người nên cần dạy trò chuyện cùng trẻ giữ khoảng cách an toàn 2m để tránh dịch bệnh để trẻ nhớ và luôn luôn thực hiện
*Giờ thể dục sáng: Cô có thể giúp trẻ ôn lại biểu hiện bệnh, các thực phẩm bổ dững, các bước đeo khẩu trang, các bước rửa tay một cách tự nhiên nhất để từ đó trẻ hiểu được cần làm gì  bảo vệ sức khỏe của mình.của mình trước dịch bệnh.
*Giờ hoạt động ngoài trời: Trẻ có thể được trải nghiệm những tình huống giàn dựng và được thực hành các kỹ năng bảo vệ phòng tránh dịch bệnh một cách tự nhiên nhất.
*Giờ hoạt động góc: Trẻ có thể làm tập san tổng hợp các kỹ năng phòng tránhdịch bệnh. Trẻ có thể xem tranh ảnh, phim vi deo về hậu quả mà căn bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus mới của vi rus CORONA nguy hiểm như thế nào
*Giờ ăn: Thay vì ngồi chờ đến lúc có cơm trẻ có thể đọc các bài thơ mà cô giáo sáng tác để giúp trẻ phòng dịch bệnhvà giúp trẻ dễ nhớ bài học nhất! Củng cô cho trẻ những kiến thức đã dạy vè “ Chống CORONA”
“ Nghe vẻ nghe ve
Vè chống CORONA
Bé này nhớ phải
Bảo vệ chính mình
Trước virus đấy
Trước hết hãy nhớ
Rửa tay sạch luôn 
Virus sẽ buồn
Không xâm nhập được
Phải nhớ uống nước
Ấm và thường xuyên
Bé cũng đừng quên
Ăn nhiều hoa quả
Và thêm nữa là
Và thêm nữa là
Ngủ cho đủ giấc
Điều quan trọng nhất
Khẩu trang bên mình
Hãy nhớ đinh ninh
Đeo khi đi đến 
Những nơi đông người
Hãy luôn vui cười
Tinh thần vui vẻ
Hãy cùng toàn thể
Dân tộc Việt Nam
Chung tay kết đoàn
Đẩy lùi CORONA nhé
*Giờ ngủ:Cô có thể lồng ghép giới tính giúp trẻ có ý thức về ngủ là cách đem lại sức khỏe tốt nhất để chúng ta có sức mạnh học tập và chống lại dịch bệnh hiệu quả nhất
*Giờ hoạt động chiều: Đây cũng là thời điểm mà giáo viên có thể lồng ghép các kỹ năng phòng tránh dịch bệnh qua các trò chơi giúp trẻ học đi đôi với hành hiệu quả nhất.
Biện pháp 4: Tuyên truyền và vận động phụ huynh
Phụ huynh có vai trò đặc biệt, kết hợp cùng nhà trường trong việc dạy trẻ. Tuy nhiên, do cuộc sống, nhiều gia đình còn mải mê với công việc mà chưa thật sự quan tâm đến trẻ, hoặc do chủ quan vì con luôn được đưa đón cẩn thận nên yên tâm và bình thản trước các thông tin về dịch bệnh nguy hiểm mà không nghĩ rằng cần thiết phải dạy trẻ.
Từ thực tế đó, trong thời gian qua, tôi và đồng nghiệp không chỉ cung cấp kiến thức cho các con tại lớp mà còn có những biện pháp tích cực khác để phụ huynh cùng chung tay trong việc bảo vệ trẻ bằng cách hưỡng dẫn trẻ các kỹ năng tự bảo vệ mình phòng chống dịch bệnh: Thay đổi các bài báo, thông tin về dịch bệnh này hàng tuần tại góc tuyên truyền. Mặt khác lưu lại các hình ảnh trẻ được học và thực thành trên lớp để truyền tải đến phụ huynh thông qua các trang mạng xã hội: trang web của trường, các trang mạng facebook, zalo để phụ huynh biết và quan tâm, củng cố thêm kiến thức cho trẻ. Những phản hồi tích cực là minh chứng thành công cho sự cố gắng truyền tải thông tin đến trẻ và gắn kết phụ huynh trong việc phối hợp cùng nhà trường dạy trẻ phát triển tốt nhất.
Đặc biệt hơn cả trong tình hình khan hiếm nước rửa tay, nước sát khuẩn tôi đã tuyên truyền vận dộng phụ huynh học sinh cách ché biến nước sát khuẩn tự làm từ gừng, xả, cồn vừa an toàn tốt cho sức khỏe vừa thân thiện với mội trường
Với đặc thù lớp tôi có 3 phụ huynh học sinh làm nghề may. Chúng tôi đã tự tay may khẩu trang cho các bé để giải quyết việc cấp bách là không mua được khẩu trang và giá rất cao thì việc dùng một lần và vứt đi sẽ gây tốn kém tiền bạc không nhỏ. Nhờ có sự sáng tạo nho nhỏ mà phụ huynh lướp đã may cho mỗi bé 3 chiếc khẩu trang xinh xắn có thể sử dụng nhiều lần sau khi giặt sấy cẩn thận.
Hơn bao giờ hết trong lúc cam go như này tôi cáng cảm nhận sự hợp tác đồng lòng của phụ huỵnh sẽ tạo nên sức mạnh vô cùng kỳ diệu có thể sáng tạo ra nhiều ý tưởng hay hiệu quả.
4. Kết quả đạt được:
          Qua thời gian thực hiện đề tài hướng dẫn trẻ kỹ năng tự bảo vệ mình phòng chốngdịch bệnh, tôi thấy trẻ lớp mình thực sự hứng thú, giờ học an toàn và vui vẻ, kỹ năng phản ứng trước các câu hỏi tình huống hoặc các kỹ năng đeo khẩu trang, rửa tay được nâng cao và vận dụng thực tế tốt, phụ huynh đặc biệt quan tâm và chủ động hỏi trẻ mỗi khi đón về bài học ở lớp, tích cực trao đổi với giáo viên về tình hình của con, trao đổi thông tin về trẻ và mong muốn được trao dổi cách dạy trẻ ở nhà cho hiệu quả hơn. 
          - Về phía trẻ: Trẻ nhanh nhẹn, tự tin, khả năng hiểu biết và phán đoán cao sự việc, các tình huống tốt. Trẻ cảnh giác và biết giữ an toàn cho mình khi hoạt động ngoài trời bằng cách luôn quan sát để gần cô và các bạn, ghi nhớ những kỹ năng được học, tự tin truyền tải thông tin đến những người khác: bạn bè, người thân.
          + Trẻ thích thú với các hoạt động cùng cô, không nhàm chán vì hình thức luôn được thay đổi, có nhiều cách thực hiện và sáng tạo cách dạy trên hình thức phương pháp bộ môn, đồ dùng đẹp, hình ảnh hoạt hình đúng theo sở thích tâm lý của trẻ, yêu cầu thực hiện bài tập không áp đặt, luôn được khuyến khích bằng ngôn từ trò chơi nên giờ học sôi nổi.
 *Kết quả so với ban đầu khảo sát: tính đến 2/2020
Đối tượng
Nội dung khảo sát
Đầu năm
Tỷ lệ (%)
Cuối năm
Tỷ lệ (%)
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Trẻ
Kỹ năng nhận biết về bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus CORONA
55
45
90
10
Kỹ tự cách xa giữ khoảng cách trước các tình huống xấu, người lạ có khả năng truyền bệnh
46
54
94
6
Kỹ năng hiểu về biều hiện của bệnh
68
32
100
0
Trẻ kể về quy trình thao tác vệ sinh cá nhân an toàn
40
60
80
20
Phụ huynh
Sự hiểu biết về việc cần dạy kỹ năng phòng chống dịch bệnh do virus CORONA cho trẻ
76
24
100
0
Cách truyền tải thông tin của phụ huynh đến trẻ
58
42
90
10
- Về phía nhà trường: Tổ chuyên môn luôn góp ý, chỉnh sửa để giờ hoạt động của lớp tôi được diễn ra đúng phương pháp, nhiều sáng tạo, đổi mới trong hình thức tổ chức, là địa chỉ tin cậy cho giáo viên của trường kiến tập học hỏi.
- Về phía đồng nghiệp và phụ huynh:
+ Học tập, trao đổi để có nhiều hình thức truyền tải hơn, trao đổi các thông tin để cùng nhau áp dụng bài dạy có hiệu quả.
          + Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh về triển khai thực hiện phù hợp, làm chuyển biến nhận thức của phụ huynh trong việc rèn tính tự lập, hướng dẫn trẻ cách tự bảo vệ mình phòng chống xâm hại tình dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với nhà trường: hợp tác cùng với giáo viên trong việc dạy trẻ, chia sẻ các thông tin nuôi dạ đến các phụ huynh khác thông qua các trang mạng xã hội.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, Thiên nhiên biến đỏi do ô nhiễm môi trường gây ra  nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để trang bị cho bản thân kỹ năng ứng phó, vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống.
Qua tổ chức áp dụng bài dạy kỹ năng tự phục vụ, đặc biệt là hướng dẫn trẻ tự bảo vệ mình phòng chống dịch bệnh, tôi nhận thấy trẻ trở nên thông minh, nhanh nhẹn rõ rệt, tích cực và chủ động trong mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Trẻ biết suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi suy luận lý thú cho cả cô và trẻ khác cũng suy nghĩ trả lời. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp rất nhiều, thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Trẻ nhận biết đúng đắn vềdịch bệnh nhận biết đúng các thói quen hành vi tốt, biết giữ khoảng cách cần thiết khi tiếp xúc người khác. Đặc biệt là rất yêu quý trân trọng và tích cực đeo khẩu trang, đeo đúng thuần thục Đó là niềm vui kông chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà cũng là niềm vui lớn của cô giáo mầm non, của những người làm công tác giáo dục. 
2. Bài học kinh nghiệm:
          Từ những biện pháp đã thực hiện, tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
          - Giáo viên phải đảm bảo làm mẫu đúng khi dạy trẻ các kĩ năngthao tác đeo khẩu trang, rửa tay theo quy trình
          - Khi tổ chức cho trẻ luyện tập các thao tác của kỹ năng, giáo viên cần chú ý chọn vị trí đứng sao có thể quan sát được tất cả trẻ, bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.
          - Ôn lại các quy tắc mọi lúc mọi nơi nhằm khắc sâu kiến thức cho trẻ hiểu rõ về bệnh, các biểu hiện, cách phương thức lây nhiễm, cách phòng tránh hiệu quả 
- Sưu tầm các video hoạt hình cho trẻ xem với nội dung giáo dục kỹ năng phòng tránh dịch bệnh để trẻ luôn khắc sâu những điều được học.
3. Kiến nghị:
Sau đây là một số yêu cầu cần thiết đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động kỹ năng sống của trẻ đạt hiệu quả:
          - Tổ chuyên môn và đồng nghiệp cùng góp ý chỉnh sửa nội dung hướng dẫn trẻ tự bảo vệ mình phòng chống dịch bệnh để hoàn chỉnh bài dạy hơn.
- Tăng cường tổ chức cho giáo viêntìm hiểu giao lưu với các chuyên gia về y tế để trò chuyện trao đổi về kiến thức y học.
          - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng tránh dịch bệnh cho trẻ đặc biệt là hướng dẫn trẻ tự thực hiện các thao tác vệ sinh, hành vi văn minh,... giúp phòng tránh dịch bệnh.Trên đây là cách thức tôi đã áp dụng tại lớp mình phụ trách về đề tài  ” Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh do virus CORONA cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non” Rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến hoàn thiện hơn.
                                                                          Tôi xin chân thành cảm ơn!
                                                                                            Người viết

File đính kèm:

  • docxbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_ky_nang.docx
Sáng Kiến Liên Quan