Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh Lớp 2
Giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một dân tộc cũng như toàn thể nhân loại. Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội,
đến các bộ phận đồng thời giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Vì thế từ trước đến nay Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triển đất nước.
Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới với quyết tâm công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi mỗi chúng ta phải có một nguồn lực, vừa có tài, vừa có đức, vừa có tri thức cuộc sống. Nơi tạo ra những nền móng vững chắc cho quá trình học tập của mỗi con người chính là trường Tiểu học. Muốn vậy đòi hỏi nhà trường phải không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Việc nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà truờng nói chung và trường Tiểu học nói riêng là vấn đề trọng tâm của hoạt động giáo dục trong nhà trường.Vì đây là cấp học nền móng: “Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí đức, thẩm mĩ và thể chất cho trẻ em nhằm hình thành cho học sinh nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Trong các mặt giáo dục ở Tiểu học thì Tiếng Việt là công cụ giúp các em giao tiếp, nhận biết được vốn kiến thức của nhân loại thành trí thức của riêng mình. Thông qua Tiếng Việt giúp các em nhận thức được các môn học khác. Chẳng hạn, muốn giải một bài toán thì điều đầu tiên là các em phải đọc đầu bài sau đó bằng tư duy sự hiểu biết về môn học, các em trình bày bài giải qua nói, viết, giúp cho người khác hiểu được bài làm của mình.
n là ý tưởng cũ nhưng đoạn văn đã được lột xác, thêm thắt những từ ngữ trau chuốt hơn làm cho đoạn văn đẹp hơn, nghệ thuật hơn. Giáo viên có thể sưu tầm những bài văn hay và đọc cho học sinh nghe để học sinh học hỏi. Trưng bày những bài văn hay của các bạn trong lớp để các em noi gương. Tập ghi chép những từ hay ý đẹp. Từ đó, vốn từ của các em sẽ ngày càng nhiều, càng phong phú hơn. c) Giúp học sinh nắm chắc bố cục của đoạn văn: Tạo cho các em thói quen làm văn phải có bố cục 3 phần : mở bài (giới thiệu), thân bài (nội dung), kết luận (tình cảm) và lập sơ đồ trước khi làm tập làm văn. Tôi xin gợi ý một cách lập sơ đồ thông qua một trò chơi “em và chú gà” như sau : Ví dụ : Khi tả một chú gà, giáo viên cho hai em lên sắm vai, một em là “chú gà”, một em là “người tả”. Cùng lúc đó, giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ trên vở nháp. “Người tả” sẽ nói một câu để giới thiệu chú gà “nhà em có nuôi một chú gà” Còn “chú gà” thì vừa nói vừa diễn tà : “tôi có bộ lông nhiều màu sắc. Tôi có cái màu trên đầu. Tôi gáy rất to ” Người tả lúc này nói về tình cảm của mình đối với chú gà : “Em thường rải thóc cho gà ăn ” Sau khi nghe tả và quan sát xong các em thành lập ra một sơ đồ như sau : Chú gà ở nhà em Mào đỏ Lông nhiều màu Gáy to Ăn thóc Em yêu mến chú gà Con gà a - Từ đó các em đã nắm được đặc điểm của con vật cần tả mà phát triển thành một đoạn văn. Hoặc ta có thể cho em hình thành một đoạn văn qua trò chơi “tiếp sức”. - Từ sơ đồ đã thành lập ở trên, giáo viên yêu cầu học sinh tạo thành câu, cứ thể nối tiếp nhau thành lập thành đoạn văn. Trong lúc đó, giáo viên có thể ghi lại trên bảng, thế là đã có bốn đoạn văn mẫu. Có thể câu văn lúc ấy còn lủng củng nhưng ta có thể sửa chữa. 2.Trang bị cho học sinh về vốn từ và kĩ năng viết đoạn văn ngắn a) Cung cấp vốn từ Mỗi đoạn văn là cả một thực tế sinh động diễn ra xung quanh các em. Song có được đoạn văn theo yêu cầu của bài là cả một quá trình học sinh phải tư duy, phân tích, tổng hợp, sắp xếp. * Giáo viên cần trang bị cho học sinh một số từ thuộc chủ đề hoặc phù hợp với văn cảnh. Ví dụ: - Tả nắng của mùa hè: nắng chói chang, nắng gắt gỏng, nắng như thiêu như đốt - Tả về tiếng hót của chim: hót líu lo, hót véo von, hót vang lừng - Tả về hình dáng người. + Thân hình : mảnh khảnh, gầy gò, béo tròn, thon thả + Nước da : đen sạm, trắng hồng, bánh mật, xanh xao, ngăm đen + Mái tóc: đen bóng, óng mượt, bồng bềnh, loăn xoăn. + Khuôn mặt: Trái xoan, đầy đặn, tròn trịa, xương xương, vuông vức.... * Giáo viên đưa một số câu văn hay đến với học sinh một cách tự nhiên không gò ép. Ví dụ: - Khi dạy học sinh viết đoạn văn tả cảnh biển tuần 26 giáo viên gợi mở : Câu “Những cánh buồm đủ màu sắc được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, trông xa như những đàn bướm bay lượn giữa trời xanh cùng với cánh chim hải âu”. Có thể trả lời cho câu hỏi nào? (Trên mặt biển có những gì ?) b) Về kĩ năng * Để có kĩ năng viết đoạn văn tốt giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng nói gãy gọn, trọn vẹn ý, không nói câu cụt. Ví dụ: Khi tả về con chim mà em yêu thích có học sinh nói: “Chim chích choè cứ sáng sớm, trên cây dừa nhà em nó đậu rồi nó hót”. Hoặc khi nói về tình cảm của cô giáo với học sinh không nên nói: "Tình cảm của cô đối với em rất tốt", mà phải nói: "Cô giáo rất yêu quý chúng em..." * Giáo viên cần phải phân tích cho học sinh: Ý của em nói: "Cứ vào thời điểm buổi sáng, ở trên cây dừa nhà em có một con chim chích choè đến và hót ”. Vậy em cần nói cho gãy gọn và hay hơn: “Sáng nào cũng vậy, chim chích choè lại bay đến đậu trên cây dừa nhà em, cất tiếng hót líu lo”. * Giáo viên nhắc nhở học sinh lưu ý giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Khi viết đoạn văn dẫn lời nói của người khác em phải cho trong ngoặc kép. Ví dụ : - Muốn kể lại lời nói của Dì trong đoạn viết về người thân của em, cần phải viết trong ngoặc kép như: Dì em bảo: “Cháu cứ lấy kẹo ra mà ăn ". - Việc rèn cho học sinh viết đoạn cần tạo điều kiện phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Phải làm sao cho mỗi đoạn văn là một cơ hội sáng tạo cho học sinh thâm nhập, quan sát, phân tích từ thực tế. * Giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước thật tốt bài học, tiết học hôm sau. Ví dụ: - Khi dạy học sinh viết 2 đến 3 câu về loài chim mà em thích. Từ hôm trước giáo viên yêu cầu mỗi học sinh quan sát kỹ con chim trong thực tế mà mình yêu thích. Cụ thể là : Các bộ phân đầu, mình, chân, hoạt động, tiếng hót của chim. 3. Các bước tiến hành dạy học sinh viết đoạn văn ngắn Bài tập viết đoạn văn ngắn là loại bài sản sinh lời nói. Học sinh tập viết đoạn văn là tập sản sinh lời nói, văn bản. Vì vậy, giáo viên cần dựa vào các bước sau để hướng dẫn học sinh làm bài tâp . * Bước 1: - Xác định yêu cầu bài. + Học sinh nêu yêu cầu bài tập. + Giáo viên phân tích yêu cầu. - Định hướng học sinh viết. + Tả (kể) về ai (cái gì) ? + Viết mấy câu ? + Viết với tình cảm như thế nào ? + Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý. - Dù mới là học sinh lớp 2, bài viết chưa yêu cầu cao với bố cục một bài văn như lớp 4 - 5, cũng chưa có khái niệm lập dàn ý. Song với đoạn viết từ 3 đến 5 câu với 2 đến 3 ý cũng cần sự sắp xếp ý. Ở học kỳ I học sinh được kể về những người thân thiết với mình như: Cô giáo, thầy giáo, ông, bà, anh, chị, em Do đó giáo viên nên gợi ý học sinh trước tiên tự giới thiệu về người đó (Tên là gì?, mối quan hệ với bản thân?). Tiếp đó là hình dáng, tính cách, công việc hoặc ý thích của người kể và cuối cùng là tình cảm của học sinh đối với người mình kể. - Sang học kỳ II, học sinh được tả về một số con vật, cảnh vật xung quanh mình. Đầu tiên cần gợi mở cho học sinh giới thiệu về vật (cảnh vật) định tả. Chi tiết nổi bật của cảnh, vật đó. Cuối cùng là tình cảm của bản thân đối với cảnh vật và con vật đó - Hướng dẫn học sinh phát triển thành đoạn văn. Ở khâu này học sinh bộc lộ rất rõ nhược điểm về tư duy cách viết câu, sử dụng từ. Giáo viên không nên làm thay cho học sinh mà nên trang bị một số tình huống, một số cách dùng từ, một số cách liên kết phù hợp với nội dung đoạn viết để học sinh vận dụng viết bài. * Bước 2: Học sinh viết bài vào vở.(Trước khi viết vào vở cho học sinh nêu miệng bài văn) * Bước 3: Chấm bài, chữa lỗi. - Học sinh đổi chéo vở đọc bài, sửa câu từ, nhận xét bài lẫn cho nhau. - Giáo viên yêu cầu một số học sinh đọc bài viết của mình và đọc bài viết đã được bạn sửa (câu, từ) trước lớp. Học sinh dưới lớp nhận xét sửa chữa bổ sung. - Giáo viên chấm và chữa một số lỗi cơ bản (từ, câu, ý). - Giáo viên đọc đoạn văn mẫu mà giáo viên đã chuẩn bị để học sinh tham khảo. Ví dụ: Khi dạy học sinh viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè, giáo viên cần hướng dẫn theo các bước như sau: Bước 1: Xác định yêu cầu bài. Định hướng học sinh viết. - Học sinh đọc yêu cầu bài: “Hãy viết từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè”. - Giáo viên phân tích yêu cầu. - Hướng dẫn học sinh định hướng viết. + Viết đoạn gồm mấy câu? (Viết đoạn từ 3 đến 5 câu). + Viết về cái gì? (Viết về mùa hè). - Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý. + Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm? (Mùa hè bắt đầu từ tháng 4 trong năm). + Mặt trời mùa hè như thế nào? (Mặt trời mùa hè rất chói chang). + Cả hai câu trên cho em biết về thời điểm và nét tiêu biểu của mùa nào? (Đó là mùa hè). - Giáo viên khẳng định đây là ý 1 của bài. + Bà Đất nói về mùa hè như thế nào? (Mùa hè cho ta trái ngọt hoa thơm). + Vậy câu nói của Bà Đất có thể trả lời được cho câu hỏi nào trong bài? (Cây trái trong vườn như thế nào?). - Đây chính là ý 2 của đoạn viết. + Em có thích mùa hè không? (Có). + Vì sao? (Vì mùa hè em không phải đi học mà được nghỉ hè). + Học sinh thường làm gì vào dịp nghỉ hè? (Học sinh được đi tham quan, thắng cảnh, thăm ông bà). - Đây chính là ý 3 của đoạn viết. + Đoạn viết có mấy ý? (3 ý) - Giáo viên giảng mùa hè đến khiến cho cây tươi tốt trái trĩu cành và học sinh được nghỉ hè. + Ý nào là kết quả của ý nào đem tới? (ý 2 và ý 3 là kết quả của ý 1 đem tới). Vậy đoạn văn có thể viết : Ý1----- Ý2------- Ý3 Hoặc: Ý1----- Ý3------- Ý2 Hoặc: Ý1----- Ý3 lồng Ý2 + Hướng dẫn học sinh phát triển thành đoạn văn. Với 3 ý này học sinh có thể phát triển mỗi ý thành 1 hoặc 2 câu. Từ câu này sang câu khác phải có sự liên kết tránh lặp lại từ ý này phát triển tiếp ý kia. * Giáo viên gợi ý: Với ý 1 nói về thời điểm và đặc điểm tiêu biểu của mùa hè các em cần lưu ý không nên lặp lại từ mùa hè trong 2 câu liên tiếp. Khi viết về ánh nắng mặt trời nên dùng cách so sánh như: Nắng như thiêu như đốt, nắng cháy da cháy thịt, nắng chang chang, nắng rát cả mặt + Ánh nắng mùa hè em đã cảm nhận bằng những giác quan nào? (Em đã cảm nhận bằng mắt, da). + Em có ngửi thấy mùi hương của hoa không? (Có). + Có được ăn hoa quả trong mùa hè không? (Có). + Đó là hương, vị ta cảm nhận được bằng gì? (Cảm nhận được bằng mũi và lưỡi). +Vậy với nội dung ý 2 các em cần lưu ý điều gì? (Em cần đội mũ nón) Tóm lại: Không nhất thiết cứ mỗi câu hỏi viết được một câu trong đoạn văn. Cần viết với sự cảm nhận bằng nhiều cách: Nhìn, ngửi, ăn xen lồng với tình cảm của bản thân về mùa hè. Bước 2: Học sinh làm bài vào vở. - Giáo viên hướng dẫn cách trình bày một văn bản. Khi bắt đầu viết đoạn cách lề một ô, viết hết câu này tiếp sang câu khác, ý này tiếp sang ý kia, viết hết đoạn mới xuống dòng. - Khi học sinh làm bài giáo viên quan sát giúp đỡ những học sinh yếu. Bước 3: Nhận xét, chữa lỗi: - Học sinh đổi chéo bài, đọc bài viết của bạn sau đó nhận xét về cách trình bày, sửa câu, từ sai có trong đoạn viết. - Một số học sinh đọc bài viết của mình, đọc câu bạn đã sửa giúp. Học sinh khác góp ý bổ sung. - Giáo viên chấm bài, chữa một số lỗi cơ bản (từ, câu, ý). - Giáo viên đọc đoạn văn mẫu cho học sinh tham khảo. 4. Các bước tiến hành dạy thực nghiệm: - Xây dựng kế hoạch bài dạy Tập làm văn lớp 2. Các bài có yêu cầu viết đoạn: Tuần 8, tuần 10, tuần 11, tuần 13, tuần 15, tuần 16, tuần 20, tuần 21, tuần 26, tuần 28, tuần 31, tuần 33, tuần 34. - Dạy thực nghiệm lớp 2A4. 5. Kết quả thu được: Sau một thời gian áp dụng biện pháp nói trên trong việc dạy học sinh viết đoạn văn ngắn, tôi đã kiểm tra học sinh để lấy số liệu sau: Lần 1: Tuần 15 Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về anh, chị, em ruột của em ( hoặc anh, chị, em họ của em). Thời gian làm bài :15 phút Đối tượng 63 học sinh của lớp 2A4. Kết quả đạt được như sau: Líp SÜ sè Sè lượng vµ % Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 2 63 38 (23,94%) 28 17,64%) 7 (4,41%) Lần 2: Tuần 27 Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5) câu nói về con vật mà em yêu thích. Thời gian: 15 phút Đối tượng 63 học sinh của lớp 2A4 Kết quả đạt được như sau: Líp SÜ sè Sè lượng vµ % Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 2 63 41 (25,83%) 16 10,8%) 6 (3,78%) - Nhìn vào các bảng kết quả trên cho thấy cách tổ chức học sinh viết đoạn ngắn theo hướng đã trình bày ở trên giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn văn chắc chắn, thành thạo, chất lượng đoạn văn viết của học sinh tăng lên rõ rệt qua từng đợt kiểm tra tại lớp thực nghiêm. - Mặt khác qua quá trình dạy thực nghiệm trên lớp 2A4 tôi thấy giờ học diễn ra sôi nổi. Học sinh tiếp thu bài một cách chủ động. Song điều đáng nói hơn cả là hiện tượng nói câu không rõ nghĩa, không trọn ý không còn nữa. Học sinh đã biết dùng những từ ngữ giàu hình ảnh, câu viết khá sinh động. Khi viết về các con vật và con người xung quanh mình. Thời gian hoàn thành đoạn viết trong các lần kiểm tra cũng tốt hơn . Điều đó chứng tỏ cách dạy viết đoạn văn theo hướng đã trình bày ở trên đã đem lại kết quả đầy khả quan, cần được phát triển để thực sự nâng cao chất lượng viết đoạn nói riêng và học Tiếng Việt nói chung cho học sinh lớp 2. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Viết đoạn văn ngắn - Đây là dạng bài nòng cốt trong môn Tập làm văn lớp 2. Nó đòi hỏi ở người học vốn sống hàng ngày, vốn từ phong phú, đôi mắt quan sát tinh tường,óc tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật. Bởi vậy khi dạy dạng bài này giáo viên cần nắm rõ tâm lí lứa tuổi học sinh: Ở lứa tuổi này học sinh nhìn nhận sự việc thế nào? Tính tình của từng học sinh ra sao? Có em tỉ mỉ quan sát , có em rất hời hợt qua loa. Nên phải nhấn mạnh khi con muốn viết bất cứ cái gì thì các con cần hiểu rõ về cái đó. Con phải tìm hiểu thông tin về cái đó. Có thể hỏi bạn bè, gia đình, thầy cô hay quan sát thực tế, qua đọc sách báo.Giáo viên cần phối hợp những phương pháp và hình thức dạy học sao cho đảm bảo với mục tiêu. Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu nội dung chương trình, đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết doạn văn ngắn mà theo cá nhân tôi việc đó là rất cần thiết và trong quá trình thực hiện tôi đã thu được kết quả khả quan. Đa số các em đã biết cách viết đoạn văn với những câu rõ nghĩa, đủ ý của đoạn viết theo yêu cầu của đề bài. Từ việc giảng dạy, theo dõi kết quả học tập của học sinh từ các bài kiểm tra định kì tôi thấy: học sinh đã có những hứng thú nhất định khi học môn Tập làm văn và nhất là khi tiếp xúc với bài tập viết đoạn văn ngắn. Những kết quả trên đã cho thấy những biện pháp trên là thiết thực, hiệu quả. Tuy nhiên thực tế cho thấy không có biện pháp nào là hoàn chỉnh, là tối ưu, điều quan trọng là người giáo viên phải biết lựa chọn, vận dụng các biện pháp sao cho hài hòa hợp lí thì quá trình giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao. 1-Bài học kinh nghiệm Qua quá trình nghiên cứu phương pháp dạy học sinh viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2, tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: - Trước hết người giáo viên phải tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi, học hỏi, trao dổi kiến thức, cập nhập với những vấn đề mới của xã hội để có phương pháp dạy phù hợp. - Nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 2 nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Đặc biệt cần nắm chắc, hiểu rõ những vấn đề, kiến thức đổi mới của Tiếng Việt 2 so với chương trình cải cách giáo dục. Từ đó có những sáng tạo, cải tiến về mặt phương pháp sao cho phù hợp với từng bài dạy cụ thể, từng đối tượng học sinh. - Cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài dạy, các bước dạy viết đoạn văn ngắn cho học sinh. - Thường xuyên dự giờ, quan sát, tìm hiểu thực tế để rút ra ưu, nhược điểm của phương pháp giảng dạy mình đang thực hiện từ đó có hướng khắc phục. - Phải có phương tiện tối thiểu cần thiết phục vụ bài giảng như: Tranh minh hoạ, bảng phụ. Song cần lưu ý rằng: Hãy sử dụng triệt để đồ dùng sẵn có như: tranh minh hoạ trong sách giáo khoa, cảnh tự nhiên xung quanh trẻ. - Dạy học bằng phương pháp trên khơi dậy hứng thú học tập lòng say mê ham thích học hỏi của học sinh, cần làm cho học sinh cảm thấy mỗi giờ học như một buổi đi thăm quan, khám phá những điều mới lạ có trong cuộc sống xung quanh các em không nên gò ép các em theo một khuôn thước nhất định mà cần phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh. 2-Điều kiện áp dụng - Qua nghiên cứu thực trạng dạy - học viết đoạn văn ngắn ở lớp 2, tôi thấy việc rèn học sinh kĩ năng viết đoạn văn là việc làm vô cùng quan trọng. Công việc này đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo song cũng cần kiên trì, chịu khó trong suốt quá trình giảng dạy Tập làm văn nói chung và dạy học sinh viết đoạn văn nói riêng. Việc dạy học sinh viết đoạn văn theo hướng nêu trên đã đem tới sự tiến bộ vượt bậc không chỉ ở riêng phân môn Tập làm văn mà trong các giờ kể chuyện ngôn ngữ kể của các em cũng sát thực và giàu hình ảnh hơn 3-Phạm vi áp dụng - Kinh nghiệm này có thể áp dụng cho dạy viết đoạn văn cho học sinh tiểu học nói chung và với học sinh lớp 2 nói riêng ở tất cả các trường Tiểu học trong toàn huyện. 4- Những hạn chế của đề tài Vấn đề viết đoạn văn ngắn với học sinh lớp 2 là vấn đề rộng, vì thời gian có hạn nên tôi mới đưa ra được một số kinh nghiệm, cụ thể là đưa ra một số ví dụ cụ thể của một số dạng bài có thể phần nghiên cứu của tôi có thể còn hạn hẹp chưa phong phú , sâu sắc. Trên đây là một vài biện pháp, nhưng qua thực tế áp dụng ở trường tôi trong năm học vừa qua. Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng nhưng so với yêu cầu cao về Tập làm văn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. 5. Hướng tiếp tục nghiên cứu Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, trải nghiệm để đưa ra được nhiều biện pháp tối ưu hơn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tập làm văn ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng. II- MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ * Đối với cấp trên: - Tổ chức nhiều chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học” hơn nữa cho các lớp giáo viên cùng học tập. - Khuyến khích giáo viên sử dụng giáo án điện tử trong quá trình giảng dạy. - Trang bị thêm một số tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. - Nhà trường cùng địa phương tạo điều kiện cơ sở vật chất cho các em học tập tốt hơn. - Đề nghị nhà trường cho phép triển khai vận dụng đề tài trong toàn tổ để đánh giá hiệu quả của đề tài một cách chắc chắn. * Đối với giáo viên : - Thường xuyên tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu các tài liệu, sách giáo khoa để nâng cao tay nghề. - Thường xuyên kiểm tra đánh giá theo đúng việc đọc, vết của học sinh và ghi nhận kết quả học tập của các em dù là một tiến bộ rất nhỏ. * Đối với phụ huynh: - Mua đủ đồ dùng học tập cho các em, động viên khuyến khích cho các em đọc thêm truyện, sách, báo - Thường xuyên quan tâm tới việc học ở nhà của các em. - Kết hợp chặt chẽ với nhà trường để tạo điều kiện cho các em học tập được tốt hơn. * Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng vào thực tế, với năng lực và kinh nghiệm của bản thân tôi đã trình bày cụ thể: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2”. Với mong muốn nâng cao chất lượng môn Tập làm văn giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn văn ngắn trong phân môn Tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tính cực, chủ động sáng tạo. Từ cách đổi mới phương pháp dạy của thầy góp phần đổi mới cách học của trò. Phát huy hết khả năng tự phát hiện của học sinh thông qua cách tổ chức câu, ý sao cho lôgíc, cách sử dụng từ chính xác và hay khi viết. Ý tưởng thì lớn song kinh nghiệm bản thân còn hạn chế không sao tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của Ban giám hiệu trường Tiểu học, của các bạn bè đồng nghiệp nhiệt tình góp ý bổ sung thêm để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và đề tài này được hoàn thiện hơn nữa, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để chất lượng học môn Tập làm văn của học sinh ngày càng cao hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết. Không sao chép nội dung của người khác. NGƯỜI VIẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO TT TÊN TÁC GIẢ TÊN TÁC PHẨM NXB-NƠI-NĂM 1 Bùi Văn Huệ Giáo trình Tâm lý học Tiểu học NXBĐHSP-HN-2003 2 Đỗ Xuân Thảo-Lê Hữu Thỉnh Giáo trình Tiếng Việt 2 NXBĐHSP-HN-2003 3 Lê Phương Nga Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 2 NXBĐHSP-HN-2009 4 Nguyễn Minh Thuyết Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt NXBGD-HN 5 Lý Toàn Thắng Ngữ pháp Tiếng Việt NXBKHXH-HN-2002 6 Lê Xuân Thại Tiếng Việt trong trường Tiểu học NXBĐHQG-HN-1999 7 Nguyễn Trại Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 2 tập 1,tập 2 NXBHN-HN-2008 8 SGK Tiếng Việt 2 tập 1 , tập 2 NXBGD-HN-2012 9 Đặng Thị Lanh SGV Tiếng Việt 2 tập 1, tập2 NXBGD-HN-2003 10 Lê Thị Nguyên-Trần Lê Thảo Linh Tập Làm văn NXBĐHQG-TPHCM- PHỤ LỤC *Kết quả khảo sát: Líp SÜ sè Sè lượng vµ % Hoàn hành xuất sắc Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 2 30 5 (16,7%) 8 (26,6%) 13 (43,3%) 4 (13,4%) *Chú gà ở nhà em Mào đỏ Lông nhiều màu Gáy to Ăn thóc Em yêu mến chú gà Con gà Thành lập sơ đồ: *Kết quả đạt được lần 1: Líp SÜ sè Sè lượng vµ % Hoàn hành xuất sắc Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 2 30 9 (30%) 11 (36,7%) 8 (26,6%) 2 (6,7%) * Kết quả đạt được lần 2 : Líp SÜ sè Sè lượng vµ % Hoàn hành xuất sắc Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 2 30 11 (36,7%) 12 (40%) 7 (23,3%) 0 (0%)
File đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_viet.doc