Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác đội tại trường Tiểu học
Trong công cuộc đổi mới công nghiệp 4.0, con người được đặt ở trung tâm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, lớp thiếu niên nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người chủ tương lai của đất nước. Hơn nữa, đứng trước những nhu cầu và sự phát triển đa dạng phong phú của thiếu nhi, đòi hỏi những người làm công tác chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng phải cố gắng, phấn đấu để thực sự trở thành những nhà giáo dục, có đầy đủ những kiến thức khoa học về công tác xây dựng Đội và phong trào thiếu nhi. Điều lệ Đội nêu rõ tính chất của Đội TNTP Hồ Chí Minh là: “Tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách” . Hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001 - 2020 theo Nghị Quyết TW2 (khoá VIII) đã khẳng định: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển , nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Muốn vậy phải phát triển giáo dục “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” mà “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”. Đáp ứng yêu cầu về con người , mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục học sinh tiểu học nói riêng có nhiệm vụ đào tạo ra những con người có tính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá , đặc biệt phải có lòng nhân ái yêu đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Trong đó giáo dục là nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản giúp các em phát triển toàn diện về nhân cách. Trong số các lực lượng giáo dục tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh giữ vị trí vô cùng quan trọng.
mang tính thời sự, mới mẻ, thu hút sự tham gia của các em học sinh, ví dụ như: Diễn đàn trẻ em "Phòng tránh xâm hại tình dục", diễn đàn "Nói không với bạo lực học đường", cuộc thi tìm hiểu "An toàn giao thông", cuộc thi tìm hiểu và phòng tránh tai nạn thương tích...đã thu hút đông đảo các em học sinh tham gia và có ý nghĩa giáo dục to lớn. - Giáo viên phụ trách Nhi đồng và Chi đội thường xuyên động viên, khích lệ Nhi đồng và đội viên tham gia các hoạt động Đội trong nhà trường. - Hơn thế nữa, mọi hoạt động của Liên đội luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện của cha mẹ học sinh. 2. Tồn tại - Hạn chế: Bên cạnh hiệu quả của các hoạt động Đội đem lại, trong những năm qua một số hoạt động của Liên đội chưa thực sự phát huy hiệu quả, còn tồn tại và hạn chế nhất định như: Một số hoạt động còn mang tính hình thức, chưa thực sự thu hút học sinh tham gia, việc xây dựng và triển khai kế hoạch chưa được chi tiết, sát với tình hình thực tế khiến cho hoạt động Đội phần nào bị hạn chế khâu tổ chức. Dường như nội dung sinh hoạt Đội chỉ bó hẹp trong việc thực hiện nghi thức, thông báo tình hình thi đua, tuyên dương cá nhân, tập thể tiến bộ, nêu các trường hợp kỷ luật, chưa tăng cường đầu tư để nâng chất lượng giờ sinh hoạt chào cờ đầu tuần, hay có những tiết sinh hoạt tự quản của các lớp nhưng lại không được các lớp đầu tư hiệu quả, không thu hút được các em học sinh thích thú đón xem, không thích thú biểu diễn và thể hiện, các tiết có chủ đề cũ, lặp lại, 1 chi đội làm nhiều lần trong 1 năm, hay có những tiết chỉ chào cờ rồi lên lớp học tiết của giáo viên chủ nhiệm, bản thân các phụ trách chi đội không phát hiện được tài năng, sự sáng tạo của học sinh. Trong những tiết sinh hoạt Đội, đa phần các liên đội đều có sự lặp lại về nội dung: + Chương trình tự quản của chi đội theo chủ đề không mang tính thời sự, nhàm chán, nội dung khi thì quá đơn điệu, khi thì quá cầu kì. Như vậy sẽ gây sự không hào hứng trong các em, nếu tổ chức chương trình đòi hỏi phải đầu tư nhiều, dẫn đến không tập trung được học tập, lớp không có khinh phí, phụ huynh hay bản thân giáo viên phụ trách cũng không hài lòng khi học sinh không chuyên tâm học tập, không thoải mái ủng hộ. + Chương trình kỉ niệm hàng năm lặp đi lặp lại với nội dung, hình thức giống nhau không thu hút được các em học sinh tham gia hưởng ứng. + Một số phụ trách chi, phụ trách lớp chưa quan tâm đến lịch tập luyện của học sinh để lãng phí thời gian dẫn đến kết quả học tập của học sinh đi xuống. + Nội dung các chương trình tự quản cũng lặp lại gây khó khăn trong việc sáng tạo hình thức và nội dung mới, không khuyến khích được đội viên. 3. Các biện pháp để nâng cao chất lượng công tác Đội: - Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch cụ thể các hoạt động Đội Người giáo viên làm TPT Đội cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết từ đầu năm học cho tất cả các tiết sinh hoạt tập thể - Tiết sinh hoạt Đội về cả thời gian và nội dung để mỗi chi đội có đầu tư suy nghĩ cho chi đội mình 1 chương trình ấn tượng, hay để lại nhiều dấu ấn tượng. Người giáo viên làm TPT cần xây dựng giáo án tiết sinh hoạt Đội gồm các phần như sau: * Phần Lễ: Lễ chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca và hô đáp khẩu hiệu Đội. * Phần công điểm thi đua, khen thưởng. Nhận xét các hoạt động đã diễn ra của tuần trước. * Phổ biến kế hoạch các hoạt động trong tuần mới. * Hoạt động tập thể cho học sinh tham gia: đảm bảo sôi nổi, gây thích thú cho học sinh và mang ý nghĩa giáo dục. Phần này có thể mang nội dung như: phổ biến trò chơi, hoạt động tập thể mới như Nhảy flashmob, trò chơi tập thể các làn điệu dân ca, quan họ, chương trình tự quản dưới cờ theo chủ đề, hoạt động vui khỏe, các trò chơi dân gian. Hoặc bạn có thể mời khách mời nói về kĩ năng sống cho học sinh., các trò chơi để phát triển kĩ năng sống cho học sinh. Dựa theo đặc điểm của trường tiểu học, nơi hiện tại tôi đang công tác. Toàn trường có 31 lớp và học sinh học tập cả ngày nên tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiện các tiết sinh hoạt tập thể - hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường trong năm học thông qua sự đóng góp ý kiến của ban giám hiệu và hội đồng sư phạm nhà trường, cung cấp kế hoạch này ngay từ đầu năm học cho các phụ trách chi, phụ trách lớp và BCH Liên, chi đội. Tôi phân bố các tiết sinh hoạt dưới cờ phù hợp với từng khối lớp: Học kỳ I dành cho khối lớp 3, 4, 5 (Vì là khối lớp lớn các em sẽ tham gia chương trình tốt hơn để các lớp bé học tập, hơn nữa lớp 5 học kỳ II phải chuẩn bị ôn tập thi vào 6); Học kỳ II: dành cho khối 1, 2. Nội dung và thời gian tổ chức của chương trình tự quản được ban thiếu niên họp phân công ngay từ đầu năm học. Chương trình đầu tiên tổ chức vào khoảng tuần 4 tháng 9 hoặc tuần 1 tháng 10, để các em học sinh có thời gian chuẩn bị thật tốt. - Biện pháp 2: Trong mỗi tiết sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, GV - TPT triển khai các nội dung sinh hoạt theo từng phần cụ thể. * Phần lễ chào cờ: - Phần đầu tiên của mỗi chương trình sinh hoạt dưới cờ là phần thực hiện nghi lễ chào cờ, hát quốc ca, đội ca: Phần này giáo viên tổng phụ trách nên để liên đội trưởng hoặc liên đội phó điều hành phần lễ. Giáo viên làm TPT sẽ là người bao quát xem xét học sinh ở dưới, nên duy trì và tạo nên được không khí trang nghiêm, lòng tự hào của đội viên khi hát quốc ca, đội ca và hô đáp khẩu hiệu Đội. + Hàng tuần có học sinh trong BCH Liên đội nhận nhiệm vụ thống kê số hoa điểm tốt của các chi đội để tuyên dương tập thể đạt nhiều hoa điểm tốt nhất và chọn ra 1 học sinh có nhiều hoa điểm tốt nhất lên kéo cờ đầu tuần. + Giáo viên làm TPT vẫn là người điều hành xếp hàng, ổn định hàng ngũ, xếp ghế GV- HS của mỗi lớp xong xuôi mới mời Liên đội trưởng hoặc Liên đội phó lên điều hành (các bạn cũng cần tập huấn cho Liên đội trưởng hay Liên đội phó hô to, rõ ràng, đúng nhịp - điều này sẽ giúp tạo không khí trang nghiêm cho buổi lễ). * Phần công bố điểm thi đua, khen thưởng: - Giáo viên làm TPT sẽ làm phần này dựa trên kết quả thi đua sổ sao đỏ của đội sao đỏ, tuy nhiên các bạn cần kiểm tra kĩ việc ghi chép và tính điểm của đội sao đỏ. - Giáo viên làm TPT cần có những đánh giá đúng về tập thể, cá nhân. Khen chê đúng, chính xác: Nó thể hiện bạn đã bao quát tình hình toàn trường ra sao và có nhận định chính xác về sự thi đua giữa các lớp đảm bảo sự công bằng nhất. - Nên tặng cờ dẫn đầu thi đua cho mỗi khối lớp dẫn đầu của mỗi tuần để tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn trường. * Phổ biến kế hoạch thi đua, hoạt động trọng tâm trong tuần mới: - Khi làm việc gì chúng ta cũng lên kế hoạch và thông báo trước luôn sẽ nhận được hiệu quả tích cực và không bị các phụ trách chi phàn nàn vì 1 kế hoạch quá đột xuất nào đó mà khi bạn đưa ra làm họ không kịp “trở tay”. - Hơn nữa khi có kế hoạch cụ thể, các đội viên của bạn cũng sẽ suy nghĩ và nghiêm túc trong các công việc sắp tới. Từ đây cũng rèn luyện cho học sinh việc muốn làm 1 việc gì muốn thành công cần có kế hoạch cụ thể và có đầu tư cho nó. * Hoạt động sinh hoạt tập thể: - Các chi đội, lớp được phân công theo kế hoạch sẽ tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể theo đúng chủ đề. Ví dụ như tổ chức trò chơi, hát múa, thơ ca, hò vè... - Biện pháp 3: Tổ chức linh hoạt các hình thức và lựa chọn chủ đề sinh hoạt phong phú, đa dạng. Giáo viên làm TPT lựa chọn chủ đề xuyên suốt cho cả năm học phù hợp với nội dung đang nóng hổi của xã hội để yêu cầu ở học sinh khả năng nắm bắt thời kì, các vấn đề kinh tế xã hội, khả năng sáng tạo, linh hoạt, khả năng tự quản của các em. Mỗi chi đội, lớp chỉ làm 1 chương trình trong 1 năm học. Điều này sẽ giúp các em có nhiều sự sáng tạo hơn cho mỗi chương trình của lớp vì 1 năm chỉ được thể hiện 1 lần, Giaó viên phụ trách lớp, phụ trách chi sẽ hết sức ủng hộ, học sinh cũng thích thú và ngay cả ban phụ huynh cũng rất ủng hộ. + Xen kẽ các tiết do Giáo viên làm TPT để hướng dẫn các em, các em quan sát để tự rút ra kinh nghiệm cho lớp mình ( phổ biến kế hoạch thi đua, hướng dẫn tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả, ra mắt đội sao đỏ, rèn kĩ năng sống) Với hoạt động này, Giáo viên làm TPT nên họp BCH Liên đội để hướng dẫn và để các em tự làm, có sáng kiến hay để tổ chức hiệu quả và thu hút được học sinh tham gia, đương nhiên Giáo viên làm TPT phải định hướng để hoạt động đó đảm bảo đúng mục đích của mình muốn truyền đạt đến học sinh thông qua chính những học sinh cốt cán của mình. + Hoạt động vui khỏe, các trò chơi dân gian: Giáo viên làm TPT sẽ kết hợp với nhóm Thể dục trong trường để tổ chức. Lựa chọn trò chơi phù hợp cho từng khối lớp, có phần thưởng để kích thích các em hứng khởi tham gia, đảm bảo sức khỏe. + Mời khách mời nói về kĩ năng sống hay về 1 chủ đề nào đó: Giáo viên làm TPT cần phát huy được khả năng giao tiếp của mình để mời được khách mời về mà không tốn nhiều kinh phí cho hoạt động này. + Đối với các chương trình tự quản dưới cờ theo chủ đề: Tham gia chương trình này, học sinh sẽ biết quy trình để 1 tiết mục được lên sân khấu phải như thế nào, các con sẽ có kinh nghiệm và nhạy hơn khi lên sân khấu, đương nhiên sẽ tự biết và chủ động xử lí tình huống khi lên sân khấu. Đây là điều rất tốt rèn luyện cho các con sự tự tin và việc làm quen với sân khấu khi sau này muốn chọn ra các đội viên biểu diễn cho 1 chương trình lớn cấp Liên đội. Qua đây, Giáo viên làm TPT cũng chọn được tài năng ca hát, nhảy, múa, MC phục vụ cho chương trình sau này của trường. - Biện pháp 4: Theo dõi, kiểm tra quá trình xây dựng kịch bản sinh hoạt Đội và thời gian chuẩn bị, luyện tập. Mỗi chương trình các em được Giáo viên làm TPT tư vấn hoặc chỉnh sửa hình thức phù hợp với nội dung, thời gian. Mỗi chi đội nộp lại kế hoạch tổ chức và tập luyện cho Tổng phụ trách trước 2 tuần biểu diễn. Lịch tập của chương trình trong giờ học ở trường và yêu cầu học sinh đăng kí lịch tập có chữ kí của giáo viên chủ nhiệm nộp về nhà trường để bạn đảm bảo các em không bị sao nhãng việc học tập. Bạn hãy định hướng và tổ chức để các em học sinh thực hiện, qua những chương trình này bạn sẽ phát hiện được rất nhiều tài năng của học sinh mình, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng và bạn sẽ có được những học sinh "cốt cán" khi bạn cần. Qua đây, các cũng sẽ thấy được các con của mình rất giỏi, bản thân chúng ta cũng có học hỏi được đôi chút. Đặc biệt quan trọng, bạn phải duyệt kế hoạch chương trình của lớp biểu diễn trước khi học sinh tập luyện vì sau đó sẽ rất khó sửa cho các em về cả nội dung và hình thức. Bạn cũng chú ý đến việc tổng duyệt mỗi chương trình vào tiết sinh hoạt lớp vào tuần trước sát khi biểu diễn để nhận xét và rút kinh nghiệm cho lớp để chuẩn bị cho thứ 2 tới có 1 chương trình hay. Nhắc bộ phận loa đài, âm thanh cho buổi sinh hoạt. Khi tổng duyệt nên duyệt qua âm thanh, loa míc đã đủ đáp ứng hay chưa. Giáo viên làm TPT cần làm việc với phụ trách chi, phụ trách nhi đồng và Ban tổ chức chương trình của chi đội, lớp một cách nghiêm túc để giúp họ có những định hướng phù hợp, hình thức phong phú và họ sẽ thấy mình được quan tâm trong hoạt động này và quan trọng là bạn có thể rèn được học sinh của mình qua chương trình này. Vì không phải chi đội, lớp nào ngay ban đầu có thể tự tổ chức 1 chương trình như thế này. Nên có những tiết mục đặc sắc của chương trình và bố chí các tiết mục phù hợp, hãy để tiết mục hay nhất ở phần đầu và phần cuối. Có một bí quyết giúp chương trình thành công hơn Giáo viên làm TPT nên tư vấn với phụ trách chi đội, lớp hãy tranh thủ sự ủng hộ của đội ngũ ban phụ huynh lớp, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, chắc chắn các phụ huynh rất ủng hộ và thích thú với các hoạt động này của các con. - Biện pháp 5: Đánh giá thi đua qua hoạt động Đội của từng chi đội, lớp. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đã dạy: “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”. Chính vì lẽ đó, công tác thi đua khen thưởng trong Liên đội là vô cùng quan trọng, giáo viên Tổng phụ trách có thể nhận thấy chương trình của mỗi chi đội, lớp qua 1 năm đã thay đổi ra sao, tức là học sinh của bạn đã trưởng thành như thế nào. Sẽ có sự đầu tư hơn, thu hút được nhiều bạn hơn, hay hơn, chững chạc hơn, tự tin hơn. Qua hoạt động này Giáo viên làm TPT cũng đánh giá được việc thi đua của các lớp, sự quan tâm và “tầm ảnh hưởng” của các phụ trách chi đội, lớp. Tiêu chí đánh giá thi đua qua hoạt động sinh hoạt dưới cờ của từng chi đội, lớp: STT Tiêu chí đánh giá thi đua Điểm Tổng điểm * Về nội dung: Đúng nội dung, chủ đề sinh hoạt 10 30 Lên kế hoạch cụ thể 10 Nội dung phù hợp, phong phú 10 * Về hình thức: Hình thức sáng tạo, thu hút 10 20 Số lượng HS tham gia đông đảo 5 Thời gian tổ chức đúng quy định 5 - Lớp Xuất sắc: 50 điểm - Lớp Tốt: 30 - 50 điểm BẢNG ĐÁNH GIÁ THI ĐUA HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT ĐỘI LIÊN ĐỘI NHÀ TRƯỜNG Năm học 2018 – 2019 STT Lớp Nội dung (30 điểm) Hình thức (20 điểm) Tổng điểm (50 điểm) XL 1A1 30 20 50 XS 1A2 29 19 48 Tốt 1A3 29 19 48 XS 1A4 29 20 49 Tốt 1A5 30 20 50 XS 1A6 30 20 50 XS 1A7 29 20 49 Tốt 1A8 28 20 48 Tốt 2A1 30 20 50 XS 2A2 30 20 50 XS 2A3 29 19 48 Tốt 2A4 28 19 47 Tốt 2A5 30 20 50 XS 2A6 29 19 48 Tốt 3A1 30 20 50 XS 3A2 29 19 48 Tốt 3A3 29 19 48 Tốt 3A4 30 19 49 Tốt 3A5 29 19 48 Tốt 3A6 28 19 47 Tốt 4A1 30 20 50 XS 4A2 29 19 48 Tốt 4A3 28 19 47 Tốt 4A4 30 20 50 XS 4A5 30 20 50 XS 4A6 29 19 48 Tốt 4A7 28 19 47 Tốt 5A1 28 19 47 Tốt 5A2 27 19 46 Tốt 5A3 30 20 50 XS 5A4 30 20 50 XS 5A5 27 19 46 Tốt 5A6 27 19 46 Tốt Tổng hợp: * 13 lớp xếp loại Xuất sắc * 20 lớp xếp loại Tốt 4. Kết quả: Với việc tổ chức các hoạt động Đội có kế hoạch, có đầu tư, tiết sinh hoạt đội đã trở thành tiết học “chất lượng” và “hiệu quả” được tất cả các em nhi đồng, đội viên luôn đón chờ mỗi tuần học, rất được giáo viên phụ trách chi, phụ trách lớp ủng hộ, thậm chí cả phụ huynh cũng yêu thích và hưởng ứng nhiệt tình. Chương trình đã thu hút được hầu hết các em đội viên tham gia và nhận được sự hưởng ứng của tất cả các em đội viên trong toàn liên đội, được BGH và hội đồng giáo dục đánh giá cao về hiệu quả giáo dục cho nhi đồng, đội viên. Với kế hoạch trên, các em học sinh tích cực tham gia hoạt động Đội, hoạt động của nhà trường vì các em có cơ hội thể hiện mình, thể hiện tài năng, khả năng sáng tạo, linh hoạt và tự quản của mình. Các nội dung không bị lặp lại gây nhàm chán và được các đồng chí giáo viên phụ trách chi hài lòng và hưởng ứng tích cực. Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình các hoạt động phong trào bên cạnh việc học tập. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG ĐỘI CỦA CÁC CHI ĐỘI, LỚP LIÊN ĐỘI NHÀ TRƯỜNG HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2018 – 2019 Nội dung câu hỏi khảo sát Kết quả Học sinh có nhiệt tình, hứng thú tham gia hoạt động đội không ? 100% học sinh nhiệt tình, mạnh dạn tham gia hoạt động Đội Phụ trách lớp, phụ trách Chi có hưởng ứng và quan tâm đến hoạt động ngoài giờ lên lớp không ? Phụ trách lớp, phụ trách Chi đặc biệt quan tâm và đầu tư cho tiết sinh hoạt Đội, hướng dẫn nhi đồng, đội viên thực hiện một cách hiệu quả nhất. Nội dung các hoạt động Đội có phong phú, phù hợp, đúng chủ điểm không ? Nội dung sinh hoạt đúng chủ đề, hình thức tổ chức đa dạng, phong phú. Thông qua các tiết sinh hoạt Đội, học sinh có nắm được những kiến thức mà GV làm TPT muốn truyền đạt không ? Thông qua các tiết sinh hoạt Đội, học sinh nắm được nội dung và mục tiêu truyền đạt của chương trình. Các em trang bị cho mình nhiều kiến thức về ý nghĩa các ngày lễ lớn, về cuộc sống hằng ngày. Học sinh có phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo thông qua hoạt động Đội không ? Thông qua hoạt động đội, các em phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo. Mặt khác, sinh hoạt đội giúp các em trở nên đoàn kết và thân thiện hơn. Các em học sinh còn nhút nhát ngày càng mạnh dạn và tự tin thể hiện tài năng của mình. PHẦN 3 KẾT LUẬN Những năm qua liên đội nhà trường đã gặt hái được nhiều thành tích lớn. Có được những thành tích đó là do sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường – Nhà trường luôn yêu cầu cao tổ chức đội, coi đó như là một mũi nhọn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chấtcho hoạt động của liên đội. Nhờ sự quan tâm đó mà các hoạt động đội của liên đội luôn đạt kết quả tốt, liên đội luôn đạt Cờ dẫn đầu thi đua Công tác Đội và phong trào Thiếu nhi của và danh hiệu Liên đội mạnh xuất sắc cấp thành phố. Với việc tổ chức các hoạt động Đội thành công, tôi đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ BGH nhà trường, các phụ trách chi, phụ trách lớp, sự tin tưởng của phụ huynh và đặc biệt là sự tin tưởng, sự ủng hộ của chính các em nhi đồng, đội viên trong toàn liên đội. Các hoạt động đều được đánh giá và công nhận đạt hiệu quả cao về mọi mặt giáo dục, điều đó được thể hiện ở chính cách nhận thức và cư xử của chính các em trong toàn liên đội. Liên đội luôn chuẩn bị chu đáo kế hoạch chương trình công tác Đội theo tháng, theo đợt thi đua, nâng cao nhận thức cho thiếu nhi, cho mỗi thành viên trong trường về ý nghĩa của hoạt động Đội. Tổ chức các hoạt động Đội kèm việc đưa rèn luyện kĩ năng sống trong trường, trong lớp học giúp các em học sinh rèn luyện bản thân rất nhiều. Từ đó, mang đến cho các em những nền tảng, những trang bị đầy đủ trong cuộc sống ngày một phát triển và xã hội ngày càng phức tạp như hiện nay. Thông qua các hoạt động Đội, các em học sinh dạn dĩ hơn với việc lên sân khấu, giáo viên làm Tổng phụ trách có thể nhanh chóng chọn ra được những tiềm năng về mảng hoạt động phong trào nào từ các lớp. Gần như lúc nào liên đội cũng có tiết mục sẵn sàng đem đi biểu diễn. Việc chọn các em đội viên tham gia các chương trình lớn của nhà trường trở nên rất dễ dàng và đa số đều đạt được thành công mong muốn. Các em học sinh rất thích thú và yêu thích hoạt động Đội nên luôn ủng hộ và tham gia nhiệt tình. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp, đưa ra những ý kiến cố vấn kịp thời, kịch bản càng chi tiết càng tốt, phù hợp trong chương trình tự quản cho các lớp thì người Giáo viên làm TPT vừa phát huy được sự sáng tạo của mình, bản thân cần luôn phải học hỏi, tìm hiểu cái mới, phù hợp xu thế để các giáo viên phụ trách và các em học sinh ủng hộ; sẽ giúp người Giáo viên làm TPT khẳng định được vị thế của mình trong công tác phong trào của mình, ngày càng vững vàng và nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác tổ chức các chương trình. Các phong trào hoạt động Đội luôn sôi nổi, luôn được các em yêu thích và ang hái tham gia, là sân chơi để các em phát huy sự sáng tạo, năng động, linh hoạt và khả năng tự quản của mình. Đặc biệt qua việc tổ chức mỗi chương trình này giúp các cán bộ đội bồi dưỡng được năng lực của mình rất nhiều vì các em đều trải qua quá trình hoạt động thực tế. Mọi hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp phải rèn được nề nế chăm ngoan, lễ phép, kỉ luật, phát huy được tính tích cực tự giác của mỗi một học sinh, sao cho các em tự giác, sáng tạo, mạnh dạn trước tập thể, biết phấn đấu vì tập thể Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã áp dụng trong thời gian qua và bước đầu thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên, những bước trải nghiệm của tôi chỉ là những kinh nghiệm của bản thân rút ra từ trong quá trình làm công tác Tổng phụ trách – một ngôi trường có bề dày thành tích, đối tượng học sinh tài năng, năng động, nhiệt tình và các đồng chí phụ trách chi, phụ trách lớp luôn ủng hộ hoạt động Đội. Do đó, phần nào cũng có thuận lợi hơn một số đồng chí Tổng phụ trách khác ở các trường bạn. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các đồng chí Tổng phụ trách và các bạn đồng nghiệp để tôi có thể nâng cao hơn nữa nghiệp vụ công tác Đội, phong trào thiếu nhi, để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi viết. Tôi không sao chép nội dung của người khác. Người viết Nguyễn Đình Dũng TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình phụ trách Đội trong trường học - NXB Đại học Sư phạm. - Tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công tác Đội và phong trào thiếu nhi cơ sở. - Một số ý kiến góp ý của các TPT trong quận và thành phố.
File đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cong.doc