Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp giáo dục kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non

 Có ai đó đã nói rằng “ Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đặc biệt là đối với con trẻ”. Đúng như vậy xã hội càng hiện đại bao nhiêu thì càng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đối với con người bấy nhiêu. Những mối nguy hiểm như bắt cóc, xâm hại tình duc, hỏa hoạn là những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa không chừa một ai đặc biệt là trẻ em. Khi mới sinh ra đứa trẻ nào cũng nhận được sự bao bọc kĩ càng của bố mẹ và những người thân yêu nhất. Gia đình là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên cùng với thời gian trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc sẽ tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau ngoài môi trường gia đình. Trong khi đó, bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24 vì vậy cần dạy trẻ cách bảo vệ bản thân để trẻ nhận thức về những mối nguy hiểm hay các đối tượng nguy hiểm. Trước tình trạng nạn bắt cóc trẻ em và xâm hại tình dục diễn ra hàng ngày đang là vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện nay khiến các bậc cha mẹ thực sự lo lắng những tình huống xấu đó có thể xảy ra với con mình. Vậy nếu mỗi con người chúng ta đặc biệt là trẻ em không có những kiến thức cần thiết để giải quyết các tình huống nguy hiểm, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Chính vì vậy, nắm được các kỹ năng xử lí tình huống cơ bản cũng như cách ứng phó với những tình huống nguy hiểm để bảo vệ bản thân mình chính là kỹ năng cần phải dạy trẻ càng sớm càng tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mẫu giáo.

doc22 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 3732 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp giáo dục kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm lính cứu hỏa trong buổi học ngoại khóa
Kết quả: Tôi đã dạy trẻ cách ứng phó từ bây giờ để trẻ biết cách thoát ra nếu không may điều đó xảy ra trong tương lai. Đặc biệt, tôi khẳng định với trẻ: “ Không có gì quí hơn chính bản thân con”. Vì thế con không cần mang theo bất kể cái gì khi thoát ra. Khi nào thoát ra ngoài rồi con cần phải kêu cứu. Nếu trẻ nào cũng biết điều đó thì tỷ lệ tử vong do các thảm họa gây ra sẽ giảm ở mức tối thiểu.
 Ví dụ 3: Cô đưa ra tình huống.
* Hoạt động Ngoài trời:
Khi qua đường để đến công viên, các con phải đi cùng với cô không được chạy qua đường. Khi vào trong công viên các con phải đi theo hàng lối và nghe theo sự hướng dẫn của cô.
Hình ảnh 5: Trẻ xếp hàng theo hướng dẫn của cô trước buổi dã ngoại
- Điều gì có thể xảy ra nếu các con chạy qua đường?
- Nếu không đi theo hàng lối và không nghe theo sự hướng dẫn của cô thì điều gì sẽ xảy ra?
- Khi bị lạc con sẽ làm gì?
Kết quả: Tôi đã giáo dục các con kỹ năng sống khi sang đường phải có người lớn dắt qua đường, ở những nơi đông người phải đi theo sự hướng dẫn của cô không chạy lung tung tránh bị lạc và bắt cóc.
* Hoạt động Làm quen văn học:
 Ví dụ 4: Kể cho trẻ nghe tình huống: Bạn Hà đang chờ mẹ đến đón, lại tự ý ra cổng. Có một bác đến gần, đưa cho Hà một cái bánh bông lan và nói ăn đi rồi bác đưa về nhà. Cô dừng lại hỏi trẻ: Các con thử đoán xem bạn Hà có về cùng với bác đó không? Nếu là con thì con sẽ làm gì? Cho trẻ được trao đổi và tự do bày tỏ ý kiến của mình. Sau đó cô kể phần kết câu chuyện: Bạn Hà nhớ lời cô và mẹ dặn nên đã không ăn và biết nói to lên: Không cháu không đi đâu cháu đợi mẹ cháu đến đón cơ. Nói xong bạn Hà bỏ đi vào lớp và kêu cứu lên “ Cứu con với có người muốn bắt con”
Sau khi trẻ được nghe kể chuyện, được bày tỏ ý kiến của mình, nên tổ chức cho trẻ đóng kịch theo nội dung câu chuyện, hướng dẫn trẻ thực hành nói to lên những câu cần thiết trong các tình huống tương tự. Ngoài ra còn rất nhiều tình huống khác để trẻ có cơ hội tự mình giải quyết vấn đề và xử lí tình huống như: Khi con bị con chó tấn công, khi con ở nhà một mình, khi con bị côn trùng cắn....
Bị lạc cha mẹ: Khi ở nhà bố mẹ nên dạy cho trẻ ghi nhớ tên ông, bà, bố, mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại... những thông tin dạng này sẽ giúp ích nếu trẻ bị lạc, để giúp trẻ tìm đường trở về nhà bằng cách cung cấp thông tin cho những người khác để họ giúp đỡ và báo tin về cho gia đình.
Dặn trẻ nếu bị lạc khi đi cùng bố, mẹ, anh, chị...thì không được đi tiếp mà phải dừng lại để bố mẹ quay lại tìm. Bố mẹ có thể cân nhắc việc trang bị cho trẻ 1 chiếc điện thoại khi đi ra ngoài, hay một chiếc còi, khăn tay...để trẻ ra hiệu nếu chẳng may bị lạc trong đám đông.
Trong năm học vừa qua tôi đã nghiên cứu và đưa ra 12 tình huống và cách xử trí thường gặp gần gũi mà có thể áp dụng để tập huấn cho các con( Bảng phụ lục)
	Với các tình huống trên tôi đã tiến hành cho trẻ thực hành trải nghiệm vào các giờ hoạt động chiều để trẻ nhớ lâu cách xử lí các tình huống. Từ đó trẻ có vốn kiến thức và kinh nghiệm để áp dụng ứng phó với những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống một cách thiết thực và hiệu quả nhất.
Kết quả: 100% trẻ lớp tôi hứng thú với các tình huống cô đưa ra và cùng nhau thảo luận đưa ra cách giải quyết phù hợp. Trẻ lớp tôi rất mạnh dạn cùng cô trải nghiệm thực hành đóng các tình huống tốt xấu giả định từ đó hình thành kĩ năng xử lí các tình huống cô đưa ra nhanh và nhạy bén
 Biện pháp 3: Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức về giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ mầm non.
 Trên thực tế việc dạy trẻ kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm nói riêng cho trẻ mầm non còn khá mới mẻ và chưa thực sự được chú trọng. Đặc biệt đối với trẻ 4-5 tuổi khả năng nhận biết, phân biệt các tình huống nguy hiểm còn hạn chế nên giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ lớp mình, với mong muốn trẻ có những kiến thức, kỹ năng tự giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Tôi nhận thức được rằng bản thân mình phải là người nắm chắc các kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy trẻ ứng phó với những tình huống nguy hiểm. Để từ đó tôi mới tự tin tổ chức tốt các hoạt động lồng ghép giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm, tạo cho trẻ những thói quen, kỹ năng giải quyết các tình huống tốt nhất và phù hợp với sự phát triển của trẻ.
 * Cách làm 
 	 Bản thân tôi thường xuyên nghiên cứu và học tập kiến thức thông qua các cuốn tài liệu hướng dẫn về cách tổ chức, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non đặc biệt là cách tổ chức rèn kĩ năng ứng phó với những nguy hiểm cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn (4-5 tuổi). Bên cạnh đó tôi còn lên mạng internet tải những tài liệu, thông tin có liên quan đến giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ mầm non để nghiên cứu và tham khảo.
 	Tiếp theo tôi còn thông qua các buổi họp chuyên môn của khối, của trường, tôi thường xuyên xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo của các đồng chí trong Ban giám hiệu, chị em đồng nghiệp, của tổ trưởng chuyên môn về những vấn đề liên quan đến cách tổ chức lồng ghép giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ, những vấn đề mới mà tôi chưa biết. Tôi luôn lắng nghe và ghi chép cẩn thận để ghi nhớ những nội dung mà tổ chuyên môn, của nhà trường triển khai, hướng dẫn để cập nhật kịp thời những thông tin và nội dung cần thiết, từ đó điều chỉnh kiến thức và kỹ năng của mình cho phù hợp.
	Chủ động đề xuất với BGH để được tham gia vào các buổi kiến tập, tập huấn về chuyên đề giáo dục kỹ năng sống do Sở giáo dục và Đào tạo, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện và các trường tổ chức. Tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy do nhà trường tổ chức. Từ đó tôi học hỏi được rất nhiều các kinh nghiệm quý báu của chị em đồng nghiệp và các bước tiến hành chuẩn của từng kỹ năng do các thầy cô của Sở giáo dục, của Phòng giáo dục truyền đạt.
 	Quan trọng nhất là tôi phải tự học hỏi tìm tòi cách để truyền tải dạy trẻ các kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm đó một cách thiết thực và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó tôi tích cực đổi mới tạo ra các tình huống nguy hiểm giả định rèn luyện ở mọi lúc mọi nơi nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng giải quyết các tình huống đó một cách thành thạo và phù hợp nhất. Trong quá trình rèn luyện các kỹ năng ứng phó đó tôi luôn luôn quan tâm hướng dẫn trẻ để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống.
* Kết quả: Thông qua cách làm trên bản thân tôi đã nâng cao được trình độ, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kiến thức cần thiết về giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ một cách tốt nhất. 
 Biện pháp 4: Sưu tầm các quy tắc để dạy trẻ kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm
Theo UNICEF Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây, khoảng 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em với gần 10.000 nạn nhân. Con số này khiến nhiều người lớn giật mình. Đặc biệt, những vụ xâm hại tình dục vừa xảy ra liên tiếp đối với trẻ em ở Hà Nội, Vũng Tàu, TP.HCM đã khiến nhiều phụ huynh lo lắng không yên. Vì vậy, tôi nghĩ rằng mình cần mạnh dạn đưa kiến thức giáo dục giới tính phù hợp với lứa tuổi mầm non để trang bị cho trẻ những quy tắc cơ bản mà tôi sưu tầm được giúp trẻ phòng chống bị xâm hại tình dục. Và đó cũng chính là một trong những tình huống nguy hiểm nhất hiện nay đang báo động với tất cả chúng ta đặc biệt là trẻ em lứa tuổi mầm non.
* Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm
Kỹ năng đầu tiên mà bạn nên dạy cho trẻ là kiến thức về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể. Nhiều trường hợp các bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng của vấn đề do còn quá non nớt và thiếu hiểu biết. Cha mẹ cần dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các bé và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích.
 Các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho người bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích. Vùng nhạy cảm là của riêng bé, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy cho bé cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu.
 Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì các bậc phụ huynh cũng nên dạy trẻ chú ý không nên chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu.
*Dạy trẻ kĩ năng phòng tránh nguy cơ bị xâm hại qua “ qui tắc đồ lót”
 Mục đích: Giúp trẻ nhận biết phân biệt giới tính bản thân và những bộ phận quan trọng trên cơ thể không ai được tự ý xâm phạm ngoài mẹ tắm rửa hàng ngày cho mình lúc còn nhỏ.
	Cách tiến hành: Hiện nay trẻ em được cha mẹ quan tâm và cho mặc đồ lót từ rất sớm vì vậy tôi đã lựa chọn hình ảnh bé trai và bé gái mặc đồ lót để giáo dục trẻ biết khu vực bên trong đồ lót là bất khả xâm phạm ngoài mẹ là người vệ sinh tắm rửa cho các con hàng ngày. Còn lại bất kể ai động vào khu vực đó mà chưa có sự đồng ý của con thì đều là người xấu, dù có là người thân thiết. 
Hình ảnh 6 sưu tầm “ Quy tắc đồ lót”
Kết quả: Qua qui tắc này trẻ có kiến thức và có thể giữ gìn bản thân tránh khỏi phần lớn các nguy cơ xâm hại.
*Dạy trẻ qui tắc 5 ngón tay.
	Mục đích: Trẻ xác định được 5 nhóm người thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, từ đó đưa ra định hướng giao tiếp phù hợp, giúp trẻ tránh bị lạm dụng, mua chuộc hay xâm hại.
	Cách tiến hành: Quy tắc 5 ngón tay này vô cùng đơn giản và dễ thuộc.
- “Ngón cái” - gần mình nhất - tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ôm hôn những người này hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêu thương, tắm rửa khi bé còn nhỏ. Nhưng khi đã lớn, bé sẽ tự tắm và thay quần áo trong phòng kín.
- “Ngón trỏ” - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. Song chỉ dừng lại ở đó. Còn nếu ai chạm vào “vùng đồ bơi”, bé sẽ hét to và gọi mẹ.
- “Ngón giữa” - người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ. Những người này, bé chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi.
- “Ngón áp út” - người quen của gia đình mà bé mới gặp lần đầu. Với những người này, bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào.
- “Ngón út” - ngón tay xa bé nhất - thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an. Với những người này, bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh.
 Hình ảnh 7 sưu tầm: Cô hướng dẫn trẻ “ Quy tắc 5 ngón tay”
 Kết quả: Quy tắc này sẽ giúp trẻ có thể tránh xa những đối tượng nguy hiểm và bảo vệ chính bản thân mình. Hầu hết 100% trẻ lớp tôi thuộc qui tắc 5 ngón tay và có kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm mà trẻ gặp phải.
* Dạy trẻ qui tắc 4 vòng tròn.
	Mục đích: Quy tắc 4 vòng tròn giúp trẻ nhận thức rõ các mức hành vi và mức quan hệ nào được làm với trẻ và hành vi nào không nên làm. Từ đó trẻ có kĩ năng ứng xử phù hợp với mọi tình huống.
 	Cách tiến hành: Quy tắc 4 vòng tròn tôi nêu rõ các mức hành vi và mức quan hệ nào được làm với trẻ và hành vi nào không nên làm. Với bố mẹ, có thể được ôm. Ông bà nội, ngoại, anh chị em ruột được khoác tay. Còn những người họ hàng thân quen chỉ được bắt tay. Người lạ đến gần hãy xua tay.
 Hình ảnh 8 sưu tầm “ Quy tắc 4 vòng tròn”
Kết quả: Thông qua qui tắc này 100% trẻ lớp tôi nhận biết, phân biệt được các mức quan hành vi và quan hệ nào được làm với trẻ và hành vi nào không nên làm. Từ đó trẻ hình thành kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong cuộc sống
 Ngoài ra tôi còn sưu tầm những hình ảnh mang tính giáo dục ứng phó những tình huống nguy hiểm như: Không nên nhận quà của người lạ, không đi một mình ngoài đường hay những nơi vắng vẻ, tối muộn để giáo dục trẻ biết những hành vi nên và không nên làm trong cuộc sống.
 Ảnh 9 sưu tầm“Giáo dục kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm”
Bên cạnh đó tôi còn dạy trẻ phải lập tức báo cho cha mẹ biết nếu có ai đó chạm vào và làm con sợ. Bởi vì giáo dục giới tính là một trong những bài học quan trọng với con trẻ đặc biệt trẻ lứa tuổi mầm non trong thời cuộc hiện nay, bởi sống an toàn là mục tiêu cao nhất trong mọi mục tiêu giáo dục
Kết quả: Thông qua các quy tắc mà tôi sưu tầm để lồng ghép dạy mọi lúc mọi nơi đa số trẻ lớp tôi ứng phó nhanh nhẹn với mọi tình huống mà cô đưa ra. Từ đó hình thành sự tự tin ra quyết định giải quyết mọi tình huống nguy hiểm xảy ra trong cuộc sống. 
Biện pháp 5: Phối hợp với gia đình và cộng đồng giáo dục kĩ năng sống ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ.
	Với phương châm “ Trường học là nhà, nhà là trường học”, “ Con của bạn cũng là con của chúng tôi” thì việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh là một trong những biện pháp rất cần thiết để giáo dục trẻ. Trước những mối nguy hiểm đang rình rập mà chúng ta không thể biết trước hay đoán được để phòng tránh. 
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng góc tuyên truyền về những kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cần thiết để giáo dục trẻ với phụ huynh. Bên cạnh đó tôi đã cùng phụ huynh trong lớp tiến hành giáo dục trẻ song song với nhau, tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về các qui tắc mà tôi sưu tầm để dạy trẻ như: Qui tắc 5 ngón tay, quy tắc 4 vòng tròn, quy tắc đồ lót.... Để từ đó phụ huynh về nhà dạy thêm con để trẻ nhớ lâu các quy tắc đó và vận dụng hiệu quả vào cuộc sống hàng ngày. Tôi luôn gặp gỡ trao đổi với phụ huynh hằng ngày trong giờ đón trả trẻ về sự tiến bộ hay những hạn chế của trẻ để phụ huynh nắm bắt kịp thời và tiếp tục rèn luyện cho trẻ ở nhà.
Hình ảnh 10: Cô trao đổi với phụ huynh học sinh về một số kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm
 Đặc biệt qua giờ đón trả trẻ đó tôi trao đổi với phụ huynh về cách giáo dục kỹ năng sống ứng phó với những tình huống nguy hiểm để hai bên có sự kết hợp giáo dục hài hòa đạt hiệu quả cao nhất. Những cách xử lí tình huống tốt của trẻ ở trường và ở gia đình tôi thường nêu ra và tuyên dương trẻ đó trước lớp trong giờ nêu gương để trẻ khác cùng học tập. Có thể nói việc trang bị những kiến thức cơ bản và hướng dẫn trẻ càng sớm về cách tự vệ, nhận biết những mối nguy hiểm xung quanh cuộc sống, cách ứng phó với những mối nguy hiểm đó là việc làm vô cùng quan trọng. Cha mẹ trẻ hãy chú ý giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống tốt như kỹ năng giao tiếp xã hội để tự khám phá, đánh giá bản thân mình và người khác bên cạnh đó cần quan tâm giáo dục cho trẻ kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, tôi đã sưu tầm cuốn sổ tay kĩ năng sống và một số đĩa CD về những bài học giáo dục trẻ ứng phó với những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống phát cho từng phụ huynh về nhà nghiên cứu để giáo dục con mình thêm. 
 Kết quả: Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin giải quyết các tình huống cô đưa ra một cách thành thạo, hiệu quả và phù hợp.
IV. Kết quả đạt được.
	Sau một năm thực hiện các biện pháp giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non kết quả như sau 
* Trẻ cuối năm: 42 trẻ ( Phần Phụ lục )
* Về phía trẻ
	Trẻ có nhận thức sâu hơn về những mối nguy hiểm xung quanh cuộc sống và có kĩ năng ứng phó với những tình huống đó khi gặp trong cuộc sống.
Trẻ biết cách phòng và tránh những nguy hiểm, nhớ các qui tắc cô dạy nhuần nhuyễn và áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất.
	Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét ngoài việc hình thành các kĩ năng sống: giao tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân thiệnthì trẻ còn có kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm rất thành thạo, trẻ tự biết cách giải quyết các tình huống một cách nhanh nhạy và hiệu quả nhất. Trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp và ở mọi nơi ứng xử phù hợp trong mọi tình huống của cuộc sống.
* Về phía giáo viên
	Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có kĩ năng ứng phó những tình huống nguy hiểm cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tự tin mạnh dạn giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của cô giáo đạt kết quả tốt. Trong quá trình dạy trẻ kĩ năng ứng phó những tình huống nguy hiểm bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc dạy trẻ và lồng ghép giáo dục kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm một cách linh hoạt vào các hoạt động giáo dục trẻ.
* Về phía phụ huynh
	Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng rèn kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự trưởng thành của con mình qua cách giải quyết mọi tình huống khi làm thử các phiếu điều tra kết quả do cô giáo đưa ra.
Một số phụ huynh trước đây có sự giáo dục khập khiễng, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, ngại đề cập đến các vấn đề giáo dục giới tính, lo ngại rằng con mình không biết thế nào là những tình huống nguy hiểm nay đã nhận thức được vấn đề, họ đã rất nhiệt tình phối hợp và rất yên tâm khi đưa con đến lớp. Với những kết quả khả quan như vậy tôi thấy mình cần phải phát huy hơn nữa, nghiên cứu tài liệu và tích cực hơn nữa trong việc tiếp tục giáo dục và rèn kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ để làm tốt nhiệm vụ trồng người của mình.
 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
	Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia bởi: “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Là cô giáo mầm non người mẹ hiền thứ hai của trẻ tôi mong muốn tất cả trẻ em trên thế giới nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng được trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm ngay từ những năm đầu đời. Trẻ em được giáo dục kỹ năng ứng phó với những mối nguy hiểm trong cuộc sống càng sớm thì càng tốt, khả năng phòng tránh bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ rình rập trong xã hội hiện nay càng cao. Giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống ngay cả khi không có người thân bên cạnh mình.
	Thực tế, kỹ năng sống của trẻ lứa tuổi mầm non chỉ đơn giản là giao tiếp tốt, biết vui chơi với bạn, biết xin lỗi hoặc cảm ơn đúng lúc, dễ thích nghi với môi trường khác nhauNhưng với thực tế hiện nay những mối nguy hiểm luôn đe dọa con người đặc biệt là trẻ em thì việc giáo dục kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm đối với trẻ là việc cả cộng đồng trên thế giới quan tâm. Đó chính là những lí do, lợi ích về lâu dài để các bậc phụ huynh ngày nay quan tâm nhiều hơn nhất là việc trang bị kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho con ngay từ tuổi mầm non. 
2. Kiến nghị
	Kính mong Sở giáo dục đào tạo, Phòng giáo dục đào tạo tổ chức nhiều buổi kiến tập về “ Giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm” để các trường tham gia các buổi kiến tập, trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau.
	Với sự phát triển không ngừng của xã hội kéo theo rất nhiều mặt tích cực và tiêu cực tôi mong rằng cấp trên tham mưu ý kiến sớm đưa giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm thành một môn học ngay từ lứa tuổi mầm non.
	Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ lớp tôi. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và Ban Giám Hiệu để tôi có thể áp dụng giảng dạy đạt kết quả tốt, nhằm nâng cao chất lượng chuyên đề.
	Vì điều kiện thời gian có hạn cũng như năng lực của tôi còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo để xây dựng bản sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
	 Tôi xin trân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_ung_pho.doc
Sáng Kiến Liên Quan