Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy hoạt động trải nghiệm Lớp 1

Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều Quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu hướng toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện sứ mệnh các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gửi gắm, chương trình giáo dục phổ thông mới góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của cá nhân và yêu cầu cảu xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.

doc31 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Lượt xem: 2190 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy hoạt động trải nghiệm Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp 1. Ngoài ra cần giúp giáo viên, tổng phụ trách hiểu trong quá trình tổ chức cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo sao cho phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu, trình độ, đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của lớp, từng bước nâng cao chất lượng của Hoạt động trải nghiệm.
 	 - Sau buổi họp đầu năm, yêu cầu giáo viên tự xây dựng kế hoạch Hoạt động trải nghiệm của lớp, của khối; tổ chuyên môn lên kế hoạch thực hiện và thường xuyên trao đổi ý kiến, rút kinh nghiệm về cách tổ chức Hoạt động trải nghiệm qua sinh hoạt chuyên môn. Ngoài ra qua dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp, các thành viên trong tổ cùng nhau trao đổi ý kiến, rút kinh nghiệm về việc dạy Hoạt động trải nghiệm. 
 	 - Bên cạnh bồi dưỡng phương pháp cần bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên và tổng phụ trách về một số phương pháp và kĩ thuật tổ chức Hoạt động trải nghiệm. Những nội dung này sẽ là cơ sở để giáo viên và tổng phụ trách đội lựa chọn phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức sao cho phù hợp với với chủ điểm, chương trình, với đặc điểm lứa tuổi của học sinh lớp 1.
 	- Giúp giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách nắm được cấu trúc của 3 loại hình Hoạt động trải nghiệm qua buổi sinh hoạt chuyên môn đầu năm:
 	Mỗi loại hình hoạt động trải nghiệm sẽ có nét đặc trưng riêng. Để nâng cao chất lượng Hoạt động trải nghiệm lớp 1, người quản lí cần giúp giáo viên: Nắm được mục tiêu chung, cách tổ chức của từng loại hình hoạt động.
* Sinh hoạt dưới cờ
- Mục tiêu chung: Sinh hoạt dưới cờ được tổ chức theo quy mô trường;
- Chuẩn bị:
	+ Đối tượng: Tổng phụ trách, giáo viên, học sinh
	+ Phân công trách nhiệm cho học sinh, đặc biệt cho lớp trực tuần để lôi cuốn học sinh tham gia.
- Cách tổ chức hoạt động:
	+ Chào cờ (trong đó có sơ kết tuần trước, phổ biến kế hoạch tuần sau)
	+ Tổ chức hoạt động theo chủ đề: đây là nội dung trọng tâm của laoij hình này;
	+ Tổng kết đánh giá: tổng phụ trách nhận xét chung;
	+ Hoạt động nối tiếp: vận dụng thông điệp của chủ đề vào đời sống động thời gắn với hoạt động giáo dục theo chủ đề của lớp trong tuần đó.
* Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề
- Mục tiêu: Chỉ ra những kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực và phẩm chất học sinh cần đạt được sau khi tham gia hoạt động.
- Chuẩn bị: Các điều kiện và phương tiện cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động theo phương thức đã chọn.
- Cách tổ chức hoạt động: 4 bước
+ Khám phá: khai thác kinh nghiệm đã có của học sinh;
+ Kết nối: GV phân tích, tổng hợp những kinh nghiệm đã có của học sinh để kết nối với kinh nghiệm mới chứa đựng trong nội dung của chủ đề;
+ Thực hành: vận dụng kinh nghiệm mới thu hoạch được vào giải quyết các tình huống giả định.
+ Vận dụng: được thực hiện tại trường lớp, gia đình, cộng đồng dưới hình thức Hoạt động tiếp nối
* Sinh hoạt lớp
	Giúp giáo viên nắm được Sinh hoạt lớp có mối quan hệ chặt chẽ với Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, có thể là hoạt động tiếp nối của sinh hoạt dưới cờ để triển khai các nhiệm vụ công việc tuần mới của trường ở phạm vi quy mô lớp. Mỗi tiết sinh hoạt lớp gồm có các hoạt động:
	- Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần mới;
	- Sinh hoạt theo chủ đề;
	- Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của tuần.
* Để dạy tốt Hoạt động trải nghiệm, người quản lý giúp giáo viên nắm được điểm khác biệt so với tiết chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp trước đây. Đó là: Trong mỗi tiết Sinh hoat lớp, thời gian dành cho hoạt động sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần mới được giảm đi so với giờ sinh hoạt lớp trước đây để có nhiều thời gian tổ chức Sinh hoạt lớp theo chủ đề.
	Sinh hoạt theo chủ đề có thể là nội dung tiếp nối của giờ sinh hoạt dưới cờ trong phạm vi lớp học, cũng có thể là sự phản hồi kết quả vận dụng các yêu cầu cần đặt ra cho học sinh trong Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề.
	Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của tuần dựa vào nội dung yêu cầu của các hoạt động trải nghiệm đã được thực hiện trong tuần.
Như vậy, nội dung hoạt động thuộc các loại hình hoạt động khác nhau của Hoạt động trải nghiệm: Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề và Sinh hoạt lớp có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. 
4. Tổ chức chuyên đề dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 1
 Sau khi học tập nhiệm vụ năm học của các cấp, dự chuyên đề của Phòng Giáo dục, nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên Hoạt động trải nghiệm lớp 1, trường đã chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện chuyên đề.
 Chuyên đề xây dựng ở ba tiết Hoạt động ngoại khóa. Cụ thể:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ. Hình thức tổ chức chuyên đề: trình bày giáo án
Tiết 2: Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề. Hình thức: thăm lớp dự giờ
Tiêt 3: Sinh hoạt lớp. Hình thức tổ chức chuyên đề: trình bày giáo án.
 Sau khi trao đổi, bàn, tổ chuyên môn cùng Ban giám hiệu đã xây dựng, thống nhất cách triển khai chuyên đề dựa trên đặc điểm của trường, của lớp, lứa tuổi. 
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
CHỦ ĐỀ 3: TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM 
 TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
 Giáo viên thực hiện: Tổng phụ trách
(I). Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, HS sẽ:
- Biết được ngày 20/11 hằng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam;
- Yêu quý, kính trọng, lễ phép với thầy cô, đồng thời thể hiện sự biết ơn thầy cô bằng việc tự rèn luyện bản thân chăm ngoan, học tốt;
- Rèn kĩ năng mạnh dạn, tự tin khi tham gia hoạt động
 (II).Chuẩn bị:
- Đối với nhà trường: phân công trang trí phông, hệ thống âm thanh, phần thưởng, giấy mời, bàn ghế đại biểu;
- Đối với giáo viên: giáo viên Tổng phụ trách và Âm nhạc chuẩn bị chương trình văn nghệ thuộc chủ đề thầy cô và mái trường; phát động các lớp sáng tạo các sản phẩm như tập san, thiếp, gấp, tranh vẽđể tạo góc tri ân. Tổng phụ trách chọn 2 học sinh để chúc mừng thầy cô, đội nghi lễ.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm và học sinh: Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
(III) Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: 
- Chào cờ
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
- Hiệu trưởng chúc mừng thầy giáo, cô giáo toàn trường;
Hoạt động 2: Tôn vinh các nhà giáo có thành tích xuất sắc 
Hoạt động 3: Học sinh chúc mừng thầy giáo, cô giáo
- 2 học sinh dẫn lời chúc mừng
- Đại diện học sinh tặng hoa. Giáo viên Âm nhạc bật nhạc nền.
- Các lớp biểu diễn văn nghệ theo thứ tự lời dẫn
 Hoạt động nối tiếp: Các lớp chuẩn bị, làm sản phẩm để trưng bày ở “Góc tri ân” của lớp và của trường với yêu cầu:
- 100% các lớp tham gia làm sản phẩm “Góc tri ân các thầy cô”
- Thể loại sản phẩm phong phú
- Nội dung: thể hiện được tình cảm kính yêu đối với thầy cô, giàu cảm
 xúc;
- Hình thức: đẹp, đảm bảo thẩm mĩ
- Ý tưởng sáng tạo
 TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ 
 Giáo viên thực hiện: Đỗ Ngọc Thủy – 1A3
 Bài 7: Kính yêu thầy cô 
(I). Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, HS sẽ:
- Biết được các công việc hằng ngày của thầy, cô giáo
- Biết thể hiện lòng biết ơn và kính yêu thầy, cô giáo
 - Rèn kĩ năng kể chuyện, sắm vai, lắng nghe, tự tin, hợp tác và giải quyết vấn đề 
 - Phẩm chất trung thực, trách nhiệm, tôn sư trọng đạo
 (II) Chuẩn bị 
- Giáo viên: + Sưu tầm câu chuyện về tấm lòng của thầy cô và lòng biết ơn của HS đối với thầy cô
 + Một số mẫu thiệp chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
- Học sinh: + Thuộc bài hát Cô và mẹ 
 	 + Dụng cụ, vật liệu làm sản phẩm trưng bày vào “Góc tri ân”của lớp và làm thiệp kính tặng thầy, cô
(III) Hoạt động dạy học
Thời gian
Nội dung kiến thức
và kĩ năng cơ bản
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’-3’
10’-12’
10’-12’
1’-2’
1’-2’
1. Ổn định lớp:
2. Khởi động:
Mục tiêu: Tạo không khí hào hứng, tích cực cho HS chuẩn bị vào bài học.
3. Bài mới:
3.1. Khám phá – Kết nối
 Hoạt động 1: Chia sẻ những điều thầy cô đã làm cho em hằng ngày
Mục tiêu: Biết được các công việc hằng ngày của thầy, cô giáo
Hoạt động 2: Thể hiện lòng biết ơn, kính yêu thầy cô
Mục tiêu: Biết thể hiện lòng biết ơn và kính yêu thầy, cô giáo
4.Củng cố 
5. Dặn dò
KT tư thế ngồi học, sách vở, DDHT
- GV tổ chức cho HS nghe 1 bài hát: Bông hồng tặng cô 
- Đặt câu hỏi: 
+ Bài hát nói về điều gì ?
+ Em cảm thấy thế nào khi nghe bài hát này?
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để thảo luận, chia sẻ theo gợi ý:
+ Em hãy kể lại những điều thầy cô đã làm cho em hằng ngày ở lớp, trường
+ Kể lại một câu chuyện em nhớ nhất về thầy, cô giáo
+Nêu cảm nhận của em về thầy, cô giáo
- Mời 1 số HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm
- Khuyến khích HS xung phong kể lại câu chuyện em nhớ nhất về thầy, cô giáo và nêu cảm nhận của em về thầy cô
-Kết luận: Hằng ngày, thầy, cô giáo dạy các em học chữ, làm toán, các kiến thức khoa học, dạy các em múa hát và nhiều điều hay, lẽ phải. Thầy cô luôn ân cần hỏi han các em khi có chuyện không vui và khuyến khích, động viên các em cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội
GV yêu cầu HS nhắc lại những điều đã khám phá được qua hoạt động 1 và nêu câu hỏi:
+ Các em cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn, kính yêu thầy cô?
+ Em đã làm được những gì để thể hiện lòng biết ơn, kính yêu thầy cô?
-Tổ chức thảo luận cặp đôi (hoặc nhóm 4) trả lời câu hỏi trên
- Mời đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét, khen ngợi HS và kết luận: Thầy cô giáo luôn yêu thương, chăm lo dạy dỗ các em. Các em cần tỏ lòng biết ơn và kính yêu thầy cô bằng các việc làm cụ thể như: đi học đúng giờ, chăm chỉ học tập, tập trung nghe giảng, không nói chuyện, không 
làm việc riêng, tích cực tham gia các hoạt động, tích cực phát biểu ý kiến, làm thiệp, tặng hoa thầy cô,
-HD HS làm sản phẩm trưng bày vào “Góc tri ân” của lớp
- Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng cần thiết để làm thiệp
Nhận xét tiết học
Dặn dò chuẩn bị bài sau
- Chuẩn bị
- HS hát tập thể.
- HSTL
- HS nhắc lại tên bài
-TLCH theo HD của GV- HS tham gia
- HS kể lại kỉ niệm của mình 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe yêu cầu
-Quan sát
-HS chia sẻ trước lớp, nhận xét
-HS theo dõi, lắng nghe
HS thảo luận nhóm 2
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe để về nhà thực hiện.
TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP 
Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau
Sinh hoạt theo chủ đề
 Giáo viên thực hiện: Đỗ Ngọc Thủy – 1A3 
I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, HS sẽ:
- Biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề “Kính yêu thầy cô” 
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
(II) Chuẩn bị: 
 1. Thiết bị dạy học:
Băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
 2. Học liệu: Chia thành nhóm, hoạt động theo tổ.
(III) Các hoạt động chủ yếu:
Thời gian
Nội dung, kiến thức, kĩ năng cơ bản
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-5’
23-25’
1. Ổn định lớp:
2. Khởi động:
Mục tiêu: Tạo không khí hào hứng, tích cực cho HS chuẩn bị vào bài học.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu nội dung:
3.2. HĐ 1: Sơ kết thi đua tuần 11 và thảo luận kế hoạch tuần 12
Sơ kết thi đua tuần 11 Mục tiêu : HS
nắm được các ưu điểm và nhược điểm của các hoạt động trong tuần vừa qua
* Nề nếp:
* Học tập
* Tổng kết hoa thi đua: 
* Giải lao giữa giờ:
Thảo luận kế hoạch tuần 12
Mục tiêu : HS nắm được kế hoạch của các mặt hoạt động trong tuần tới.
- GV yêu cầu HS hát bài: bài Lý cây xanh 
- GV giới thiệu và ghi tên chủ đề: Kính yêu thầy cô
- Hướng dẫn lớp trưởng cho các bạn nhận xét về thi đua tuần vừa qua
- GV nhận xét chung cả lớp về nề nếp tuần 11.
- Khen các tổ, cá nhân sau thực hiện tốt nề nếp lớp: ...................
- Nhắc nhở bạn chưa ngoan, cần cố gắng:..............................
- GV nhận xét chung về tình hình học tập.
- Khen HS chăm học, đạt nhiều hoa điểm tốt: 
- Nhắc nhở HS chưa chăm học cần cố gắng: 
- GV tổng kết tặng hoa thi đua.
- Khen HS đạt nhiều hoa thi đua.
- Phát động phong trào học tập tốt chào mừng các ngày lễ trong tháng.
- GV đưa ra nội dung phương hướng thi đua tuần tiếp theo 
- Hát tập thể
- Học sinh lắng nghe
-Tổ trưởng nhận xét tổ của mình và báo cáo cho lớp trưởng.
- Các thành viên khác đóng góp ý kiến
-HS chú ý lắng nghe 
-Hát TT
HS chú ý lắng nghe
3.3.HĐ 2: Sinh hoạt theo chủ đề “Giới thiệu với các bạn tranh vẽ tặng thầy cô giáo ”
Mục tiêu: HS tự tin, cởi mở trong giao tiếp
* Đánh giá
Mục tiêu: HS tự nhận xét bản thân và bạn
a.Cá nhân tự đánh giá
b. Đánh giá theo tổ/ nhóm
c. Đánh giá chung 
Gv tổ chức HS chia sẻ cảm xúc 
GV giới thiệu với các bạn sản phẩm em đã làm (tranh vẽ)
-Khen ngợi các bạn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, biết cách vẽ và giới thiệu sản phẩm
GV hướng dẫn HS đánh giá theo 3 mức độ: Tốt, Đạt, Cần cố gắng
GV HD các thành viên trong tổ đánh giá lẫn nhau về các ND. 
- HS kể
HS tham gia
-HS lắng nghe
Cá nhân HS tự đánh giá
 Các thành viên trong tổ đánh giá lẫn nhau về các ND
-HS lắng nghe
4-5’
1-2’
4. Củng cố
5.Dặn dò
GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của cá nhân và tổ để đưa ra nhận xét, đánh giá chung.
 Dặn học sinh chú ý thực hiện các nề nếp và học tập để tuần sau đạt kết quả tốt hơn.
- HS chú ý lắng nghe
-HS chú ý lắng nghe
5. Tổ chức rút kinh nghiệm sau chuyên đề.
 Sau khi xây dựng và thực hiện tiết chuyên đề, việc tổ chức rút kinh nghiệm là rất cần thiết không thể thiếu được. Ở tiết minh họa này sẽ thống nhất nội dung, mục tiêu của chuyên đề đã đặt ra. Những vướng mắc của giáo viên sẽ
 được giải đáp đầy đủ sau khi thực hiện chuyên đề.
6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá.
 Tổ chức kiểm tra, đánh giá là việc làm rất quan trọng. Nó giúp các nhà quản lí nhìn lại những việc mình đã làm để rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung và cách thức thực hiện. 
 Sau khi thực hiện chuyên đề, việc thực hiện chuyên đề đại trà được diễn ra ở tất cả các lớp. Ban giám hiệu nhà trường tổ chức dự giờ, thăm lớp rồi trao đổi ý kiến với từng giáo viên về Hoạt động trải nghiệm của giáo viên. Để quá trình đánh giá có hiệu quả, người quản lí cần phải: 
 - Xây dựng các tiêu chí kiểm tra dựa trên kế hoạch, mục tiêu của hoạt động. 
 - Xây dựng phương pháp, lực lượng kiểm tra, xác định cách thức kiểm tra ứng với mỗi chủ điểm.
 - Xác định nội dung kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm tra.
 	Thường xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về việc thực hiện Hoạt động trải nghiệm sẽ giúp việc thực hiện Hoạt động trải nghiệm cho học sinh ngày càng đi vào nề nếp. 
 7. Kết quả thực hiện
 Do nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy Hoạt động trải nghiệm nói chung và Hoạt động trải nghiệm lớp 1 nói riêng, tôi đã chỉ đạo sát sao và tổ chức hiệu quả việc thực hiện dạy Hoạt động trải nghiệm. Tôi đã coi đó là một trong những biện pháp quan trọng, cần thiết trong việc chỉ đạo chuyên môn, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Qua chỉ đạo dạy Hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường, nhìn lại những việc đã làm, tôi thấy trường mình thu được kết quả đáng mừng :
 - Ban Giám hiệu : Luôn trau dồi, bồi dưỡng chuyên môn của mình nên chuyên môn ngày càng vững vàng.
 - Giáo viên : Qua thăm lớp, dự giờ; qua việc triển khai trong các chủ điểm tháng, tôi thấy: Giáo viên đã nhận thức một cách cụ thể về dạy Hoạt động trải nghiệm. Giáo viên đã biết dựa vào mục tiêu, nội dung từng hoạt động để lựa chọn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động để học sinh được tham gia tương tác với bạn từ cấp độ trong cặp đôi, trong nhóm, trong toàn lớp. Qua việc thăm lớp dự giờ, qua sinh hoạt chuyên môn, tôi thấy giáo viên đã năm được đặc điểm của cấu trúc chủ đề. Đó là cấu trúc nội dung theo tuần: mỗi tuần bắt đầu bằng tiết Sinh hoạt dưới cờ có liên quan đến Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, cuối cùng là Sinh hoạt lớp có liên quan đến nội dung Sinh hoạt dưới cờ hoặc liên quan đến nội dung Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề. Giáo viên đã thấy nội dung hoạt động ở từng tuần dưới các loại hình Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, Sinh hoạt lớp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
 - Học sinh: Nhờ thực hiện tốt việc dạy Hoạt động trải nghiệm mà học sinh lớp 1 đã ngày càng tự tin hơn. Qua theo dõi các hoạt động của nhà trường, tôi thấy chất lượng của trường đã được nâng dần, học sinh từng bước xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người; sống tích cực, an toàn và lành mạnh; biết hợp tác tốt trong đội, nhóm của mình. Các em đã biết tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Nhà trường đã đào tạo được một lớp học sinh không những giỏi toàn diện về kiến thức mà còn mạnh dạn, có khả năng tổ chức, làm chủ bản thân, biết ứng phó tích cực trước những vấn đề của thực tiễn đời sống, nhà trường, gia đình, xã hội.
 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Cùng với sự đổi mới mạnh mẽ về phương pháp giảng dạy, việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt, sáng tạo, việc dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 1 đã hỗ trợ cho nhau tạo nên kết quả học tập của học sinh. Kết quả học tập của học sinh là thành quả mà nhà trường đã đạt được trong quá trình dạy học.
Việc thực hiện dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 1 đã góp phần nâng cao dần chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Để chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 1 cần làm tốt một số việc sau:
- Xác định mục tiêu
- Lập kế hoạch ngay từ đầu năm học
- Xây dựng nhận thức và bồi dưỡng phương pháp cho giáo viên.
- Chỉ đạo sát sao việc tổ chức thực hiện việc dạy Hoạt động trải nghiệm qua các loại hình tổ chức cụ thể. 
- Khuyến khích giáo viên tìm tòi, sáng tạo, vận dụng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa trang bị, kiến thức và kĩ năng của các môn học để tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế.
- Thường xuyên tổ chức giám sát, rút kinh nghiệm việc thực hiện dạy Hoạt động trải nghiệm để kịp thời điều chỉnh, bồi dưỡng. 
- Tổ chức đánh giá tổng kết sau mỗi đợt .
- Việc tổ chức thực hiện dạy hoạt động trải nghiệm không cứng nhắc mà cần linh hoạt theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, trường.
- Trong quá trình thực hiện cần tổ chức hội thảo tập huấn cho giáo viên để giáo viên, tổ chuyên môn thực hành, vận dụng về:
 + Dạy Hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1.
 + Tự xây dựng chuyên đề, sau đó trao đổi ý kiến trong tổ chuyên môn về biện pháp, loại hình, hình thức tổ chức trong thực tiễn giảng dạy.
 + Dự giờ, thăm lớp rồi trao đổi ý kiến về dạy Hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
 Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần để chỉ đạo tốt, hiệu quả Hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1.
 	Tôi cũng mong rằng Hoạt động trải nghiệm nói chung và Hoạt động trải nghiệm lớp 1 nói riêng sẽ giáo viên và các nhà quản lý tiếp tục được quan tâm, đầu tư hơn nữa./. 
	Tôi cam đoan Sáng kiến kinh nghiệm trên là do tôi viết, không sao chép của ai.
	Trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2022 
 Người viết
 Ngô Thanh Huyền
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
NỘI DUNG
1
Chương trình giáo dục phổ thông
Chương trình giáo dục tổng thể
(Ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
2
Chương trình giáo dục phổ thông
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
 (Ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
3
Tài liệu tập huấn tổ chức Hoạt động trải nghiệm lớp 1 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - năm 2020
4
Sách Hoạt động trải nghiệm lớp 1- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - năm 2021 
5
Sách giáo viên Hoạt động trải nghiệm lớp 1 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - năm 2021
MỤC LỤC 
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
5
 I. Cơ sở lí luận
5
 II. Thực trạng nghiên cứu
 6
 III. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 1 
7
1. Những điểm mới của sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm lớp 1
7
2. Xây dựng chương trình Hoạt động trải nghiệm lớp 1
7
3. Xây dựng nhận thức và bồi dưỡng phương pháp cho giáo viên
12
 4.Tổ chức chuyên đề dạy Hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 
15
 5. Tổ chức rút kinh nghiệm sau chuyên đề
22
 6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá
23
 7. Kết quả thực hiện
23
C. KẾT LUẬN
 25
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
27

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luo.doc
  • docBia 2 sang kien kinh nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan