Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm các bài tập hay và khó trong sách giáo khoa môn Hóa học 9
III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
1. Thực trạng ban đầu.
Hiện nay chương trình học của các em rất nặng. Các bài tập khó (bài tập * trong sách giáo khoa) ít được giáo viên quan tâm đưa vào các tiết học chính khóa, bên cạnh đó do số lượng bài tập giao về nhà các môn học nhiều nên nhiều em không có thời gian giải các bài tập khó trong chương trình.
2. Giải pháp đã sử dụng.
- Qua tìm hiểu và thăm dò trong quá trình giảng dạy tôi thấy có nhiều bài tập vừa và khó trong sách giáo khoa, sách bài tập không được các em trú trọng quan tâm nên khi giao bài tập về nhà tôi thường hướng dẫn các em cách giải, phương pháp giải, yêu cầu phải nắm vững nội dung tính chất đã học nhưng do đa số các em không tự mình giải được dẫn đến các em thường bỏ qua hoặc sợ các bài tập này
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAO BẰNG TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ BẢO LÂM BÁO CÁO SÁNG KIẾN HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM CÁC BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ TRONG SÁCH GIÁO KHOA MÔN HÓA HỌC 9 LĨNH VỰC SÁNG KIẾN: GIÁO DỤC Người thực hiện: NGUYỄN VĂN HÙNG Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường PTDT Nội Trú Bảo Lâm Cao Bằng, tháng 03 năm 2017 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM CÁC BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ TRONG SÁCH GIÁO KHOA MÔN HÓA HỌC 9 I. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN. Họ và tên: NGUYỄN VĂN HÙNG Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường PTDT Nội Trú huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG: Giáo dục. Sáng kiến "Hướng dẫn học sinh làm các bài tập hay và khó trong sách giáo khoa môn Hóa học 9" nhằm nâng cao kiến thức cho các em học sinh có thể áp dụng trong kiểm tra học kì, ôn thi học sinh giỏi ở bậc THCS. III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: 1. Thực trạng ban đầu. Hiện nay chương trình học của các em rất nặng. Các bài tập khó (bài tập * trong sách giáo khoa) ít được giáo viên quan tâm đưa vào các tiết học chính khóa, bên cạnh đó do số lượng bài tập giao về nhà các môn học nhiều nên nhiều em không có thời gian giải các bài tập khó trong chương trình. 2. Giải pháp đã sử dụng. - Qua tìm hiểu và thăm dò trong quá trình giảng dạy tôi thấy có nhiều bài tập vừa và khó trong sách giáo khoa, sách bài tập không được các em trú trọng quan tâm nên khi giao bài tập về nhà tôi thường hướng dẫn các em cách giải, phương pháp giải, yêu cầu phải nắm vững nội dung tính chất đã học nhưng do đa số các em không tự mình giải được dẫn đến các em thường bỏ qua hoặc sợ các bài tập này - Nguyên nhân của những hạn chế trên: Đây là các bài tập * thường dành cho các em học khá và giỏi nếu các em không nắm vững lý thuyết, chưa biết cách phân loại các dạng toán, chưa có phương pháp giải cụ thể cho từng loại từng bài, thì khó có thể giải được qua đó dẫn đến kết quả học tập chưa cao. IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN. 1. Tính mới, tính sáng tạo. 1.1 Tính mới: Sáng kiến "Hướng dẫn học sinh làm các bài tập hay và khó trong sách giáo khoa môn Hóa học 9" đây là một sáng kiến tuy không phải là mới nhưng việc đưa các bài tập hay và khó vào giải trong các tiết dạy chính khóa không phải giáo viên nào cũng có thể thực hiện được. Vì vậy để gây hứng thú học tập cho các em, giúp cho các em hiểu sâu hơn, kĩ hơn nội dung bài học và yêu thích môn học giáo viên nhất thiết phải hướng dẫn các em giải hết các bài tập và đặc biệt chú ý đến những bài tập hay và khó trong chương trình. 1.2 Tính sáng tạo: Để nâng cao hiệu quả môn học giáo viên phải lồng ghép các bài tập vào trong tiết học giúp học sinh nắm bắt kiến thức có hiệu quả. Muốn như vậy thì cả thầy và trò đều phải cố gắng và nỗ lực. - Đối với thầy: Phải tìm ra cách giải hay và ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ hiểu dễ áp dụng. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp, gợi ý giải các bài tập vừa và khó trước khi giao về nhà. - Đối với hoc sinh: Cần tập chung chú ý nghe giảng, tự giác phát huy tính sáng tạo, chăm chỉ học tập, hình thành nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến. Sau đây là một số bài tập hay và khó trong chương trình sách giáo khoa Hóa học lớp 9: Bài 6* SGK trang 6 Cho 1,6g đồng (II) oxit tác dụng với 100g dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%. a) Viết phương trình phản ứng hóa học. b) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc. Lời giải: nCuO = 1,6 /80 = 0,02 mol; nH2SO4 = 20 / 98 ≈ 0,2 mol a) Phương trình phản ứng: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O b) Theo phương trình phản ứng trên thì lượng CuO tham gia phản ứng hết, H2SO4 còn dư. Khối lượng CuSO4 tạo thành, tính theo số mol CuO: nCuSO4= nCuO = 0,02 mol => mCuSO4 = 0,02 x 160 = 3,2g. Khối lượng H2SO4 dư sau phản ứng: mH2SO4 = 20 – (98 x 0,02)= 18,04g. Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng: C%CuSO4 = 3,2 x 100% / (100 +1,6) ≈ 3,15% C%H2SO4 = 18,04 x 100% / (100 +1,6) ≈ 17,76% Bài 3* SGK - trang 9 200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5mol/lit hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3. a) Viết các phương trình phản ứng hóa học. b) Tính khối lượng của mỗi oxit bazơ có trong hỗn hợp ban đầu. Lời giải: nHCl = 3,5 x 200 / 100 = 0,7 mol. Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3. a) Phương trình phản ứng hóa học : CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O Fe2O3 + 3HCl → 2FeCl3 + 3 H2O b) Dựa vào phương trình phản ứng trên ta có: Gọi nCuO = x, nFe2CO3 = y Ta có nHCl = 2x + 3y = 0,7. mCuO + mFe2CO3 = 80x + 160y = 20g. Giải hệ ta tính được x = 0,05 mol, y = 0,1 mol. mCuO = 0,05 x 80 = 4g mFe2CO3 = 0,1 x 160 = 16g Bài 3* SGK - trang 9 200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5mol/lit hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3. a) Viết các phương trình phản ứng hóa học. b) Tính khối lượng của mỗi oxit bazơ có trong hỗn hợp ban đầu. Lời giải: nHCl = 3,5 x 200 / 100 = 0,7 mol. Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3. a) Phương trình phản ứng hóa học : CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O Fe2O3 + 3HCl → 2FeCl3 + 3 H2O b) Dựa vào phương trình phản ứng trên ta có: Gọi nCuO = x, nFe2CO3 = y Ta có nHCl = 2x + 3y = 0,7. mCuO + mFe2CO3 = 80x + 160y = 20g. Giải hệ ta tính được x = 0,05 mol, y = 0,1 mol. mCuO = 0,05 x 80 = 4g mFe2CO3 = 0,1 x 160 = 16g Bài 6* SGK - trang 11 Dẫn 112ml khí SO2 (đktc) đi qua 700ml dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ 0,01 mol. a) Viết phương trình phản ứng hóa học. b) Tính khối lượng các chất sau phản ứng. c) Tính nồng độ mol của sản phẩm sau phản ứng. Lời giải: nSO2 = 112 / 22400 = 0,005 mol; nCa(OH)2 = 700 x 0,01 / 1000 = 0,007 mol. MCaSO3 = 120 MCa(OH)2 = 74 a) Phương trình phản ứng hóa học: SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O b) Tính khối lượng các chất sau phản ứng: Dựa vào phương trình phản ứng trên ta nhận thấy: nCa(OH)2 > nSO2 nên chỉ tạo muối CaSO3. nSO2 = nCaSO3 = 0,005 mol. => mCaSO3 = 0,005 × 120 = 0,6g mCa(OH)2dư = (0,007 – 0,005) × 74 = 0,148g. c) Nồng độ mol của sản phẩm sau phản ứng: CM(Ca(OH)2) dư = 0,002 x 1000 / 700 ≈ 2,857mol/lít. Bài 7* SGK - trang 19 Hòa tan hoàn toàn 12,1g hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100ml dung dịch HCl 3M. a) Viết các phương trình hóa học. b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. c) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 có nồng độ 20 % để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên. Lời giải: nHCl = 0,3 mol Đặt x và y là số mol CuO và ZnO trong hỗn hợp. a) Phương trình hóa học xảy ra: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (1) ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O (2) b) Tình thành phần hỗn hợp, dựa vào phương trình hóa học (1), (2) và dữ kiện đề bài cho ta có hệ phương trình đại số: nHCl = 2x + 2y = 0,3. mhh = 80x + 81y = 12,1. Giải hệ phương trình trên ta có: x = 0,05; y = 0,1. %mCuO = 0,05 . 80 . 100% / 12,1 = 33% %mZnO = 100% – 33% = 67%. c) Khối lượng H2SO4 cần dùng: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O (3) ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O (4) Dựa vào phương trình (3) và (4), ta có: mH2SO4 = 98. (0,05 + 0,1) = 14,7g. Khối lượng dung dịch H2SO4 20% cần dùng: mH2SO4 = 14,7 .100 /20 = 73,5g. Bài 4* SGK - Trang 25 Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2 và Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học. Lời giải: – Cho quỳ tím vào từng mẫu thử của các dung dịch trên, rồi chia làm hai nhóm: • Nhóm I: Quỳ tím đổi màu thành xanh: Ba(OH)2 và NaOH. • Nhóm II: Quỳ tím không đổi màu: NaCl và Na2SO4. – Phân biệt các chất trong các nhóm: Lấy từng chất của nhóm I đổ vào từng chất của nhóm II, ta nhận thấy có hai chất đổ vào nhau cho kết tủa trắng là Ba(OH)2 và Na2SO4 hai chất còn lại không phản ứng là NaOH và NaCl. Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaOH. Bài 6* SGK - trang 33 Trộn 30ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 g AgNO3. a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học. b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra. c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể. Lời giải: Phương trình phản ứng CaCl2 (dd) + 2AgNO3 → 2AgCl (r) + Ca(NO3)2 (dd) a) Hiện tượng quan sát được: Tạo ra chất không tan, màu trắng, lắng dần xuống đáy cốc đó là AgCl nCaCl2 = 2,22 / 111 = 0,02 mol. nAgCl = 1,7 / 170 = 0,01 mol. Lượng chất rắn tạo thành: b) mAgCl = 0,01 x 143,5 = 1,435 (g) c) Lượng AgNO3 tác dụng hết với CaCl2, số mol CaCl2 dư là: nCaCl2 dư = 0,02 – 0,005 = 0,015 mol Do dung dịch thay đổi thể tích không đáng kể nên thể tích của dung dịch là: Vdd = 0,03 + 0,07 = 0,1 (l) Nồng độ các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng: CM CaCl2 = 0,015 / 0,1 = 0,15 (M) CM Ca(NO3)2 = 0,005 / 0,1 = 0,05 (M) Bài 2* SGK - trang 39 Có ba mẫu phân bón hóa học không ghi nhãn là: phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân superphotphat (phân lân) Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hóa học. Lời giải: Phương pháp hóa học nhận biết KCl, NH4NO3 và Ca(H2PO4)2: Cho dung dịch NaOH vào các ống nghiệm chứa ba mẫu phân bón trên và đun nóng, chất trong ống nghiệm nào có mùi khai là NH4NO3. NH4NO3 + NaOH → NH3↑ + H2O + NaNO3 Cho dung dịch Ca(OH)2 vào hai ống nghiệm còn lại, chất trong ống nghiệm nào cho kết tủa trắng là Ca(H2PO4)2, chất trong ống nghiệm không phản ứng là KCl. 2Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 → Ca3(PO4)2↓ + 4H2O. Bài 4* SGK - trang 41 Có những chất: Na2O, Na, NaOH, Na2SO4, Na2CO3, NaCl. a) Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển hóa. b) Viết phương trình hóa học cho mỗi dãy chuyển hóa. Lời giải: a) Dãy chuyển hóa các chất đã cho có thể là: Na, Na2O, NaOH, Na2CO3, Na2SO4, NaCl. b) Các phương trình hóa học: 4Na + O2 → 2Na2O Na2O + H2O → 2NaOH 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl. Bài 3* SGK - trang 43 Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20g NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi. a) Viết các phương trình hóa học. b) Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung. c) Tính khối lượng các chất có trong nước lọc. Lời giải: nNaOH = 20 / 40 = 0,5 mol a) Phương trình hóa học của phản ứng: 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2NaCl (1) Cu(OH)2 → CuO + H2O (2) b) Khối lượng chất rắn thu được sau khi nung: Theo phương trình (1): nNaOH = 2nCuCl2 = 0,4 mol nNaOH dư = 0,5 – 0,4 = 0,1 mol Tính khối lượng chất rắn CuO, theo (1) và (2) ta có: nCuO = nCu(OH)2 = nCuCl2 = 0,2 mol mCuO = 0,2 x 80 = 16g. c) Khối lượng các chất trong nước lọc: Khối lượng NaOH dư: mNaOH = 0,1 x 40 = 4g Khối lượng NaCl trong nước lọc: nNaCl = nNaOH = 0,4 mol mNaCl = 0,4 x 58,5 = 23,4g. Bài 7* SGK - trang 51 Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng). Lời giải: PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓ Theo PTHH: 1 mol Cu tác dụng với 2 mol AgNO3 thì khối lượng tăng 152g. x mol Cu tác dụng với y mol AgNO3 tăng 1,52g. => x = 0,02 mol AgNO3. Nồng độ dung dịch AgNO3: CMAgNO3 = n/V = 0,02/0,02 = 1(M). Bài 5* SGK - trang 54 Cho 10,5g hỗn hợp hai kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). a) Viết phương trình hóa học. b) Tính khối lượng chất rắn còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Lời giải: nkhí = 2,24 / 22,4 = 0,1 mol a) Phương trình hóa học của phản ứng: Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2 nZn = 0,1 mol. b) Khối lượng chất rắn còn lại: mZn = 6,5g Khối lượng chất rắn còn lại: mCu = 10,5 – 6,5 = 4g. Bài 6* SGK - trang 58 Để xác định phần trăm khối lượng của hỗn hợp A gồm nhôm và magie, người ta thực hiện hai thí nghiệm sau: – Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 1568ml khí ở điều kiện tiêu chuẩn. – Thí nghiệm 2: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư thì sau phản ứng thấy còn lại 0,6g chất rắn. Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A. Lời giải: Ở thí nghiệm 2: Al tác dụng hết với NaOH, còn Mg không phản ứng nên khối lượng Mg là 0,6g. nMg = 0,6 / 24 = 0,025 mol Phương trình phản ứng: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑ Gọi nAl = x Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑ nH2 = nMg = 0,025 Theo đề bài ta có: 0,025 + 3x/2 = 1568 / 22400 = 0,07 Giải ra ta có : x= 0,03 mol => mAl = 0,03 x 27 = 0,81g % mAl = 0,81 x 100% / (0,81+0,6) = 57,45% % mMg = 100% - 57,45% = 42,55%. Bài 6* SGK - Trang 69 Ngâm một lá sắt có khối lượng 2,5 gam trong 25 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng 2,58 gam. a) Hãy viết phương trình hoá học. b) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng. Lời giải: * Nhận xét: "Sau một thời gian phản ứng", suy ra CuSO4 có thể vẫn còn dư. Gọi số mol Fe phản ứng là x mol. a) Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Khối lượng lá sắt tăng = 2,58 - 2,5 = 0,08 gam. Ta có phương trình: 64x - 56x = 0,08 => x = 0,01 mol b) Số mol CuS04 ban đầu = 2,5 x 1,12 x 15 / 100 x 160 = 0,02625 mol Trong dung dịch sau phản ứng có hai chất tan là FeSO4 0,01 mol và CuSO4 dư 0,01625 mol. Khối lượng dung dịch: mdd = mCuSO4 + mFe(p.ư) – mCu = 25.1,12 + 0,01.56 - 0,01.64 = 27,91 g C% CuS04 = 0,01625 x 160 / 27,91 x 100% ≈ 9,32% C% FeSO4 = 0,01 x 152 / 27,91 x 100% ≈ 5,45% Bài 7 * SGK - trang 69 Cho 0,83g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí ở đktc. a) Viết các phương trình hóa học. b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Lời giải: a) Phương trình hóa học: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑ Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑ nH2 = 0,56 /22,4 = 0,025 mol. nAl =x; nFe =y. nH2 = 3/2x + y = 0,025 mol. mhh = 27x + 56y = 0,83. Giải hệ phương trình ta có: x = 0,01; y = 0,01 mAl = 0,01 x 27 = 0,27g mFe = 0,01 x 56 = 0,56g % mAl = 0,27/0,83 x 100% = 32,53% ; %mFe = 67,47% Bài 9* SGK - Trang 72 Cho 10g dung dịch muối sắt clorua 32,5% tác dụng với dung dịch bạc nitrat dư thì tạo thành 8,61g kết tủa. Hãy tìm công thức hóa học của muối sắt đã dùng. Lời giải: Gọi hóa trị của sắt trong muối là x. mFeClx = 10 x 32,5 / 100 = 3,25g Phương trình phản ứng hóa học: FeClx + xAgNO3 → xAgCl↓ + Fe(NO3)x nAgCl = 8,61 / 143,5 = 0,06 mol. nFeClx = 3,25 / (56 + 35,5x). => 0,06 = 3,25 / (56 + 35,5x). Giải ra ta có x = 3. Vậy công thức hóa học của muối sắt clorua là FeCl3. Bài 6* SGK - trang 76 Nung hỗn hợp gồm 5,6g sắt và 1,6g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B. a) Hãy viết các phương trình hóa học. b) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng. Lời giải: nFe = 0,1 mol; nS = 0,05 mol a) Phương trình phản ứng: Fe + S → FeS (1) nFe dư = 0,1 – 0,05 = 0,05 nên hỗn hợp chất rắn A có Fe và FeS. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ (2) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑ (3) b) Dựa vào phương trình phản ứng (2) và (3), ta có: nHCl= 0,1 + 0,1 = 0,2 mol VHCl = 0,2 /1 = 0,2 lít. Bài 11* SGK - trang 81 Cho 10,8g kim loại M có hóa trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4g muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng. Lời giải: Kí hiệu M cũng là nguyên tử khối của kim loại, phương trình phản ứng: 2M + 3Cl2 → 2MCl3. nM = 10,8 / M, nmuối = 53,4 / (M + 35,5) Ta có: 10,8 x (M + 35,5 3) = 53,4 x M Giải ra ta có: M = 27. Vậy kim loại M là Al. 2. Hiệu quả sáng kiến Sáng kiến này tôi mới hoàn thành và đang áp dụng lần đầu trong năm học 2016 - 2017 nên chưa có kết quả, hi vọng sáng kiến này của tôi sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho các em học sinh trong ôn thi học kì II và ôn luyện thi học sinh giỏi trong năm nay. 3. Khả năng và điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Sáng kiến "Hướng dẫn học sinh làm các bài tập hay và khó trong sách giáo khoa môn Hóa học 9" áp dụng cho giáo viên và học sinh THCS được sử dụng trong quá trình dạy và học ở trường, ở nhà và những buổi học ngoại khoá. Trong sáng kiến này tôi mới chỉ tổng hợp được các bài tập * trong chương trình sách giáo khoa lớp 9. Do vậy khi đọc và áp dụng sáng kiến này cần sử dụng thêm sách tham khảo, tài liệu nâng cao và các tranh ảnh thuộc bộ môn mà nhà trường đã được Sở GD&ĐT cung cấp. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu. Sáng kiến áp dụng lần đầu, được thực hiện trong năm học 2016 - 2017 và có thể áp dụng trong những năm học tiếp theo. V. KẾT LUẬN Trong sách giáo khoa bộ môn Hóa học có nhiều bài tập (*) thường những bài tập này dành cho các học sinh khá và giỏi, những bài tập hay và khó này đòi hỏi học sinh phải biết phân biệt, phân loại để từ đó có phương pháp giải cho từng bài, làm được như vậy khi học bộ môn hóa học sẽ đơn giản hơn nhiều. Trong sáng kiến "Hướng dẫn học sinh làm các bài tập hay và khó trong sách giáo khoa Hóa học 9" này tôi mới đề cập đến một số bài tập tiêu biểu và đang áp dụng nên chưa có kết quả, chắc chắn còn nhiều hạn chế thiếu sót mong các độc giả, bạn bè đồng nghiệp đọc và đóng góp ý kiến cho sáng kiến này để bản thân tôi củng cố thêm kiến thức, hoàn thiện sáng kiến và có thể áp dụng rộng rãi trong thực tế. Xin trân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN/ PHÒNG CHUYÊN MÔN (ký, ghi rõ họ và tên) Cao Bằng, ngày 25 tháng 03 năm 2017 NGƯỜI BÁO CÁO (ký, ghi rõ họ và tên) NGUYỄN VĂN HÙNG XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ (ký, đóng dấu, ghi rõ họ và tên) MỤC LỤC Trang I. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN. 1 II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG. 1 III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. 1. Thực trạng ban đầu. 2. Giải pháp đã thực hiện. 1 1 1 IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN. 1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học 1. Tính mới, tính sáng tạo. 1. Tính mới, tính sáng tạo. 1.1 Tính mới 1.2 Tính sáng tạo 2. Hiệu quả sáng kiến 3. Khả năng và điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 4. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu. 1 1 1 3 16 16 16 V. KẾT LUẬN. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS môn hoá học – NXB giáo dục - Sách giáo khoa hoá học lớp 9 – NXB giáo dục - Sách giáo viên hoá học lớp 8, 9 – NXB giáo dục - Sách bài tập hoá học lớp 9 – NXB giáo dục - Sách nâng cao hoá học 9 - NXB giáo dục - Sách Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 9 - NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
File đính kèm:
- SANG_KIEN_KINH_NGHIEM_HUONG_DAN_HOC_SINH_LAM_CAC_BAI_TAP_HAY_VA_KHO_TRONG_SACH_GIAO_KHOA_MON_HOA_HOC.doc