Báo cáo sáng kiến Bảo tồn và phát triển trò chơi dân gian ở trường tiểu học

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Tên sáng kiến: Bảo tồn và phát triển trò chơi dân gian ở Trường tiểu học.

2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:

 Hệ thống giáo dục từng bước được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Phấn đấu cao nhất để nền giáo dục Việt Nam sớm đạt trình độ tiên tiến.

 Ngành Giáo dục quán triệt các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, tiếp tục đặc biệt quan tâm chăm lo và đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người”, tạo điều kiện tốt hơn, đầy đủ hơn cho việc học tập, rèn luyện và phấn đấu của con em chúng ta.

 

doc9 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 4059 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo sáng kiến Bảo tồn và phát triển trò chơi dân gian ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thực hiện các cuộc vận động lớn của Đảng và của ngành Giáo dục như: cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; toàn ngành tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 Qua quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 triển khai thực hiện phong trào này. Công văn số: 1741/BGDĐT-GDTrH V/v: Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” môi trường giáo dục ngày càng thêm thân thiện, chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh ngày càng chất lượng hơn.
 Tuy nhiên, trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự cám dỗ của cuộc sống đời thường, những tệ nạn xã hội phát sinh. Tình trạng học sinh lơ là trong học tập, có thói quen ỷ lại, trông chờ vào sự nâng đỡ của thầy cô, dễ dãi trong thi cử, việc dạy thêm, học thêm không đúng quy định đã làm biến dạng việc đánh giá chất lượng dạy - học và các trò chơi ảo tràn lan ở ngoài xã hội, các tiệm Gams ngày càng nhiều xuất hiện gần trường học, các trò chơi dân gian ngày càng mai một, quên lãng. Để bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc trong 
đó có trò chơi dân gian đã xuất hiện lâu đời trong quá trình lao động, sinh hoạt cộng đồng của dân tộc ta. 
 Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”, qua những bài đồng dao theo cách nói vần, và đồng dao đã làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ. Trò chơi dân gian là một hoạt động có tác động mạnh mẽ đến trẻ em, nó là phương tiện giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.
 Từ những vấn đề trên, để đưa trò chơi dân gian vào trường Tiểu học là cần thiết và cấp bách nhằm đầy lùi các tệ nạn xã hội, góp phần giáo dục tinh thần, 
ước mơ học sinh trong sáng, lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong ngành giáo dục. Chính vì thế, tôi chọn đề tài: “Bảo tồn và phát triển trò chơi dân gian ở trường tiểu học”.
 II. Nội dung:
 1. Cơ sở lý luận:
 Trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc, các trò chơi dân gian là những sản phẩm mang tính vận động đặc trưng và là biểu hiện tinh thần xuất phát từ trong lao động sản xuất. Các trò chơi dân gian dân tộc có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học vô cùng lớn. Đó còn thể hiện tính cộng đồng, tính tập thể, tinh thần đoàn kết trong nhân dân rất cao. Và càng đặc biệt hơn, khi các trò chơi dân gian này chỉ được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, truyền tay và được học hỏi trong quá trình chơi hay thi đấu. Trò chơi dân gian các dân tộc cần được bảo tồn qua nhiều đời trong đời sống cộng đồng, được lưu giữ và phát huy gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của dân tộc. Góp phần hình thành nên sự kiên cường, sự dẻo dai và ý thức vươn lên trong những hoàn cảnh khó khăn, giành chiến thắng của mỗi con người, mỗi cộng đồng người trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, trong những điều kiện không thuận lợi. Cũng chính những trò chơi dân gian này làm nên những bản sắc đặc trưng và khu biệt của mỗi cộng đồng.
 Việc khôi phục lại các trò chơi dân gian rất quan trọng. Bên cạnh đó, các phong trào tổ chức lễ hội văn hóa, thi đấu cần diễn ra thường xuyên và sôi nổi để góp phần vào bảo tồn, phát triển các trò chơi dân gian cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh tiểu học nói riêng.
 2. Thực trạng và khó khăn:
 - Thực trạng:
Qua quá trình phát triển kinh tế hội nhập quốc tế, phát sinh nhiều hệ lụy kèm theo các trò chơi trực tuyến phát triển, nhiều cơ sở gams và gams trong điện thoại xuất hiện lôi cuốn nhiều học sinh tham gia chơi điện tử. Trước khi đưa trò chơi dân gian vào nhà trường học trong giờ ra chơi học sinh rượt đuổi nhau, nghịch phá hoặc chơi các trò chơi “bạo lực” gây tai nạn học đường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm hồn trẻ thơ. Các trò chơi dân gian vốn có từ lâu đời của dân tộc ta qua quá trình lao động, sinh hoạt cộng đồng mà hình thành bị lãng quên, mai một. Đây là bản sắc dân tộc Việt Nam cũng là văn hóa lâu đời của người Việt. Hiện nay, ngoài giờ học, một số học sinh thường chơi gams, nghe nhạc, xem tivi Có nhiều em quá mê trò chơi điện tử nên quên cả học, quên ăn uống làm ảnh hưởng đến đôi mắt
Khó khăn: Năng khiếu, kỹ năng giáo viên còn hạn chế, không được tập huấn. Giáo viên có nhiều trình độ khác nhau và lứa tuổi cũng không đồng đều nên gặp nhiều khó khăn trong hướng dẫn các trò chơi dân gian cho học sinh.
3. Những biện pháp:
 a . Một số hình thức triển khai và tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh trường tiểu học:
 a1. Nâng cao nhận thức của giáo viên, phụ huynh học sinh và Tổng phụ trách Đội:
- Đối với Giáo viên: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, hợp lý, phù hợp với với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục phổ thông; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; thực hiện phương châm “giảng ít, học nhiều”, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. 
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học. Coi trọng sự phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. 
Ngoài ra còn phải còn quan tâm đến hoạt động ngoài khóa, giáo dục bảo tồn trò chơi dân gian của dân tộc ta đã có lâu đời qua lao động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng và phát triển trò chơi dân gian có ý nghĩa trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Đặc biệt đối với trẻ em tuổi tiểu học, trò chơi dân gian còn góp phần hình thành nhân cách văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Phụ huynh học sinh: Nhiệt tình ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ học sinh tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể do giáo viên, Tổng phụ trách Đội tổ chức.
- Tổng Phụ trách Đội: Nhận thức đúng đắn về bảo tồn và phát triển trò chơi dân gian có ý nghĩa rất quan trọng, trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ một cách có hiệu quả. Khi tham gia vào các trò chơi vận động dân gian, các vận động cơ bản của trẻ được rèn luyện, nhờ đó mà trẻ trở nên nhanh nhẹn, khéo léo, hoạt bát, tự tin trong hoạt động tập thể.
a 2. Bảo tồn và phát triển trò chơi dân gian ở Trường tiểu học:
 Tổ chức thực hiện các trò chơi dân gian ở Trường tiểu học đã góp một phần bảo tồn văn hóa dân gian của dân tộc song cần sưu tầm, ghi chép lại, góp phần vào kho tàng văn hóa dân gian thêm phong phú hơn và lưu truyền về sau, phát triển văn hóa dân gian đặm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
 Thầy (cô) giáo và học sinh sưu tầm trong sách, báo, trong nhân dân ở nhiều vùng miền khác nhau, phân loại trò chơi cho từng đối tượng học sinh, áp dụng trò chơi để phù hợp lứa tuổi.
 Trong đời sống hiện nay, khi quá trình hội nhập và phát triển, sự giao lưu và tiếp biến văn hóa và sự ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp của nhiều trào lưu văn hóa mới, cũng với sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thi trường đã dẫn tới những sự đổi thay mang tính tiêu cực của trò chơi đang có nguy cơ mai một, biến mất hay biến tượng một cách bất thuuwongf và nhanh chóng. Thay thế vào đó các trò chơi mới được du nhập không phù hợp với văn hóa, thể chất của con người Việt Nam. Chính vì thế gia đình, nhà trường và cộng đồng cần bảo tồ, lưu giữ và phát huy giá trị của các trò chơi văn hóa dân gian đã được quan tâm, chú trọng. 
a3. Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của học sinh trường tiểu học.
 Trò chơi dân gian vô cùng phong phú và đa dạng, nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với lứa tuổi học sinh bậc tiểu học. Chính vì thế, giáo viên lựa chọn cho học sinh chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu đồng thời gây nhiều hứng thú, đặc biệt là những trò chơi có những lời ca, những bài thơ hay.
 Bên cạnh đó, ở trong trường Tiểu học lại có 2 lứa tuổi (Nhi đồng và thiếu niên). Mỗi độ tuổi lại có trình độ nhận thức và năng lực hoạt động khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Cụ thể như sau:
* Với lứa tuổi nhi đồng (lớp 1, 2, 3): Ở lứa tuổi này chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản mà mang tính chất vui tươi, dí dỏm như: "Chi chi chành chành", "Tập tầm vông", "Nu na nu nống" , "Rồng rắn lên mây"
* Với lứa tuổi thiếu niên (lớp 4, 5): Học sinh ở lứa tuổi này có thể chơi được các trò chơi dài hơn và khó hơn, phức tạp hơn như: "Đánh chuyền", "Kéo co", "Cướp cờ"
 Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho học sinh bậc tiểu học, giáo viên thực hiện và lưu ý các vấn đề sau:
- Triển khai toàn thể cho các lớp: Giáo viên phụ trách các lớp và cử 5 em để đi tiếp thu các trò chơi về triển khai lại cho tập thể lớp.
- Trò chơi không dễ nhưng cũng không khó.
- Đạo cụ, đồ chơi phục vụ cho các trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
- Tạo điều kiện cho các em học có tính năng động, giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng sống cho trẻ.
- Kích thích và gây được hứng thú, thu hút sự chú ý và say mê khi học sinh chơi trò chơi dân gian.
- Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm học sinh trong lớp phù hợp với trò chơi đó.
 Từ những vấn đề đã đưa ra trên, giáo viên đã lựa chọn các trò chơi sau cho học sinh lứa tuổi tiểu học như sau: "Ô ăn quan", "Đánh chuyền", "Kéo co", "Rồng rắn lên mây", "Xỉa cá mè", "Mèo đuổi chuột", "Bịt mắt bắt dê", "Cướp cờ" 
a 4. Chuẩn bị đạo cụ, đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho học sinh tham gia vào các trò chơi dân gian.
* Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian:
 Mỗi trò chơi có tính chất và đặc trưng riêng nên trước khi tổ chức ta phải chuẩn bị đạo cụ, đồ dùng cho phù hợp từng loại trò chơi đó.Tuy nhiên, nếu thiếu nó thì trò chơi sẽ không hay và không thuyết phục được người xem cũng như người chơi.
Chẳng hạn như:
- Trò chơi: "Đánh chuyền" về đồ cùng đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non (ngày xưa hay dùng) hoặc trái banh tennic
- Trò chơi: "Bịt mắt bắt dê" không thể diễn ra trò chơi mà thiếu dải khăn bịt mắt.
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi dân gian nào đó, người giáo viên hoặc người tổ chức chơi cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
* Dạy cho học sinh đọc thuộc lời ca đối với những trò chơi có lời đồng dao:
 Khi triển khai các trò chơi phải chọn những bài đồng dao nào phù hợp với tâm sinh lý hồn nhiên của học sinh.
Chẳng hạn như: 
 + Trò chơi "Mèo đuổi chuột":
"Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng vòng tròn hát
Chuột luồng chỗ hỏng
Mèo đuổi đằng sau
Chuột cố chạy mau
Trốn đâu cho thoát
Thế rồi chú chuột
Lại đóng vai mèo
Co cẳng đuổi theo
Bắt mèo hoá chuột".
 Muốn được như vậy, trò chơi chỉ tổ chức khi học sinh đã thuộc lời đồng dao. Chính vì thế, giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn học sinh cách chơi và thi đua giữa các lớp vào các thời điểm trong ngày hoặc các buổi ngoại khóa của học sinh như: hoạt động ngoài giờ lên lớp, lồng ghép vào các ngày hội trạiTôi nghĩ rằng nếu học sinh thuộc lời đồng dao tương ứng với trò chơi thì học sinh sẽ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi.
* Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi:
 Một số trò chơi cần phải vận động, dùng sức mạnh tập thể, đòi hỏi số lượng người chơi nhiều và sân chơi phải có diện tích rộng như: "Kéo co", "Rồng rắn lên mây", "Cướp cờ",
Trái lại cũng có một số trò chơi tĩnh, học sinh hay chơi theo các nhóm nhỏ như "Xỉa cá mè", "Đánh chuyền", "Ô ăn quan"
 Vì thế, người triển khai và tổ chức chơi cần nắm vững các hình thức chơi, nắm vững cách chơi, luật chơi, tính chất đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi triển khai và tổ chức cho học sinh chơi.
* Kích thích gây hứng thú và động viên, tất cả học sinh trong trường tham gia vào trò chơi.
  Trò chơi dân gian không bao giờ quy định số người chơi nhất định. Vì vậy giáo viên luôn khuyến khích, động viên tất cả các em tham gia chơi càng đông càng vui. Nếu chơi "Bịt mắt bắt dê", hoặc "Mèo đuổi chuột" mỗi khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi "Rồng rắn lên mây" thì thêm một người, "cái đuôi" sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đều được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi "Xỉa cá mè", "Chi chi chành chành",  cũng tương tự như vậy. Trong khi chơi, tất cả học sinh đều chơi bình đẳng với nhau, bạn nào hoặc đội nào thắng sẽ được biểu dương khen thưởng.
 b. Tổ chức các trò chơi dân gian:
 Qua các trò chơi cổ truyền của trẻ em, ta có thể bảo tồn văn hóa dân gian của dân tộc ta qua lao động, sản xuất và sinh hoạt làng quê đã có lâu đời của dân tộc ta. Ngoài ra còn phát triển trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng. Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục trẻ em có thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giúp cho trẻ em phát triển trí tưởng tượng, cũng là phương tiện phát triển ngôn ngữ có hiệu quả. Khi tham gia chơi, trẻ được ca hát, nhảy múa, đối đáp Qua đó, vốn từ của trẻ được phong phú, ngôn ngũ mạch lạc.
 Đưa trò chơi dân gian vào nhà trường giáo viên nên lựa chọn các trò chơi mang tính tập thể, nhất là trò chơi có các bài hát đồng dao, không chỉ sôi động mà còn nâng cao nhận thức về dân học. Một điều nữa là không phải trò chơi nào 
các em học sinh cũng chơi được mà phải có thầy giáo, cô giáo tổ chức hướng dẫn, làm sao trong giờ nghĩ các em chơi được nhiều trò chơi hơn. Việc đưa trò chơi vào nhà trường tiểu học còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, đảm bảo an toàn cho học sinh, tạo không khí thoải mái và không hề gây áp lực cho các em. Giáo viên Tổng phụ trách làm nồn cốt hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm lựa chọn trò chơi cho phù hợp lứa tuổi. Giáo viên chủ nhiệm lựa chọn những học sinh có năng khiếu tổ chức, quản trò điều khiển trò chơi. Giáo viên dạy môn Thể dục áp dụng vào các tiết trò chơi rất hiệu quả, rèn luyện thể chất cho học sinh tinh thần Đoàn kết, nhanh nhẹn, linh hoạt, thông qua các hoạt động có tác dụng mạnh mẽ đến học sinh, nó là phương tiện giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh. Các trò chơi dân gian được tổ chức vào giờ ra chơi, cấm trại, hội thi chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.
 III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG:
1. Tính mới: Sáng kiến này, lần đầu tiên tôi nghiên cứu, thực nghiệm và áp dụng tại đơn vị, chưa có ai viết và không trùng với đề tài của những người đồng nghiệp.
2. Kết quả, hiệu quả mang lại:
 Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cho học sinh bậc tiểu học làm quen với các trò chơi dân gian, nhà trường đạt được nhiều kết quả tốt:
- 100% các em rất hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian.
- 100% các em được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò chơi dân gian, được củng cố và phục hồi, phát triển các trò chơi dân gian, phong tục truyền thống của dân tộc gữi gìn.
- Học sinh đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp.
- Việc triển khai và tổ chức thi các trò chơi dân gian, tôi nhận thấy học sinh ngày càng nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên và đặc biệt giảm dần với các trò chơi hiện đại ngày nay.
- Ngoài ra trò chơi dân gian còn giúp các em học sinh giữa các lớp ngày thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của lớp. Trò chơi dân gian có một đặc điểm rất quan trọng là diễn ra ngoài trời, luôn gắn bó trẻ với môi trường tự nhiên, đưa các em hòa đồng với thiên nhiên, hòa đồng với mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành tố trong môi trường, giúp các em hiểu biết thiên nhiên sâu sắc, từ đó các em càng yêu quí thiên nhiên hơn. Bên cạnh đó còn tạo sân chơi bổ ích, vui vẻ qua trò chơi, trò chơi dân gian còn giúp các em rèn luyện kỹ năng trong cuộc sống. Khi các em chơi phải biết nhường nhịn nhau, đoàn kết với nhau.
 - Đưa trò chơi dân vào nhà trường còn thực hiện một trong năm tiêu chí của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” sẽ giúp các em được ôn luyện, trau dồi thêm kiến thức về lịch sử dân tộc, văn hóa dân gian
- Đối với trẻ thơ, trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân 
gian là phương tiện giúp các em phát triển tình cảm, đạo đức, tinh thần đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, qua đó góp phần giáo dục các em về truyền thống văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
3. Phạm vi áp dụng:
Sáng kiến này được áp dụng thực tiễn tại trường Tiểu học 1 xã Hiệp Tùng đạt kết quả khả quan, khi áp dụng chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao rõ rệt, từ đó chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng cao hơn, sáng kiến có khả năng tác dụng rộng rãi trong địa bàn tỉnh Cà Mau, đối với cán bộ quản lý có tâm quyết với ngành giáo dục hiện nay, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2015-2020 có tầm quan trọng rất thiết thực trong vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng toàn diện học sinh và đầy lùi tệ nạn xã hội, góp phần giáo dục ước mơ, hoài bảo cho học sinh tiểu học bay cao, bay xa hơn nữa.
Sáng kiến này có ảnh hưởng rất tốt đến cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời có vai trò, ý nghĩa rất lớn trong việc triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đây là một trong năm tiêu chí “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và còn duy trì bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc đã có từng lâu đời để giáo dục thế hệ trẻ.
IV. Kết luận:
 Nâng cao vai trò nhận thức gia đình, Đoàn– Đội và cộng đồng cần tích cực tăng cường hướng dẫn, tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí lành mạnh, bằng các trò chơi dân gian phù hợp với từng lứa tuổi, góp phần giáo dục rèn luyện kỹ năng sống, giúp học sinh phát triển toàn diện, tự tin, có hoài bảo, ước mơ
Công tác bảo tồn và phát triển các gía trị văn hóa truyền thống dân tộc nói chung, trò chơi dân gian nói riêng cần được xác định là nhiệm vụ quan trọng của mọi cấp, ngành và toàn thể xã hội, chú trọng ở nhà Trưởng tiểu học thông qua các trò chơi có thể nâng cao thể chất, ý chí phấn đấu của con người, giáo dục ý thức cộng đồng, bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc các thế hệ. Đồng thời, từng bước nâng tầm các trò chơi dân gian các dân tộc thiểu số trở thành các môn thể thao đại chúng ở tùng vùng, Miền và toàn quốc. 
 Xin thành biết ơn!
Ý kiến xác nhận 
của Thủ trưởng đơn vị. 
 Người viết.
 Nguyễn Hồng Đức
 2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Sáng kiến này được áp dụng thực tiễn tại trường Tiểu học 1 xã Hiệp Tùng đạt kết quả khả quan, khi áp dụng chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao rõ rệt, từ đó chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng cao hơn, sáng kiến có khả năng tác dụng rộng rãi trong địa bàn tỉnh Cà Mau, đối với cán bộ quản lý có tâm quyết với ngành giáo dục hiện nay, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2015-2020 có tầm quan trọng rất thiết thực trong vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng toàn diện học sinh và đầy lùi tệ nạn xã hội, góp phần giáo dục ước mơ, hoài bảo cho học sinh tiểu học bay cao, bay xa hơn nữa.

File đính kèm:

  • docSang_kien_Bao_ton_va_phat_trien_tro_choi_dan_gian.doc
Sáng Kiến Liên Quan