Báo cáo Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 3
Thực trạng của vấn đề
a. Ưu điểm
Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn có hiệu quả, góp phần nâng cao tay nghề cho giáo viên. Giáo viên được trang bị đầy đủ các tài liệu cũng như phương tiện dạy học.
Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết và có lòng yêu nghề, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra phương pháp tốt nhất để truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Phụ huynh học sinh đã quan tâm đến việc học tập của con em mình như chuẩn bị đồ dùng, sách vở trước khi vào năm học mới, trang bị góc học tập có đầy đủ bàn ghế,.
Trong năm học 2022 -2023 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3E. Lớp có sĩ số 32 học sinh trong đó 11 nữ và 21 nam. Trong lớp có nhiều em ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, nhanh nhẹn thích tìm tòi, khám phá, ham hiểu biết, một số em yêu thích môn Tiếng Việt.
b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
Hạn chế:
* Về phía giáo viên:
Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa dành nhiều thời gian để tập trung nghiên cứu sâu các phương pháp giảng dạy để giúp học sinh có kĩ năng đọc hiểu, chưa dành nhiều thời gian học hỏi và nghiên cứu tài liệu tham khảo. Hình thức và phương pháp dạy học chưa thu hút được học sinh.
Giáo viên giảng dạy kiến thức ở hoạt động tìm hiểu bài trong phân môn Tập đọc mới chỉ dừng lại ở việc giúp các em trả lời hết các câu hỏi trong sách giáo khoa.
* Về phía học sinh:
Một số em khi đọc văn bản còn chưa lưu loát, chưa ngắt nghỉ đúng văn bản nên việc hiểu nghĩa của từ quan trọng, của câu văn còn bị hạn chế vì vậy khi học xong bài các em còn chưa hiểu được nội dung bài đọc.
Mặt khác, do các em còn rất nhỏ, vốn từ vựng còn hạn chế nên việc diễn đạt ý hiểu của bản thân còn gặp khó khăn, chính vì điều này mà một số em khi trả lời câu hỏi còn ngắn gọn, cộc lốc, chưa thành câu.
Ngoài ra học sinh chưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế khi gặp những văn bản ngoài sách giáo khoa các em thường bị lúng túng khi đọc. Đó cũng chính là một lí do khiến các em bị nản khi tìm hiểu nội dung văn bản.
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc đời giáo viên của mỗi chúng ta, không ai là chưa từng tham gia hội giảng một lần đúng không ạ? Là một giáo viên đã tham gia giảng dạy nhiều năm nhưng mỗi lần đến kì tham gia hội giảng để chào mừng một ngày lễ lớn nào đó, tôi vẫn luôn có sự phân vân với câu hỏi: “Không biết mình nên dạy môn nào?” Tôi còn nhớ, có lần tôi đã chia sẻ với một người bạn tâm sự đó của mình. Cô ấy khuyên tôi "Nếu như bạn chưa biết dạy môn gì thì cứ chọn tập đọc là môn dễ nhất, vì dạy tập đọc nó đã có quy trình các khâu bước một cách rất rõ ràng." Vậy việc dạy Tập đọc có thực sự dễ như lời cô ấy chia sẻ không nhỉ? Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, tôi không đồng ý với quan điểm đó. Tôi nhận thấy rằng nếu như học Toán là để phát triển tư duy logic thì học Tiếng Việt để phát triển tư duy ngôn ngữ. Tư duy có phát triển thì ngôn ngữ mới phát triển và ngược lại. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và được đặt lên hàng đầu của hoạt động giáo dục. Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng giữ một vị trí quan trọng trong chương trình tiểu học. Phân môn Tập đọc bao gồm các hoạt động: Luyện đọc, luyện đọc hiểu, luyện đọc diễn cảm. Trong đó hoạt động luyện đọc được xây dựng theo một quy trình và các em được làm quen ngay từ những ngày đầu đi học nên đa số các em đều có thể đọc được to, đọc đúng, thậm chí là đọc rất nhanh văn bản. Còn ở hoạt động luyện đọc hiểu thì hoàn toàn khác. Như các thầy cô đã biết, mỗi cuốn sách giáo khoa gồm rất nhiều bài Tập đọc và được gắn với nhiều chủ điểm khác nhau. Mỗi bài đọc đều chứa đựng trong đó những điều hay điều thú vị và những bài học sâu sắc về cuộc sống. Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội được những kiến thức đó? Câu hỏi ấy đã thôi thúc tôi - một giáo viên trẻ với lòng nhiệt tình, sự đam mê và lòng yêu nghề phải tìm ra phương pháp: “Làm như thế nào để giúp học sinh không chỉ đọc đúng, đọc to, rõ ràng mà còn hiểu được nội dung văn bản một cách sâu sắc”. “Làm như thế nào để học sinh cảm thấy thích đọc, cảm thấy hứng thú với môn học vì các em hiểu được văn bản đó truyền tải đến các em thông điệp gì?” Từ đây 3 PHẦN II. NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề a. Ưu điểm Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn có hiệu quả, góp phần nâng cao tay nghề cho giáo viên. Giáo viên được trang bị đầy đủ các tài liệu cũng như phương tiện dạy học. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết và có lòng yêu nghề, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra phương pháp tốt nhất để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Phụ huynh học sinh đã quan tâm đến việc học tập của con em mình như chuẩn bị đồ dùng, sách vở trước khi vào năm học mới, trang bị góc học tập có đầy đủ bàn ghế,... Trong năm học 2022 -2023 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3E. Lớp có sĩ số 32 học sinh trong đó 11 nữ và 21 nam. Trong lớp có nhiều em ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, nhanh nhẹn thích tìm tòi, khám phá, ham hiểu biết, một số em yêu thích môn Tiếng Việt. b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế Hạn chế: * Về phía giáo viên: Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa dành nhiều thời gian để tập trung nghiên cứu sâu các phương pháp giảng dạy để giúp học sinh có kĩ năng đọc hiểu, chưa dành nhiều thời gian học hỏi và nghiên cứu tài liệu tham khảo. Hình thức và phương pháp dạy học chưa thu hút được học sinh. Giáo viên giảng dạy kiến thức ở hoạt động tìm hiểu bài trong phân môn Tập đọc mới chỉ dừng lại ở việc giúp các em trả lời hết các câu hỏi trong sách giáo khoa. * Về phía học sinh: Một số em khi đọc văn bản còn chưa lưu loát, chưa ngắt nghỉ đúng văn bản nên việc hiểu nghĩa của từ quan trọng, của câu văn còn bị hạn chế vì vậy khi học xong bài các em còn chưa hiểu được nội dung bài đọc. 5 Để giúp cho việc dạy học có hiệu quả, ngay từ ngày đầu năm học, tôi đã điều tra qua đồng nghiệp, phụ huynh HS và theo dõi việc đọc của từng em rồi ghi vào sổ theo dõi. Trên cơ sở đó, tôi lên kế hoạch dạy học theo nội dung, chương trình và thời điểm của năm học, đồng thời theo dõi sự tiến bộ dù là rất nhỏ của học sinh. Từ đó, tôi động viên, khuyến khích các em và thay đổi kế hoạch dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Sau đây là một số biện pháp, tôi đã tiến hành thử nghiệm và bước đầu thu lại được một số kết quả khả quan. 2.1. Biện pháp 1: Công tác chuẩn bị. a) Mục tiêu: * Giúp giáo viên: + Xác định rõ mục tiêu của bài học. + Làm chủ được kiến thức, tự tin và có tinh thần tốt trong một tiết dạy, xử lí các tình huống trong bài dạy một cách linh hoạt và sáng tạo. + Đưa ra các phương pháp truyền đạt dưới nhiều hình thức khác nhau để cuốn các em vào thế giới tri thức một cách nhẹ nhàng và dễ hiểu nhất. + Truyền cảm hứng, kích thích được sự đam mê, ham học hỏi, tìm tòi và khám phá cho các em. * Giúp học sinh: + Đọc được bài tập đọc một cách trôi chảy. + Dự đoán nội dung bài tập đọc. b) Cách thức thực hiện: * Đối với học sinh: - Trước mỗi buổi học Tập đọc, tôi thường giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà đọc bài trước nhiều lần. Để kiểm chứng các em có đọc bài hay không, tôi yêu cầu các em: sau khi đã đọc trôi chảy thì quay bài gửi qua zalo cho cô giáo. - Đọc phần giải nghĩa các từ khó có trong bài theo sách giáo khoa và xác định xem trong bài còn từ nào em còn cảm thấy chưa hiểu nghĩa rồi ghi ra vở. - Sau đó, các em sẽ trả lời các câu hỏi ở cuối bài. - Cuối cùng các em tự viết ra nội dung bài Tập đọc theo ý hiểu của mình. 7 + Tôi luôn cố gắng tạo cho mình một thói quen, tự thiết lập các câu hỏi của bài Tập đọc. Từ đó có thể chia nhỏ hay ghép các câu hỏi trong sách giáo khoa lại với nhau hay đưa thêm 1 câu hỏi gợi mở nào đó để đưa ra nội dung bài một cách ấn tượng nhất đối với học sinh. + Thêm một thói quen nữa khi dạy phân môn Tập đọc của tôi để giúp các em hiểu sau hơn về nội dung bài đó là: Khi gặp những bài tâp đọc mà tôi cảm thấy hay, tâm đắc, tôi thường học thuộc bài tập đọc đó. Nhờ thói quen này mà tôi có thêm vốn từ, vốn hiểu biết để dạy các em. 2.2. Biện pháp 2: Hình thành kĩ năng và thói quen đọc sách. a) Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận diện mặt chữ nhanh, đọc trôi chảy, thành thạo văn bản. Khơi dậy cảm hứng đọc cho học sinh. b) Cách thực hiện: - Trong một tháng đầu tiên của năm học, tôi yêu cầu 100% các em học sinh sẽ quay bài đọc của mình rồi gửi qua zalo cho cô giáo từ hôm trước. Sau đó, tôi sẽ quan sát sự thay đổi của các em ở trên lớp hằng ngày rồi phân hóa đối tượng học sinh như sau: + Với những em đọc tốt, tôi tuyên dương trước lớp, nhắc các em không phải gửi bài qua zalo cho cô nữa và có những phần thưởng để động viên các em. Hình ảnh khen thưởng học sinh đọc tốt trong giờ học Tiếng Việt 9 + Đọc thầm lần 2: Trong khi các bạn đọc nối tiếp đoạn lần 1, cả lớp cùng đọc thầm theo các bạn để luyện phát âm và hiểu nghĩa của từ khó. + Đọc thầm lần 3: Khi các bạn đọc nối tiếp đoạn lượt 2, cả lớp cùng đọc thầm theo các bạn để đọc đúng tiếng, đúng từ và cách ngắt nghỉ câu dài. + Đọc thầm lần 4: Sau khi các bạn đã cùng nhau tìm ra giọng đọc của bài, 1 học sinh đứng lên đọc toàn bài bằng giọng đọc vừa tìm được thì cả lớp cũng vẫn đọc thầm để một lần nữa đọc đúng, trôi chảy các câu văn trong bài. Bằng những cách làm đơn giản như trên, tôi nhận thấy kĩ năng đọc của học sinh lớp mình tiến bộ hơn. Để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng đọc cho các em tôi đã vận dụng thêm các cách làm như sau: - Mỗi giờ truy bài từ thứ Hai, thứ Ba đến thứ Tư hàng tuần, lớp trưởng tổ chức cho các bạn đọc đồng thanh lần lượt các bài Tập đọc trong sách giáo khoa (mỗi hôm đọc 1 bài) - Riêng giờ truy bài của ngày thứ Năm và thứ Sáu hàng tuần, mỗi hôm 2 bạn sẽ lần lượt thay phiên nhau ngồi lên bàn cô giáo để đọc các bài đọc có trong quyển “Văn tuổi thơ”, hay những mẩu truyện ngắn mà mình sưu tầm được cho cả lớp nghe. 11 Hình ảnh học sinh đọc sách trong giờ ra chơi - Khuyến khích các em mang truyện đến lớp, góp chung vào thư viện sách của lớp để các em có nhiều cuốn truyện hay và thích đọc. Hình ảnh góc thư viện của lớp 2.3. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng đọc hiểu a) Mục tiêu: - Giúp các em học sinh hiểu được nội dung văn bản, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn bản đó, tạo nên những điều tích cực trong cuộc sống. b) Cách thực hiện: - Khi dạy đọc hiểu tôi chú ý đến 2 vấn đề: + Hiểu nghĩa của câu từ. + Hiểu nội dung bài. * Hiểu nghĩa của từ: - Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy: Ở bất kỳ một văn bản nào, người viết thường đưa ra những câu từ mới, từ khó hiểu hoặc trừu tượng để tạo nên điểm nhấn cho văn bản của mình. Bởi vậy, hiểu nghĩa của từ nó như mở ra nút thắt giúp học sinh hiểu nội dung văn bản một cách dễ dàng. - Mặc dù cô giao bài tập về nhà là đọc giải nghĩa từ rồi nhưng khi giảng dạy tôi thấy không phải từ nào sau khi đọc xong các em đều hình dung và hiểu được 13 Đi men: bám vào vật gì đó để đi cho vững. Hình ảnh khi giải nghĩa từ đi men Có những bài tôi lại chọn cách giải nghĩa từ bằng ngôn ngữ hình thể của các em. Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “ Cô giáo tí hon” ở SGK Tiếng Việt trang 78. Khi cần giải nghĩa từ “ Khoan thai” tôi cho 5 em học sinh lên bảng biểu diễn dáng đi khoan thai, các em ở dưới quan sát, các em rất hứng thú xem bạn mình biểu diễn và tiếng cười vang lên khắp lớp tôi khi các em nhìn thấy bạn của mình đi nhanh như người mẫu trên sàn catwalk, chính những tiếng cười ấy đã cho thấy rằng: các em hiểu “khoan thai” là dáng đi thong thả, nhẹ nhàng. + Giải nghĩa từ lồng ghép ở phần tìm hiểu nội dung bài. Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “ Những bậc đá chạm mây”. Ở câu hỏi số 2 của bài: Vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?. Để trả lời được câu hỏi này học sinh phải hiểu: vì đường lên núi, nơi mà họ sinh sống là những dãy núi cao dựng đứng nên họ phải đi theo đường vòng rất xa. Tôi sẽ giải thích cụm từ dựng đứng cho học sinh bằng cách cho các con xem hình ảnh dãy núi cao để các em dễ hình dung và có câu trả lời chính xác.
File đính kèm:
- bao_cao_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_hieu_cho_hoc_sinh_l.docx