Báo cáo biện pháp Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong các hoạt động hằng ngày ở trường Mầm non
Âm nhạc và vận động sáng tạo khi được giáo viên Mầm non sử dụng một cách có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo viên có thể chơi đàn guitar, organ hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động khác cuả trẻ ( giờ ăn,chơi ở các góc chơi, chơi ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm, giờ tạo hình.). Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học “Giáo dục âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp Mầm non và hơn nữa. Nhưng đối với đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc. Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong làm quen văn học, làm quen chữ viết, hoạt động tạo hình, làm quen với toán, thể dục buổi sang.
Vì tất cả những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được. Một số giáo viên chưa biết lồng ghép Giáo dục âm nhạc trong một số hoạt động như thế nào phù hợp, không bị lạm dụng, không cho là tham lam trong nội dung tích hợp.
Với tầm quan trọng của việc tổ chức làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và nâng cao
chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua việc tổ chức các hoạt động để phục vụ chuyên môn nên bản thân tôi đã đề cập tới vấn đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các hoạt động hằng ngày ở trường mầm non” với mục đích đem đến cho trẻ những giờ học âm nhạc thật hấp dẫn và phong phú. Từ đó đưa ra những biên pháp tốt giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.Tôi mong rằng, những kinh nghiệm của tôi sẽ đạt được kết quả cao trên trẻ và góp phần giúp giáo viên thực hiện tốt chuyên môn của mình.
thuyền, đi đường en nhớ, bé học luật giao thông”...Nhằm giúp trẻ hiểu và phân biệt các loại hình giao thông và giúp trẻ có ý thức khi tham gia giao thông. - Và còn nhiều chủ đề khác cũng vậy, ở đây chúng ta không nên dừng lại ở phần nghe để chuyển tiếp mà nghe hát để nắm thêm nội dung thông qua đề tài dạy . d.Tạohình: Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mở máy cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó, thì ở đây ngoài nộidung trên bản thân đã tổ chức nhiều tiết hội giảng ở trường với nội dung là cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào phần hướng dẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội dung bài hát giáo viên kết hợp đàm thoại : VD:Vẽ Đèn trung thu: hát bài “Chiếc đèn ông sao”. + Bài hát chúng mình vừa hát có tên là gì ? + Trong bài hát đó nhắc đến cái gì? + Đồ dùng đó chúng ta thường thấy trong dịp nào? Vào phần thực hành tôi cho trẻ nghe nhạc không lời bài hát: Rước đèn tháng 8, rước đèn trung thu... VD: Gấp con bướm: Hát bài: ba con bướm: - Trong bài hát có nhắc đến con vật gì? - Con vật đó như thế nào? - Khi trẻ thực hành tôi cho trẻ nghe bài : “Gọi bướm, kìa con bướm vàng” Những câu hỏi đàm thoại đó giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong quá trình vẽ và gấp để có sản phẩm sáng tạo.Khi bài dạy có nhạc tôi cảm thấy trẻ học bài hứng thú hơn, chăm chú hơn. Bản thân tôi thấy bài dạy của mình có hiệu quả hơn. Tương tự cho những bài dạy khác tôi cũng phải lựa chọn những bài hát phù hợp với những bài học của trẻ. Bởi tôi biết rằng: khi tiến hành nột bài dạy nào đó với trẻ nên khởi đầu bằng các trò chơi hay bài hát, nghe giai điệu nhẹ nhàng để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào tiết học. Hoạt động tạo hình Đề tài Nghe nhạc kết hợp Vẽ -Vẽ chân dung cô giáo - Vẽ người thân - Vẽ khu nhà của bé. - Vẽ vườn cây ăn quả - Vẽ ngã tư đường phố - Vẽ cảnh biển -Bông hoa tặng cô(Trần Thị Duyên) -Cả nhà thương nhau (Phạm Tuyên) -Nhà của tôi(Thu Hiền) -Vườn cây của ba (Phan Nhân-Nguyễn Duy) -Em đi qua ngã tư đường phố(Hoàng Văn Yến) -Em yêu biển lắm(Vũ Hoàng) Nặn,xé dán, gấp -Cắt dán đồ dùng đồ chơi ngoài trời. -Nặn đồ dùng bé thích . -Gấp quần áo -Xé sóng biển - Trường chúng cháu là trường mầm non(Phạm Tuyên) -Đoàn tàu nhỏ xinh - Đôi bàn tay -Em yêu biển mùa hè (Đỗ Anh Tuấn) e.Trong hoạt động làm quen với toán: - Trong hoạt động này tôi vận dụng âm nhạc để phát triển tai nghe, sự chú ý quan sát của trẻ. VD :Trong tiết học: Dạy trẻ đếm đến 6, nhận biết số lượng trong phạm vi 6, nhận biết chữ số 6. - Trong phần ôn luyện tôi cho trẻ nghe âm thanh các nhạc cụ: tiếng xắc xô, tiếng trống hay tiếng mõ... Cô nói : - Các con nhìn xem đây là nhạc cụ nào? - Bây giờ cô sẽ dùng dụng cụ này tạo ra âm thanh các con sẽ phải chú ý nghe cô gõ mấy tiếng nhé? ( Trẻ trả lời) - Cô mời một trẻ lên gõ và cho các trẻ khác đoán. f.Tổ chức tốt hoạt động âm nhạc: Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non nên khi dạy học cho trẻ giáo viên cần tiến hành theo phương châm: “học mà chơi, chơi mà học” . Một giờ học âm nhạc tôi xây đựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu. Khi tổ chức hoạt động âm nhạc thì việc thu hút, gây hứng thú cho trẻ vào giờ hoạt động âm nhạc được tốt hơn thôi thúc tôi phải nghiên cứu , sáng tạo những phương pháp dạy học tốt nhất có hiệu quả với trẻ. Để thành công tôi phải tạo được không khí tích cực trong giờ học kết hợp linh hoạt các phương pháp trong quá trình dạy trẻ. * Nếu trọng tâm là dạy hát: - Việc đầu tiên là tôi tìm các bài hát mới ,tìm hiểu về nội dung, nhịp điệu, sắc thái tình cảm, nội dung lời ca và hệ thống câu hỏi hợp lý để đàm thoại với trẻ. Sau khi đã tìm ra bài hát hay phù hợp với trẻ tôi đã tập chung dạy trẻ hát thuộc , hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát và thông qua các câu hỏi mà tôi đưa ra trẻ sẽ hiểu bài hát có nội dung và ý nghĩa của bài hát đó là gì. - Đầu năm tôi được đi tập huấn lớp chuyên đề âm nhạc năm nay đã đưa rất nhiều cái mới vào trong giảng dạy. Để đa dạng các cách hát khác nhau không đơn thuần cho trẻ hát đúng lời đúng nhạc mà tôi trẻ còn thực hành và tiếp cận cách hát khác nhau:hát đệm, hát bè, hát lĩnh xướng, hát to nhỏ...Nâng cao trẻ có thể hát đối đáp, hát rap, hát rook, hát theo tiết tấu. Ngoài ra cũng có thể áp dụng các bài hát tiếng anh. VD: Dạy hát bài “baby sharte” VD:Dạy hát bài: “ Cái trống cơm” -Tôi đã mạnh dạn đưa hình thức hát acabenla, hát to nhỏ vào để dạy trẻ. * Nếu trọng tâm là nghe hát, nghe nhạc: - Tôi luôn tìm và chọn các bài hát mới các thể loại khác nhau phù hợp với lứa tuổi cho trẻ nghe như: Hát ru,nhạc giao hưởng, nhạc kịch, dân ca... Với nội dung nghe hát tôi cho trẻ cảm thụ giai điệu của bài hát trên đàn Ocgan , nghe trên đài hoặc xem video bài hát đoạn nhạc đó để trẻ cảm nhận được sắc thái của bài hát: vui nhộn, nhí nhảnh, tha thiết... Khi cảm thụ về bài hát xong cô cho trẻ nghe bài hát đó hát để cho trẻ cảm nhận bài hát sâu sắc hơn. Để cho trẻ tham gia tích cực vào hoạt động cùng cô hơn tôi cho trẻ hưởng ứng bài hát theo ý thích của mình. VD: Trong phần nghe hát bài: Cây trúc xinh. Tôi đã cho trẻ xem video bài hát do ca sĩ thể hiện,hỏi trẻ cảm nhận giai điệu của bài hát như thế nào.Sau đó trẻ sẽ hưởng ứng bài hát đó cùng cô với các hình thức mà trẻ thích. (Hình ảnh 2:Cô giáo biểu diễn) * Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc: Đổi mới hình thức vận động cũng sẽ làm tăng sự hứng thú phấn khích đối với trẻ.Ngoài hình thức vận động vỗ tay theo tiết tấu, nhịp, phách...thì vận động sáng tạo như sử dụng nhạc cụ, nhảy khiêu vũ, dân vũ, động tác thể dục phù hợp cũng được tôi đưa vào bài dạy. Trước tiên tôi cho trẻ nêu ý tưởng vận động của mình; có trẻ nêu cách vận động vỗ tay theo nhịp, có trẻ thích vận động bằng chân, vận động " múa minh họa động tác". Với vận động là dạy trẻ múa minh họa tôi mời một số trẻ nên biểu diễn . Từ đó tôi có thể lấy một số động tác của trẻ vào bài múa mà tôi định dạy. Còn nếu là vận động vỗ tay theo tiết tấu tôi có thể cho trẻ làm luôn tùy vào khả năng của trẻ. Nếu đa số trẻ làm được rồi thì tôi sẽ không làm mẫu và sẽ tập chung vào sửa sai cho trẻ chưa làm đúng. Từ đó trẻ hứng thú hơn, hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả cao hơn. Tất cả những vận động của chân tay, thân mình nhờ có phụ họa của âm nhạc trở nên chính xác, , nhịp nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp , duyên dáng. Trong khi vận động nhất thiết phải sử dụng nhạc cụ để bài học thêm sinh động. - Trong hoạt động học tôi luôn tuyên dương kịp thời những cháu hát đúng, hát hay, vận động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê trẻ, tôn trọng trẻ, nhẹ nhành sửa sai đối với trẻ làm chưa đúng. Từ đó sẽ có hướng giáo dục trẻ học môn âm nhạc được tốt hơn. VD: Khi cho trẻ nghe hát bài” Cây trúc xinh “ tôi thể hiện bài hát bằng mặc trang phục quan họ cầm nón quai thao. Vừa hát tôi vừa đi đến gần trẻ để trẻ quan sát và để trẻ nhận thấy sự tình cảm , giai điệu mượt mà da diết của bài hát. Qua đó cũng giáo dục trẻ phải yếu quý và gìn giữ những nét đẹp văn hóa mà cha ông ta để lại. (Hình ảnh 3: Trẻ vận động cùng nhạc cụ) g. Hoạt động thể chất: Trong môn thể dục ở bậc học mầm non thì đưa âm nhạc vào càng hữu hiệu.Thể dục thể thao trong trường mầm non là một hoạt động rất cần thiết không thể thiếu.Để hoàn thành tốt một giờ học thể chất giáo viên cầm lắm chắc phương pháp.Ngoài việc làm mẫu, cho trẻ quan giác trực tiếp các đồ dùng, dụng cụ thì âm nhạc là một trong những yếu tố có tính thẩm mỹ, tạo hứng thú cho trẻ.Sử dụng âm nhạc trong dạy thể dục được coi như một phương tiện truyền thụ kiến thức rất hiệu quả cho trẻ. Bởi vậy đưa âm nhạc vào tiết thể dục để chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác: từ khi khởi động đến bài tập phát triển chung...là góp phần đổi mới phương thức giảng dạy. VD:Trong một tiết thể dục: Đi thăng bằng trên ghế thể dục. Ném xa - Để khởi động trẻ sẽ đi vòng tròn trên nền nhạc bài : Bài tập thể dục và phối kết hợp các động tác khởi động cho chân và tay. - Khi vào bài tập phát triển chung trẻ sẽ tập các động tác trền nền nhạc bài hát: Con cào cào, tập thể dục buổi sáng... Trước đây trẻ di chuyển hay khởi động theo hiệu lệnh thì bây giờ được áp dụng bằng âm nhạc.Trẻ sẽ vừa hát vừa làm các động tác theo quy định.Nên chọn các bài hát vui tươi , trong sáng phù hợp với lứa tuổi và chủ đề mà trẻ dễ thuộc phù hợp với bài tậpđể tạo cảm giác hứng thú.Khi đưa âm nhạc vào trong tiết dạy tôi thấy trẻ rất hứng thú, say mê luyện tập có ý thức kỉ luật tốt, rất tự giác.Việc đưa âm nhạc vào giờ thể chất là một trong những biện pháp đổi mới phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong giờ học. Bên cạnh đó cũng giúp trẻ tăng cường khả năng nghe nhạc , cảm nhận giai điệu, lời ca của các bài hát.Đối với trẻ mầm non thì việc áp dụng âm nhạc vào môn thể chất sẽ giúp trẻ có nếp sống lành mạnh, tập luyện và vui chơi có ý thức kỷ luật. Từ đó hình thành phẩm chất đaoh đức tốt tạo tiền để cho trẻ phát triển trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.(Hình ảnh 4: Hoạt động học thể chất) 4.3.Biện pháp 3: Giáo dục âm nhạc thông qua ngày lễ, ngày hội: Tổ chức cho trẻ hoạt động văn hóa văn nghệ tập thể nói chung và tổ chức các ngày lễ ngày hội thông qua hoạt động âm nhạc nói riêng nhằm góp phần đưa trẻ về với thế giới tuổi thơ đầy ý nghĩa, giúp trẻ được vui chơi, được khám phá được thể hiện năng khiếu ca múa hát của mình. Giáo dục âm nhạc thông qua ngày lễ, ngày hội tốt, hiệu quả tôi tin rằng sau này chúng ta sẽ có một thế hệ tương lai đầy triển vọng Là giáo viên đứng lớp 5 tuổi tôi đã mạnh dạn đưa biện pháp hoạt động giáo dục âm nhạc vào những ngày lễ, ngày hội - Ở tại lớp A6 tôi phụ trách phong trào văn hóa văn nghệ được mở rộng và rất sôi động. Hàng tuần vào chiều thứ 6 tôi và trẻ lại tổ chức ôn lại những bài hát đã học qua đó trẻ cũng rèn luyện giọng hát của mình và đồng thời cho trẻ giao lưu văn nghệ giữa các lớp trong khối 5 tuổi. Bên cạnh đó tôi thường xuyên bồi dưỡng thêm cho các cháu có năng khiếu trong lớp để tham gia vào những dịp như khai giảng,bế giảng năm học, tết trung thu, hội làng...Trong những dịp tham gia vào hội thi lớp tôi thường đạt được những giải thưởng cao.Tôi nhận thấy trong những lần trẻ được tham gia vào những cuộc thi như vậy rất có hiệu quả, trong cuộc thi trẻ hào hứng hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn và tôi thấy một số trẻ rất thích biểu diễn . Trẻ thể hiện một cách tự nhiên, không ngại ngùng, biểu diễn rất say mê điều đó đã làm tôi thật sự vui sướng, sự hưng phấn của trẻ càng thôi thúc tôi hăng say hơn trong công việc và điều quan trọng hơn cả là tôi thấy rằng việc làm và hướng tôi lựa chọn hoàn toàn phù hợp với trẻ. (Hình ảnh 5:Biểu diễn văn nghệ ở hội làng) 4.4.Biện pháp 4: Một số trò chơi phục vụ âm nhạc để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tịên để đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng thông qua tai nghe âm nhạc. Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. a. Trò chơi : Mi son la Trong trò chơi này sẽ giúp trẻ luyện xướng âm chính xác các nốt nhạc. -Cô sẽ đánh đàn các nốt nhạc theo độ từ dễ đến khó . Trẻ phải nghe chính xác các nốt và xưỡng âm lại theo đúng cao độ. b. Trò chơi: “Ai tinh nhất” - Trò chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe các âm thanh của các nhạc cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ. - Chuẩn bị : Một số nhạc cụ âm nhạc như sau Đàn organ bằng đồ chơi điện tử, kèn nhựa, kèn bằng vỏ ốc, phách gõ bằng tre, bằng vỏ nghêu, dàn gõ bằng tre, trống gõ bằng lon, bằng quả bầu khô... - Cách chơi : Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các nhạc cụ. Cô giới thiệu cho trẻ biết từng loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc cụ đó như: + Cô đàn organ và nói cho trẻ biết đó là tiếng đàn organ. + Cô thổi kèn bằng nhựa và cho trẻ biết đó là tiếng kèn bằng nhựa. + Cô gõ phách bằng tre và cho trẻ biết đó là tiếng gõ bằng phách tre... Sau khi giới thiệu hết các loại nhạc cụ, cô lần lượt đánh đàn, gõ các loại nhạc cụ cho trẻ vừa nghe, vừa xem và cô hỏi trẻ tiếng nhạc cụ gì?Khi trẻ đã quen, cô cho trẻ ngồi không nhìn thấy nhạc cụ, sau đó cô đánh đàn, gõ, thổi các loại nhạc cụ và hỏi xem trẻ nhận biết được âm thanh của loại nhạc cụ nào. Sau đó cho trẻ chia làm 2 đội và thi đua, - Luật chơi : Nếu đội nào đoán sai phải hát một bài theo yêu cầu của đội đoán đúng. Nếu đoán đúng sẽ được khám phá, trải nghiệm với nhạc cụ đó. c. Trò chơi: “Giai điệu thân quen” Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại giai điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh nhẹn, linh hoạt, trả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát. Chuẩn bị: Băng nhạc có các bài hát trong chương trình mà trẻ đã được học, đài Cách chơi: Cô mở cho trẻ nghe giai điệu bài hát, 2 đội rung chuông giành quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa nghe. Ví dụ: Cho trẻ nghe giai điệu “ Bé rất ngoan...” thì trẻ phải nêu được đó là bài hát “Bé rất ngoan” - Luật chơi : Nếu trả lời đúng mỗi trẻ trong đội được tặng một bông hoa, nếu trả lời sai quyền trả lời thuộc về đội bạn d. Trò chơi : Ai nhanh nhất - Trò chơi giúp trẻ có phản xạ nhanh nhẹn hát và vỗ tay theo đúng nhịp điệu - Cô chuẩn bị sẵn 6 chiếc ghế và xếp thành vòng tròn. Trò chơi này cần 7 bạn chơi. Trẻ sẽ đi vòng quanh ghế vừa đi vừa hát và vỗ tay theo nhạc bài hát bất kì. Khi có hiệu lệnh “ngồi” trẻ phải nhanh chân ngồi vào 1 chiếc ghế. Bạn nào không ngồi được vào ghế thì sẽ thua cuộc.(Hình ảnh 6 : Trò chơi ai nhanh nhất) f. Trò chơi “Nghe thấu hát tài” : Trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin cho bạn đúng Chuẩn bị : Một số câu hát trong các bài hát trong chương trình mà trẻ đã thuộc. Cách chơi: Thành viên thứ nhất của 2 đội ra ngoài lớp, cô nói thầm vào tai từng trẻ đại diện của 2 đội một câu hát giống nhau. Sau đó 2 trẻ có trách nhiệm chạy về đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 nói thầm vào tai cho bạn thứ 3...Và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của đội, trẻ cuối cùng lên hát lại câu há đó Luật chơi: Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc. Ví dụ: Cô nói thầm vào tai trẻ đại diện 2 đội câu hát: “Yêu chú công nhân lớn lên cháu lái máy cày”. Hai trẻ đại diện chạy về nói thầm vào tai cho bạn thứ 2 của đội mình...Và cứ thế cho đến bạn cuối cùng của đội lên hát lại đúng lời của câu hát trên và nhanh trước đội kia là thắng cuộc. g. Trò chơi: Những vũ công tài ba - Trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển tai tinh, phản xạ tay chân thật nhanh khi nghe chính xác giai điệu của các bài hát - Cô sẽ bật nhạc cho trẻ vận động tùy thích nhưng khi nhạc chậm trẻ thực hiện vận động chậm nhưng nhạc nhanh trẻ thực hiện vận động nhanh. Nếu trẻ nào không thực hiện đúng sẽ thua cuộc. h. Trò chơi “Chiếc hộp âm nhạc” Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên biểu diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong những chiếc hộp. - Trên màn hình sẽ xuất hiện những chiếc hộp có màu sắc khác nhau trên mỗi hộp có đánh số thứ tự. Nhiệm vụ của các đội chơi sẽ mở hộp ra trong đấy là hình ảnh hoặc giai điệu bài hát nào đó. Đội chơi đó phải đoán và hát chính xác bài hát đó. 4.5.Biện pháp 5:Phối hợp với phụ huynh: Muốn nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc công việc tuyên truyền tới các bậc phụ huynh là hết sức quan trọng đối với giáo viên mầm non . - Ở bảng tuyên truyền tôi đã ghi rõ tên các bài hát trong chủ đề để phụ huynh cùng nắm bắt được kế hoạch để phối hợp cùng cô giáo giúp cho trẻ thể hiện bài hát đó cho những người thân trong gia đình nghe. Từ đó giúp trẻ tự tin và có kĩ năng khi thể hiện bài hát - Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng, đĩa ở nhà, cha mẹ cùng trẻ thể hiện bài hát. Từ đó làm phong phú vốn hiểu biết về âm nhạc của trẻ. - Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm những bài hát, bản nhạc có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ hoặc ghi âm giọng hát của trẻ vào đĩa và xây dựng thư viện âm nhạc của lớp. 5.Kết quả: a. Về phía trẻ:Kết quả đạt được như sau: STT Nội dung khảo sát Đạt Không đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Trẻ hứng thú 30/31 97% 1/31 3% 2 Thể hiện đúng giai điệu bài hát 29/31 94% 2/31 6% 3 Thể hiện tình cảm , cảm xúc 29/31 94% 2/31 6% 4 Kĩ năng vận động 28/31 90% 3/31 10% Sau khi thực hiện các biện pháp trên tại nhóm lớp mình, tôi thấy giờ học âm nhạc đạt kết quả tốt hơn, giờ học sinh động thoải mái, trẻ hứng thú học và tích cực tham gia vào các hoạt động. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều. Qua các biện pháp trên giờ học âm nhạc trở nên sinh động, thoải mái, trẻ học hứng thú và tích cực hơn. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn, linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. b. Về phía giáo viên: - Kỹ năng biểu diễn âm nhạc được nâng cao, thường xuyên tham gia phong trào văn nghệ của trường phát động. - Biết lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động khác. - Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. - Cô giáo cần tích cực sưu tầm nhiều hình ảnh tư liệu có liên quan đến chủ đề âm nhạc cần dạy. - Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để giúp trẻ phát triển tốt hơn. - Biết tận dụng các đồ dùng, vật dụng mà phụ huynh mang đến để tạo ra các dụng cụ âm nhạc. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1) KẾT LUẬN *. Bài học kinh nghiệm: - Giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo là vấn đề mới và khó những tác phẩm âm nhạc mà trẻ nghe từ thủa bé thường để lại những ấn tượng sâu sắc trong tình cảm và nhận thức.Đối với trẻ âm nhạc là đối tượng thẩm mỹ mà còn là đối tượng giáo dục. Vì vậy muốn làm tốt giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong đời sống hàng ngày cần phải: -Hát đúng, diễn cảm,thể hiện sắc tháitình cảm bài hát kết hợp với điệu bộ, cử chỉ. -Giáo viên phải biết sử dụng đàn, có nhạc cụ cho trẻ thì mới thu hút được trẻ. - Cho trẻ làm quen với âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi để trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích tham gia vào các hoạt động âm nhạc. - Nghiên cứu bài dạy, chuyển tiếp nhẹ nhàng, loogic mới thu hút trẻ học tốt. - Thông qua các hoạt động giúp trẻ hiểu thêm về âm nhạc và củng cố những kiến thức đã học. 2. Khuyến nghị: a) Về phía các phòng ban lãnh đạo Huyện Gia Lâm: Mong các phòng ban lãnh đạo huyện sẽ thường xuyên xây dựng các tiết chuyên đề âm nhạc để giáo viên như chúng tôi được học hỏi, mở mang, trao dồi kiến thức. Tạo điều kiện cho chúng tôi được đi tham quan, học hỏi tại các trường bạn. Trên đây là những biện pháp mà thực tế tôi đã thực hiện và đã gặt hái được một số thành công. Nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học, các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn cho những lần sau và cho quá trình giảng dạy sau này. b) Về phía nhà trường: Đề nghị nhà trường mua bổ sung thêm đồ dùng cho góc âm nhạc để trẻ được cảm thụ âm nhạc một cách toàn diện nhất Tôi xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_am_nhac_cho_t.docx