Báo cáo Biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử thông qua phương pháp tổ chức trò chơi và tích hợp liên môn ở Lớp 7 và Lớp 8

Chính bản thân giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn của mình. Tâm lí môn phụ đã làm cho không ít giáo viên có suy nghĩ “dạy cho xong” mà không chú ý tới việc đầu tư chiều sâu cho bài giảng

 Gv thiếu biện pháp hỗ trợ để tăng sức hấp dẫn cho bài học Lịch sử, chưa tái hiện được quá khứ lịch sử một cách sinh động vì vậy chưa phát huy được thế mạnh của bộ môn, các giờ học trở nên khô khan, nặng nề.

Đa số HS chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của bộ môn

Coi Lịch sử là môn phụ nên không cần thiết phải đầu tư học, thậm chí nhiều em còn chán ghét môn học

Ý thức học tập, tham gia các hoạt động của một số HS còn hạn chế

 

pptx40 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử thông qua phương pháp tổ chức trò chơi và tích hợp liên môn ở Lớp 7 và Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Quế Võ, tháng 11 năm 2021 BÁO CÁO BIỆN PHÁP
 I ĐẶT VẤN ĐỀ
 II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
III TÀI LIỆU THAM KHẢO
IV MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ 
 CỦA BIỆN PHÁP
 V CAM KẾT PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng công tác chất lượng dạy học Lịch sử ở trường THCS Việt Thống 
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy 
3.Thực nghiệm sư phạm 
4. Kết luận 
 5. Kiến nghị, đề xuất 2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
 Xuất phát từ thực trạng trên, Tôi thấy cần thiết phải thay 
đổi Phương pháp dạy học nhằm tăng hứng thú và tính tích 
cực cho các em từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học 
môn Lịch sử. Tôi xin mạnh dạn đề xuất:
 “Biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử 
thông qua phương pháp tổ chức trò chơi và tích hợp liên 
môn”
- Thời gian thực nghiệm: 9/2020 đến tháng 8/2021
- Địa điểm: Tại các lớp khối 7 và khối 8 của trường THCS Việt 
Thống- nơi Tôi trực tiếp giảng dạy. 3.THỰC NGHIỆM SƯ 
 PHẠM
 a. MÔ TẢ CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 a.1. Hoạt động tổ chức trò chơi
 * Hoạt động khởi động
 Tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học, nếu tổ 
 chức tốt sẽ lôi cuốn sự chú ý và khơi dậy được hứng 
 thú học tập
Hoạt Chuẩn bị phần Khởi động như thế nào cho hiệu quả 
động phải dựa vào mục tiêu bài học, đối tượng HS và điều 
 kiện của GV.
khởi 
động Có nhiều trò chơi có thể sử dụng trong hoạt động 
 khởi động như “Bức tranh bí ẩn”, “Vòng quay kì 
 diệu, “Mảnh ghép bí ẩn”, “Cùng đi du lịch”. Áp dụng vào bài 13 “Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)” 
 NHỔ CÀ RỐT “Chủ nghĩa đế quốc thực dân” là đặc điểm của đế 
 quốc nào?
 A : Đức
 B : Anh
 C : Pháp
 D : Mĩ
A B C D Áp dụng vào bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc đấu tranh 
bảo vệ cách mạng (1917- 1921)
 VÒNG QUAY 
 MAY MẮN
 1 2 3
 4 5
 QUAY * Chú ý:
- Chọn những trò chơi có thời lượng ngắn: 2- 3 phút
- Câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, súc tích
- Nội dung câu hỏi phải phù hợp với nội dung và mục tiêu của bài học, 
vừa sức với HS
-> GV cần tránh sử dụng những trò chơi có thời lượng quá dài hoặc 
câu hỏi quá khó, dườm dà vừa làm mất thời gian vừa ảnh hưởng tới 
nội dung bài học, làm giảm hứng thú ở HS. *Ví dụ 1: Khi dạy bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427) (Lịch sử 7) 
chúng ta có thể sử dụng tác phẩm “ Cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi làm tư liệu giảng 
dạy xuyên suốt cả bài 19. Qua đó giáo dục các em tinh thần yêu nước, tinh thấn đấu 
tranh chống giặc ngoại xâm và tư tưởng nhân văn, nhân đạo của cha ông ta
 *Ví dụ 2: Khi dạy bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX 
đến năm 1918 ( Lịch sử 8):
+ Chúng ta có thể liên hệ tới một số bài thơ, văn của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh: 
“Lưu biệt khi xuất dương”- bài thơ thể hiện lí tưởng sống cao đẹp, chí làm trai của 
Phan Bội Châu và các thanh niên đương thời
+ Hay khi giảng phần 3: Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi 
tìm đường cứu nước, ta có thể sử dụng bài thơ “ Người đi tìm hình của nước” của 
nhà thơ Chế Lan Viên để khắc họa hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn 
Tất Thành
 Xuyên suốt bài thơ là hành trình đầy 
 gian nan, vất vả của một chàng trai trẻ, từ
 lúc con tàu La Touche Treville đưa
 Người vượt cả một chặng dài lênh đênh
 trên sóng bể cho đến lúc Người tìm thấy
 con đường cứu nước và trở về với Tổ
 quốc yêu thương. *Ví dụ 1: Khi dạy bài 11: “Các nước 
Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế 
kỉ XX”- (Lịch sử 8) để giải thích cho HS 
hiểu: “ Vì sao các nước Đông Nam Á lại 
bị các nước phương Tây xâm lược?” 
chúng ta có thể sử dụng lược đồ H46: 
Lược đồ khu vực Đông Nam Á cuối thế 
kỉ XIX để giới thiệu về vị trí địa lí, đặc 
điểm địa hình, tài nguyên thiên nhiên 
của Khu vực Đông Nam Á. Lược đồ khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ 
 XIX
 *Ví dụ 2: Hay ta dạy bài: Bài 11: 
 “Cuộc kháng chiến chống quân xâm 
 lược Tống (1075- 1077), giáo viên 
 tích hợp với kiến thức môn Địa lí 9, 
 bài 20: “Vùng đồng bằng sông 
 Hồng” cùng với lược đồ: Cuộc kháng 
 chiến chống quân xâm lược Tống và 
 bản đồ phòng tuyến sông Như 
 Nguyệt để giới thiệu vị trí và cách bố 
 PhòngLược đồ tuyến: Cuộc khángtrên sông chiến chốngNhư Nguyệt quân trí hệ thống phòng thủ trên sông Như 
 xâm lược Tống (1075- 1077), Nguyệt ( Sông Cầu). *Ví dụ 1: Trong bài 13: “Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)”, hoặc bài 
 21: “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)” (Lịch sử 8), khi dạy phần hậu quả 
 ta cho các e xem tranh ảnh về hậu quả của chiến tranh, và có thể tích hợp vấn đề bảo 
 vệ môi trường trong bài 14: “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” trong 
 Giáo dục công dân lớp 7 và tích hợp vấn đề bảo vệ hòa bình thế giới trong bài 4: 
 “Bảo vệ hòa bình” trong sách Giáo dục công dân 9. Từ đó giáo dục các em bảo vệ 
 môi trường sống xung quanh mình và đấu tranh bảo vệ hòa bình cho nhân loại.
 Cảnh tàn khốc trên chiến trường Cảnh đổ nát của thành phố
 *Ví dụ 2: Khi dạy lịch sử lớp 7, bài 19 “ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427)” 
khi nói về tấm gương Lê Lai hy sinh thân mình để cứu chủ tướng và cả nghĩa quân Lam 
Sơn giáo viên có thể liên hệ kiến thức tiết 10- “Lí tưởng sống của Thanh niên” (GDCD 
9) nhằm hình thành các phẩm chất tốt đẹp và rèn luyện lí tưởng sống cao đẹp cho học
sinh. * Tích hợp với môn Mĩ thuật
 - Sử dụng hình ảnh minh họa trong việc giảng dạy các 
 tiết, các phần về “ Văn hóa các thời kỳ lịch sử”.
 - Sử dụng tranh ảnh trong giảng dạy các bài về các cuộc 
 chiến tranh, khởi nghĩa * Sử dụng kiến thức môn Âm nhạc trong một số bài Lịch sử
 Ví dụ 1. Có rất nhiều tác phẩm âm nhạc ra đời gắn với các sự kiện trọng đại của dân 
tộc, bài hát "Tiến quân ca" của nhạc sỹ Văn Cao là một ví dụ. Bài hát ra đời gắn với 
sự kiện thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa và trở thành Quốc ca của dân tộc 
ta. Bài hát như một hồi kèn xung trận, đồng hành cùng quần chúng nhân dân nổi dậy
cướp chính quyền, góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng năm 1945. Ta có 
thể liên hệ bài này khi dạy bài 23: “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự 
thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. 
 Ví dụ 2: Khi daỵ bài 28: “Sự phát triển 
 của Văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII- 
 nửa đầu thế kỉ XIX”, ở phần nghệ thuật 
 chúng ta có thể cho các em nghe một điệu 
 hát quan họ, hoặc mời một HS trong lớp 
 hát tặng cả lớp một làn điệu quan họ, vừa 
 thay đổi không khí học tập vừa giáo dục 
 các em tự hào về các quê hương Kinh Bắc 
 của mình giàu truyền thống văn hóa C. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU THỰC NGHIỆM
 Phải luôn đảm bảo mục tiêu của bài học. Không đưa quá 
 nhiều các kiến thức của môn học khác vào một bài để tránh 
 làm loãng nội dung chính của bài học 
 GV nên để HS tự liên hệ tới các bài học của các bộ môn 
GIÁO
VIÊN khác trên cơ sở các em đã chuẩn bị bài mới thông qua Phiếu 
 học tập.
 Khi liên hệ tới các bộ môn khác, GV cần sử dụng ngữ điệu 
 phù hợp với nội dung được nói đến trong bài để tăng tính 
 thuyết phục, hấp dẫn HS trong giờ dạy. 4. KẾT LUẬN
 - HS rất sợ học Lịch sử, trong giờ học các em 
 ít xung phong, mỗi giờ học trôi qua rất nặng nề, 
 căng thẳng và buồn tẻ
KẾT 
QUẢ
 - Không khí học tập sôi nổi, các em tích cực, 
 chủ động hơn, mỗi giờ học trở nên nhẹ nhàng, 
 thoải mái hơn. PHẦN III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học Lịch sử- Tác giả: Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị
2. Sách giáo khoa và sách bài tập lịch sử lớp 6,7,8,9- Tác giả Nguyễn Sĩ Quế
3. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử bậc THCS
 Tác giả Phan Ngọc Liên- Nguyễn Xuân Trường ( đồng chủ biên
 4. 
5. Những câu chuyện Lịch sử Việt Nam
6. SGK ngữ văn 9, SGK Lịch sử 7, SGK Lịch sử 9, SGK GDCD 9, SGK Địa lí 9
7. Tuyển tập những bài ca đi cùng năm tháng
8. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Lịch sử của tác giả 
Nguyễn Hải Châu
 9. Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS ( Bộ 
GD&ĐT) Hình ảnh học sinh rất thích thú với các trò chơi mà GV đưa ra 1. Bảng thống kê kết quả môn Lịch sử của học kì I và cả năm ở các lớp Tôi dạy 
 năm học 2020- 2021 
 Điểm kết quả thực nghiệm
 Điểm trung Không 
 Khối Số Điểm giỏi Điểm khá
 bình đạt
 Lớp 7 HS (9 – 10) (7 – 8)
 (5– 6) (0 –> 4)
 HS % HS % HS % HS %
 Kì I 65 5 7,7 29 44,6 25 38,5 6 9,2
 Cả năm 65 13 20 35 53,8 14 21,5 3 4,6

File đính kèm:

  • pptxbao_cao_bien_phap_nang_cao_chat_luong_bo_mon_lich_su_thong_q.pptx
Sáng Kiến Liên Quan