Bài dự thi “Cộng đồng xã cùng tham gia bảo vệ môi trường”

BÀI DỰ THI

“Cộng đồng xã cùng tham gia bảo vệ môi trường”

Hiện nay, một số địa phương ở nước ta đã có một số mô hình bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng và đạt được hiệu quả tích cực; đó là các mô hình cam kết bảo vệ môi trường, tổ chức tự quản xử lý ô nhiễm môi trường, lồng ghép xoá đói giảm nghèo với bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường, các phong trào tình nguyện và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp; trong đó, các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên ) đóng một vai trò quan trọng. Các thành phố, thị trấn, thị trấn đã xuất hiện các phong trào tự chủ, tự quản giải quyết các vấn đề môi trường, phổ biến với hình thức là hợp tác xã dịch vụ môi trường, nước sạch, vệ sinh môi trường đã và đang hoạt động có hiệu quả.

Để đẩy mạnh phong trào cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao khi được thông qua sự vận động, tuyên truyền, giáo dục của các tổ chức mà cộng đồng, mỗi người dân cần nhận thức được và có ý thức tham gia; ở nước ta, cộng đồng dân cư đều nằm trong tổ chức của mình như: Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội hoặc nghề nghiệp như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến bính, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh từ cấp xã đến các thôn, bản đều tham gia thực hiện để đạt được hiệu quả.

 

doc27 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 5092 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dự thi “Cộng đồng xã cùng tham gia bảo vệ môi trường”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAO LỘC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAO LỘC
-----*****------
BÀI DỰ THI
“SÁNG KIẾN VÌ CỘNG ĐỒNG” LẦN THỨ II
 Họ và tên: Nguyễn Thúy Hiền.
 Năm sinh: 1967
 Giới tính: Nữ
 Đơn vị công tác: Trường TH&THCS xã Bình Trung – H. Cao Lộc 
 Tên chủ đề dự thi:“Cộng đồng xã cùng tham gia bảo vệ môi trường”
Cao Lộc, tháng 12 năm 2017
BÀI DỰ THI
“Cộng đồng xã cùng tham gia bảo vệ môi trường”
Hiện nay, một số địa phương ở nước ta đã có một số mô hình bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng và đạt được hiệu quả tích cực; đó là các mô hình cam kết bảo vệ môi trường, tổ chức tự quản xử lý ô nhiễm môi trường, lồng ghép xoá đói giảm nghèo với bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường, các phong trào tình nguyện và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp; trong đó, các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên) đóng một vai trò quan trọng. Các thành phố, thị trấn, thị trấn đã xuất hiện các phong trào tự chủ, tự quản giải quyết các vấn đề môi trường, phổ biến với hình thức là hợp tác xã dịch vụ môi trường, nước sạch, vệ sinh môi trường đã và đang hoạt động có hiệu quả.
Để đẩy mạnh phong trào cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao khi được thông qua sự vận động, tuyên truyền, giáo dục của các tổ chức mà cộng đồng, mỗi người dân cần nhận thức được và có ý thức tham gia; ở nước ta, cộng đồng dân cư đều nằm trong tổ chức của mình như: Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội hoặc nghề nghiệp như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến bính, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh từ cấp xã đến các thôn, bản đều tham gia thực hiện để đạt được hiệu quả.
Trong những năm gần đây, các nhà trường nói chung; trường Mầm Non, Tiểu học và Trung học cơ sở xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện tương đối tốt công tác vệ sinh, xây dựng cảnh quan môi trường; tuy nhiên để khu vực lân cận gần cũng như ngoài nhà trường cũng đảm bảo sạch sẽ, xanh và sạch đẹp thì cần sự chung tay, góp sức của cộng đồng nói chung, bà con nhân dân tại địa phương nói riêng. 
Các cấp, các ngành và tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể trong địa phương cũng đã có những việc làm về công tác vệ sinh môi trường tương đối tốt; tuy nhiên chưa có sự khởi sắc và kết quả chưa được như mong muốn; nhiều chỗ, nhiều nơi trong khu vực vẫn còn nhiều rác thải chưa đúng nơi quy định, chưa được sử lí kịp thời; quang cảnh môi trường của địa phương cũng chưa được cải thiện, nên ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của nhân dân trong khu vực nói riêng và mĩ quan khu vực nói chung. 
Dưới đây là một số hình ảnh về thực trạng khi chưa có giải pháp thực hiện công tác vệ sinh môi trường
( Ảnh 1: Rác rưởi, các loại phế liệu vứt bừa bãi”
(Ảnh 2: Rác thải để chất thành đống không được sử lí)
(Anh 3: Sử lý rác thải chưa đúng quy định)
( Hình 4: Khu vực đằng sau phòng học khi chưa cải tạo, chưa được chăm sóc)
Trong những năm gần đây ở một số địa phương đã có nhiều biện pháp tích cực để làm thay đổi vệ sinh môi trường làm đẹp cảnh quan công cộng đạt hiệu quả; các tầng lớp nhân dân được tuyên tuyền, phổ biến các quy định về bảo vệ môi trường; đặc biệt trong các nhà trường phần đa đã có ý thức trách nhiệm trong việc tham gia giữ gìn, thực hiện công tác vệ sinh trường học và nơi công cộng; Giáo dục các em học sinh ngay từ nhỏ đã ý thức được công việc giữ gìn và bảo vệ môi trường là việc cần làm. Tại xã Bình Trung huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn vấn đề ô nhiễm môi trường về nguồn nước và rác thải tự do vẫn còn khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống cộng đồng; nhận thấy được diều này, chúng tôi đã tổ chức thực hiện tốt các vấn đề về vệ sinh môi trường, trồng, chăm sóc cây xanh, bảo vệ nguồn nước; chống ô nhiễm khí thải ảnh hưởng môi trường đang sống của nhân dân nói chung và của các nhà trường nói riêng; do đó nhà trường đã có nhiều biện pháp, phương pháp tổ chức thực hện công tác vệ sinh môi trường đạt hiệu quả hữu hiệu;
Trước thực trạng trên chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường
 Để có những biến chuyển, thay đổi Ban lãnh đạo nhà trường đã có những biện pháp chỉ đạo mạnh mẽ quyết liệt để thầy cô cùng thực hiện tốt nhiệm vụ
	(Ảnh 5: Ban lãnh đạo nhà trường đang động viên và trao đổi với thầy cô nhằm đưa ra các biện pháp thực hiện cải tiến khuôn viên trường tu sửa, bổ xung cơ sở vật trường học)
Trung tâm học tập cộng đồng của xã Bình trung đã phối hợp tốt cùng nhà trường tuyên truyền, động viên bà con nhân dân cùng tham gia lao động vệ sinh đường làng, ngõ xóm giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, không gian được thoáng mát, sạch sẽ; tạo được không khí trong lành nâng cao sức khỏe, cải thiện đời sống chung
(Ảnh 6: Bà con nhân dân xã Bình Trung đang phát quang, dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm)
(Các em học sinh hưởng ứng quyên góp tiền mua thêm chậu hoa cây cảnh để bổ xung cảnh quan nhà trường)
Thầy trò học sinh trong xã Bình Trung huyện Cao Lộc đã có nhiều việc làm thiết thực như tổ chức các cuộc lao động, dọn rác thải, trồng cây xanh, nhằm làm cho không khí, môi trường trong khu vực được trong lành, sạch sẽ hơn.
( Học sinh đang thực hiện chăm sóc vườn rau “Giá trị cốt lõi”)
(Các cô giáo tích cực quét rác)
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh hơn nữa phong trào cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, các cấp các ngành từ cấp xã đến cấp thôn và bản thân mỗi người nên quan tâm tiếp tục thực hiện một số biện pháp sau:
1. Đổi mới nội dung, hình thức công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường để tiến tới xây dựng chuẩn mực truyền thống đạo đức cao đẹp; có những phong tục, việc làm đẹp về hành động bảo vệ môi trường; tiết kiệm tài nguyên trong đời sống hàng ngày. Thông qua các phương tiện truyền thông như phát thanh, truyền hình, báo in, pano, áp phích, tờ gấp, tranh cổ động... cùng với các hoạt động tuyên tuyền khác như biểu diễn văn nghệ, hội thảo..., để chuyển tải thông tin, thông điệp môi trường tới các nhóm đối tượng khác nhau. 
2. Hình thức tổ chức nâng cao nhận thức cộng đồng cần đa dạng, phù hợp với từng đối tượng cộng đồng như thông qua các cuộc trao đổi, thảo luận chính thức hoặc không chính thức, tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia vào những sự kiện như ngày Môi trường thế giới 5/6 hàng năm, ngày làm cho thế giới sạch hơn, giờ Trái đất để từ đó lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức trong bảo vệ môi trường, tạo cơ hội khuyến khích cộng đồng phát huy các sáng kiến, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là ở địa phương.
3. Xây dựng các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường gắn với từng đối tượng cụ thể như: 
+ Phía nhà trường cần làm tốt công tác tuyên truyền mỗi học sinh là một thành viên tuyên truyền tích cực, hiệu quả đến cộng đồng dân cư. 
+ Liên đội cần phát động và tổ chức các cuộc thi nhỏ trong nhà trường về chủ đề môi trường như: Công trình măng non, kế hoạch nhỏ “Thu gom vỏ chai” ; “thu gom giấy vụn”; tổ chức các cuộc gây quỹ, các phong trào quyên góp ủng hộ trồng cây xanh
+ Ban lãnh đạo nhà trường, Đội thiếu niên, các tổ chức nhà trường cần phối hợp chặt chẽ đôn đốc học sinh thường xuyên thực hiện tốt công tác vệ sinh khu vực trường học; xây dựng cảnh quan môi trường; trồng chăm sóc vườn hoa cây cảnh, không vứt rác bừa bãi, không ăn quà trong nhà trường; 
+ Phía địa phương cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các tổ chức chính trị xã hội, các ban ngành trong địa phương làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân, đôn đốc các cá nhân, các tổ chức liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ. 
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã cần bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nhận thức và từng bước làm chuyển biến về hành vi của cán bộ, hội viên phụ nữ tự giác tham gia bảo vệ môi trường. Xây dựng và nhân rộng các phong trào, mô hình phù hợp, thiết thực và hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường như: phong trào “Vì môi trường trong sạch, không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng” , mô hình đoạn đường phụ nữ tự quản; nhóm liên gia tự quản, cầu thang, số nhà, khu phố, xóm, cụm dân cư tự quản; phân loại, xử lý rác thải tại gia đình; câu lạc bộ “Phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường” ở các phường, xã...
+ Hội Nông dân cần tổ chức các lớp truyền thông về vệ sinh môi trường, luật bảo vệ môi trường, quản lý môi trường nông thôn, thu gom, phân loại, xử lý rác thải, sử dụng nguồn nước sạch cho cán bộ, hội viên nông dân. Phát triển các câu lạc bộ nông dân tự quản, phát động hội viên nông dân thu gom, phân loại, xử lý, tái chế chất thải, khơi thông cống rãnh quét dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu phố vào thứ 7 hàng tuần, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân không vứt, đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng”. Triển khai thực hiện các mô hình như: mô hình xử lý chất thải, nước thải trong chăn nuôi và làng nghề; mô hình thu gom, phân loại, chế biến rác thải tại khu vực sinh sống; phát triển các mô hình hầm ủ khí sinh biogas
+ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường như thu gom rác trên các địa bàn sinh sống; chiến dịch “ kêu gọi xây dựng ý thức công dân về bảo vệ môi trường; xây dựng các đội tình nguyện thanh niên bảo vệ môi trường và tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường như tổ chức các cuộc tuyên truyền, văn hóa văn nghệ; tổ chức các buổi giáo lưu; đặc biệt tổ chức ra quân thực hiện dọn rác ở các ngõ hẻm, đường trong thôn, bản; dọn rác ở các kênh, rạch, các con suối trong khu vực
+ Trung tâm học tập cộng đồng cần phát huy vai trò, trách nhiệm phối hợp cùng các ban ngành, đoàn thể khác cần phải chung tay vào cuộc tuyên truyền sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa tới toàn thể nhân dân bà con các thôn bản để thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường tại địa bàn và có những ảnh hưởng tích cực tới khu vực lân cận.
Ngoài ra, chúng ta cần phát huy vai trò của các nhóm hoạt động tình nguyện môi trường như học sinh, cán bộ, những người về hưu, Hội Cựu chiến binh, các tổ chức xã hội, các thôn bản của xã... với nhiều hoạt động phong phú như dọn rác thải, trồng cây xanh, chăm sóc bảo vệ cây xanh; Muốn làm tốt công việc này trước hết mọi người cần nhận thức được tầm quan trọng của việc làm; mọi người cần có một ý thức tự giác cao tham gia thực hiện; làm từ những việc nhỏ như: để rác đúng nơi quy định, tích cực dùng các biện pháp chống ô nhiễm môi trường .
Sau đây là một vài ví dụ về cải tạo môi trường của các trường trên xã Bình Trung chất thải, đất hoang đã được các thầy cô và học sinh dọn sạch và cải tạo để trồng rau phục vụ cho chính thầy trò của trường.
(Khu vực đằng sau lớp học đã trở thành vườn rau phục vụ hàng ngày của nhà trường)
Với sự chung tay góp sức của mọi người trong công việc giáo dục chung của nhà trường; nhất là công tác chăm sóc vườn cây, cảnh quan nhà trường, đồng thời là thời điểm thực hành mô hình “Cốt lõi”, nhà trường luôn sạch đẹp, dưới đây là vườn trường thường xuyên được các thầy cô và học trò chăm sóc, do vậy đã tạo nên một góc không gian xanh đẹp và góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác giáo dục của nhà trường
Khi mọi người, mọi tầng lớp đã chung tay vào cuộc để thực hiện; trong thời gian ngắn trong địa phương xã nói chung, nhà trường nói riêng sẽ và đã có nhiều thay đổi, khởi sắc, các phong trào văn hóa, văn nghệ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi nổi; quang cảnh, khung cảnh của địa phương khang trang tươi đẹp hơn; hứa hẹn một xã phát triển trong tương lai; từng bước tiến tới đáp ứng mô hình “ Nông thôn mới”; “trường học đạt chuẩn Quốc gia”.
Trong thời gian ngắn việc áp dụng thực hiện giái pháp của thầy trò nhà trường cùng với sự chung tay, vào cuộc của cộng đồng, nhà trường đã thu được những kết quả mong đợi đây là một kinh nghiệm nhỏ, một giải pháp hữu hiệu của nhà trường.
Như vậy, sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ; vừa là quyền lợi của mỗi người; đây cũng là một giải pháp cơ bản trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
	 Qua việc áp dụng các giải pháp vào những việc làm thực tế trong nhà trường và địa phương đã có nhiều thay đổi tích cực, đạt được những kết quả đáng khích lệ. 
Để áp dụng thực hiện vào thực tế chúng tôi thấy rất khả thi và sự sáng tạo của đề tài này rất phù hợp; đây là một bước biến chuyển tích cực trong nhà trường và khu vực; với những giải pháp này có thể áp dụng được vào nhiều lĩnh vực và khu vực rộng rãi hơn; có thể trở thành các chuyên đề áp dụng chung cho nhiều đơn vị trường học và nhiều địa phương nói chung.
	 Khi thực hiện sáng kiến này, chúng tôi mong muốn các cấp lãnh đạo quan tâm hơn tới nhiệm vụ công việc chỉ đạo, tuyên truyền sát sao hơn, mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa; có những chế tài áp dụng để mỗi người ngoài việc tự giác cần có những tuân thủ, quy định để thực hiện tốt hơn; Đặc biệt Trung tâm học tập cộng đồng; các tổ chức chính trị xã hội, các ban ngành đoàn thể cần phát huy nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình hơn.
	Đối với nhà trường và cộng đồng sang kiến này rất phù hợp, đạt được kết quả tốt đẹp; có tác động sâu sắc tới toàn thể học sinh và thầy cô của nhà trường và đã có những ảnh hưởng tích cực nhất định tới bà con nhân dân của xã; với kết quả trên là động lực là niềm tin cho thầy trò chúng tôi tiếp tục phấn đấu học tập, rèn luyện đạt kết quả cao hơn nữa; phấn đấu trường học đạt trường học thân thiện, tiến tới trường học chuẩn Quốc gia.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
NGƯỜI THỰC HIỆN
 Nông Minh Thi Nguyễn Thúy Hiền

File đính kèm:

  • docBài dự thi sáng kiến cộng đồng TH&THCS Bình Trung (cấp tỉnh).doc
Sáng Kiến Liên Quan