Xây dựng một số dạng bài tập theo định hướng năng lực để rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh lớp 10

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay, việc dạy học ở chương trình giáo dục phổ thông của nước ta đang

chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của

người học. Từ định hướng đó, việc kiểm tra đánh giá có sự thay đổi. Bài kiểm tra

phải đánh giá được năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề của học

sinh(HS). Dạy học theo định hướng năng lực yêu cầu người giáo viên(GV) phải

chú trọng việc đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy và học.

Kiến thức và kĩ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực. Trong môn Ngữ

Văn, việc đánh giá cần hướng tới là năng lực phân tích, bình giá và cảm thụ văn

học nghệ thuật một cách chủ động. Điều này được thể hiện chủ yếu qua việc tạo

lập các văn bản. Trong các phân môn của bộ môn Ngữ Văn, làm văn được xem là

phân môn tổng hợp vì “học sinh bao giờ cũng phải cùng một lúc huy động hàng

loạt kiến thức được trang bị của mình về ngôn ngữ (bao gồm tất cả các năng lực

sử dụng tất cả các đơn vị ngôn ngữ và các quan hệ ngữ pháp), về tư duy (bao gồm

tất cả các khả năng: phân tích, tổng hợp, khái quát, phán đoán, suy luận ) và cả

về quan điểm lập trường của các quá trình nhận thức và đánh giá.” (Trần Thanh

Bình). Là một phân môn thực hành sáng tạo nên học sinh phải biết vận dụng kiến

thức trong chương trình học, kiến thức thực tế và kĩ năng vận dụng ngôn ngữ để

làm bài. Bài làm văn là sản phẩm cuối cùng đánh giá năng lực tổng hợp của học

sinh.

pdf23 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3280 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng một số dạng bài tập theo định hướng năng lực để rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úp cho học sinh tự rút kinh nghiệm sau bài làm của 
mình hoặc của các bạn. Từ việc sửa lỗi các em sẽ có ý thức hơn trong việc chọn 
lọc từ ngữ, diễn đạt ý. Yêu cầu giáo viên khi sửa kiểu bài tập này phải chỉ rõ cho 
các em thấy những lỗi diễn đạt thường gặp như dùng tư sai, viết hoa chưa đúng 
quy tắc hoặc sai về ngữ pháp. 
* Kiểu bài tập 2: Bài tập điền khuyết 
Đây là kiểu bài tập yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ liên kết thích hợp để 
điền vào chổ trống trong văn bản. Yêu cầu của kiểu bài tập này là GV chọn văn 
bản ngắn (có thể một hoặc 2 đoạn), có thể cho sẳn từ ngữ liên kết. 
Ví dụ: Hãy điền vào [..]những từ ngữ thích hợp trong đoạn văn sau: 
 12 
“Đỗ Phủ sáng tác bài Cảm xúc mùa thu vào năm 766. [] là thời điểm triều 
đại nhà Đường vừa thoát khỏi nạn An Lộc Sơn- Sử Tư Minh được 3 năm. [] bốn 
năm sau khi bài thơ ra đời, Đỗ Phủ mất trong cảnh khốn đốn [] đói nghèo[] 
day dứt về tinh thần nơi đất khách.” (Dạy học văn học nước ngoài 10) 
Kiểu bài tập này yêu cầu GV chọn những đoạn văn ngắn và để khuyết những 
từ có chức năng liên kết, các giới từ, đại từ hoặc dấu câu Học sinh làm nhiều bài 
tập kiểu này sẽ hình thành kĩ năng diễn đạt ý trôi chảy, ý thức sử dụng phép liên 
kết để diễn đạt ý, hoặc ý thức sử dụng dấu câu. 
3.1.4. Dạng bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn 
Một bài làm văn hoàn chỉnh thường có nhiều đoạn. Mỗi đoạn có một chức 
năng khác nhau. GV cần xây dựng bài tập đa dạng. Qua các bài tập, HS biết phân 
biệt được đoạn mở bài, đoạn kết luận; đoạn văn tự sự, đoạn bình luận, đoạn phân 
tích; đoạn trình bày hoàn cảnh sáng tác, đoạn tóm tắt truyện. Dưới đây là một 
số kiểu bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn: 
* Kiểu bài tập viết đoạn văn theo gợi ý. GV cho những ý cơ bản yêu cầu 
HS liên kết các ý thành đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và đúng về hình thức 
hoặc cho câu chủ đề trước yêu cầu học sinh viết đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn 
dịch để làm sáng rõ ý câu chủ đề. 
Ví dụ: 
a/ Viết đoạn trình bày hoàn cảnh sáng tác: 
Bài tập: Viết đoạn trình bày hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “Đại cáo bình 
Ngô” của Nguyễn Trãi dựa trên những ý dưới đây: 
- Sau 10 năm kháng chiến gian khổ và quyết liệt, tháng 1 năm 1428, nhân dân ta 
dưới ngọn cờ của Lê Lợi, đã đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước . 
- Lê Lợi tổ chức phong thưởng cho tướng lĩnh và chính thức lên ngôi hoàng đế. 
Nguyễn Trãi thay mặt nhà vua viết Đại cáo bình Ngô. 
- Mục đích: tuyên bố cho toàn dân biết rõ công cuộc cứu nước, trải qua nhiều nguy 
nan đã thắng lợi. 
- Từ đây dân tộc bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hoà bình, thông nhất.” 
 13 
b/ Viết đoạn mở bài hoặc kết luận: Nhiều học sinh gặp khó khăn khi viết 
mở bài hoặc kết luận nên việc cho bài tập viết đoạn mở bài và kết luận là cần thiết. 
Bài tập: Hãy dựa trên các ý sau viết đoạn mở bài cho đề văn: Phân tích vẻ 
đẹp của hình tượng người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” 
(trích Truyện Kiều- Nguyễn Du). 
- Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều(là đại thi 
hào dân tộc, là nhà thơ nhân đạo, có tư tưởng tiến bộ thế kỉ XVIII; Truyện 
Kiều là đỉnh cao nghệ thuật trong sáng tạo của Nguyễn Du); 
- Giới thiệu khái quát về hình tượng nhân vật Từ Hải và đoạn trích (Từ Hải là 
nơi Nguyễn Du gửi gắm khát vọng tự do và công lí; đoạn trích thể hiện vẻ 
đẹp của Từ Hải trong buổi lên đường). 
c/ Viết đoạn thân bài triển khai ý theo câu chủ đề: Bài tập này, GV có thể 
yêu cầu HS viết đoạn diễn dịch, quy nạp hay tổng phân hợp; có sử dụng phép liên 
kết phù hợp (phép lặp, phép nối, phép thế, phép liên tưởng) 
Bài tập: “Viết đoạn văn quy nạp triển khai luận điểm sau: “Hành động đốt đền tà 
chứng tỏ Ngô Tử Văn là người cương trực, khẳng khái, chính nghĩa.” Theo một số 
gợi ý sau: 
- Trước khi đốt đền Tử Văn có những hành động gì? 
- Hành động đó nói lên được điều gì?” 
Viết đọan theo gợi ý là kiểu bài dễ vì HS được cho trước nội dung. HS chỉ 
thực hiện cộng đoạn sắp xếp, liên kết ý và hoàn thiện đoạn văn theo đúng yêu cầu 
của một đoạn văn. Chính vì thế, kiểu bài tập này sẽ rèn luyện cho HS kĩ năng diễn 
đạt vì khi HS viết đoạn mà không quá mất thời gian để tìm ý thì HS sẽ chú ý đến 
khâu diễn đạt là một tất yếu. 
* Kiểu bài tập sửa lỗi viết đoạn 
GV chọn một đoạn văn có sai sót về nội dung và hình thức hoặc chọn bài làm 
của chính học sinh trong lớp/ trường và yêu cầu HS sửa lỗi trong đoạn văn cho phù 
hợp. 
Ví dụ: 
 14 
Bài tập: Xác định câu chủ đề và sửa đoạn văn dưới đây để đảm bảo tính 
mạch lạc: 
“Trước khi đập phá đền, Tử Văn tắm rửa sạch sẽ, khấn trời và bắt đầu đốt 
đền. Tử Văn ý thức được việc làm chính nghĩa của mình, với tinh thần trừ gian diệt 
ác, không sợ hậu quả sẽ đến với mình. Sau khi đốt xong Tử Văn trở về, thấy trong 
người bắt đầu khó chịu và kéo đến một cơn sốt. Tử Văn thấy hồn ma đến đoe dọa 
mình, không chút sợ sệt, vẫn ngồi thản nhiên, chứng tỏ Tử Văn rất dũng cảm, gan 
dạ, làm cho con ma tức giận bỏ đi. Tiếp đến, thổ công đến ủng hộ Tử Văn. Tử Văn 
và con ma cùng xuống minh ti, dù bao nhiêu ma quái nhưng Tử Văn vẫn không 
sợ” (Nguyễn Ngọc Thúy Vy- 10b2, năm học 2013- 2014). 
Kiểu bài tập sửa lỗi viết đoạn từ thực tế bài làm của mình, học sinh sẽ có 
hứng thú trong giờ thực hành văn. Bài học mang tính thực tế giúp các em nhận 
thức được chính nhũng thiếu sót của mình (hoặc bạn) từ đó các em sẽ có ý thức 
khắc phục từ chính thực tế đó. 
* Kiểu bài tập phân tích đoạn văn 
Dạng bài tập này, GV cho sẳn đoạn văn mẫu và yêu cầu học sinh phân tích 
tính thống nhất, chặt chẽ của đoạn văn. 
Ví dụ: 
Xác định câu chủ đề và kiểu đoạn văn và phân tích tính thống nhất (nội dung và 
hình thức) của đoạn văn sau: 
“Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn(Ngô Tử Văn) còn thể hiện 
rõ trong quá trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ 
hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, 
bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan 
giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không 
hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Khi 
đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc 
bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chững không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh 
thép vững vàng. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không 
 15 
chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến 
cùng. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn 
được sự sống của mình, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách 
nhiệm giữ gìn bảo vệ công lí. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có nghĩa vô cùng to 
lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, 
phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân.” 
Để làm được dạng bài tập này, GV cần phải cung cấp kiến thức về đoạn văn 
cho học sinh. Hiệu quả của các kiểu bài tập phân tích đoạn là học sinh nhận thức 
được một cách có ý thức về đoạn văn, xác định được nội dung chính của đoạn, 
nhận thức tầm quan trong trong việc liên kết ý của các phép liên kết. 
3.2. Định hướng thực hiện các dạng bài tập bằng những phương pháp dạy học 
tích cực 
Để tiến hành giảng dạy, rèn luyện năng lực làm văn cho HS dựa trên hệ thống 
các bài tập đã đề xuất, GV cần phải lựa chọn các phương pháp phù hợp. Nếu 
không linh hoạt và lựa chọn phương pháp phù hợp, HS sẽ không có hứng thú và 
hiệu quả đạt được sẽ không như mong muốn. 
Dưới đây là một số các phương pháp được đề xuất khi tiến hành giảng dạy 
cho hệ các dạng bài tập này 
* Phương pháp phát vấn 
Phát vấn là phương pháp mà trong đó GV đưa ra những câu hỏi hay bài tập để 
HS suy nghĩ và trả lời. Các câu hỏi/ bài tập thường được chuẩn bị và cân nhắc kỹ. 
Người dạy có thể tổ chức, dẫn dắt người học từ chỗ đọc bài tập để trả lời, tiến đến 
thảo luận hoặc ở mức cao hơn nữa là tranh luận. 
Đối với các kiểu bài tập thuộc dạng bài tập phân tích đề, hoặc một số bài tập 
sửa lỗi ngắn, điền khuyết, GV nên chủ động cho HS làm việc cá nhân. Vì đây là 
dạng bài tập phát hiện, không đòi hỏi kĩ năng diễn đạt cao. Phương pháp phát vấn 
sẽ phát huy được hiệu quả khi GV hướng dẫn HS làm bài tập dạng này. 
 Để thực hiện tốt phương pháp này, giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài tập với các 
mức độ khó, dễ, vừa phải khác nhau để hướng tới các đối tượng học sinh có trình 
 16 
độ: giỏi, khá, TB hoặc yếu kém đảm bảo mọi học sinh trong lớp phải trả lời được 
và tìm ra kiến thức cho chính mình. 
* Phương pháp thảo luận nhóm 
Thảo luận nhóm là phương pháp dạy học tích cực tạo được sự tham gia của 
nhiều học sinh. Đây là phương pháp rất phù hợp để áp dụng cho việc làm bài tập 
trong phân môn làm văn nói chung và cho các dạng bài tập mà bài viết này đưa ra 
nói riêng. Thảo luận nhóm sẽ giúp việc thực hiện bài tập tại lớp đảm bảo thời gian, 
đồng thời HS được tham gia, chia sẻ ý kiến trên tinh thần học hỏi lẫn nhau và dân 
chủ. Nhóm làm việc tích cực là nhóm trung bình từ 4 đến 6 học sinh. Việc phân 
nhóm để giải quyết các bài tập làm văn dựa trên thực tế bài làm của chính các em 
nên GV cần phân nhóm có chủ định và duy trì ổn định. Nhóm phải có học sinh 
khá, giỏi bộ môn làm nhóm trưởng, có thư kí và có người đại diện để trình bày. 
Phân nhóm theo sự ngẫu nhiên sẽ không đạt được hiệu quả tích cực trong việc giải 
quyết các dạng bài tập làm văn như đề xuất. 
Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng để HS cùng nhau giải quyết các 
dạng bài tập khó như dạng bài tập lập dàn ý (kiểu bài tập lập dàn ý và sửa dàn ý có 
vấn đề), các kiểu bài tập trong dạng diễn đạt ý, xây dựng đoạn. 
Khi tiến hành, GV nên cho nhiều kiểu bài tập cùng một lúc và cho HS tiến 
hành thảo luận, sau đó trình bày ý kiến. Khi HS đại diện nhóm tiến hành sửa bài 
tập, các nhóm khác bổ sung, phát biểu. Trong quá trình thảo luận, GV phải quan 
sát, điều chỉnh chỗ ngồi, nhắc nhở hay hộ trợ khi có nhóm cần tư vấn. 
* Phương pháp dạy học theo dự án 
Mục tiêu cuối cùng của bài tập làm văn là rèn luyện năng lực phân tích, tư 
duy và sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt tình ý trong một đề văn, từ đó vận dụng các 
kĩ năng ấy trong đời sống. Có thể nói đây là mục tiêu chủ yếu mà dạy và học bộ 
môn văn hướng đến. 
“Dạy học theo dự án là phương pháp học tập mang tính xây dựng. Trong đó, 
HS hoàn toàn chủ động tham gia hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV để tạo một 
sản phẩm hay vận dụng các kiến thức đã học để tìm hiểu, thực hành, nghiên cứu 
 17 
một vấn đề trong học tập hay giải quyết một vấn đề trong cuộc sống.”(Tài liệu tập 
huấn, tr70) Phương pháp này cần có tinh thần cộng tác làm việc của nhóm để tạo ra 
một sản phẩm hoàn chỉnh. 
Để tiến hành phương pháp này, GV phải định hướng đề tài (ra bài tập cho 
HS), giúp HS xây dựng đề cương, kế hoạch, tự thu thập kết quả. Qua một thời gian 
làm việc nhóm, HS sẽ công bố kết quả. GV thẩm định và đánh giá bằng nhận xét 
hoặc điểm số. 
Dạng bài tập làm văn theo phương pháp này thường là sự tổng hợp các dạng 
bài tập từ phân tích đề đến lập dàn ý và diễn đạt ý. Dự án mà GV giao cho HS là 
một bài tập tổng hợp các dạng bài tập (trong mỗi dạng có thể bao hàm nhiều kiểu 
bài tập khác nhau). 
* Bảng mô tả việc vận dụng phương pháp thực hiện cho một số dạng bài 
tập mà bài viết đề xuất 
Phương pháp 
thực hiện 
Dạng bài tập/ bài tập mẫu Tiến trình thực hiện 
hương pháp 
phát vấn 
Dạng bài tập phân tích đề 
Bài tập 1 “Giới thiệu về lễ hội tết cổ 
truyền Việt Nam” có một bạn phân tích 
đề như sau: 
Yêu cầu về hình thức: văn thuyết minh 
Yêu cầu về nội dung: Tết cổ truyền Việt 
Nam là một lễ hội gắn với truyền thống 
văn hóa của dân tộc Việt Nam và tất cả 
các dân tộc khác trên thế giới. 
Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: không 
hạn chế, là những kiến thức về xã hội. 
Trình bày ý kiến của anh/ chị về phần 
 GV đặt câu hỏi phát 
vấn: 
 Đề 1: 
- GV phát vấn: “Em 
hãy cho biết, phần 
phân tích đề trên đúng 
hay sai, vì sao, nếu sai 
thì sửa lại như thế 
nào?” 
- HS trả lời theo câu 
hỏi mà GV phát vấn. 
Đề 2: 
- GV yêu cầu HS đọc 
 18 
phân tích đề trên”. 
Bài tập 2: Với đề văn : Suy nghĩ của 
anh/ chị về hiện tượng nghiện Facebook 
đối với giới trẻ hiện nay. 
Anh/ chị hãy: 
- Xác định luận đề của từng đề. 
- Xác định kiểu làm văn của các đề 
bài trên. 
- Tìm phạm vi dẫn chứng cho đề 
bài. 
và trả lời theo yêu cầu 
của bài tập. 
- HS làm bài tập tại 
lớp 
(Lưu ý: nếu HS trả lời 
chưa chính xác thì các 
bạn khác bổ sung, có 
thể tranh luận ý kiến 
cho đến khi hoàn 
thiện) 
Phương pháp 
thảo luận 
nhóm 
Dạng bài tập tìm ý và lập dàn ý hoặc 
diễn đạt ý 
Trong đề văn: “Truyện An Dương 
Vương- Mỵ Châu- Trọng Thủy là một 
cách lí giải nguyên nhân mất nước Âu 
Lạc. Qua đó nhân dân ta muốn nêu lên 
bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác kẻ 
thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ 
giữa riêng và chung giữa cá nhân và 
cộng đồng.” Chứng minh nhận định trên. 
Bài tập 1: Lập dàn ý cho đề văn trên. 
Bài tập 2: Viết đoạn văn mở bài cho đề 
văn trên theo gợi ý: 
- Giới thiệu truyền thuyết An 
Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng 
Thủy; 
- Giới thiệu luận đề. 
Bài tập 3: Khi làm bài có bạn viết như 
sau: 
- GV chia lớp thành 6 
nhóm, mỗi nhóm 5-6 
học sinh, 2 nhóm làm 
bài tập 1 và 2 nhóm 
làm bài tập 2, 2 nhóm 
làm bài tập 3. 
- GV phát phiếu bài 
tập cho mỗi nhóm 
theo nhiệm vụ được 
phân công 
- HS tiến hành thảo 
luận trong 5-7 phút, 
sau đó cử đại diện lên 
trình bày. 
( Lưu ý: Khi học sinh 
trình bày, các nhóm 
khác bổ sung, và sửa 
lỗi; cuối cùng GV 
định hướng.) 
 19 
“ Từ truyện An Dương Vương- Mỵ 
Châu- Trọng Thủy là một cách lí giải 
nguyên nhân mất nước Âu Lạc. Qua đó 
nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử 
về tinh thần cảnh giác kẻ thù và cách xử 
lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và 
chung giữa cá nhân và cộng đồng. 
Những sai lầm dẫn đến bi kịch mất nước 
nhà tan. 
Do An Dương Vương cả tin, gả con gái 
mình cho giặc (Triệu Đà) và bắt rể. Ít 
lâu sau quân Đà tiến vào đánh nhưng 
vua khinh địch vẫn than nhiên đánh cờ.” 
(Nguyễn Thị Ánh Trinh 10A13) Hãy chỉ 
ra lỗi diễn đạt trong bài làm trên. 
Phương pháp 
dạy học theo 
dự án 
(phương 
pháp này 
phải được 
tiến hành sau 
khi học sinh 
thực hành các 
dạng bài tập 
khác) 
Tổng hợp các dạng bài tập (phân tích 
đề, tìm ý, diễn đạt ý và xây dựng đoạn) 
Viết một bài báo cáo gồm 5- 7 trang A4 
trình bày những nhận thức của anh/ chị 
sau khi đọc lại bài làm văn của các thành 
viên trong tổ/ lớp bài viết số 5 với đề 
văn: “Viết một văn bản giới thiệu về tác 
phẩm Phú sông Bạch Đằng của tác giả 
Trương Hán Siêu”. 
Qua đó, anh/ chị hãy đề xuất một dàn ý 
và bài viết mẫu cho đề bài. 
( Bài làm sẽ được học sinh tiến hành 
trong 2 tuần, nộp lại cho GV, GV lấy 
điểm 15 phút cho nhóm) 
- GV chia lớp thành 4 
tổ, yêu cầu HS về nhà 
đọc lại bài văn của các 
thành viên trong tổ 
(lưu ý: các bài văn đã 
được GV chấm điểm 
có nhận xét, có sửa 
chữa trong bài) 
- GV gợi ý 
+ Xác định trong các 
bài làm của bạn, GV 
nhận xét có đúng yêu 
cầu đề hay không, nếu 
không vì sao? 
+ Thống kê: 
 20 
(?) Có bao nhiêu bài 
làm không đúng yêu 
cầu của đề. 
(?) Bao nhiêu bài bị 
sửa lỗi diễn đạt, chủ 
yếu là những lỗi diễn 
đạt nào? 
(?) Bao nhiêu bài điểm 
dưới trung bình, bao 
nhiêu bài điểm từ 5- 6, 
7-8, 9-10? 
+ Đưa ra nhận định 
chung và đề xuất ý 
kiến của nhóm về bài 
làm văn của HS nhìn 
trên tổng thể. 
+ Đề xuất một dàn ý 
khái quát và viết một 
bài văn mẫu cho đề 
văn trên. 
- HS lập dự án và lên 
kế hoạch (phân công 
nhiệm vụ và tiến hành 
theo thời gian quy 
định) 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
1. Trong quá trình tìm kiếm phương pháp tối ưu, tôi đã tiến hành so sánh kết 
quả giảng dạy năm 2012- 2013, qua bài kiểm tra trên lớp. Một lớp tiến hành thực 
nghiệm(TN) theo phương pháp này, và một lớp dạy thông thường (chỉ giảng dạy 
các bước và các bài tập SGK), kết quả so sánh như sau: 
 21 
So sánh kết quả thực nghiệm ở 2 lớp HS khối 10 năm học 2013- 2014: 10A2 
(lớp chọn đầu vào) và 10B2 (lớp cơ bản) bài kiểm tra số 5 đầu học kì II (điều kiện 
ban đầu thống kê kết quả bài viết số 5, bài kiểm tra chung toàn trường, hoàn toàn 
chưa tiến hành thực nghiệm) và điểm bài kiểm tra học kì II. Trong đó, lớp 10A2 
chỉ giảng dạy theo hệ thống bài tập sách giáo khoa không áp dụng hệ thống bài tập 
sửa lỗi và rèn luyện kĩ năng, lớp 10B2 có tiến hành thực nghiệm. 
Lớp Số học sinh Điểm trung bình 
Bài viết số 5 
Điểm trung bình 
Bài thi học kì 
10B2 32 123 = 3.84% 189 = 5.90% 
10A2 37 228.5 = 6.17% 232.5 = 6.28% 
Sau khi thống kê kết quả học tập của học sinh, qua một thời gian tiến hành thực 
nghiệm trong tiết học tự chọn, tiết làm văn và giờ học phụ đạo điểm số trong bài 
làm văn của học sinh lớp có tiến hành thực nghiệm tăng lên đáng kể (điểm trung 
bình từ 3,8% lên 5,9%), các em khắc phục được sai sót trong bài làm văn của 
mình. 
So sánh kết quả thực nghiệm của lớp 10A13 (năm học 2014- 2015)dựa trên bài 
làm văn số 1 và bài kiểm tra học kì I, kết quả thống kê như sau: 
Lớp 
10A13 
Số 
HS 
Điểm/ số HS đạt điểm Điểm 
trung 
bình 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Bài làm 
văn số 1 
37 1 2 7 12 12 1 2 0 0 0 4.11 
Bài thi 
học kì I 
0 0 5 3 12 10 5 1 1 0 5.41 
Kết quả khảo sát cho thấy kết quả thực nghiệm rất khả quan, có thể ứng dụng 
trong giảng dạy phần làm văn, đặc biệt là trong tiết học tự chọn và giờ phụ đạo. 
 22 
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
Trên đây là những dạng bài tập làm văn được xây dựng trong quá trình giảng 
dạy dựa trên thực tế viết văn của học HS 10. Năng lực làm văn là năng lực tổng 
hợp dựa trên quá trình rèn luyện những năng lực khác như đọc hiểu, phân tích, 
tổng hợp, năng lực sử dụng ngôn ngữ Các dạng bài tập nhỏ mang tính hệ thống 
trên đây sẽ hình thành cho các em những kĩ năng cần thiết để áp dụng khi tiến hành 
làm một bài tập làm văn hoàn chỉnh. Lớp 10 là lớp đầu cấp THPT nên HS chưa 
được bổ sung đầy đủ kiến thức làm văn, vì thế các em có rất nhiều sai sót khi làm 
bài tập làm văn. Thiết nghĩ việc thiết kế những dạng bài tập bổ trợ kiến thức dựa 
trên chính những lỗi mà các em mắc phải là điều cần thiết. 
Trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập hổ trợ kiến thức thực hành làm văn, 
người viết cũng đề xuất một số phương pháp dạy học tích cực phù hợp với từng 
dạng bài tập nhằm kích thích hứng thú ở học sinh, đồng thời rèn luyện cho HS các 
kĩ năng sống cần thiết như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tư duy, kĩ năng phân 
tích, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng lập dự án.để các em dễ hòa nhập với 
cuộc sống hôm nay. 
Để HS giải quyết tốt các dạng bài tập này và hình thành được các kĩ năng cần 
thiết khi làm văn thì GV phải xây dựng được nhiều bài tập. Đồng thời, GV phải 
chuẩn bị các phiếu học tập hoặc sử dụng công nghệ thông tin trình chiếu các bài 
tập dài để đảm bào được thời gian. 
Tuy nhiên làm thế nào để có đủ thời gian trong khi phân phối chương trình 
không có bài học là điều người viết còn băn khoăn. Nhưng với chủ trương dạy học 
theo định hướng năng lực thì việc xây dựng thêm các bài tập giúp HS rèn luyện 
năng lực làm văn thì không phải là thừa. 
 23 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Huy Bắc (2006), Dạy – học văn học nước ngoài Ngữ Văn 10, NXB Giáo 
dục. 
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh 
giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ 
Văn, Chương trình Phát triển giáo dục. 
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng 
môn Ngữ văn 10, NXB Giáo dục Việt Nam. 
4. Trần Thanh Bình (1983), “Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ học và môn học 
tiếng Việt- làm văn”, Đại học và THCN, số 4. 
5. Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp 
dạy học ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
6. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2006), Ngữ văn 10 (tập 1, 2), NXB Giáo dục. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_xay_dung_mot_so_dang_bai_tap_theo_dinh_huong_nang_luc_de_ren_luyen_ki_nang_lam_van_cho_hoc_sinh.pdf
Sáng Kiến Liên Quan