Vài kinh nghiệm ôn thi môn tiếng anh hiệu quả nhất

Cạnh đó phải hệ thống hóa lại những vấn đề phi hệ thống. Ví dụ: xếp lại động từ bất qui tắc: buy -> bought -> bought, cut -> cut -> cut.

Một số trạng từ ngoại lệ: I need him badly (tôi rất cần nó). He hardly works (nó hầu như không làm việc). I'll go to Namdinh shortly (chẳng bao lâu nữa tôi sẽ đi Nam Định). Tôi thấy hiện đang khá phổ biến quan niệm: “Thi trắc nghiệm (TN) thì học kiểu thi TN”. Điều này chỉ đúng một phần, song rất nguy hiểm nếu sa đà vào loại hình bài tập sửa lỗi. Ví dụ: nếu ta thường xuyên “tiếp xúc” với những câu:

“a) Although rained he came; b) Although raining he came; c) Although rains he came; d) Although it rained he came.”, qui luật xóa mờ của trí nhớ sẽ làm ta không những quên mà còn loạn trí nhớ. Tránh làm quá nhiều bài tập sửa lỗi. Nếu cần, sau khi làm xong và được xác định đáp án, tuyệt đối không nhìn vào cái sai nữa, hãy tập trung cao độ vào cái đúng và nói liên tục vài lần đồng thời nhắm mắt nghĩ lại nó, sau đó tưởng tượng tình huống, như vậy sẽ nhớ rất lâu. Đây là một dạng của thiền: “nhìn sâu, nghe sâu - tập trung cao độ”. Nói ra tức là tạo đường mòn ngoại ngữ, tạo cách học xoáy ốc cho não bộ. Chúng tôi đã thực nghiệm thành công một số phương pháp năng động. Số học sinh từ chỗ phàn nàn, “khó chịu” nay đã quen và rất hoan nghênh.

 

doc20 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2472 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Vài kinh nghiệm ôn thi môn tiếng anh hiệu quả nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huận lợi cho người học là kỷ luật nghiêm minh - nhờ đó học viên cảm thấy an toàn và được khuyến khích thử nghiệm vốn ngoại ngữ của họ mà không sợ bị trêu chọc hay chế nhạo. Nếu một học viên cứ liên tục chiếm phần lớn thời gian của lớp, dù là thể hiện bản thân hay bày trò chọc phá, thì các học viên khác sẽ nản lòng và không hứng thú với việc tham gia xây dựng bài. Những học viên lười thì có cảm giác rằng bài học không cần đến sự đóng góp, tham gia của mình. Còn những học viên nhút nhát hơn thì tìm thấy lý do biện hộ cho việc không tham gia xây dựng bài của mình. Không những thế, việc một học viên cứ liên tục chiếm thời gian của lớp sẽ khiến sự nhiệt tình và hứng thú tham gia xây dựng bài của những học viên ít nói hơn dần dần bị phai nhạt. Chính vì vậy, trách nhiệm của người thầy là trung thành với những nguyên tắc đã được thiết lập từ đầu khoá học, thực hiện những gì đã được quy định và đưa ra những quyết đinh trong giới hạn cho phép của nội quy lớp học. Ví dụ: giáo viên không thể nhắc nhở một học viên đang sử dụng ngôn từ thiếu lịch sự khi chính họ cũng sử dụng những cụm từ ấy hoặc yêu vầu học viên đi học đúng giờ khi chính họ là người luôn đi muộn. Tương tự, việc không chuẩn bị bài kỹ càng sẽ là một gương xấu cho học viên và khiến nhiều học viên không muốn tham gia vào bài học. 
Tóm lại, việc tạo ra một môi trường tiếng an toàn và thuận lợi để học viên cảm thấy tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh hoàn toàn nằm trong tầm tay của các giáo viên ngoại ngữ. Chúc thầy cô luôn có những giờ lên lớp thú vị và chất lượng.
Môn Tiếng Anh: Muốn điểm cao, làm nhiều bài tập 
Theo cô giáo Lê Thúy Hải – Giáo viên trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) – cách ôn luyện tiếng Anh tốt nhất là làm nhiều bài tập. Cách này vừa rèn kỹ năng làm bài, vừa để ôn lại các kiến thức ngữ pháp và cấu trúc từ vựng.
Rèn kỹ năng làm các dạng bài cụ thể
Đây là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT áp dụng hình thức thi trắc nghiệm đối với môn Tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, nhiều HS cho tới thời điểm này vẫn còn lo lắng. Các em băn khoăn không biết cần phải làm thế nào để phát huy được hết năng lực của mình, đạt kết quả như ý muốn trong kỳ thi sắp tới.
Trong môn Tiếng Anh, một đề thi trắc nghiệm có 5 dạng bài: Dạng bài ngữ âm (phonetics), dạng bài xác định lỗi sai trong 4 phần gạch chân, dạng bài lựa chọn đáp án đúng (muti choice) phần từ vựng, dạng bài lựa chọn đáp án đúng phần ngữ pháp, dạng bài đọc hiểu.
Phân bố điểm cho 5 dạng bài này tương đối đều nhau, câu khó cũng như câu dễ. Vì vậy, khi làm bài các em nên bố trí thời gian hợp lý. Không nên quá tập trung thời gian cho một dạng bài nào đó, bởi như thế sẽ không thể đạt kết quả tối đa (vì không còn thời gian để làm những dạng bài khác).
Trong 5 dạng trên, dạng bài ngữ âm năm nay mới xuất hiện lần đầu trong đề thi. Ngay cả trong chương trình học trên lớp, phần ngữ âm cũng được đưa vào rất ít. Với dạng bài này, sai lầm các em hay gặp phải là không xác định được trọng âm cũng như nguyên tắc phát âm cơ bản.
Tuy cùng một chữ cái nhưng cách phát âm có thể khác nhau (phụ thuộc vào sự kết hợp với các yếu tố còn lại của từ). Cách khắc phục là HS phải ôn luyện để nắm lại được nguyên tắc phát âm, cách đánh trọng âm. Bên cạnh đó, HS phải luyện tập nhiều. Dạng bài này cũng được đưa ra khá nhiều trong các sách bài tập trắc nghiệm.
Có một dạng bài HS tương đối “sợ”, đó là dạng bài xác định lỗi sai trong số 4 phần gạch chân. Người ta đưa ra một câu tiếng Anh có gạch chân 4 chỗ, trong đó có một chỗ sai. Câu hỏi sẽ là yêu cầu HS xác định chỗ sai. Đây là phần kiến thức tổng hợp. Lỗi sai ở đây có thể thuộc về kiến thức từ vựng, có thể thuộc về kiến thức ngữ pháp hoặc cấu trúc câu. HS phải có kiến thức ngữ pháp thật chắc chắn mới dễ vượt qua dạng bài này.
Có hai dạng bài tương đối quen thuộc với HS, đó là lựa chọn đáp án đúng phần ngữ pháp và phần từ vựng (chúng tôi vẫn gộp chung vào một dạng). Trước đây, khi chưa áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm, các em cũng đã được làm dạng bài này trong các bài kiểm tra trên lớp hoặc ở các kỳ thi.
Nhưng vì thế mà sẽ dễ nảy sinh tâm lý chủ quan nên đôi khi bất cẩn làm mất điểm một cách đáng tiếc. Hơn nữa, trước đây HS làm quen với dạng bài này ở những câu đơn lẻ.
Khi đề bài cho dưới dạng ngôn bản (nhiều hơn một câu) thì các em thường gặp khó khăn. Dạng này HS thích và cho là dễ nhất. Tuy nhiên các em cần hết sức cẩn thận tránh sai lầm do vội vàng, bất cẩn.
Một dạng bài khác - dạng bài mà HS ít được điểm tối đa – đó là đọc hiểu. Người ra đề đưa ra một bài đọc, rồi đặt câu hỏi với bài đọc này. Kèm theo câu hỏi là 4 câu trả lời. HS sẽ phải dựa vào nội dung bài đọc để chọn câu trả lời đúng. Trong bài đọc, ngôn ngữ phong phú và cũng thường xuất hiện nhiều từ mới.
Trong khi đó, HS thường chưa quen với kỹ năng đọc. Các em có thói quen dịch nghĩa của từng từ (word by word), gặp từ mới là HS lại muốn làm rõ ngọn ngành nghĩa của từng từ, từng câu. Rất mất thời gian và không cần thiết. Các em nên làm cách là nắm bắt ý chính của cả đoạn và bài, không nên đi sâu vào nghĩa đơn lẻ của từ, cụm từ.
Một khó khăn khác của dạng bài này là có những câu hỏi mang tính khái quát. Các câu trả lời đưa ra cho HS lựa chọn đúng đôi khi 3/4 câu trả lời đều có các yếu tố xuất hiện trong bài. Nếu HS không cẩn thận, cứ nhìn thấy có một cụm từ hoặc một ý gì đó trùng nhau (xuất hiện trong bài) thì lập tức các em khoanh vào đáp án ấy (chọn nhầm đáp án).
Ở dạng này, HS cần đọc để nắm ý của câu, của đoạn và của cả bài khóa. Ví dụ, có những câu hỏi về ý chính của bài mà 4 câu trả lời đưa ra thì có tới 3 câu liên quan tới ý của bài. Vì vậy, cần rất thận trọng chọn câu trả lời chính xác mang ý chính bao trùm và xuyên suốt cả đoạn hoặc cả bài.
Đây là những dạng bài quen thuộc. Đề thi có thể thay đổi dạng đi một chút nhưng cơ bản nó vẫn là hình thức này. Nếu có thay đổi thì biến tướng một chút thôi. Chắc chắn không có gì là lạ, đánh đố, hoặc cho quá khó đối với kiến thức HS đã được học.
Một số điều cần lưu ý
Qua kỳ thi thử trắc nghiệm ở đầu học kỳ II và một số bài kiểm tra trắc nghiệm ở nhiều trường cho thấy HS lớp 12 vẫn chưa có được kỹ năng làm bài trắc nghiệm theo đúng hướng. HS khi đã chọn được đáp án mà mình cho là đúng cần tô đậm bằng bút chì.
Tránh tô quá mờ nhạt không đủ độ để máy quét nhận ra hoặc khi thay đổi đáp án mà bất cẩn không tẩy sạch đáp án đã lựa chọn ban đầu dẫn đến vi phạm nội quy (1 câu chọn 2 đáp án).
Đến thời điểm sắp hết giờ làm bài cần kiểm tra toàn bộ phần trả lời và còn câu nào chưa làm hãy áp dụng phương pháp tình cờ (chọn tô 1 trong 4 vòng tròn) để tránh bỏ sót một số câu. Phân phối thời gian hợp lý cho tổng số câu, tránh mất quá nhiều thời gian vào bài đọc hiểu.
Khi học ôn thi tốt nghiệp, các em HS cần bám sát SGK, nắm chắc các kiến thức cơ bản trong SGK và luyện tập cho các dạng bài được thầy cô hướng dẫn trên lớp.
Chúng tôi tin rằng, đề bài sẽ ra sát với chương trình đã được học và ôn luyện ở các trường. Sẽ không quá khó tuy nhiên sẽ có tỉ lệ câu hợp lý để phân biệt HS khá, giỏi.
Ngoài SGK và các bài luyện tập của các thầy cô trên lớp, các em nên luyện tập thêm bài ở các sách bài tập trắc nghiệm hoặc kiểm tra trắc nghiệm tiếng Anh.
Các cuốn sách mà theo chúng tôi, nó hợp lý và phù hợp với HS chuẩn bị thi tốt nghiệp lớp 12 là của các tác giả Đỗ Tuấn Minh (dành cho HS hệ 3 năm, 7 năm), tác giả Mai Lan Hương, tác giả Võ Thúy Anh (hệ 7 năm)... 
Mẹo học tiếng anh 
Học tiếng Anh bằng cách xem phim tiếng Anh là cách học tiếp thu trực tiếp. Bạn sẽ thu thập được rất nhiều câu nói chuẩn. Sau đó bắt chước và biến chúng thành của mình. Chẳng phải mục đích học tiếng Anh là để có thể tự diễn đạt đấy sao? Đó là lí do tại sao xem phim (cũng như đọc sách) là cách học tiếng Anh rất tốt.
Khi xem phim, bạn sẽ học được cách người bản xứ nói. Bạn học được nhiều từ: khi nói, người bản xứ không dùng các từ như trong khi viết. Ngôn ngữ nói khác với ngôn ngữ viết. Ví dụ:
o Ngôn ngữ viết: The price of five dollars was acceptable, and I decided to purchase it. (Giá 5 đô-la là hợp lí, tôi quyết định mua).
o Ngôn ngữ nói: It was, like, five bucks, so I was like "okay".
Trong nhiều bộ phim, các đoạn hội thoại giống với tiếng Anh hàng ngày. Qua phim, ta cũng có thể học được các từ dân dã và tiếng lóng chưa có trong từ điển tiếng Anh. Ví dụ, bạn có thể bắt gặp trong một bộ phim nào đó "Give me the freaking keys!" (Đưa tôi cái chìa khóa nào!) nhưng bạn không thể tìm được từ "freaking" (mang nghĩa nhấn mạnh) trong từ điển.
Xem phim tiếng Anh , bạn sẽ: · Học được cách phát âm các từ: Phim giúp bạn tập phát âm, bên cạnh việc cung cấp ngữ pháp và từ vựng. Nếu bạn nghe nhiều người Mỹ hoặc người Anh nói, bạn sẽ có thể nói giống như họ.
· Hiểu được ngôn ngữ nói: Phim được sản xuất cho người bản xứ chứ không phải cho người học tiếng Anh, vì vậy, diễn viên nói nhanh như người bản xứ nói chuyện hàng ngày.
· Cảm thấy yêu thích tiếng Anh: Khi nghe các diễn viên đối thoại, bạn hiểu được phần lớn những lời thoại đó, bạn thấy giọng tiếng Anh của họ thật duyên dáng và bạn sẽ thấy muốn nói được như họ. Ít nhất bạn cũng cảm thấy yêu và thích thú với ngôn ngữ đang học hơn rất nhiều.
Một số khó khăn khi xem phim tiếng Anh:
Để xem được phim tiếng Anh bạn phải có một lượng từ tương đối lớn. Khác với khi đọc sách, bạn có thể tra từ điển thì khi xem phim, đối thoại diễn ra rất nhanh và nhiều khi không rõ. Nhưng bạn nên biết rằng, đôi khi ngay cả người bản xứ cũng không hiểu được một số đoạn đối thoại trong phim.
Khi xem phim không hiểu thì làm thế nào?
Nếu bạn không hiểu chỗ nào đó trong bộ phim hãy dừng lại và xem hình thật kỹ bởi hình ảnh trong phim là những gợi ý rất quan trọng trong quá trình hiểu ngôn ngữ nói của bạn.
Hầu hết các đĩa phim đều có phụ đề. Bạn sẽ không phải lo về những đoạn đối thoại nhanh và khó nghe – lời thoại đã được viết trên màn hình, và khi đó bạn có thể tra từ điển vì đã biết cách viết của từ đó.
Vấn đề là xem phim có phụ đề thì bạn sẽ lười – bạn sẽ không chịu nghe mà chỉ đọc phụ đề. Như thế bạn sẽ không luyện nghe được. Vì vậy, nên cố gắng xem phim không có phụ đề. Chỉ bật phụ đề lên khi quá khó, nghe đi nghe lại vẫn không hiểu.
Phần giới thiệu phim
Đây là điều quan trọng nhất: trước hết, bạn nên đọc giới thiệu về bộ phim rồi mới xem phim. Như vậy, khi xem phim bạn đã biết những từ cần thiết. Đây là cách tốt nhất để xem phim, vì:
Bạn sẽ rất thích thú khi hiểu được bản gốc của bộ phim. Bạn sẽ thấy rất hứng thú khi học một từ, và hiểu biết về từ đó giúp bạn thưởng thức bộ phim. Một khi đã cảm thấy thích thì bạn sẽ lại muốn học thêm nữa. Bạn không cần phải dừng khi đang xem (hoặc dừng ít hơn) vì đã biết sơ qua về nội dung phim. Phần giới thiệu không giải thích được tất cả những câu khó trong phim nhưng giúp bạn hiểu hơn.
Một vài gợi ‎ý
Để học có hiệu quả hơn khi xem phim bạn nên làm như khi bạn đọc sách:
- Chú ý‎ những gì bổ ích: từ/ cụm từ mới, ngữ pháp, cấu trúc - Dùng từ điển để tra nghĩa: bạn có thể dừng phim để tra các từ lạ hoặc viết lại các câu rồi tra sau. Nhưng phải tra từ điển để hiểu nghĩa - Ghi những gì bổ ích vào sổ/ phần mềm ghi nhớ: nếu phim có phần giới thiệu bạn có thể lưu các câu trong phần giới thiệu lại trước khi xem phim, sau đó lưu thêm các từ bạn không hiểu khi xem phim để tìm hiểu thêm.
Chúc các bạn học được nhiều điều khi thưởng thức những bộ phim ưa thích bằng tiếng Anh !
Dạy cho người mới làm quen với tiếng Anh
Các giáo viên dạy tiếng Anh thường đánh giá việc dạy cho những người mới bắt đầu làm quen với tiếng Anh dễ dàng hơn rất nhiều so với việc dạy cho những người đã từng học nhưng bị mất căn bản. Nhưng nếu không có phương pháp đúng đắn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc dạy về sau. Tienganh.com.vn xin giới thiệu những bước cớ bản để các thầy cô có một khởi đầu tốt cho việc dạy học nhé. 
Bước 1: Chọn giáo trình 
Hãy chọn một loại giáo trình dành cho người học tiếng Anh như ESL (English as Second Language- Tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ 2), loại giáo trình có mục đích và bài giảng cụ thể, dễ hiểu cho người bắt đầu học. Chọn đúng được loại giáo trình hay ngay từ đầu là điều căn bản vì khi có một nền tảng vững chắc việc học ngôn ngữ của người học sau này sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu giảng dạy, một số giáo viên có thể dễ dàng bỏ qua những cấu trúc hay từ vựng mà người đó nghĩ rằng học sinh đã biết trong khi trên thực tế lại không phải như thế. Một cuốn sách giáo trình hay sẽ giúp bạn không bị lệch hướng. 
Bước 2: Dạy nhắc lại những gì học sinh đã biết 
Hãy bắt đầu với những gì học sinh đã biết. Đặc biệt khi ở các vùng đô thị, rất nhiều người đã biết đến tiếng Anh từ phim ảnh, âm nhạc hoặc thậm chí là quảng cáo; nhiều người đã biết nghĩa và cách sử dụng của những cụm từ như "Thank you (cảm ơn) hay "I love you (tôi yêu bạn). Hãy tìm hiểu những gì học sinh của bạn đã biết và xây dựng trên những từ và cụm từ đó để có một khởi đầu thú vị cho học sinh.
Bước 3: Dùng phương pháp tiếp cận trực tiếp 
Giúp học sinh của bạn nói chuyện bằng phương pháp tiếp cận trực tiếp. Phương pháp tiếp cận trực tiếp là một phương pháp giảng dạy ngôn ngữ dựa trên các cuộc đối thoại dành cho người mới bắt đầu học một ngôn ngữ mới. Ví dụ giáo viên có thể đến bên một sinh viên và nói "Hi. I'm Jamie. You are...?
(Xin chào, tôi là Jamie.. Bạn là ...?). Hãy dùng cách sử dụng cử chỉ cho "I" và "you" cho đến khi học sinh có thể trả lời chính xác. Đây là một trong số những phương pháp dạy hiệu quả cho người bắt đầu làm quen với tiếng Anh. 
Bước 4: Sử dụng hình ảnh 
Dùng hình ảnh để dạy từ vựng rất nhanh. Để tránh nhầm lẫn và bối rối, hình ảnh dùng chỉ nên hiển thị trên vật cụ thể. Nếu không, hãy chắc chắn rằng bạn có thể chỉ ra rõ ràng các đối tượng trong hình mà bạn đang đặt tên. Thật dễ dàng để dạy về danh từ và tính từ tiếng Anh theo cách này, nhưng với động từ và trạng từ, bạn vẫn sẽ cần phải làm một chút hành động để đảm bảo rằng bạn truyền đạt rõ ràng ý nghĩa của từ.
Bước 5: Hãy thử dùng tất cả các cử chỉ điệu bộ 
Hãy tận dụng tối đa các cử chỉ và nét mặt của bạn trong lớp dạy tiếng Anh. Với nét mặt và ngôn ngữ cơ thể, bạn cũng có thể dạy từ vựng về cảm xúc và ý kiến, như "tired" (mệt mỏi) hay “love’’ (tình yêu). Bạn cũng có thể phát triển một vài cử chỉ cho các yêu cầu nhất định, chẳng hạn như chỉ vào tai của bạn và có nghĩa là "lặp lại". Điều đó có thể mất một hoặc hai bài học đầu cho tất cả các bạn học sinh hiểu những kí hiệu đó, nhưng sau đó nó sẽ giúp tăng tốc độ giao tiếp. 
Bạn hãy áp dụng những phương pháp cơ bản này để dạy những học sinh bắt đầu học của mình nhé. Hi vọng là với một nền tảng tốt ngay từ khi bắt đầu, khả năng của học sinh các bạn sẽ cải thiện theo cấp số nhân. Chúc các bạn thành công. 
“Chìa khóa vạn năng” cho kỹ năng speaking
1. Nói thật chậm (Always speak slowly)
Hầu hết những người học tiếng Anh đều cho rằng nói tiếng Anh càng nhanh sẽ càng giống với người bản xứ bởi đa số người học tiếng Anh đều thấy khó nắm bắt thông tin khi nghe người bản xứ nói vì họ nói khá nhanh. Tuy nhiên, quan điểm “nói càng nhanh càng tốt” này là hoàn toàn sai lầm. Bạn hãy cố gắng nói thật chậm và chính xác. Tất nhiên bạn không nên nói quá chậm nhưng phải đủ chậm để bạn có thời gian thực hiện các thao tác từ môi, lưỡi và âm của từ một cách chính xác. Nếu như bạn nói chậm lại thì âm điệu và trọng âm của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, trái lại giọng điệu phát âm của bạn sẽ nặng và khó hiểu hơn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì bạn sẽ không có đủ thời gian để hình thành âm vị và ngữ điệu chính xác. Hãy “điều khiển” tốc độ nói phù hợp như nguyên tắc nói căn bản để có thể đạt được những gì bạn muốn.
2. Phát âm tất cả các âm trong từ (Pronounce all the sounds in words) 
Như đã được đề cập ở trên, luyện nói tiếng Anh với tốc độ chậm sẽ giúp bạn có thời gian tập trung đến các âm có trong từ. Có thể ngay bây giờ, bạn có thể bỏ sót âm cuối hay âm giữa của từ, hoặc những âm tiết không phải là trọng âm trong từ. Điều này không ảnh hưởng đến người nói nhưng lại gây khó khăn cho người nghe. Chính vì vậy, bạn nên tập trung tới từng âm trong từ và không bỏ sót âm nào thì kỹ năng speaking của bạn sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng. 
Tuy nhiên, đây không phải là một việc đơn giản mà đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và cố gắng trong luyện tập. Sau khi các bạn đã hoàn thành nhiệm vụ đã được đặt ra ở trên, bạn có thể bắt đầu kết hợp những kỹ năng đó trong các cuộc đàm thoại hàng ngày. Hãy kiên nhẫn với bước luyện tập này và bạn sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt trong việc nói tiếng Anh! 
3. Gắn liền với ngữ pháp mà bạn đã học (Stick to grammar you have mastered)
Không giống như những ngôn ngữ khác, tiếng Anh có một trật tự từ và những nguyên tắc ngữ pháp cần phải tuân theo. Nếu như tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của bạn mà bạn lại áp dụng các nguyên tắc ngữ pháp của ngôn ngữ bạn vào việc nói tiếng Anh thì theo một lẽ tự nhiên bạn đã gặp lỗi rất lớn trong ngữ pháp tiếng Anh. Việc thực hiện các cấu trúc và nguyên tắc ngữ pháp trong việc thực hành nói tiếng Anh không đơn giản một chút nào. 
Chính vì vậy, khi giao tiếp bằng tiếng Anh, hãy cố gắng sử dụng những cấu trúc ngữ pháp mà bạn đã được học và nắm vững. Nếu như bạn chỉ nắm vững những cấu trúc và mẫu câu đơn giản, bạn sẽ chỉ nên sử dụng chúng cho tới khi bạn có thể chắc chắn sử dụng đúng những cấu trúc phức tạp hơn. Trong văn nói, sẽ không ai để ý đến việc bạn dùng cấu trúc đơn giản hay phức tạp để đánh giá khả năng của bạn và thậm chí là cũng không ai nhận ra mức độ của các cấu trúc mà bạn đang sử dụng. Điều duy nhất mà họ nhận ra chính là những lỗi mà bạn mắc phải, chính vì vậy nguyên tắc này có thể xem là một chìa khóa vàng để bạn hoàn thiện kỹ năng speaking của mình! 
4. Ghi âm lại những gì bạn nói (Record your speech often) 
Ghi âm lại những gì bạn nói được xem là biện pháp tốt nhất giúp bạn kiểm tra xem mình đã nói đúng chưa? Người khác có hiểu bạn đang nói gì không? Nhận biết được sự thay đổi trong giọng nói của bạn là bước cần thiết đầu tiên để hoàn thiện khả năng nói tiếng Anh của bạn. Trong việc thực hành kỹ năng speaking với chiếc máy ghi âm của mình, bạn có thể nhận biết được những lỗi sai trong phiên âm, ngữ pháp, trọng âm, ngắt câu, nối từ. Trình tự thực hành có thể là: 
- Hầu như máy tính đầu có trang bị thiết bị để ghi âm nên bạn có thể tận dụng chúng trong việc thực hành. Nếu như không có sẵn máy tính, một chiếc đài băng hoặc máy ghi âm kỹ thuật số với một chiếc micro là một sự thay thế khá tốt. Mỗi lần thực hành như vậy, bạn chỉ cần thực hành bất cứ chủ đề nào trong vòng 1-2 phút. 
- Sau đấy bạn nghe lại đoạn băng vừa ghi và bắt đầu phân tích, hãy thật khách quan khi nhận xét bạn đang nói ở tốc độ như thế nào? Bạn có thể hiểu được bạn nói bao nhiêu phần? Đồng thời gạch chân những từ mà bạn đã phát âm sai, hoặc phát âm thiếu (chú ý: âm cuối hoặc âm giữa của từ thường xuyên bị bỏ sót). 
- Ghi lại những từ bạn nghe được hay những từ bạn nhấn mạnh hoặc là trọng âm của câu. 
5. Âm lượng lớn (Speak loudly enough) 
Một trong những yếu tố giao tiếp quan trọng chính là âm lượng, bất kể khi bạn nói với 1 người, 10 người hay cả trăm người thì bạn cũng cần phải nói đủ lớn để tất cả những người có mặt đều có thể lắng nghe bạn nói một cách dễ dàng? Nếu như bạn nói quá nhỏ, điều gì sẽ xảy ra? 
- Người nghe có thể yêu cầu bạn nhắc lại, nói to hơn nữa hoặc là làm rõ những điều bạn đang trình bày. 
- Thái độ của mọi người sẽ thể hiện cho bạn thấy bạn đang gặp lỗi trong bài nói của mình, có thể bạn sẽ mất tự tin và không tiếp tục được nữa. 
Vậy làm thế nào để khắc phục điểm yếu này? Giải pháp không chỉ là vấn đề âm lượng mà điều quan trọng hơn nữa là không gian mà bạn thực hành. Có thể ban đầu bạn chỉ thực hành nói trong một phòng rất bé, sau đó bạn dần dần mở rộng không gian và thay đổi âm độ nói cho mình làm sao cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn không thể thực hành kỹ năng này một mình được bởi vì bạn cần có một (hoặc nhiều) người cùng luyện tập với bạn để có thể đánh giá được sự hợp lý trong âm lượng của bạn, đồng thời cũng là mục tiêu và đối tượng để bạn nói. Thực hành nói với một âm lượng phù hợp sẽ giúp bạn tự tin hơn và có thể điều chỉnh được âm lượng của mình phù hợp với từng không gian và hoàn cảnh khác nhau. 

File đính kèm:

  • dockinh_nghiem_hay.doc
Sáng Kiến Liên Quan