Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Thể dục 6

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Thể dục 6 SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. Thông Tin Chung Về Cá Nhân: - Họ và tên : Hồng Thái Trọng - Năm sinh: 01/04/1985 - Địa chỉ : Ấp Vàm, xã Thiện tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: 061. 3927542 - Chức vụ : Giáo viên - Đơn vị công tác : Trường THCS Võ Trường Toản II. Trình Độ Đào Tạo: - Học vị cao nhất : Đại học Sư Phạm - Năm nhận bằng: 2010 - Chuyên ngành đào tạo : Giáo dục thể chất III. Kinh Nghiệm Khoa Học: - Lĩnh vực chuyện môn có kinh nghiệm: Giáo dục thể chất - Số năm kinh nghiệm đã có : 7 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có :  Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết học Thể dục.  Phương pháp giảng dạy và tổ chức trò chơi trong giờ học Thể dục.  Phát huy vai trò của cán sự lớp trong giờ học Thể dục theo phương pháp mới. 2 2 Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Thể dục 6 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY MÔN THỂ DỤC 6 I. Lý do chọn đề tài : Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, muốn xây dựng thành công CNXH đưa đất nước phát triển đi lên và hội nhập cùng thế giới đòi hỏi phải có những con người XHCN “vừa hồng, vừa chuyên” có sức khỏe dồi dào, có thể lực cường tráng, có đủ phẩm chất và năng lực để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng.

doc4 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Thể dục 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 1 Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Thể dục 6 SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. Thông Tin Chung Về Cá Nhân: - Họ và tên : Hồng Thái Trọng - Năm sinh: 01/04/1985 - Địa chỉ : Ấp Vàm, xã Thiện tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: 061. 3927542 - Chức vụ : Giáo viên - Đơn vị công tác : Trường THCS Võ Trường Toản II. Trình Độ Đào Tạo: - Học vị cao nhất : Đại học Sư Phạm - Năm nhận bằng: 2010 - Chuyên ngành đào tạo : Giáo dục thể chất III. Kinh Nghiệm Khoa Học: - Lĩnh vực chuyện môn có kinh nghiệm: Giáo dục thể chất - Số năm kinh nghiệm đã có : 7 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có : Ø Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết học Thể dục. Ø Phương pháp giảng dạy và tổ chức trò chơi trong giờ học Thể dục. Ø Phát huy vai trò của cán sự lớp trong giờ học Thể dục theo phương pháp mới. 2 2 Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Thể dục 6 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY MÔN THỂ DỤC 6 I. Lý do chọn đề tài : Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, muốn xây dựng thành công CNXH đưa đất nước phát triển đi lên và hội nhập cùng thế giới đòi hỏi phải có những con người XHCN “vừa hồng, vừa chuyên” có sức khỏe dồi dào, có thể lực cường tráng, có đủ phẩm chất và năng lực để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng. Mục tiêu của nền giáo dục XHCN là đào tạo ra những con người “vừa hồng, vừa chuyên” ấy. Giáo dục thể chất là một mặt của nền giáo dục toàn diện đó. Vậy mục đích chính của giáo dục thể chất trong các trường phổ thông là bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người có sức khỏe dồi dào, có thể lực cường tráng, có dũng khí cách mạng để học tập tốt và lao động tốt. Sau này lớn lên các em có đủ sức khỏe và năng lực tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy tập luyện TDTT là hết sức cần thiết với mỗi người. Đặc biệt là các em học sinh nói chung và học sinh các trường THCS nói riêng vì đây là giai đoạn các em có sự chuyển biến mạnh mẽ nhất về tâm, sinh lý của cơ thể. Do đó, môn Giáo dục thể chất trong nhà trường phải trang bị cho các em một phương pháp tập luyện đúng đắn và phù hợp đẩy mạnh quá trình phát triển toàn diện, cân đối của cơ thể giúp các em phát triển đồng đều và đúng hướng. Như vậy, việc tập luyên đúng phương pháp, đúng kỹ thuật động tác góp phần rất lớn vào việc giữ gìn và nâng cao sức khỏe cho các em. Và để các em học tốt môn Thể dục thì vai trò người giáo viên là đặc biệt quan trọng. Người giáo viên phải biết khơi dậy sự hứng thú cho các em học sinh đối với việc tập luyện TDTT, cho các em thấy được tầm quan trọng của việc tập luyện TDTT nâng cao sức khỏe; phải hướng dẫn cho các em tập luyện đúng cơ bản kỹ thuật Sáng kiến 3 3 Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Thể dục 6 các động tác. Và trong các phương pháp giảng dạy TDTT thì phương pháp trực quan (Giáo viên làm động tác mẫu) là phương pháp cơ bản và quan trọng nhất. Ở phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải làm mẫu động tác thật chuẩn và đẹp. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng làm được điều này đặc biệt là đối với những giáo viên lớn tuổi. Điều này gây khó khăn cho học sinh trong việc nắm bắt kỹ thuật động tác, đặc biệt là những động tác khó, có nhiều giai đoạn như: nhảy xa, nhảy cao, bật xa... Vậy đâu là biện pháp để giải quyết vấn đề này? Và với việc “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Thể Dục 6” đã giúp tôi tìm ra được giải pháp để giải quyết vấn đề trên. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI : 1. Cơ sở lý luận : Ngày nay, thời đại công nghệ thông tin đang đến rất nhanh và có tác động mạnh mẽ đến tất cả các mặt đời sống xã hội. Công nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, nó cùng với một số ngành công nghệ cao khác làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Cụm từ “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học”ngày càng được nhiều người nhắc đến trong các trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào việc thiết kế các “giáo án điện tử” đang nhận được sự quan tâm của các sở giáo dục và đào tạo cùng các trường phổ thông. Tuy nhiên, vẫn còn không ít giáo viên có những hiểu biết chưa đúng về việc ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động dạy học. Do đó, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chưa cao. Vậy công nghệ thông tin là gì? Ứng dụng nó vào dạy học Thể dục ra sao?Đó là những vần đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đang thu hút sự quan tâm của giáo viên hiện nay. - Khái niệm “Công nghệ thông tin”: Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, là ngành sử dụng máy tính và các phần mềm của nó để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, 4 4 Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Thể dục 6 truyền và thu thông tin. Theo Nghị quyết 49/CP của Chính phủ ngày 4 tháng 8 năm 1993 thì “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại- chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông- nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Như vậy, công nghệ thông tin là tập hợp các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại như máy tính, máy chiếu Projector, mạng Internet để cung cấp nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng cho mọi lĩnh vực trong đời sống con người và xã hội. Đặc biệt, ngày nay Internet với các kết nối băng tầng rộng đã đi tới tất cả các trường học, giúp cho việc ứng dụng các kiến thức, kĩ năng và hiểu biết về công nghệ thông tin vào dạy học. 
2. Nội dung và biện pháp thực hiện: 
- Phương pháp giảng dạy Thể Dục truyền thống ở các trường phổ thông hiện nay thông thường là: Giáo viên giới hiệu kỹ thuật động tác bằng cách thực hiện làm mẫu động tác cho học sinh nắm sơ lược khái quát về toàn bộ động tác. Tiếp theo là cho các em xem tranh, ảnh và giáo viên phân tích kỹ thuật động tác dựa vào tranh ảnh đó. Cuối cùng là giáo viên thực hiện lại toàn bộ động tác để các em nắm được và bắt đầu việc tập luyện. 
- Phương pháp này về cơ bản có thể giúp cho học sinh hiểu và biết cách thực hiện các động tác đơn giản như Bài Thể dục phát triển chung, các động tác bỗ trợ. một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vì các động tác của bài Thể dục phát triển chung giáo viên có thể vừa làm mẫu, vừa phân tích kỹ thuật động tác. Tuy nhiên, đối với các động tác đòi hỏi sự kết hợp của nhiều bộ phận trong cùng một động tác, hoặc thì sẽ gây khó khăn cho học sinh trong việc nắm bắt kỹ thuật động tác như chạy nhanh, bật xa, chạy đà tự do giậm nhảy vào hố cát  5 5 Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Thể dục 6 - Ví dụ như trong động tác bật xa ở lớp 6. Thông thường các em chỉ được giáo viên làm mẫu động tác 3,4 lần khi học động tác. Và giáo viên kết hợp tranh (hình trên) để phân tích kỹ thuật cho học sinh. Ở bước thứ 2 và thứ 3 sau khi giậm nhảy, đòi hỏi người tập phải dùng sức mạnh của đùi, sức bật của hai bàn chân đạp mạnh xuống đất để bật người về phía trước, để đạt được thành tích tốt nhất yêu cầu ở bước này là người tập phải duỗi thẳng hết người sau bật nhảy ở 1 góc độ thật hợp lý (450) và sau đó nhanh chóng gập bụng đưa 2 chân với dài về phía trước để đạt thành tích tốt nhất. Ở bước 2 và 3 này giáo viên chỉ có thể cho học sinh xem tranh và phân tích vì giáo viên không thể dừng trên không hoặc vừa thực hiện vừa phân tích kỹ thuật động tác được và như vậy sẽ làm hạn chế khả năng nắm bắt yếu lĩnh động tác của học sinh. Hoặc ở động tác hạy đà tự do – nhảy xa. Việc giúp các em nắm được yếu lĩnh kỹ thuật động tác này là hết sức quan trọng, vì sẽ giúp cho các em thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật nhảy xa “kiểu ngồi” mà các em sẽ được học ở những lớp cao hơn. Nếu các em không nắm bắt được khái quát cơ bản động tác thì các em sẽ làm không đúng, và lên các lớp sau sẽ rất khó để chỉnh sửa cho các em. Và ở động tác này yêu cầu còn khó hơn ở động tác bật xa, vì nó kết hợp rất nhiều giai đoạn và thời gian thực hiện lại rất nhanh. Việc dạy học theo phương pháp trực quan truyền thống giáo viên làm mẫu và xem tranh ảnh sẽ khó mang lại hiệu quả cao. 6 6 Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Thể dục 6 Do vậy việc áp dụng CNTT trong giảng dạy các động tác như thế là hết sức cần thiết. Giáo viên có thể tự thực hiện mẫu động tác rồi ghi hình lại, hoặc sử dụng các đoạn phim tư liệu mẫu có sẵn trên mạng để trình chiếu cho các em xem. Trong khi trình chiếu giáo viên có thể sử dụng các tiện ích “làm chậm” có sẵn trong các phần mềm trình chiếu hiện nay như: KM Player, 123 Classic, Jet audio, Window Media Player  để vừa cho học sinh xem động tác, vừa phân tích kỹ thuật động tác cho học sinh dễ nắm bắt. Và giáo viên có thể ghi hình lại việc thực hiện động tác của các em, rồi cho các em xem mình làm có đúng hay chưa, có đẹp hay không và từ đó các em sẽ tự khắc phục sửa sai động tác của mình. Ngoài ra, giáo viên sẽ cho các em xem những đoạn phim về các vận động viên hàng đầu thế giới hoặc ở trong nước, các kỷ lục về các môn thể thao liên quan đến nội dung mà các em đang học để tăng thêm sự hứng thú cho học sinh. III. KẾT QUẢ: Sau đây là kết quả thống kê kết quả đạt được của học sinh 2 nhóm ở học kỳ 2 năm học 2014- 2015. - Nhóm 1 không áp dụng ứng dụng dạy học CNTT: 127 học sinh các lớp 6/5, 6/6 và 6/7. - Nhóm 2 áp dụng ứng dụng dạy học CNTT: 124 học sinh các lớp 6/1, 6/2 và 6/3. 7 7 Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Thể dục 6 1. Nội dung Bật xa Không áp dụng Có áp dụng Số lượng (127 hs) Tỉ lệ Số lượng (123 hs) Tỉ lệ Đ 95 hs 75 % 115 93.5% CĐ 32 hs 25% 8 6.5% 2. Nội dung Chạy nhanh: Xếp loại Không áp dụng Có áp dụng Số lượng (127hs) Tỉ lệ Số lượng (123 hs) Tỉ lệ Đ 84 hs 66.1 % 110 89.4 % CĐ 43 hs 33.9 % 13 10.6 % 3. Nội dung chạy đà tự do – nhảy xa: Không áp dụng Có áp dụng Số lượng (127 hs) Tỉ lệ Số lượng (123 hs) Tỉ lệ Đ 108 hs 85 % 120 94.5% CĐ 19 hs 15% 3 5.5% IV. ĐÊ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Qua quá trình Ưng dụng công nghệ thông tin vào trong việc giảng dạy môn Thể dục 6, tôi nhận thấy đã đạt những kết quả nhất định. Học sinh rất hứng thú trong giờ học khi được xem các đoạn phim sinh động về các vận động viên hàng đầu trong nước và quốc tế, và các em đặc biệt thích thú với việc được xem mình thực hiện động tác như thế nào và quan trọng hơn hết là việc ứng dụng CNTT và trong giảng dạy bộ môn giúp các em tiếp thu bài học nhanh và đạt kết quả tốt hơn. 8 8 Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Thể dục 6 · Khuyến nghị : - Nhà trường và địa phương thường xuyên tổ chức các hoạt động, phong trào TDTT, văn nghệ để cuốn hút học sinh tham gia, từ đó giúp các em thích thú hơn với các giờ học. - Đoàn Thanh niên và liên đội tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt tập thể, diễn đàn để các em có dịp giao lưu học hỏi, phát triển khả năng của mình. - Về phía gia đình cần khuyến khích, tạo điều kiện giúp các em có thời gian và thói quen tập luyện TDTT một cách thích hợp./. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO -  -  - Giáo trình Lý luận và phương pháp giảng dạy TDTT – PGS - TS. NGUYỄN TOÁN – TS. NGUYỄN SĨ HÀ. - SGV Thể Dục 6.7.8.9 - Các phần mềm trình chiếu Video, Các đoạn Video được tải từ Inernet. Bình Hòa, ngày 10 tháng 10 năm 2015 Ngƣời viết
Xem nội dung đầy đủ tại:https://123doc.org/document/3982221-ung-dung-cntt-trong-giang-day-mon-the-duc-6.htm

File đính kèm:

  • doc1 1 Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Thể dục 6 SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I.doc