[Tóm tắt] Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh học tốt môn Tiếng Anh Tiểu học

I. Đặt vấn đề:

Hiện nay, trên thế giới Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ giao tiếp thông dụng nhất, đã có một vài nước sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp hằng ngày sau tiếng mẹ đẻ. Vì thế Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ giao tiếp quan trọng. Ở nước ta, tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy tại các trường tiểu học với văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo từ năm 1996. Đến năm 2003 Bộ ban hành chương trình dạy tiếng Anh tiểu học chỉ đạo mục tiêu và nội dung giảng dạy trong phạm vi toàn quốc. tuy nhiên quy trình dạy tiếng Anh tiểu học đang có nhiều khó khăn trong buổi ban đầu, như điều kiện vật chất trong lớp học dành cho học sinh học tiếng Anh, tài liệu dạy học như sách vở, băng đĩa, máy cassette và đặc biệt là đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh ở tiểu học.

doc4 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 6507 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "[Tóm tắt] Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh học tốt môn Tiếng Anh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN 
Họ và tên: Sinh năm 
Chức vụ: 
Đơn vị 
Báo cáo tóm tắt sáng kiến:
Hướng dẫn học sinh học tốt môn Tiếng Anh Tiểu học.
I. Đặt vấn đề:
Hiện nay, trên thế giới Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ giao tiếp thông dụng nhất, đã có một vài nước sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp hằng ngày sau tiếng mẹ đẻ. Vì thế Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ giao tiếp quan trọng. Ở nước ta, tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy tại các trường tiểu học với văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo từ năm 1996. Đến năm 2003 Bộ ban hành chương trình dạy tiếng Anh tiểu học chỉ đạo mục tiêu và nội dung giảng dạy trong phạm vi toàn quốc. tuy nhiên quy trình dạy tiếng Anh tiểu học đang có nhiều khó khăn trong buổi ban đầu, như điều kiện vật chất trong lớp học dành cho học sinh học tiếng Anh, tài liệu dạy học như sách vở, băng đĩa, máy cassette và đặc biệt là đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh ở tiểu học. Do đó bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này tôi nghĩ rằng việc dạy cho học sinh tiểu học làm quen với việc học ngôn ngữ thứ hai không hẳn là khó nhưng cũng không hoàn toàn dễ dàng chút nào, vì các em có thể chưa thích ứng với môn học mới này. Nhưng nếu các em được làm quen môn học mới này bằng những bài học sinh động qua hình ảnh cụ thể trò chơi, bài hát, phim hoạt hình từ các băng đĩa hình thì các em sẽ có hứng thú và cảm thấy thú vị khi học, giúp các em tiếp thu bài nhanh. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài: “ Hướng dẫn học sinh học tốt môn Tiếng Anh tiểu học”.
II. Biện pháp thực hiện:
Qua vài năm giảng dạy bộ môn Tiếng Anh tiểu học, tôi nhận thấy rất hiệu quả. Vì trong quá trình xây dựng bài học, tôi đã khai thác tối đa thế mạnh của tranh ảnh minh họa để tạo nên tình huống giao tiếp giúp trẻ có thể nắm dược ý nghĩa của từ mới hay ý nghĩa của mẫu câu giao tiếp trực tiếp qua hình ảnh mà không qua kênh “dịch nghĩa” bằng tiếng mẹ đẻ. Việc học ngôn ngữ của trẻ thông qua các hình thức hoạt động mang tính giao tiếp như trò chơi, bài hát.tạo ra một tiết học ngoại ngữ thật thoải mái, vui vẻ và phù hợp với trẻ. Các dạng luyện tập được thiết kế theo dạng mở, giúp trẻ có thể tự rèn luyện bằng cách nhìn nghe, bắt chước và ghi nhớ ngữ liệu thông qua các hoạt động bài tập.
Ngay ở bài mở đầu, tôi đã cho các em xem tranh ảnh của các nhân vật được sử dụng xuyên suốt trong cả bộ sách như: Mai, Linda, peter. Lili, Alan, Linda, Nam để các em làm quen và ghi nhớ các nhân vật trong suốt các bài học của mình. Khi nhìn thấy các nhân vật này trong bài học của mình là các em có thể nhớ ngay được tên của họ.
Cụ thể về phương pháp nhóm học sinh để luyện tập. Tôi phân nhóm học sinh thành từng nhóm nhỏ hay từng cặp để học sinh rèn luyện, điều này giúp học sinh trở nên tự tin hơn trong giao tiếp. Tôi có thể đổi nhóm cho học sinh để giúp các em hình thành kỹ năng giao tiếp giữa các bạn với nhau vì các em sẽ dễ dàng hơn khi chia sẽ thông tin mà các em chưa nắm vững. 
- Ví dụ rèn luyện theo nhóm với mẫu câu:
“ How are you, Nam ?”
“ I’m jine, thank you, And you ?”
“ Fine, thanks”
Trong sách Let’s learn English, Book 1, Unit 2, ScetionB page 22 có kết hợp với việc sử dụng con rối ( Sách đóng)
Con rối A (GV): “How are you, Nam?”
Con rối B (GV): “ I’m jine, thank you, And you ?”
Con rối A (GV): “ Fine, thanks”
Con rối A (GV) - Cả lớp
Cả lớp - Con rối A (GV)
Nhóm 1 (nửa lớp) – Nhóm 2 (nửa lớp)
Nhóm 2 (nửa lớp) – Nhóm 1 (nửa lớp)
Học sinh A (ngồi cạnh học sinh B) - Học sinh B (ngồi cạnh học sinh A)
Học sinh A (đi trong lớp) - ( Học sinh z (đi trong lớp)
Khi tiến hành việc cho học sinh đi trong lớp để phỏng vấn lẫn nhau. GV đồng thời di chuyển trong lớp để giám sát và giúp đỡ những em chưa làm tốt. Phương pháp này nếu dược thực hiện đều đặn và thường xuyên, học sinh sẽ quen và thực hiện việc luyện tập trong trật tự. Lúc đầu học sinh có thể làm ồn và nghịch trong khi luyện tập nhưng dần dần học sinh sẽ hiểu được đây là một trong những hoạt động học tập.
III. Hiệu quả:
Qua việc sử dụng các phương pháp giảng dạy trên, tôi nhận thấy đã thực sự gây hứng thú cho các em, giúp các em chú ý bài học và khắc sâu hơn các mẫu câu, từ vựng và là cách hiệu quả để các em mạnh dạn luyện nói với các bạn.
IV. Bài học kinh nghiệm:
Trò chơi trong tiết học không chỉ thuần túy là để thư giản. Nó rất quan trọng trong vấn đề khắc sâu những kiến thức trẻ vừa học một cách rất hiệu quả. Nó còn giúp cho sự sáng tạo của trẻ trong việc sử dụng ngôn ngữ vừa mới học.
Giáo viên cần có quan điểm coi học sinh là chủ thể của hoạt động dạy học nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động sử dụng tiếng Anh, phù hợp với trình độ và lứa tuổi học sinh.
V. Kiến nghị: Không có
 	 Biên Hòa, ngày 30 tháng 9 năm 2010
Nhận xét của Hội đồng sáng kiến. Người viết
 Nguyễn Nữ Minh Tiền

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan