[Tóm tắt] Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 6 và học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi Địa lí lớp 9 cách vẽ hình sự vận động của trái đất quanh mặt trời và các mùa ở bắc bán cầu

II. Nội dung

1. Thực trạng, nguyên nhân

1.1. Thực trạng

-Có 100 % học sinh lớp 6 vẽ hình sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu không chính xác .

-Có 90% học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 môn Địa Lí vẽ hình sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu không chính xác.

-Các đề thi chọn học sinh giỏi THSC môn Địa Lí cấp huyện, cấp tỉnh thường hay yêu cầu học sinh vẽ hình sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu ( đề thi chọn HSG: Tp Sa Đéc năm học 2015-2016, Tp Cao Lãnh 2016-2017, đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Địa Lí của tỉnh Tiền Giang năm học 2013-2014 . ) .

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 2666 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "[Tóm tắt] Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 6 và học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi Địa lí lớp 9 cách vẽ hình sự vận động của trái đất quanh mặt trời và các mùa ở bắc bán cầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
_______________________________________
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2016 - 2017
______________________
Mã số
03
I. Sơ lược bản thân
Họ và tên: Nguyễn Thanh Bình. Năm sinh: 1981.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP ngành .Địa Lí.
Nhiệm vụ được phân công: Dạy Địa Lí lớp 6 và lớp 9.
Đơn vị: Trường THCS Lưu Văn Lang.
II. Nội dung
1. Thực trạng, nguyên nhân 
1.1. Thực trạng 
-Có 100 % học sinh lớp 6 vẽ hình sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu không chính xác .
-Có 90% học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 môn Địa Lí vẽ hình sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu không chính xác.
-Các đề thi chọn học sinh giỏi THSC môn Địa Lí cấp huyện, cấp tỉnh thường hay yêu cầu học sinh vẽ hình sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu ( đề thi chọn HSG: Tp Sa Đéc năm học 2015-2016, Tp Cao Lãnh 2016-2017, đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Địa Lí của tỉnh Tiền Giang năm học 2013-2014 ... ) .
1.2. Nguyên nhân
-Học sinh không thu được tỉ lệ khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời ở 4 vị trí và tỉ lệ kích thước Mặt Trời và Trái Đất.
-Học sinh không hiểu được hướng nghiêng của trục Trái Đất ở 4 vị trí Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí đều có số đo độ là 66 0 33’. Khi vẽ 4 trục Trái Đất ở 4 vị trí sẽ không song song nhau, dẫn đến sai lệch của tia sáng Mặt Trời ở 4 vị trí.
-Học sinh không hiểu được đường xích đạo luôn vuông góc với trục Trái Đất ở cả 4 vị trí và khoảng cách giữa xích đạo-chí tuyến-vòng cực.
-Học sinh không hiểu được quỹ đạo của Trái Đất.
-Giáo viên khi dạy chỉ yêu cầu học sinh vẽ hình giống trong sách Địa Lí 6, mà không có hướng dẫn chi tiết do một số giáo viên Địa Lí vẫn chưa thực hiện chính xác được hình vẽ này.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng
2.1. Tên sáng kiến
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 6 VÀ HỌC SINH TRONG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ LỚP 9 CÁCH VẼ HÌNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ CÁC MÙA Ở BẮC BÁN CẦU .
2.2. Lĩnh vực áp dụng
Dạy bài 8 Địa Lí 6 và bồi dưỡng HSG môn Địa Lí.
3. Nội dung của sáng kiến (Các biện pháp đã thực hiện)
3.1. Cách thu tỉ lệ khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời ở 4 vị trí và tỉ lệ kích thước Mặt Trời và Trái Đất.
Khi thực hiện vẽ hình này, có kích thước gấp 2 lần hình 23, bài 8, sách giáo khoa Địa Lí 6.
-Khoảng cách (tính từ tâm Trái Đất) từ Hạ chí đến Đông chí là 9,4 cm ( 02 đến 04 ); từ Xuân phân đến Thu phân là 3,7 cm ( 01 đến 03).
-Khoảnh cách có dạng dấu cộng ( giống 2 đường chéo hình thoi) theo tỉ lệ: 
9,4 / 3,7 = 18,8 / 7,4 
-Đường kính Trái Đất / Mặt Trời = 3,6 / 1,2 = 7,2 / 2,4 cm
-.Vẽ 2 đường chéo hình thoi kích thước 18,8 x 7,4 cm, mỗi đầu đường chéo là tâm Trái Đất, đường kính 7,2cm. Nơi giao nhau 2 đường chéo là tâm Mặt Trời, đường kính 2,4 cm.
-Vẽ hình Trái Đất và Mặt Trời ở các vị trí bằng compa. 
Xem hình 1:
3.2. Cách vẽ hướng nghiêng của trục Trái Đất ở 4 vị trí Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí đều có số đo độ là 66 0 33’, để 4 trục Trái Đất ở 4 vị trí đều song song nhau và vẽ đúng vị trí tia sáng Mặt Trời ở 4 vị trí. 
Vẽ tia 12 giờ (đường ST), dùng thước đo độ, đo góc ở tâm 23 0 27’, từ 23 0 27’ này ta vẽ đường thẳng xuyên qua tâm, đó chính là trục BN Trái Đất, khi đó trục này nghiêng 66 0 33’ so với mặt phẳng quỹ đạo (theo tính chất 2 góc phụ nhau trong tam giác vuông).
3.3. Cách vẽ được đường xích đạo luôn vuông góc với trục Trái Đất ở cả 4 vị trí và khoảng cách giữa xích đạo-chí tuyến-vòng cực
 Dùng thước đo độ, ở tâm Trái Đất đo vuông góc với trục BN Trái Đất, vẽ đường kính vuông góc với trục, đó là đường Xích đạo, từ đó vẽ các chí tuyến, vòng cực song song và cách đều Xích đạo với khoảng cách tỉ lệ:
Xích đạo-chí tuyến / chí tuyến vòng cực = 0,4 / 0,45 = 0,8 / 0,9 cm.
3.4. Cách vẽ đúng quỹ đạo của Trái Đất.
-Quỹ đạo là 4 mũi tên vòng cung với các đặc điểm:
+ Quỹ đạo từ Xuân phân đến Hạ chí (1) là từ chí tuyến nam đến vòng cực bắc.
+ Quỹ đạo từ Hạ chí đến Thu phân (2) là từ vòng cực nam đến chí tuyến nam.
+ Quỹ đạo từ Thu phân đến Đông chí (3) là từ chí tuyến bắc đến cực nam.
+ Quỹ đạo từ Đông chí đến Xuân phân (4) là từ chí tuyến bắc đến chí tuyến bắc.
Xem hình 2:
-Dùng thước parabol để vẽ 4 đoạn cong của quỹ đạo.
-Hoàn chỉnh hình vẽ
Xem hình 3:
4. Hiệu quả
-Có 60 % học sinh lớp 6 vẽ hình đúng sau khi được giảng dạy .
-Có 100 % học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi Địa Lí vẽ hình đúng sau khi được giảng dạy.
5. Khả năng vận dụng
Có thể áp dụng giảng dạy cho tất cả học sinh lớp 6 khi học bài 8 môn Địa Lí 6 và bồi dưỡng học sinh giỏi Địa Lí THCS trong cả nước .
Sa Đéc, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
Người viết
 Nguyễn Thanh Bình 

File đính kèm:

  • docSKKN_DIA_6.doc
Sáng Kiến Liên Quan