Tích hợp kiến thức lịch sử vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại lớp 11

TÍCH HỢP KIẾN THỨC LỊCH SỬ VÀO GIẢNG DẠY TÁC

PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI LỚP 11

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong những năm gần đây, việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

được cả xã hội quan tâm. Theo tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về việc việc đối

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì phương pháp dạy học văn cũng cần

phải thay đổi để theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Dạy học theo hướng “tích hợp, liên

môn” là một trong những vấn đề ưu tiên hiện nay.

Thêm nữa, nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI có nêu rõ về đổi mới căn

bản, toàn diện giáo dục và đào tạo như sau: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương

pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo

và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một

chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học,

tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng

lực”. Theo quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học trên thì phát triển năng

lực của người học được coi là mục tiêu quan trọng và được cần được coi trọng.Mặt

khác, khái niệm năng lực ở đây được hiểu là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng

và mong muốn của người học. Như vậy, việc liên hệ kiến thức lịch sử vào việc đọc

hiểu tác phẩm văn học cũng là biện pháp cần thiết, đáp ứng yêu cầu của quá trình

đổi mới giáo dục, đặc biệt đối với bộ môn Ngữ văn.

Văn học cũng như mỗi tác phẩm văn chương luôn luôn được ra đời trong

những bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể, những yếu tố đó thẩm thấu, chắt lọc thông

qua lăng kính của nhà văn để đi vào tác phẩm. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà

muốn nghiên cứu một tác phẩm văn chương cụ thể chúng ta lại tìm đến bối cảnh

mà nó ra đời. Trong phương pháp dạy học văn gọi đó là “quan điểm tiếp cận lịch

sử phát sinh hay là sự vận động một cách thích hợp những hiểu biết ngoài văn bản

để cắt nghĩa tác phẩm”.

pdf44 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tích hợp kiến thức lịch sử vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc chiêu hiền đãi sĩ để phò giúp triều đại Tây Sơn còn non trẻ. Thái độ và đường 
lối cầu hiền cũng như tâm huyết khôi phục đất nước của ông được thể hiện rõ trong 
bài Chiếu cầu hiền do Ngô Thì Nhậm viết mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. 
HĐ của GV và HS Mức độ cần đạt 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm 
hiểu phần tiểu dẫn. 
Thao tác 1: tìm hiểu tác giả 
- GV: Nêu một vài nét chính về cuộc 
đời của Ngô Thì Nhậm? 
- HS: dựa vài vào tiểu dẫn trả lời. 
- GV: dùng máy chiếu chiếu hình ảnh 
về vua Quang Trung 
I. Tiểu dẫn 
1. Tác giả: 
- Ngô Thì Nhậm (1746-1803) hiệu là 
Hi Doãn,quê thuộc trấn Sơn Nam, nay là 
Thanh Trì,Hà Nội. 
- Ông là người đã đỗ tiến sĩ, từng làm 
quan dưới triều Lê-Trịnh. 
- Ngô Thì Nhậm là một sĩ phu Bắc Hà 
đi theo phong trào Tây Sơn, được Quang 
Trung trọng dụng. 
- Ông có nhiều đóng góp cho triều đại 
Tây Sơn. Nhiều văn kiện, giấy tờ quan 
trọng của nhà Tây Sơn đều do ông soạn 
thảo. 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản
GV: Lê Thị Thu Phương 35 
Thao tác 2: tìm hiểu tác phẩm 
- GV: phát vấn 
 + Bài Chiếu cầu hiền được sáng tác 
theo thể loại nào? 
 + Ở lớp dưới, em đã tìm hiểu tác 
phẩm nào thuộc thể loại chiếu? Em 
biết gì về thể loại này? 
- GV: liên hệ kiến thức lịch sử qua 
câu hỏi đã hướng dẫn HS ở tiết học 
trước. 
 + Bài Chiếu cầu hiền do Ngô Thì 
Nhậm viết được ra đời vào năm nào? 
 + Bối cảnh lịch sử nước ta lúc đó ra 
sao? 
 + Bài chiếu nhằm mục đích gì? 
- HS: dựa vào phần tiểu dẫn và câu 
chuẩn bị bài ở nhà trả lời câu hỏi 
- GV: phát vấn hướng dẫn HS tự tìm 
hiểu bố cục 
 Theo em nên chia văn bản Chiếu cầu 
hiền thành mấy phần? Xác định giới 
hạn và nêu nội dung từng phần? 
- HS tự học theo sự hướng dẫn của 
GV. 
- GV: khái quát, định hướng lại nếu 
có. 
2. Tác phẩm 
a) Thể loại 
- Chiếu là một thể loại văn nghị luận 
chính trị-xã hội thời trung đại do nhà 
vua ban hành. 
 - Xuống chiếu cầu hiền tài là một 
truyền thống văn hóa-chính trị phương 
Đông. 
b) Hoàn cảnh ra đời 
- 1788 Quang Trung tiến quân ra Bắc 
tiêu diệt quân Thanh và bọn tay sai, nhà 
Lê sụp đổ, các tri thức của triều đại cũ 
mang nặng tư tưởng trung quân, phản 
ứng tiêu cực. 
- Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung 
do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng 
năm 1788-1789, nhằm thuyết phục sĩ 
phu Bắc Hà, tức các trí thức củatriều đại 
cũ ra cộng tác với triều đại Tây Sơn. 
c) Bố cục: 3 phần 
- Phần 1 “từ đầungười hiền vậy”: 
Mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên 
tử. 
- Phần 2 “ tiếp theo buổi ban đầu 
của trẫm hay sao?”: cách ứng xử của 
hiền tài Bắc Hà và nhu cầu của đất nước. 
- Phần 3 “còn lại”: Con đường để hiền 
tài cống hiến cho đất nước. 
Hoạt động 2: hướng dẫn HS tìm 
hiểu bài chiếu 
Thao tác 1: tìm hiểu đoạn 1: (20’) 
- GV: tác giả đã bắt đầu bài chiếu 
bằng việc so sánh hình ảnh nào với 
người hiền? 
- HS: Trả lời cá nhân 
- GV: lần lượt phát vấn 
+ Sau lời so sánh, đánh giá cao người 
hiền, tác giả đã phân tích mối quan hệ 
giữa người hiền với thiên tử? 
+ Sau đó, tác giả đã đặt ra giả thuyết 
gì? Cách đặt ra giả thuyết đó có tác 
dụng gì đến tư tưởng của người hiền? 
II. Đọc-hiểu văn bản: 
1. Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên 
tử: 
- “ Người hiền xuất hiện ở đời, thì như 
ngôi sao sáng trên trời cao”: 
+ Tác giả so sánh người hiền như ngôi 
sao sáng trên bầu trời 
+ Khẳng định vai trò vàtrân trọng vai 
trò của những người có tài, có đức. 
-“ Sao sáng thiên tử”: dẫn ra quy 
luật của tinh tú để nói lên sự hợp lẽ là 
người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. 
- “Nếu như hiền vậy”: phủ nhận thái 
độ quay lưng lại với thời cuộc chính là 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản
GV: Lê Thị Thu Phương 36 
- HS: dựa vào nội dung bài chiếu chỉ 
ra. 
- GV: bằng cách dẫn ra các hình ảnh 
từ sách Luận ngữ, bài chiếu có tác 
dụng ntn? 
- HS: trả lời cá nhân. 
 Theo quan niệm của Nho gia, Khổng 
Tử là ông thánh, lời dạy của Khổng tử 
là lời dạy của thánh hiền, là chân lí. Vì 
thế nó có sức thuyết phục lớn đối với sĩ 
phu Bắc Hà. 
- GV: nhận xét, giảng thêm 
- GV nêu câu hỏi khái quát 
 Em có nhận xét gì về cách lập luận 
của tác giả? 
trái ý trời,đi ngược lại với quy luật hợp 
lẽ xưa nay. 
 Những hình ảnh được rút ra từ sách 
Luận ngữ sẽ có sức thuyết phục rất cao 
đối với giớisĩ phu Bắc Hà trong bối cảnh 
đó. 
 Với cách lập luận chặt chẽ, tác giả 
nêu ra tư tưởng có tính quy luật trong 
các triều đình phong kiến để làm cơ sở 
cho việc cầu hiền. Đây là cơ sở hợp 
lòng trời, hợp lòng người. 
Thao tác 2: tìm hiểu đoạn 2 (30’) 
- GV: Tác giả đã sử dụng những điển 
tích điển cố nào để nói về cách ứng xử 
của các sĩ phu Bắc Hà? 
- GV: đặt câu hỏi liên hệ kiến thức 
lịch sử: Bằng hiểu biết lịch sử, em hãy 
cho biết tại sao những sĩ phu Bắc Hà 
lại có tâm lí kiêng dè không ra gánh 
vác việc nước? 
- HS: tìm và chỉ ra các điển tích, điển 
cố. 
- GV: Em có nhận xét gì về tác dụng 
của việc sử dụng điển cố, điển tích 
trong bài chiếu này? 
- HS: rút ra nhận xét cá nhân. 
- GV: Trong bài chiếu, tác giả còn thể 
hiện thái độ nào của Quang Trung khi 
cầu hiền?Ngoài các điển cố, điển tích 
ra,bài chiếu còn sử dụng hình thức 
nghệ thuật nào? Phân tích các câu hỏi 
tu từ ấy?Tác dụng của các câu hỏi ấy là 
gì? 
2. Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và 
nhu cầu của đất nước: 
a. Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và 
thái độ của vua Quang trung: 
- Cách ứng xử của các sĩ phu Bắc 
Hà: 
 + Ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc 
đời, chết đuối trên cạn, lẩn tránh: chỉ 
những người ẩn dật uổng phí tài năng. 
 + Kiêng dè không dám lên tiếng,gõ mõ 
canh cửa,ra biển vào sông,  : những 
người ra làm quan nhưng còn nghi ngại, 
kiêng dè, không dám lên tiếng, làm việc 
cầm chừng.  Không nhiệt tình với 
triều đại mới. 
- Việc sử dụng các điển tích, điển cố có 
tác dụng: 
+ Sử dụng các hình ảnh trong sách 
Nho gia và các hình ảnh mang ý nghĩa 
tượng trưng ngầm chỉ trích cách ứng xử 
của các bậc hiền tài khi Tây Sơn ra bắc 
diệt Trịnh. 
+ Cách diễn đạt vừa châm biếm nhẹ 
nhàng,vừa tế nhị. 
+ Đồng thời thể hiện vốn hiểu biết 
uyên thâm,tài hoa của tác giả. 
+ Người nghe tự nhận ra cách ứng xử 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản
GV: Lê Thị Thu Phương 37 
- GV: đặt câu hỏi tích hợp kiến 
thức lịch sử:Liệu có phải Quang 
Trung kém tài, ít đức nên chưa có 
người phò tá chăng như trong bài chiếu 
thể hiện? Bằng hiểu biết của mình về 
Quang Trung, em hay chứng minh? 
- HS: dựa phần chuẩn bị ở nhà theo 
câu hỏi hướng dẫn của GV ở tiết học 
trước và trả lời cá nhân 
- GV: liên hệ kiến thức lịch sử qua 
hình ảnh minh họa (hình ảnh QT và 
những trận đánh mang tầm vóc thời đại 
của ông) 
- GV: để bày tỏ thái độ của mình, tác 
giả đã đưa ra những lí lẽ nào? 
- HS: trả lời cá nhân. 
chưa thỏa đáng của mình;thêm nể trọng 
vì những điều được viết ra. 
- Thái độ của vua Quang Trung: 
+ Bộc bạch tâm sự: “Nay trẫmtìm 
đến”  thái độ thành tâm tha thiết trông 
chờ hiền tài. 
+ Hai câu hỏi tu từ: “Hay trẫm ít 
đức? Hay đang thời đổ nát?” thái 
độ khiêm tốn, lời lẽ chân thành, tác động 
vào nhận thức của hiền tài. 
 Cả hai cách nói trênđều không đúng 
với thực tế bấy giờ. 
 Sử dụng điển cố, kết hợp câu hỏi 
tu từ, cho thấy người viết có kiến thức 
sâu rộng, có tài văn chương khiến 
người nghe không tự ái mà còn nể 
trọng và tự nhận ra cách ứng xử chưa 
thỏa đáng của mình. 
- GV: Tác giả đã nêu ra thực trạng 
của đất nước như thế nào? 
- HS trả lời. GV cho HS tìm vàgạch 
chân SGK 
- GV: đặt câu hỏi tích hợp kiến 
thức lịch sử: Vì sao Quang Trung lại 
cho rằng “công việc ngoài biên đương 
phải lo toan”, “dân còn nhọc mệt chưa 
lại sức, mà đức hóa của trẫm chưa kịp 
thấm nhuần khắp nơi”? 
- GV: Việc nêu ra thực trạng cho thấy 
cái nhìn của tác giả như thế nào? 
- GV nhận xét, khái quát ý. 
- GV: Từ thực trạng đó, tác giả muốn 
nêu lên nhu cầu gì? Cách nói của tác 
b. Thực trạng và nhu cầu của đất 
nước: 
- Thực trạng: 
+ Triều chính còn nhiều khiếm 
khuyết. 
+ Biên ải chưa yên. 
+ Nhân dân chưa kịp lại sức. 
+ Đức hóa chưa thấm nhuần. 
 Vua Quang Trung đã chỉ ra tính 
chất của thời đại, thẳng thắn thừa nhận 
những điều bất cập của triều đình mình. 
Điều đó thể hiện cái nhìn toàn diện, sâu 
sắc của nhà vua: triều đại mới tạo lập 
nên còn nhiều khó khăn. 
- Nhu cầu: Gặp nhiều khó khăn, cần 
sự trợ giúp 
của nhiều bậc hiền tài. 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản
GV: Lê Thị Thu Phương 38 
giả như thế nào? Việc tác giả dùng 
hình ảnh cụ thể và dẫn lời Khổng Tử 
có tác dụng gì? 
- HS trả lời 
- GV: Em có nhận xét gì về cách lập 
luận và thái độ của tác giả? 
- HS trả lời. GV nhận xét, chốt 
+ “Một cái cộttrị bình”: dùng hình 
ảnh cụ thể để chỉ công việc nhiều,nặng 
nề, đòi hỏi phải có sự giúp sức của các 
bậc hiền tài. 
 +“Suy đihay sao”  điều này 
khẳng định nhân tài trong nước rất 
nhiều. Thể hiện quyết tâm cầu hiền của 
Quang Trung. 
 Với cách lập luận vừa mềm mỏng 
vừa thuyết phục, tác giả đã cho thấy 
thái độ thành tâm, khiêm nhường 
nhưng cũng rất kiên quyết trong việc 
cầu hiền của vua Quang Trung. 
Thao tác 3: tìm hiểu đoạn 3 (15’) 
- GV: tác giả đã đưa ra những con 
đường nào để người hiền ra giúp nước? 
- HS: dựa vào sgk phân tích 
- GV: cuối bài chiếu,tác giả đã làm 
gì? 
- HS: trả lời cá nhân 
- GV: Những biện pháp mà tác giả 
đưa ra như thế nào? 
- GV: Em có ấn tượng gì về hình ảnh 
kết thúc bài thơ? Vì sao? 
- HS: trả lời cá nhân 
- GV: nhận xét, chốt 
3. Đường lối cầu hiền của Quang 
Trung: 
- Những con đường để hiền có thể ra 
giúp nước : 
 + Người nào có ...tâu bày sự việc : tự 
mình dâng thư tỏ bày công việc. 
 + Người có nghề hay...tùy tài lục 
dụng : Các quan tiến cử 
 + Người nào từ .... bán rao : tự tiến cử 
 Đường lối cầu hiền của vua Quang 
Trung mở rộng, tiến bộ, đúng đắn, cụ 
thể, dễ thực hiện, thể hiện tầm nhìn xa 
trông rộng. 
- Kết thúc bài chiếu là hình ảnh không 
gian trời đất thanh bình, trong sáng Nay 
trời...tôn vinh 
 Điều đó có ý nghĩa khích lệ hiền tài 
cùng gánh vác việc nước và hưởng phúc 
lâu dài. 
Hoạt động 3: hướng dẫn HS tổng 
kết. (5’) 
- GV: em hãy tổng kết lại giá trị nội 
dung và giá trị nghệ thuật của bài chiếu 
- HS: đọc ghi nhớ sgk 
- GV: tích hợp tư tưởng Hồ Chí 
III. Tổng kết 
Ghi nhớ : sgk 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản
GV: Lê Thị Thu Phương 39 
Minh 
 + Thông qua bài học, em có nhận xét 
gì về việc đào tạo và sử dụng nhân tài 
hiện nay? 
 + Liên hệ với tư tưởng sử dụng nhân 
tài của Bác? 
4. Củng cố, dặn dò: 
a. Củng cố : bằng trò chơi ô chữ 
Dưới đây là hệ thống câu hỏi có thể tham khảo: 
Câu 1. Đối tượng của bài Chiếu cầu hiền là những sĩ phu ở đâu? 
Câu 2. Trận đánh nào được Nguyễn Huệ tổ chức đầu năm 1785, đánh tan tành 
quân Xiêm xâm lược? 
Câu 3. Quang Trung đã tự nhận về mình điều gì khiến cho những sĩ phu Bắc 
Hà không ra phò tá? 
1 B Ắ C H À 
2 N G Ọ C H Ồ I Đ Ố N G Đ A 
3 Í T Đ Ứ C 
4 L Ế T R Ị N H 
5 Q A N G T R U N G 
6 G H É C H I Ế U 
7 T R Ầ M 
8 R Ạ C H G Ầ M X O À I M U T 
9 K H I Ê M N H Ư Ờ N G 
10 N G Ô T H Ì N H Ậ M 
11 N G H Ề H A Y N G H I Ê P G I Ỏ I 
12 M Ở R Ộ N G 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản
GV: Lê Thị Thu Phương 40 
Câu 4. Bài Chiếu cầu hiền nhằm thuyết phục những trí thức của triều đại cũ 
nào ra cộng tác với triều đại Tây Sơn? 
Câu 5. Cuối năm 1778, trước khi xuất quân lên đường ra Bắc chống quân xâm 
lược Thanh, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và lấy hiệu là gì? 
Câu 6. Trong bài chiếu tác giả đã sử dụng điển cố nào để thể hiện thái độ cầu 
hiền của vua Quang Trung? 
Câu 7. Trong bài chiếu, Quang Trung đã xưng là gì? 
Câu 8. Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh nào vào tết Kỉ Dậu năm 1789 đánh 
bại hoàn toàn quân Thanh xâm lược? 
Câu 9. Câu văn “Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, 
nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến.” đã thể hiện thái độ 
cầu hiền nào của Quang Trung? 
Câu 10. Ai đã thừa lệnh Quang Trung viết Chiếu cầu hiền? 
Câu 11. Trong đường lối cầu hiền, Quang Trung đã cho phép các quan văn, 
quan võ được tiến cử những người như thế nào? 
Câu 12. Em có nhận xét gì về đường lối cầu hiền của vua Quang Trung? 
b. Dặn dò: 
 - Học bài cũ 
 - Chuẩn bị Đọc thêm Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ 
+ BàiXin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ được ra đời trong hoàn cảnh 
nào? 
+ Đoạn trích Xin lập khoa luậtđược ra đời trong bối cảnh chính trị đất nước 
dưới triều Tự Đức như thế nào? 
+ Bài 35, trong SGK lịch sử lớp 11, giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng 
canh tân và tác giả của bản điều trần này? 
2. Tổ chức dạy học thực nghiệm: 
 - Đối tượng dạy thực nghiệm: lớp 11C2, trường THPT Võ Trường Toản 
 - Thời gian thực nghiệm: tuần 8, từ 6/10 đến 11/10/2014 
 - Quá trình thực nghiệm: tôi đã tiến hành các tiết dạy bài Chiếu cầu hiền ở các 
lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản
GV: Lê Thị Thu Phương 41 
 + Tiết dạy ở các lớp đối chứng, tôi sử dụng giáo án thông thường không có 
tích hợp kiến thức lịch sử theo những đề xuất đã nêu (11C3, 11C7, 11C13) 
 + Tiết dạy ở các lớp thực nghiệm, tôi sử dụng giáo án có tích hợp theo hướng 
đã đề xuất(11C2, 11C9, 11C5) 
3. Kết quả thực nghiệm: 
Kết quả của những tiết dạy thực nghiệm sẽ là phép thử hiệu quả của việc vận 
dụng các biện pháp đã đề xuất trong việc tích hợp kiến thức lịch sử vào giảng dạy 
tác phẩm trung đại lớp 11. Để hình dung về hiệu quả của tiết dạy thực nghiệm 
thêm cụ thể và thuyết phục, tôi đã tiến hành khảo sát để nắm bắt được tính tích cực 
trong học tập và mức độ hiểu bài của HS ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 
Kết quả đạt được như sau: 
Câu hỏi kiểm tra 
tính tích cực và hiểu 
bài của HS 
 Trả lời 
Lớp dạy 
Em có 
thích tiết 
học Chiếu 
cầu 
hiền 
không? 
Vì sao 
những sĩ phu 
Bắc Hà không 
ra giúp triều 
đình non trẻ 
của Quang 
Trung? 
Nêu những 
thực trạng của 
đất nước thời 
điểm Quang 
Trung xuống 
chiếu cầu 
hiền? 
Đặt trong 
bối cảnh lịch 
sử đương thời, 
em nhận xét gì 
về đường lối 
cầu hiền của 
Quang Trung? 
Trả lời 
có 
Biết,nêu 
đúng, đủ 
Biết,nêu 
đúng, đủ 
Biết khái 
quát đúng, đủ 
Lớp thực 
nghiệm 11C2 – 
42HS 
37 40 39 37 
Lớp đối 
chứng 
11C3 – 42HS 
25 20 23 21 
Từ bảng thống kê về kết quả đối chứng, tôi nhận thấy một tiết học thực nghiệm 
thành công hơn so với các tiết dạy đối chứng ở chỗ: các tác phẩm được tìm hiểu 
sâu sắc hơn, HS chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn, trong tiết học tích cực, chủ động và 
hào hứng hơn, tiết học thực nghiệm đã hướng tới tâm lí tiếp nhận của HS, khắc 
phục được phần nào về sự chán nản, tâm lí ngao ngán của các em trước mỗi giờ 
đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại. 
V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 
1. Kết luận: 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản
GV: Lê Thị Thu Phương 42 
 Qua quá trình giảng dạy tác phẩm văn học trung đại lớp 11, tôi nhận thấy rằng 
tích hợp là quan điểm chỉ đạo và là phương pháp dạy học đúng đắn và mang lại 
hiệu quả trực tiếp cho một giờ đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại lớp 11 nói 
riêng và việc đọc hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình SGK 
Ngữ văn trung học phổ thông nói chung. 
Việc tích hợp kiến thức lịch sử là rất cần thiết đối với trong một giờ đọc hiểu 
tác phẩm văn học trung đại lớp 11. Tuy nhiên để phương pháp này được vận dụng 
hiểu quả và đúng với tinh thần của việc dạy học tích hợp, liên môn, trong quá trình 
soạn giảng, giáo viên cũng cần chú ý một số nguyên tắc như: 
Ý thức rõ mối quan hệ giữa lịch sử và văn học, thấy được sự vận động của lịch 
sử và văn học có phần trùng khít bởi văn học là tấm gương lớn phản chiếu cuộc 
sống. 
Tích hợp phải có tính chất liên môn, liên lớp học để HS thấy được mối quan hệ 
hữu cơ giữa những nội dung kiến thức đã học, mỗi nội dung kiến thức đã học 
không tồn tại riêng lẻ, rời rạc mà bổ sung và soi chiếu cho nhau. 
Cần xác định rõ mục tiêu, trọng tâm của bài học để biết được tích hợp vào nội 
dung nào thì phù hợp, tích hợp bao nhiêu là đủ nói cách khác là tích hợp cần có 
chọn lọc và chừng mực để tránh sa đà sang một giờ dạy học lịch sử hay làm loãng 
đi giá trị văn học cũng như trọng tâm kiến thức của một giờ học văn. 
Cuối cùng, GV cần tránh sa vào hình thức, máy móc dẫn đến sự nhàm chán, 
đơn điệu trong quá trình tích hợp, làm giảm hiệu quả và ý nghĩa của phương pháp 
giáo dục này. Vì vậy, GV phải luôn thay đổi hình thức tích hợp để tạo hứng thú và 
kích thích năng lực học tập của học sinh. 
2. Kiến nghị: 
Để hướng dạy học tích hợp, liên môn trong giảng dạy tác phẩm trung đại lớp 
11 đạt được hiệu quả như mong muốn, bản thân tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến 
nghị sau: 
Về phía HS, các em cần ý thức được tầm quan trọng của việc liên hệ kiến thức 
lịch sử vào một giờ học văn. Mỗi HS cần chú trọng tự trau dồi, nâng cao trình độ, 
hiểu biết về lịch sử để hiểu và cảm thụ sâu sắc hơn về tác phẩm văn học trung đại 
lớp 11. 
Về phía GV, GV giảng dạy hai bộ môn Ngữ văn và bộ môn Lịch sử cần có sự 
trao đổi, hỗ trợ nhau trong quá trình dạy học để HS qua những kiến thức lịch sử sẽ 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản
GV: Lê Thị Thu Phương 43 
cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm văn học trung đại và qua những tác phẩm văn 
học trung đại sẽ khắc sâu hơn những hiểu biết lịch sử của mình. 
Về phía nhà biên soạn SGK, cần tăng thời lượng cho bài đọc thêm Chạy giặc, 
Xin lập khoa Luật, đểviệc tìm hiểu một thể loại văn học trung đại không mang tính 
chất cưỡi ngựa xem hoa 
Cần có sự thống nhất về thông tin trong SGK lịch sử 11 và SGK văn học 10 để 
tránh thái độ hoài nghi của HS trước thông tin được coi là chính thống, ví dụ về 
thông tin năm sinh, năm mất của Nguyễn Trường Tộ, trong SGK Ngữ văn ghi 
(1830-1871), còn trong SGK Lịch sử lại ghi (1828-1871). 
Trong SGK lịch sử lớp 11, phần lịch sử Việt Nam nên được tìm hiểu trước ở 
học kì 1, còn phần lịch sử nước ngoài sẽ tìm hiểu ở học kì 2, để có sự tương thích 
về mặt thời gian thuận tiện hơn cho việc tích hợp, liên môn trong cả hai môn học 
lịch sử và văn học. 
Với những đề xuất cụ thể về việc liên hệ, tích hợp kiến thức lịch sử vào giảng 
dạy tác phẩm văn học trung đại lớp 11, tôi hi vọng sẽ chia sẻ được những kinh 
nghiệm ít ỏi của mình cho những đồng nghiệp có tâm huyết đã, đang và sẽ dạy 
những tác phẩm này. Sáng kiến kinh nghiệm này đã cho tôi tin tưởng vào khả năng 
rộng mở của hướng dạy học tích hợp, liên môn. Đó không chỉ là tích hợp lịch sử 
mà còn tích hợp địa lí, văn hóa, giáo dục công dân; không chỉ tích hợp vào giảng 
dạy những tác phẩm văn học trung đại mà còn cả những tác phẩm văn học hiện đại. 
Với đề tài này, tôi rất mong nhận được sự góp ý và đối thoại về kinh nghiệm giảng 
dạy tác phẩm văn học trung đại lớp 11 của các bạn đồng nghiệp để việc giảng dạy 
những tác phẩm này ngày càng đạt hiệu quả cao. 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. Phương pháp dạy học văn, Phan Trọng Luận, NXB Đại học Sư phạm. 
2. Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858-1918), Dương Kinh Quốc, NXB 
Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, viện sử học. 
3. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884, Nguyễn Phan Quang, NXB 
TP HCM. 
4. Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim, NXB TP HCM. 
5. SGK lịch sử lớp 10,11 chương trình cơ bản và nâng cao, Bộ GD và ĐT, 
NXB Giáo dục. 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản
GV: Lê Thị Thu Phương 44 
6. Để dạy và học tốt tác phẩm văn chương (phần trung đại) ở nhà trường phổ 
thông, Nguyễn Thị Thanh Hương, NXB Đại học Sư phạm 
7. Việt Nam thế kỉ XIX (1802-1884), Nguyễn Phan Quang, NXB TP HCM. 
8. Sách giáo viên lịch sử lớp 10,11 chương trình cơ bản và nâng cao, Bộ GD và 
ĐT, NXB Giáo dục. 
 Xuân Tây, ngày 12 tháng 5 năm 2015 
 NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN 
 Lê Thị Thu Phương 

File đính kèm:

  • pdfskkn_tich_hop_kien_thuc_lich_su_vao_giang_day_tac_pham_van_hoc_trung_dai_lop_11_8547.pdf
Sáng Kiến Liên Quan