Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Khoa học lớp 5

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu

Bảo vệ môi trường đã và đang trở thành mối quan tâm mang tính toàn cầu và có tính sống còn của loài người. Thế giới đã buộc các nước tư bản và các nước đang phát triển cam kết cắt giảm khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) khởi xướng chiến dịch Giờ trái đất vào năm 2007 tại thành phố Sydney nhằm kêu gọi Chính phủ, nhân dân và doanh nghiệp các nước cùng tắt đèn 1 giờ nhằm giảm biến đổi khí hậu.

Việt Nam là một trong các nước có nhiều nỗ lực và quan tâm đặc biệt trong công tác bảo vệ môi trường với cộng đồng quốc tế. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( bổ sung và phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh : “ Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân” ( Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI).

 

doc32 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 13337 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Khoa học lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môi trường, khuyến cáo hạn chế sử dụng.
-Những việc làm của học sinh làm hạn chế rác thải từ chất dẻo
Liên hệ
Vật chất và năng lượng
32
Tơ sợi
(trang 66)
-Sử dụng tiết kiệm, lâu bền
Liên hệ
Vật chất và năng lượng
41
Năng lượng mặt trời.
(trang 84)
-Sử dụng năng lượng
-Năng lượng mặt trời là năng lượng sạch.
-Sử dụng tiết kiệm, khuyến khích sử dụng.
Liên hệ
Sử dụng năng lượng
42-43
Năng lượng chất đốt
(trang 86)
-Sử dụng tiết kiệm, an toàn
-Lợi ích của khí sinh học
Liên hệ
Sử dụng năng lượng
44
Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy
(trang 90)
-Năng lượng của gió và năng lượng nước chảy là năng lượng sạch.
Toàn phần
Sử dụng năng lượng
45
Sử dụng năng lượng điện
(trang 92)
-Tình trạng thiếu điện trên cả nước.
-Giáo dục sử dụng tiết kiệm
Liên hệ
Sử dụng năng lượng
48
An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
(trang 98)
-Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện
-Các biện pháp cụ thể sử dụng tiết kiệm điện của học sinh và gia đình
Bộ phận
Sử dụng năng lượng
61
Ôn tập thực vật và động vật
(trang 124)
-Khái niệm môi trường.
-Các thành phần của môi trường
-Yêu quí các loài cây và con vật
Liên hệ
Thực vật và động vật
62
Môi trường
(trang 128)
-Khái niệm môi trường.
-Các thành phần của môi trường
-Môi trường địa phương và các thành phần môi trường tự nhiên.
Toàn phần
Môi trường và TNTN
63
Tài nguyên, thiên nhiên
(trang 130)
-Khái niệm tài nguyên thiên nhiên và tác dụng.
-Tài nguyên thiên nhiên quanh em.
Toàn phần
Môi trường và TNTN
64
Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người
(trang 132)
-Môi trường cung cấp cho con người thức ăn, nước, không khí và nhận các chất thải
Toàn phần
Môi trường và TNTN
65
Tác động của con người đến môi trường rừng
(trang 134)
-Ănh hưởng của việc phá rừng
-Những tác động đến môi trường rừng ở địa phương.
-Giáo dục, khuyến cáo
Toàn phần
Môi trường và TNTN
66
Tác động của con người đến môi trường đất
(trang 136)
-Nguyên nhân thay đổi nhu cầu sử dụng đất: 
-Diện tích đất trồng ngày bị thu hẹp.
-Địa phương em xưa và nay
Toàn phần
Môi trường và TNTN
67
Tác động của con người với môi trường không khí và nước.
(trang 138)
-Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.
-Tác hại của việc ô nhiễm
-Tác động của cá nhân và người dân địa phương đến môi trường nước và không khí.
Toàn phần
Môi trường và TNTN
68
Một số biện pháp bảo vệ môi trường
(trang 140)
-Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
-Những việc làm cụ thể của học sinh và người dân địa phương có thể làm để bảo vệ môi trường
Môi trường và TNTN
Trên đây là nội dung mà tôi đã nghiên cứu, chắt lọc và đã được đồng nghiệp góp ý hoàn chinh. Tuy nhiên cũng xin nói rằng nội dung nghiên cứu này vẫn trong thời gian tiếp tục thử nghiệm để hoàn chỉnh hơn và mang tính chất tham khảo, định hướng cho đồng nghiệp trong nhà trường PTDTBT Tiểu học Axan, làm chổ dựa để mỗi đồng nghiệp phát triển sâu hơn, hiệu quả hơn viêc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước và Ngành Giáo dục vì sự phát triển ổn định và bền vững.
4. Một số hoạt động về môi trường đã triển khai thực hiện tại trường đã đem là hiệu quả thiết thực.
- Thực hiện công tác tuyên truyền, nhắc nhở thường xuyên học sinh, giáo viên thực hiện công tác trực nhật hằng ngày. Tổ chức, phân công luân phiên giáo viên trực tuần để ghi chép, đánh giá các mặt hoạt động của từng lớp, tổng kết và tuyên dương, nhắc nhở giờ chào cờ hằng tuần, làm cơ sở để xét danh hiệu thi đua tập thể lớp cuối năm. Hiệu quả cách làm nầy tạo không khí thi đua giữa các lớp, vệ sinh lớp học được sạch sẽ, sĩ số chuyên cần và nề nếp từng lớp tốt hơn hẳn.
*Một số hình ảnh hoạt động về giáo dục môi trường.
Hình ảnh học sinh làm vệ sinh và chăm sóc bồn cây sân trường
5. Sử dụng phương pháp : ( Vẫn sử dụng các phương pháp đã nêu trong sáng kiến kinh nghiệm GDBVNT môn khoa học 4, năm học 2011-2012)
Tuân thủ theo tính đặc trưng của giáo dục môi trường, và hình thức dạy học. Xin giới thiệu một vài phương pháp cần khuyến khích sử dụng nhiều trong giáo dục bảo vệ môi trường.
5.1 Quan sát:
Đối tượng quan sát là các sự vật, hiện tượng, các yếu tố của môi trường tự nhiên và xã hội gần gũi xung quanh. Việc quan sát trực tiếp môi trường xung quang có tác dụng hình thành ở học sinh những biểu hiện sinh động, đầy đủ, chính xác và chân thực về các sự vật, hiện tượng. Mặt khác, việc quan sát không chỉ giúp hình thành ở học sinh những hiểu biết về môi trường xung quanh mình mà qua đó có thể hiểu về môi trường chung. Ngoài ra nó còn làm cho các em thấy được vẻ đẹp, sự kì diệu hay hiện trạng, tính vấn đề của môi trường xung quanh mình. Đây là những cơ sở quan trọng cho việc giáo dục tình cảm và ý thức giải quyết vấn đề môi trường, cải thiện hiện trạng và bảo vệ môi trường sống của mình.
Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần phải huy động mọi giác quan của các em để những biểu tượng thu được đầy đủ và trọn vẹn về các sự vật, hiện tượng.
5.2 Điều tra:
Khi tiến hành điều tra, không chỉ quan sát mà còn có thể phỏng vấn, thu thập và sưu tầm thêm các tư liệu, sách báo, hiện vật... để có những thông tin tương đối bao quát về một vấn đề nào đó. Sau đó bằng phương pháp tư duy như so sánh, tổng hợp, phân tích... để nêu lên được những bức tranh tổng thể về vấn đề học tập, rút ra nhận xét và nêu ra các giải pháp, kiến nghị.
Mục đích điều tra có thể là để phát hiện các vấn đề xung quanh mình. Chẳng hạn: khi điều tra việc ở gần các con sông đó và những người có liên quan, học sinh thấy được bức tranh tổng thể về nguyên nhân làm nước sông bị ô nhiễm: nước đen, mùi khó chịu, các loài các và sinh vật không sống được, nhiều rác thải Từ đó các em đề ra những biện pháp làm sạch dòng sông. Trong các biện pháp thực hiện cải tạo môi trường thì cần nhấn mạnh vào các biện pháp cụ thể mà chính các em học sinh có thể thực hiện được, đồng thời cũng cần khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em thực hiện hành vi đó.
5.3 Tham gia xã hội
Tham gia xã hội là việc các em học sinh được góp sức vào phong trào làm xanh, sạch, đẹp môi trường địa phương. Các phong trào này là địa điểm tốt để giáo dục học sinh tinh thần lao động, ý chí tự nguyện và thái độ coi trọng môi trường địa phương như một thành viên cộng đồng.
Trước khi học sinh tham gia vào các hoạt động đó, tại các giờ học trên lớp, cần bồi dưỡng cho học sinh những thông tin cơ sở về các hoạt động đó như tầm quan trọng của các hoạt động đó để nâng cao ý muốn tham gia của học sinh.
5.4 Thảo luận, tranh luận
Khi tiến hành thảo luận, học sinh được trao đổi ý kiến với nhau để từ đó các em có thể nhận thức rõ ràng các vấn đề môi trường, đào sâu tư duy và sẽ là cơ hội tốt để các em có thể thay đổi cách sống của mình có lợi cho môi trường.
Thảo luận có tác dụng bồi dưỡng ở học sinh khả năng giải thích, khả năng trình bày cho người khác hiểu và chấp nhận ý kiến của mình. Đây là cơ sở quan trọng cho việc hình thành năng lực hợp tác, một kĩ năng sống quan trọng trong thời đại hiện nay.
Khi thảo luận những đề tài nào đó, cần tạo cơ hội cho học sinh biết tôn trọng ý kiến của người khác và bình tĩnh đối xử với những ý kiến khác, ngoài ra cũng cần tạo cơ hội cho các em nói ra suy nghĩ của mình nhất là khi có ý kiến trái ngược nhau, để từ đó có thể nhìn nhận lại những hành động của bản thân hơn là vội đưa ra những kết luận.
Cùng có quan điểm chung với phương pháp thảo luận là các em được phát biểu và lắng nghe ý kiến của nhau về một vấn đề nào đó, nhưng phương pháp tranh luận thường được áp dụng khi một vấn đề có 2 quan điểm trái ngược nhau. Khi đó học sinh thuộc từng qua điểm sẽ đưa ra những điều biện hộ của mình. Còn phươngg pháp thảo luận có thể và thường được tiến hành theo tổ, nhóm thì phương pháp tranh luận được tiến hành với cả lớp. Nhưng đều không hề giảm tính tích cực tham gia của các em học sinh, vì việc bàn cãi một vấn đề từ các quan điểm trái ngược nhau sẽ kích thích cao độ tính tích cực bàn luận của học sinh, các em sẽ hăng hái đưa ra các lí lẽ, ví dụ để biện hộ cho quan điểm của mình. Tuy nhiên các phương pháp tranh luận đòi hỏi giáo viên phải có một trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng để có thể “điều hành” tốt cuộc tranh luận.
5.5 Sử dụng các phương tiện nghe nhìn
Bên cạnh việc học tập trong môi trường địa phương cần dần dần cho học sinh sự quan tâm nhận thức về các vấn đề môi trường toàn cầu, những thái độ và hành động giải quyết các vấn đề đó và bảo vệ môi trường toàn cầu.
Các phương tiện nghe nhìn có tác dụng cung cấp cho học sinh những thông tin về những nơi xa xôi hay các sự vật hiện tượng xảy ra trong quá khứ mà học sinh không có điều kiện qua sát trực tiếp. Qua việc quan sát môi trường và các địa phương hoặc đất nước khác các em có cơ sở để so sánh với môi trường mình và có tầm nhìn rộng lớn hơn về môi trường và các vấn đề môi trường, hiểu rõ thêm về môi trường và các vấn đề môi trường tại địa phương mình.
5.6 Thực hành
Đối với các em việc thực hành làm một vật nào đó là một niềm vui lớn. Khi thực hành làm một vật thì điều quan trọng không chỉ là kết quả một vật được hoàn thiện, mà trong quá trình thực hiện các em phải suy ngẫm, “vật lộn” với những khó khăn...nên có tác dụng giáo dục to lớn như rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nãi, sự khéo léo của đôi tay...
Có thể cho học sinh thực hành làm các vật như: sử dụng giấy để gấp các con vật khác nhau, làm những bông hoa để trang trí, sưu tầm các tờ lịch cũ để làm đồ dùng học tập...
Ngoài ra, các việc làm trên còn có tác dụng giáo dục ở học sinh tinh thần tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ý thức trân trọng sản phẩm lao động...
5.7 Đóng vai
Khi tổ chức đóng vai, các em học sinh được tham gia giải quyết một số tình huống của nội dung học tập gắn liền với cuộc sống thực tế bằng diễn xuất. Cách diễn xuất này có thể theo ngẫu hứng, không cần kịch bản hoặc luyện tập trước.
Đóng vai là phương pháp học tập gây hứng thú và phát huy cao vai trò sáng tạo, chủ động của học sinh vì các em được tự do diễn xuất, ứng xử để giải quyết các tình huống đặt ra. Ngoài ra, đóng vai còn giúp các em được xâm nhập vào thực tế để tìm ra cách giải quyết vấn đề nên hình thành cho học sinh kĩ năng giải quyết vấn đề.
Các tình huống có thể đóng vai là: khi gặp một người có hành vi vứt rác bừa bãi các bạn sẽ xử lí thế nào? Gặp bạn bè cùng lớp đang bẻ cành cây trong sân trường, nơi công cộng ... em sẽ làm gì?
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về môi trường lớp học, tạo môi trường xanh, sạch hơn. Từng bức nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, đây là yếu tố mong đợi nhất đối với giáo viên cũng như các nhà quản lí giáo dục.
- Tháo gỡ khó khăn khi thực hiện mục tiêu tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua môn khoa học lớp 5. Giúp đồng nghiệp trong trường xác định được 28 bài tích hợp giáo dục môi trường; xác định nội dung đã được tích hợp, nội dung cần được tích hợp, mức độ tích hợp. Đồng nghiệp tự tin hơn khi đúng trước bục giảng và sử dụng nội dung nầy như một tài liệu tham khảo đáng tin cậy.
- Giúp nhà trường thống nhất trong công tác chỉ đạo, thực hiện đồng bộ nội dung giáo dục về môi trường trong nhà trường, thuận lợi nhiều trong công tác kiểm tra, dự giờ, công tác soạn giảng của giáo viên.
- Về kiến thức: cả giáo viên và học sinh đều nắm vững một số kiến thức về môi trường, nhận thức đúng môi trường là vấn đề mang tính sống còn, từ đó mỗi giáo viên và học sinh vừa là một cộng tác viên, vừa là tuyên truyền viên trong công tác bảo vệ môi trường.
- Hình dung được bức tranh toàn cảnh về môi trường trên thế giới, ở Việt Nam và đặc biệt hơn là thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương nơi các em đang sinh sống.
- Về thái độ: Các em tỏ tình cảm yêu cây cối, thiên nhiên hơn. Các hành vi bẻ cánh cây, leo treo, dẫm bôn hoa không bao giờ xãy ra. Thường nhật các em tự giác làm vệ sinh trường, lớp, chăm sóc bồn hoa, nhặt rác bỏ vào sọt. Phong trào trồng và chăm sóc cây xanh chuyển biến rất tích cực, tạo khí thế cho đội ngũ cùng như các em học sinh quyết tâm hơn thực hiện xây dựng trường lớp Xanh-Sạch-Đẹp. Để lại hình ảnh mái trường tiểu học đẹp đẽ, thân thiện, gần gũi như ngôi nhà chung của các em. 
- Đội ngũ giáo viên tích lũy được một số phương pháp sử dụng hiệu quả nhất trong dạy học giáo dục bảo vệ môi trường. Giúp đồng nghiệp có thêm một số kĩ thuật, phương pháp dạy học để áp dụng trong sự nghiệp của bản thân.
VI. KẾT LUẬN
Như đã trình bày phần đầu, “ Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân ”. Đảng và nhà nước ta đã nhận thức đúng đắn vấn đề. Việc đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân vừa mang tích cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài cho sự phát triển bền vững và phồng thịnh của đất nước.
Nội dung đề tài thể hiện rõ tính tích cực về các mặt : Kiến thức về môi trường; mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường của Bộ giáo dục và đào tạo; Xác định nội dung tích hợp giáo dục môi trường vào từng bài trong phân môn khoa học lớp 5; Giới thiệu một số hoạt động về môi trường mà nhà trường đã thực hiện trong thời gian qua có hiệu quả và gợi ý, cung cấp cho đồng nghiệp tích lũy thêm được một số phương pháp dạy học hiệu quả nhất về giáo dục môi trường. 
Với nội dung đề tài, thực sự là chổ dựa tin cậy cho đồng nghiệp, mạnh dạn đổi mới công tác dạy học, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, thân thiện và gần gủi học sinh hơn. Hơn bao giờ hết, các em học sinh bước đầu hình thành được ý thức bảo vệ vệ sinh trường, lớp, vệ sinh môi trường và trực tiếp tham gia hành động cùng nhau xây dựng trường lớp Xanh-Sạch-Đẹp hơn. Đây thực sự làm niềm vui lớn nhất cho giáo viên và bản thân tôi, góp phần xây dựng thế hệ tương lai của đất nước có quan niệm sống thân thiện và ý thức trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường sống tốt hơn. 
Khi áp dụng đề tài này tôi xin có một vài đề nghị sau :
Chỉ áp dụng cho môn khoa học 5 và giáo dục môi trường tại tinht Quảng Bình. Nội dung phần Kiến thức về môi trường, nguyên tắc tiếp cận, tình trạng ô nhiễm môi trường trên thề giới và Việt Nam, một số phương pháp dạy học có thể sử dụng giáo dục môi trường qua các môn học khác như Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lí.
Do tính chất đặc trưng của giáo dục môi trường mang tính địa phương nên việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường phải phù hợp và thực tế tại địa phương đó. Để làm được, giáo viên phải xác định thực trang tình hình môi trường, nguyên nhân gây ra sau đó đưa ra nội dung, phương pháp giáo dục. Tránh việc nói chung chung, xa rời thực tế đời sống hằng ngày của học sinh.
Thực hiện mục tiêu giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học là việc làm quan trọng và mất rất nhiều thời gian. Việc giáo dục học sinh phải đi từ cái nhỏ nhất như : giáo dục các em không nên ăn thức ăn còn thừa, giáo dục các em biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, tiến đến vệ sinh lớp học, tiến đến nữa là vệ sinh sân trường, khu vui chơi, bãi tập, sau đó ra buôn, làng, đường phố và nơi công cộng. Vì vậy giáo viên phải kiên trì, thực hiện liên tục và lâu dài, tránh biểu hiện nôn nóng. Hình thành nhân cách con người phải dạy từ nhỏ, Nhớ lời dạy của cha ông để lại: “ Dạy con từ thuở còn thơ ”
Phải thực hiện giáo dục đồng bộ từ người giáo viên đứng lớp đến cán bộ ngoài giờ lên lớp, hoạt động Đội và của Hiệu trưởng nhà trường, tất cả phải vào cuộc để tạo dây chuyền khép kín từ trong lớp học ra ngoài khuôn viên trường học và ra ngoài xã hội. Tránh tình trạng giáo viên tích cực giáo dục nhưng trường không chú tâm và xem việc giáo dục là của giáo viên thực hiện chương trình.
VII. ĐỀ NGHỊ
Tuy đã triển khai việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường qua một số môn học trên hệ thống các trường trong toàn huyện cũng như các địa phương khác. Nhưng việc triển khai, thực hiện vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế, hiệu quả chưa đạt kết quả mong muốn, sự quan tâm của các cấp quản lí, trường học chưa đúng mức, còn bỏ ngỏ.Vì vậy để thực hiện tốt công tác nầy trong thơi gian tới, trong phạm vị đề tài nghiên cứu, tôi xin có một số đề nghị.
1. Đối với Phòng GD&ĐT huyện:
Tiếp tục có các văn bản chỉ đạo các đơn vị thực hiện. Tổ chức sơ kết, tổng kết, hội thảo về chuyên đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học theo Bộ giáo dục quy định ( ít nhất 1 lần ) để rút kinh nghiệm trên phạm vi toàn huyện. Phổ biến những kinh nghiệm hay mà các đơn vị đã thực hiện có hiệu quả, nhân rộng điển hình.
Chú trong công tác kiểm tra soạn giảng, dự giờ các môn học có nội dung tích hợp môi trường để góp ý, uốn nắn kịp thời nhằm nâng cao nhận thức người quản lí và giáo viên.
Nên có tài liệu mang tính gợi ý, định hướng và chổ dựa để giáo viên phát triển, nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lí trong việc kiểm tra.
Công tác Tô chức, quản lí các đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong các năm qua chưa hiệu quả, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng được xếp loại A,B nhưng chưa triển khai, chưa tổng kết đánh giá.
2. Với các trường Tiểu học:
Xây dựng cho trường một tập tài liệu mang tính tổng quát, định hướng để giáo viên dựa vào đó phát triển, sáng tạo thêm. Mặc khác để thống nhất chung trong toàn trường, dễ dàng trong kiểm tra, đồng bộ.
Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, dự giờ để giúp đỡ đồng nghiệp trong việc lựa chọn nội dung tích hợp, cần tích hợp, từ đó giáo viên vừng vàng hơn trong công tác soạn giảng và thực hiện mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.
Xây dựng môi trường trường học thân thiện, đẹp để các em có tình cảm đẹp với ngôi trường, từ đó dần dần các em có những hành vi tích cực trong phong trào xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp.
Tổ chức sơ kết, tổng kết, sinh hoạt chuyên đề về công tác tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học để đội ngũ giáo viên học hỏi kinh nghiệm, cán bộ quản lí nắm vững hơn để tiện trong công tác điều chỉnh, chỉ đạo.
3. Với giáo viên:
Cần nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp và cách tiếp cận về giáo dục môi trường, trên cơ sở đó đầu tư tốt cho từng tiết dạy, từng hoạt động góp phần nâng cao chất lượng chung cho nhà trường.
Tự tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao trình độ tay nghề, năng lực sư phạm. Thường xuyên tìn hiểu, sưu tập những vấn đề về môi trường trên báo chí, mạng để lồng ghép dạy tiết dạy sinh động, mới mẽ hơn.
Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp nhất là vệ sinh trực nhật, ăn mặc và vệ sinh các nhân nhằm dần dần hình thành nhân cách học sinh biết bảo vệ và thân thiện với môi trường xung quanh, lớp học.
Trên bình diện chung, các cơ quan quản lí giáo dục, các nhà chuyên môn cần tổ chức chấm chọn, đánh giá. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận định, góp ý, những giải pháp cho từng đề tài để các tác giả nghiên cứu rút kinh nghiệm, bổ sung để hoàn chỉnh. Những đề tài có giá trị thực tiễn, có chất lượng cần nhân rộng điểm hình để đồng nghiệp tham khảo, áp dụng vào công tác quản lí, giảng dạy của mình. Vì tất cả chúng ta và những người có công trình nghiên cứu đều hướng đến đích cuối cùng là thực hiện mục tiêu lời dạy Chủ tịch Hồ chí Minh “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người ”
------------------------Hết-------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
( Xếp theo thứ tự A,B,C )
TT
Tên tác giả
Tên tài liệu
Nhà xuất bản
Năm xuất bản
01
Bộ GD&ĐT
Chương trình Giáo dục Phổ thông - 
Cấp Tiểu học
Giáo dục
2006
02
Bộ GD&ĐT
Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học cấp Tiểu học.
(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên)
Giáo dục
2008
03
Bùi Phương Nga
Lương Việt Thái
Sách giáo khoa môn Khoa học lớp 5
Giáo dục
2008
(tái bản lần 2)
04
Bùi Phương Nga
Lương Việt Thái
Sách giáo viên môn Khoa học lớp 5
Giáo dục
2006
05
Lê Văn Trưởng 
Nguyễn Kim Tiến
Nguyễn Song Hoan
Trần Quốc Tuấn
Giáo dục môi trường
(Tài liệu đào tạo trình độ Cao đẳng, Đại học và bồi dưỡng giáo viên Tiểu học)
Giáo dục
2006
(tái bản lần thứ nhất)
06
Nguyễn Thị Thấn
Về phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường
Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 12
2003
07
Nguyễn Thị Thấn
Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học các môn về Tự nhiên và Xã hội
Giáo dục
2009
08
Quốc hội NCHXHNCVN
Luật bảo vệ môi trường
Chính trị quốc gia
2005
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docgiao_duc_bao_ve_moi_truong_8852.doc
Sáng Kiến Liên Quan