Sử dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” giúp học sinh tích cực hơn trong tìm hiểu môn Sinh học 8 ở lớp 8A3 trường Trung học Cơ sở Suối Ngô huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh

Thực hiện theo chỉ thị của ngành: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Nhưng làm sao để phát huy tính tích cực của học sinh đang là vấn đề lớn cần giải quyết.

 Thực tế giảng dạy đã cho thấy rằng chỉ khi nào học sinh tích cực chủ động tiếp thu kiến thức thì kết quả giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh mới đạt kết quả cao nhất.

 Vậy làm thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập? Đây là vấn đề không hề đơn giản nhưng lại rất cấp thiết trong thực tế giảng dạy hiện nay.

Sinh học là một trong những bộ môn khoa học thực nghiệm. Trong quá trình giảng dạy giáo viên thường sử dụng phương pháp quan sát, thí nghiệm, vấn đáp để giúp học sinh tìm ra kiến thức. Sinh học lớp 8 chủ yếu nghiên cứu về cơ thể người. Nếu sử dụng phương pháp dạy học đó để truyền đạt kiến thức cho học sinh thì hiệu quả giảng dạy đôi khi chưa cao. Vậy giáo viên phải kết hợp sử dụng phương pháp như thế nào để học sinh có thể tiếp thu dễ dàng và cảm thấy thích thú học tập bộ môn? Qua bảy năm giảng dạy, tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp dạy học “đặt và giải quyết vấn đề” vào bài giảng Sinh học 8 sẽ giúp học sinh tích cực hơn, thích thú hơn khi tiếp thu kiến thức vì nó kích thích tính tò mò muốn hiểu biết, khám phá những vấn đề có liên quan đến chính bản thân mình.

 

doc33 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 13861 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” giúp học sinh tích cực hơn trong tìm hiểu môn Sinh học 8 ở lớp 8A3 trường Trung học Cơ sở Suối Ngô huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức không đủ để thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Phản ứng định hướng của chủ thể nhận thức xuất hiện nhờ vào việc phân tích tình huống xảy ra. Sự phân tích đó giúp thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức và kinh nghiệm đã có với những mối liên hệ bên trong đối tượng nhận thức và kết quả hình thành được vấn đề hay đạt được vấn đề để giải quyết. Nếu chủ thể nhận thức là học sinh thì đó chính là vấn đề học tập.
 Các điều kiện tạo tình huống có vấn đề: Trong tình huống có vấn đề phải vạch ra được điều chưa biết, điều mới trong mối quan hệ với cái đã biết. Trong đó, cái mới phải lọt vào nhu cầu mới biết nhận thức, tạo ra tính tự giác tìm tòi của học sinh. Điều cần nhấn mạnh là khi tạo tình huống, giáo viên phải cân nhắc tỉ lệ hợp lí giữa cái đã biết và cái chưa biết. Tình huống đặt ra phải phù hợp với khả năng của học sinh.
 3.2 Các bước của phương pháp đặt và giải quyết vấn đề:
 a.Đặt vấn đề:
 Nêu ra các hiện tượng, sự kiện mâu thuẫn với tri thức đã có bằng lời giảng của thầy, bằng kinh nghiệm, biểu diễn mẫu vật, bài toán chủ thể nhận thức va chạm với mâu thuẫn khách quan, kết quả chủ thể biến mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan. 
 b.Giải quyết vấn đề:
 Lôgic của các bước giải quyết vấn đề được thể hiện qua việc nêu giả thuyết, vạch kế hoạch giả thuyết, chứng minh giả thuyết. Đây là khâu quan trọng của dạy học giải quyết vấn đề. Bước này huy động được tối đa tính tìm tòi, sáng tạo của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề, bộ phận có thể do từng cá nhân thực hiện hoặc thảo luận theo nhóm. Giáo viên theo dõi tiến trình giải quyết vấn đề của học sinh để khi cần thiết có hướng dẫn, gợi ý và cuối cùng tổng hợp lại toàn bộ kết quả xung quanh khu vực giải quyết vấn đề chính.
 c.Kiểm tra cách giải quyết, kết luận vấn đề:
 Sau khi giải quyết vấn đề, giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh kết quả đạt được với giả thuyết, nếu phù hợp học sinh đi đến kết luận vấn đề, nếu không phù hợp phải đặt giả thuyết khác và giải quyết bằng một cách khác. Khi vấn đề đã được kết luận, tri thức mới mà học sinh lĩnh hội được từ việc giải quyết vấn đề sẽ được vận dụng để giải quyết vấn đề có liên quan.
3.3 Các cấp độ của dạy học giải quyết vấn đề: 
 Dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thực hiện ở các mức độ cao thấp khác nhau, tùy theo trình độ tham gia của học sinh vào việc giải quyết các vấn đề nhận thức.
+ Mức độ thứ nhất: giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết, học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
 	+ Mức độ thứ hai: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm cách giải quyết.
 	+ Mức độ thứ ba: Giáo viên cung cấp thông tin, tạo tình huống, học sinh phát hiện nhận dạng và tự lực đề ra cách giải quyết.
 	+ Học sinh tự phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng lựa chọn vấn đề phải giải quyết, tự đề xuất ra giả thuyết, xây dựng kế hoạch giải và thực hiện kế hoạch giải.
 Trong thực tế giảng dạy để áp dụng phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề hiệu quả nhất ta thường áp dụng ở mức hai và ba. Bởi vì ở hai mức độ này phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
	3.4 Áp dụng giải pháp: 
	 Nội dung những vấn đề, những tình huống giáo viên đưa ra phải phù hợp với nội dung bài học, phải gần gũi với thực tế cuộc sống từ mức độ dễ đến khó, có như vậy mới phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, mới kích thích sự sáng tạo, lòng say mê học tập ở học sinh. Những vấn đề đưa ra phải có hướng giải quyết phù hợp, tránh những vấn đề giải quyết theo kiểu đúng sai
	 Nội dung những vấn đề, những hiện tượng đặt ra cần phải kết thúc bằng các câu hỏi : Em giải thích vấn đề đó như thế nào? Tại sao lại như vậy? Tại sao lại có vấn đề đó? . Đó là hàng loạt những vấn đề, những hiện tượng đưa ra mà học sinh cần phải giải quyết để các em đi sâu tìm hiểu. Cuối cùng nếu như học sinh chưa giải quyết được vấn đề thì giáo viên cần định hướng cụ thể, rõ ràng cho học sinh tự giải quyết. Tránh tình trạnhg giáo viên trình bày sẵn cho học sinh ngồi tiếp thu
	 Để giúp học sinh tích cực hứng thú hơn khi đi sâu tìm hiểu hay giải quyết vấn đề nào đó, giáo viên cần phải huy động vai trò, khả năng chủ động của học sinh trước vấn đề, tình huống đã đặt ra
	 + Những tình huống giáo viên đưa ra phải được giải thích trên cơ sở khoa học
	 + Những vấn đề đưa ra phải thực tế và có liên quan đến chính đời sống hay bản thân học sinh mà các em có nhu cầu giải quyết
	 + Giáo viên phải có nhận xét đánh giá cụ thể những ý kiến, những giải thích của học sinh
 	3.5 Các bài dạy cụ thể :
 a.Đối với bài dạy kiến thức giải phẩu hình thái: 
Bài 13: “MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ”. 
* Vấn đề 1: Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu 
+ Đặt vấn đề: Chúng ta ai cũng đã biết về máu. Máu có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Để biết được điều này. Ta đi vào phần 1 “Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu”:
 + Giải quyết vấn đề:
 -GV: Cho học sinh quan sát Hình 13.1 và mẫu máu GV đã chuẩn bị:
Để lắng động tự nhiên 3-4giờ
H13.1:Thí nghiệm tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu
Mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu
Trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân
Màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không nhân
Phần dưới:đặc quách, đỏ thẫm, chiếm 45% thể tích
Phần trên:lỏng, vàng nhạt, chiếm 55% thể tích
Chất chống đông
máu
5ml
 *HS: Quan sát hình
 -GV: Yêu cầu học sinh mô tả thí nghiệm. Nếu học sinh nêu chưa rõ thì giáo viên có thể gợi ý, bổ sung như sau:
 Cho máu vào trong ống nghiệm 5ml, cho vào chất dung dịch xitrat natri , là chất chống đông để lắng động tự nhiên 3-4 giờ. 
 -GV: Hướng dẫn học sinh quan sát kỹ ống nghiệm sau khi để lắng 3-4 giờ 
 ? Quan sát thấy có hiện tượng gì?
 *HS: Máu phân tách thành 2 phần, phần trên: lỏng, vàng nhạt, chiếm 55% thể tích, phần dưới: đặc quánh, đỏ thẫm, chiếm 45% thể tích.
 ?Tại sao lại có những màu sắc khác nhau? Tại sao phần dưới lại đặc quánh, có chứa yếu tố nào? Để biết được chúng ta cùng quan sát mẫu
 -GV: Lấy giọt máu ở phần dưới lên tiêu bản đặt dưới kính hiển vi. Cho HS quan sát rồi đối chiếu kết quả ở H13.1SGK.
 ? Trong tế bào máu gồm có những loại tế bào nào?
 *HS: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
 ? Quan sát và nhận xét màu sắc các thành phần của máu trong mẫu và trên hình?
 *HS: Quan sát mẫu kết hợp hình 13.1 trả lời được: phần trên tiếp giáp với huyết tương là lớp bạch cầu màu trắng đục, phần dưới mới là lớp hồng cầu màu đỏ và có các tiểu cầu. Màu của bạch cầu và tiểu cầu ở mẫu vật thật với hình không giống nhau.
 ?Tại sao trên hình, bạch cầu và tiểu cầu có màu xanh tím, còn ở mẫu vật không màu?
 -GV: có thể gợi ý cho HS: Màu sắc trong hình chỉ có hồng cầu giống màu thực của nó, bạch cầu và tiểu cầu được nhuộm màu bằng các loại thuốc khác nhau, bạch cầu ưa kiềm bắt màu xanh tím khi được nhuộm bằng thuốc nhuộm kiềm tính, khi chưa nhuộm, bạch cầu và tiểu cầu gần như trong suốt.
 -GV: Cho HS làm bài tập điền từ vào chỗ trống
 Gọi một vài học sinh trình bày, nêu rõ đặc điểm của từng loại tế bào . Như vậy học sinh tìm ra được thành phần cấu tạo của máu.
+ Kết luận vấn đề: Thành phần cấu tạo của máu gồm:
 - Huyết tương: Lỏng, trong suốt, màu vàng chiếm 55% thể tích máu.
 - Các tế bào máu: Đặc, đỏ thẫm, chiếm 45 % thể tích, gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. 
* Vấn đề 2: Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu
 + Đặt vấn đề: Máu có những thành phần như thế. Vậy chức năng các thành phần đó là gì? Sang phần 2 “ Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu” 
 + Giải quyết vấn đề: 
 -GV: Kiểm tra lại kiến thức cũ có liên quan đến bài học
 ? Máu thuộc loại mô nào?
 *HS: Mô liên kết
 ? Máu có ở đâu trong cơ thể?
 *HS: Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể
 - GV: Yêu cầu HS đọc nội dung ở bảng 13
 Các chất
Tỉ lệ
 - Nước
90%
Các chất dinh dưỡng: prôtêin, lpit, gluxit, vitamin.
Các chất cần thiết khác: hoocmôn, kháng thể,
Các muối khoáng.
Các chất thải của tế bào: urê, axit uric,..
10%
 Cho biết: 
 ? Trong huyết tương chất nào chiếm nhiều nhất?
 *HS: Nước chiếm 90%
 -GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 câu hỏi SGK/43 trong 4 phút
 Có thể dẫn dắt cho HS từng câu hỏi 1
 Câu 1 ?Khi máu bị mất nước (từ 90%-80%-70%) thì trạng thái máu sẽ như thế nào?
 *HS: Máu sẽ đặc lại
 ? Khi máu bị đặc lại thì sự vận chuyển máu trong mạch sẽ như thế nào?
 *HS: Sẽ khó khăn hơn
 ? Vậy chức năng đầu tiên của huyết tương là gì?
 *HS: Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch.
 Câu 2 ?Thành phần chất trong huyết tương (bảng 13) có gợi ý gì về chức năng của nó?
 *HS: Là môi trường để hòa tan chất dinh dưỡng, vận chuyển chất dinh dưỡng đến tế bào.
 Câu 3: ? Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
 *HS: -Máu từ phổi về tim đến tế bào có màu đỏ tươi, vì máu mang nhiều O2 nên hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) kết hợp với oxi à màu đỏ tươi
 -Máu từ tế bào về tim đến phổi: đỏ thẩm, vì máu mang nhiều CO2 nên hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) kết hợp với CO2 à màu đỏ thẩm
 -GV: Cho các nhóm báo cáo, nhận xét ý kiến của các nhóm.
 ?Cấu tạo hồng cầu có ý nghĩa gì trong sự vận chuyển O2 và CO2?
 *HS: Lõm 2 mặt tăng diện tích tiếp xúc O2 và CO2, tăng khả năng vận chuyển, không có nhân nhằm tận dụng tối đa Oxi cung cấp cho tế bào cơ thể
	+ Kết luận vấn đề:
 Chức năng của huyết tương và hồng cầu là:
 -Huyết tương: Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải trong cơ thể. 
 - Hồng cầu có Hêmôlôbin có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển từ phổi về tim, tới các tế bào và ngược lại.
 * -GV: Chúng ta vừa tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu, còn chức năng của Bạch cầu là gì? Bài 14 sẽ tìm hiểu tiếp
 b.Đối với bài dạy kiến thức sinh lí:
 Bài 14 “ Bạch cầu- miễn dịch”. Chọn mục I “ Các hoạt động chủ yếu cảu bạch cầu”
 + Đặt vấn đề:
 Khi em bị một vết thương nhẹ ở tay, ở vết thương đó sưng lên sau vài ngày thì lành. Vậy nguyên nhân do đâu mà vết thương đó lại lành? Tìm hiểu phần I : “Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu”.
 + Giải quyết vấn đề:
 -GV: Gọi HS nhắc lại đặc điểm của tế bào bạch cầu ?
 *HS: Trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân, không có hình dạnh nhất định. 
 ? Có mấy loại tế bào bạch cầu?
 *HS: Có 5 loại: Bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axit, bạch cầu limphô, bạch cầu mônô.
 -GV: Hướng dẫn HS QS H 14.1đọc TT SGK/45
Ñaïi thöïc baøo 
Baïch caàu trung tính 
Baïch caàu trung tính 
Vi khuaån
Ñaïi thöïc baøo
OÅ vieâm söng leân 
Muõi kim
 Hình 14.1 Sơ đồ hoạt động thực bào
 ? Đánh số thứ tự quá trình thực bào theo nội dung sau:
 1/ Tiêu hóa vi khuẩn
 2/ Vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm
 3/ Mạch máu nở rộng, bạch cầu chui khỏi mạch máu tới ổ viêm
 4/ Bạch cầu hình thành chân giả
 5/ Nuốt vi khuẩn
 *HS: Chọn 2, 3, 4, 5, 1
 -GV: Yêu cầu HS QS tranh trình bày toàn bộ quá trình thực bào của bạch cầu
 *HS:Trình bày và kết luận sự thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả, bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng.
 -GV: Hướng dẫn HS QS kỹ H 14.1 
 ? Cho biết xung quanh mũi kim có những yếu tố nào?
 *HS: Màu đỏ có hình que là vi khuẩn; màu xanh hình cầu nhỏ là các tín hiệu hóa học do tế bào của mô bị tổn thương tiết ra để kích thích phản ứng bảo vệ cơ thể.
 ? Những loại bạch cầu nào thường tham gia thực bào?
 *HS: Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô
 -GV: Các đại thực bào (bạch cầu mônô hay bạch cầu đơn nhân) có kích thước lớn hơn bạch cầu trung tính.
 ?Khả năng thực bào của loại bạch cầu nào tham gia thực bào tốt hơn? Vì sao?
 *HS: Bạch cầu mônô. Vì có kích thước lớn nên nuốt cùng 1 lúc rất nhiều 
tế bào vi khuẩn và tiêu hóa chúng.
 ?Dự đoán xem sau khi thực bào, các bạch cầu sẽ như thế nào? Vì sao em biết?
 *HS: Bạch cầu sẽ chết, xác bạch cầu có màu trắng (mũ)
 -GV: Yêu cầu HS QS H14.2 + Thông tin SGK/45 
 Kháng thể A Kháng thể B
KHAÙNG NGUYEÂN A
KHAÙNG NGUYEÂN B
 Hình 14.2 Tương tác kháng nguyên- kháng thể
Cho biết:
 ? Kháng nguyên là gì?
 *HS:Phân tử ngoại lai kích thích cơ thể tiết ra kháng thể
 ? Kháng thể là gì?
 *HS: Phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra để chống lại kháng nguyên.
 ? Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?
 *HS: Cơ chế chìa khóa, ổ khóa ( kháng nguyên nào thì kháng thể đó)
 ? Cho ví dụ để phân biệt kháng thể và kháng nguyên?
 *HS: Khi bị rắn cắn
 + Kháng nguyên: Chất độc trong nọc rắn
 + Kkáng thể: prôtêin của cơ thể tiết ra nhằm chống lại kháng nguyên
 -GV: Yêu cầu HS QS H14.3, 14.4 cho biết:
Tế bào B tiết kháng thể Các kháng thể Tế bào vi khuẩn bị 
kháng thể vô hiệu hóa
Hình 14.3 : Sơ đồ tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên 
 Phân tử prôtêin đặc hiệu
Teá baøo nhieãm vi khuaån
Loã thuûng treân maøng teá baøo
Kháng nguyên của vi khuẩn, virút
 Tế bào nhiễm bị phá hủy
Sơ đồ hoạt động của tế bào T phá hủy tế bào cơ thể đã nhiễn bệnh
 ? Vi khuẩn, vi rút thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ nào của cơ thể? 
 *HS: Tế bào Lim phô B (Bursa)
 ? Vi khuẩn, vi rút thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bảo B, gây nhiễm cho các tế bào cơ thể, sẽ gặp hoạt động bảo vệ nào của cơ thể? 
 *HS: Tế bào Lim phô T (Thymus)
 -GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 phút 2 câu hỏi sau:
 ? Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
 ? Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn bằng cách nào?
 *HS: thảo luận nhóm, báo cáo và nhận xét kết quả. Kết luận 
 + Kết luận vấn đề:
 - Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách: Hình thành 3 hàng rào phòng thủ: 
 + Sự thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả, bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng.
 + Lim phô B: Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên.
 + Lim phô T: sản xuất ra phân tử prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm bệnh và phá huỷ chúng
	 3.6 Kết quả so sánh:
	 Trong suốt quá trình giảng dạy và áp dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” đã nêu ở trên và qua thống kê, kiểm tra so sánh, đối chiếu tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh từng bước được nâng lên qua từng giai đoạn, cụ thể như sau:
GIAI ĐOẠN
TSHS
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
TS
TL
TS
TL
TS
TL
TS
TL
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
35/19
35/19
35/19
3/2
4/3
6/4
8,6
11,4
17,1
7/3
8/4
11/6
20,0
22,8
31,4
18/10
17/9
14/7
51,4
48,7
40,0
7/4
6/3
4/2
20,0
17,1
11,4
	 3.7 Kết luận nghiên cứu:
	 Qua thực tế giảng dạy, muốn thu hút sự hứng thú, tích cực của học sinh trong học tập, nhất thiết phải có sự nổ lực ở giáo viên, kết hợp với những kĩ năng, phương pháp, thủ thuật dạy học phù hợp đặt biệt là hiệu quả của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Làm được như vậy mới mang lại hiệu quả giảng dạy thật sự và phát huy được tính tích cực của học sinh trong lĩnh hội kiến thức qua đó các em sẽ say mê hứng thú hơn khi học tập bộ môn. 
C. KẾT LUẬN CHUNG
 1. Bài học kinh nghiệm:
 	 Qua việc “Sử dụng phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề giúp học sinh tích cực hơn trong tìm hiểu bộ môn Sinh học 8”, tôi nhận thấy học sinh hiểu kiến thức sâu sát hơn và vận dụng tốt kiến thức, say mê học tập, rất hứng thú khi học bộ môn, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học sinh vận dụng kiến thức tốt hơn khi giải thích các vấn đề có liên quan đến chính bản thân học sinh. 	 
 Vận dụng giải pháp này góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tăng tính tích cực học tập của học sinh góp phần thực hiện cải cách giáo dục “ Phát huy trí lực của học sinh trong quá trình học tập” phù hợp với xu thế phát triển của lí luận dạy học hiện đại.
 	 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể đặt vấn đề bằng các hiện tượng, sự kiện mâu thuẩn với tri thức sẽ kích thích được tính tò mò muốn khám phá của học sinh. Giáo viên phải khéo léo kết hợp các phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Điều quan trọng là giáo viên phải khai thác triệt để đồ dùng dạy học như vẽ thêm những tranh ảnh đơn giản, viết bảng phụ, sử dụng phiếu học tập Đồng thời phải có nhiều kiến thức thực tế để dẫn dắt học sinh dễ dàng hơn, tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh, có như vậy mới tạo được sự hứng thú của học sinh trong suốt quá trình học tập. 
 	 Khi lên lớp, giáo viên có thái độ cởi mở, thân thiện, tuyên dương khen thưởng đối với những học sinh làm tốt. Còn với những học sinh làm chưa tốt, giáo viên phê bình một cách tế nhị, đưa ra biện pháp khích lệ để giúp các em vươn lên trong học tập.
 Trong từng giai đoạn, giáo viên phải đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng, hình thành cho học sinh những thái độ phù hợp để từ đó kịp thời bổ sung những thiếu hụt, tìm ra biện pháp khắc phục những hạn chế, nhờ đó mà kết quả học tập của học sinh được nâng lên trong từng giai đoạn. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi mức độ tiếp thu của từng cá nhân và đưa ra nhận xét cụ thể đối với từng học sinh để các em xác định được mức độ nhận thức của mình.
 	 Ngoài ra, giáo viên phải có tinh thần tư học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tìm ra cách truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không gò ép. Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh để đề ra những biện pháp hữu hiệu hơn nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.	 
 Và điều đáng lưu ý sau cùng là những vấn đề giáo viên đưa ra phải thực tế và có liên quan đến chính bản thân học sinh thì các em mới hứng thú tích cực tìm hiểu. Và những vấn đề cần giải quyết phải phù hợp với trình độ kiến thức của học sinh.
 	 2.Hướng phổ biến, áp dụng đề tài
 Trong thời gian nghiên cứu: “Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề giúp học sinh tích cực hơn trong tìm hiểu bộ môn Sinh học 8 ở lớp 8A3 trường THCS Suối Ngô”, bản thân tôi nhận thấy học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác, có được kỹ năng phân tích, tổng hợp, có nhiều hứng thú trong học tập hơn, giải thích được một số hiện tượng thực tế trong đời sống. 
 Với phương pháp này, theo tôi áp dụng được được cho tất cả các dạng bài dạy, rộng rãi ở các khối lớp bậc THCS. Tất cả mọi đối tượng học sinh đều có thể tham gia nêu ra những vấn đề mà các em có nhu cầu giải quyết để cùng bàn bè tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Qua đó sẽ kích thích sự tích cực học hỏi tìm tòi ở các em. 
 Riêng bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu vần đề nảy sinh trong quá trình áp dụng đề tài. Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục cố gắng tìm giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi học tập bộ môn. Từ đó tìm ra các phương pháp thích hợp theo từng đối tượng học sinh, chú trọng đến học sinh yếu kém để cải thiện dần chất lượng giảng dạy
Tuy nhiên trong thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài vào công tác giảng dạy còn ngắn, khả năng của bản thân còn hạn chế nên đề tài vẫn còn thiếu xót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, Ban giám hiệu trường và hội đồng khoa học các cấp để đề tài mang tính khả thi, hiệu quả hơn. Nếu đề tài này được Hội đồng khoa học đánh giá là giải pháp phù hợp với tình hình giáo dục hiện nay, thì trong thời gian tới tôi sẽ áp dụng giải pháp này trong quá trình giảng dạy của mình ở các lớp mà tôi được phân công.
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SUỐI NGÔ
1.Ưu điểm :
2.Tồn tại :
3.Xếp loại : 
 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN CHÂU
1.Ưu điểm:
2.Tồn tại:
3.Xếp loại: 
 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
1.Ưu điểm:
2.Tồn tại:
3.Xếp loại: .

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan