SKKN Xây dựng một số dạng bài tập để đánh giá năng lực hóa học cho học sinh THPT qua chương Nitơ – Photpho trong chương trình giáo khoa Hóa học 11 – Ban cơ bản

- Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại. Việc giúp HS tiếp cận các nội dung kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại cùng với phương pháp tư duy và học tập tích cực chính là nhằm tạo cơ hội giúp họ rèn luyện kĩ năng, từng bước hình thành, phát triển năng lực giải quyết các tình huống và vấn đề thực tiễn; có cơ hội hoà nhập, hội nhập quốc tế để cùng tồn tại, phát triển Đây cũng chính là ý nghĩa quan trọng bởi nội dung dạy học mà HS sở hữu sẽ được vận dụng thích ứng với bối cảnh hiện đại và không ngừng đổi mới.

- Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập. Tính tích cực của người học được biểu hiện thông qua hứng thú, sự tự giác học tập, khát vọng thông hiểu, sự nỗ lực chiếm lĩnh nội dung học tập. Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập là việc đảm bảo việc tạo ra hứng thú, sự tự giác học tập, khát khao và sự nỗ lực chiếm lĩnh nội dung học tập của người học. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.

- Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho học sinh. Thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm, HS có cơ hội để huy động và vận dụng kiến thức, kĩ năng trong môn học và hoạt động giáo dục để giải quyết các tình huống có thực trong học tập và cuộc sống, từ đó người học hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực. Tăng cường hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS là một nguyên tắc không thể thiếu của dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực đòi hỏi từng môn học, hoạt động giáo dục phải khai thác, thực hiện một cách cụ thể, có đầu tư.

- Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp. Dạy học, giáo dục phân hóa là quá trình dạy học nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân phát triển tối đa năng lực, sở trường, phù hợp với các yếu tố cá nhân, trong đó người học được tạo điều kiện để lựa chọn nội dung, độ khó, hình thức, nhịp độ học tập phù hợp với bản thân. Cơ sở của dạy học phân hóa là sự công nhận những khác biệt giữa các cá nhân người học như phong cách học tập, các loại hình trí thông minh, nhu cầu và điều kiện học tập Dạy học phân hóa sẽ giúp HS phát triển tối đa năng lực của từng HS, đặc biệt là năng lực đặc thù. Vì thế, nguyên tắc dạy học phân hóa là phân hóa sâu dần qua các cấp học để đảm bảo phù hợp với các biểu hiện hay mức độ biểu hiện của phẩm chất, năng lực hiện có của người học và phát triển ở tầm cao mới sao cho phù hợp.

- Kiểm tra, đánh giá theo năng lực là điều kiện tiên quyết trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. Kiểm tra, đánh giá theo năng lực là không lấy việc kiểm tra, đánh giá khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Kiểm tra, đánh giá theo năng lực chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống cụ thể. Trong chương trình giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực, bên cạnh mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình, cần chú trọng mục tiêu đánh giá sự tiến bộ của HS. Đây là cơ sở để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, GV cần đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học để xác định mức độ tiến bộ so với chính bản thân HS về năng lực. Các thông tin về năng lực người học được thu thập trong suốt quá trình học tập thông qua một loạt các phương pháp khác nhau như: đặt câu hỏi; đối thoại trên lớp; phản hồi thường xuyên; tự đánh giá và đánh giá giữa các HS với nhau; giám sát sự phát triển qua sử dụng năng lực, sử dụng bảng danh sách các hành vi cụ thể của từng thành tố năng lực; đánh giá tình huống; đánh giá qua dự án, hồ sơ học tập,

 

docx83 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng một số dạng bài tập để đánh giá năng lực hóa học cho học sinh THPT qua chương Nitơ – Photpho trong chương trình giáo khoa Hóa học 11 – Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiên dưới góc độ hóa học
Phân biệt được một số loại phân bón hóa học bằng mắt thường và bằng tính chất hóa học.
1.3
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Vận dụng các kiến thức, kĩ năng hoá học đã học để phát hiện, giải thích một số vấn đề trong học tập và trong thực tiễn đời sống liên quan đến phân bón hóa học.
2
NĂNG LỰC CHUNG
2.1
Năng lực tự chủ và tự học
Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm
2.2
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Biết chủ động trong giao tiếp và hợp tác làm việc nhóm hiệu quả.
3
PHẨM CHẤT
3.1
Chăm chỉ
Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
3.2
Trung thực
Báo cáo đúng kết quả thí nghiệm
3.3
Trách nhiệm
Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện
3.4
Yêu nước
Có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng phân bón đúng cách, yêu thiên nhiên cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Tư liệu dạy học bao gồm: 
+ Phiếu học tập 
Phiếu học tập số 1: Một số hình ảnh phân bón hóa học hiện có trên thị trường, nguyên nhân phải bón phân hóa học cho cây trồng.
Phiếu học tập số 2,3,4: Tìm hiểu về phân đạm, phân lân, phân kali.
Phiếu học tập số 5: phân hỗn hợp.
Phiếu học tập số 6,7: Phân phức hợp. 
Phiếu học tập 8: cũng cố và luyện tập. 
Phiếu học tập số 9: Tìm tòi, mở rộng.
 (Các phiếu học tập đính kèm phụ lục)
III. Tiến trình dạy học
1. Mô tả chung các hoạt động
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
Phương pháp, kĩ thuật dạy học chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1: Khởi động
(5 phút)
HS huy động được một số kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có của bản thân về phân bón hóa học.
GV tổ chức cho HS học tập theo dạy học dự án. Trình bày phiếu học tập số 1 sau khi đã chuẩn bị trước ở nhà.
Phương pháp: Quan sát
- Công cụ: Phiếu học tập 1
- Các nhóm tự đánh giá lẫn nhau.
- Đánh giá thông qua kết quả của nhóm.
GV đánh giá những kiến thức ban đầu HS đã có về phân bón hóa học, trên cơ sở đó khai thác, vận dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động học tiếp theo
Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 2: 
TÌM HIỂU PHÂN ĐẠM, PHÂN LÂN, PHÂN KALI, PHÂN HỖN HỢP VÀ PHÂN PHỨC HỢP 
(20 phút)
Nêu được đặc điểm các loại phân bón. 
Trình bày được tác dụng của các loại phân bón đối với cây trồng. 
- Dạy học dự án, Phiếu học tập số 2, 3,4,5
- Đánh giá sản phẩm của HS (thông qua câu trả lời của HS so với đáp án trên).
Mức 1. Trả lời đầy đủ như đáp án ở trên.
Mức 2. Trả lời chưa đầy đủ.
Mức 3. Chưa trả lời được hoặc trả lời sai.
Phương pháp: quan sát
HOẠT ĐỘNG 3:
TÌM HIỂU PHÂN PHÂN VI LƯỢNG (5 phút)
- Nêu được nguyên tố cần cung cấp cho cây.
- Nêu được tác dụng đối với cây trồng.
- Nêu được lưu ý khi bón phân vi lượng
- Dạy học kĩ thuật think – pair – share, kết hợp với đàm thoại và gợi mở.
- Phương pháp: Quan sát, lắng nghe.
Đánh giá qua phiếu học tập số 6.
HOẠT ĐỘNG 4: 
CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP 
(12 phút)
Củng cố, tổng kết kiến thức về phân bón hóa học.
- Kĩ thuật think – pair – share
Phiếu học tập số 7
Công cụ: bộ câu hỏi và tiêu chí đánh giá
Đánh giá qua phiếu học tập số 7
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
( 3 PHÚT) 
Tìm hiểu ứng dụng của amoniac, muối amoni, phương pháp sản xuất amoniac trong công nghiệp.
Phương pháp chuyên gia. Giao nhiệm vụ hoàn thành ở nhà, báo cáo ở lớp, hoạt động nhóm.
Công cụ: bộ câu hỏi và tiêu chí đánh giá
Đánh giá qua phiếu học tập số 8
2. Các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút)
1.1. Mục tiêu hoạt động
 HS huy động được một số kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có của bản thân về phân bón hóa học.
1.2. Tổ chức hoạt động học
GV tổ chức cho HS hoạt động thuyết trình phiếu học tập số 1 sau khi được giao nhiệm vụ chuẩn bị trước ở nhà.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thu thập một số hình ảnh phân bón hiện có trên thị trường: Nhóm 1: Phân đạm, Nhóm 2: Phân lân, Nhóm 3: Phân kali, Nhóm 4: Phân tổng hợp
1.3. Sản phẩm của HS cần đạt được
HS chụp hình một số mẫu phân bón trên thị trường. In màu vào giấy A4 treo lên bảng và thuyết trình. 
1.4. Hình thức đánh giá: Thông qua kết quả hoạt động nhóm của HS (Phiếu ghi kết quả hoạt động), GV đánh giá những kiến thức ban đầu HS đã có về phân bón hóa học, trên cơ sở đó khai thác, vận dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động học tiếp theo.
Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU PHÂN ĐẠM, PHÂN LÂN, PHÂN KALI, PHÂN HỖN HỢP VÀ PHÂN PHỨC HỢP (20 phút)
2.1. Mục tiêu hoạt động 
Nêu được đặc điểm các loại phân bón. 
Trình bày được tác dụng của các loại phân bón đối với cây trồng.
2.2. Tổ chức hoạt động học
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm ở nhà, kĩ thuật khăn trải bàn.
HS: đại diện mỗi nhóm lên trình bày, các hs còn lại góp ý, phản biện.
GV: kết luận.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (NHÓM 1)
Tìm hiểu về phân đạm và hoàn thành sơ đồ tư duy theo mẫu?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (NHÓM 2)
Tìm hiểu về phân đạm và hoàn thành sơ đồ tư duy theo mẫu?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 (NHÓM 3)
Tìm hiểu về phân Kali và hoàn thành sơ đồ tư duy theo mẫu?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 (NHÓM 4)
Tìm hiểu về phân tổng hợp và hoàn thành sơ đồ tư duy theo mẫu?
2.3. Sản phẩm của HS cần đạt được 
2.4. Hình thức đánh giá: Đánh giá sản phẩm của HS (thông qua câu trả lời của HS so với đáp án trên).
Mức 1. Hoàn thành đầy đủ phần điền khuyết, điền đúng các thông tin trong bảng.
Mức 2. Hoàn thành đầy đủ phần điền khuyết, thông tin bảng còn thiếu hoặc sai lệch
Mức 3. Chưa trả lời được.
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU PHÂN VI LƯỢNG (5 phút)
2.1. Mục tiêu hoạt động 
- Nêu được nguyên tố cần cung cấp cho cây.
- Nêu được tác dụng đối với cây trồng.
- Nêu được lưu ý khi bón phân vi lượng.
2.2. Tổ chức hoạt động học
GV: Phát phiếu học tập số 6.
Sử dụng kĩ thuật think – pair – share.
HS: Hoàn thành phiếu học tập số 6.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Phân vi lượng cung cấp nguyên tố nào cho cây?
Tác dụng của phân vi lượng đối với cây trồng?
Những lưu ý khi bón phân vi lượng?
HS: Một HS trả lời, các HS còn lại góp ý. 
GV: kết luận.
2.3. Sản phẩm của HS cần đạt được 
Phân vi lượng cung cấp các nguyên tố cho cây các nguyên tố như bo, kẽm. mangan, đồng, molipđenở dạng hợp chất.
Tác dụng: Tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp, các nguyên tố trên đóng vai trò như những vitamin cho thực vật.
Lưu ý: Phân bón này chỉ có hiệu quả cho từng loại cây và từng loại đất, dùng quá lượng quy định sẽ có hại cho cây.
2.4. Hình thức đánh giá:
Đánh giá sản phẩm của HS (thông qua câu trả lời của HS so với đáp án trên).
Mức 1. Hoàn thành đầy đủ phần điền khuyết, điền đúng các thông tin trong bảng.
Mức 2. Hoàn thành đầy đủ phần điền khuyết, thông tin bảng còn thiếu hoặc sai lệch
Mức 3. Chưa trả lời được.
HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP (12 phút)
2.1. Mục tiêu hoạt động 
Củng cố, tổng kết kiến thức về phân bón hóa học.
2.2. Tổ chức hoạt động học
- Kĩ thuật think – pair – share.
Hoàn thành phiếu học tập số 7
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
Câu 1: Để sản xuất một lượng phân bón amophot đã dùng hết 6,000.103 mol H3PO4. (Tiêu chí phân lân).
a. Tính thể tích khí amoniac (đktc) cần dùng, biết rằng loại amophot này có tỉ lệ về số mol n: n= 1:1.
b. Tính khối lượng amophot thu được.
Câu 2: Cho các mẫu phân bón hóa học sau: amoni sunfat, kali clorua, supephotphat kép. Hãy nêu cách nhận biết bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình phản ứng minh họa. 
(Tiêu chí thí nghiệm phân biệt các loại phân bón bằng phương pháp hóa học.)
Câu 3: Hiện nay trên thị trường đặc biệt là thị trường hải sản ở các thành phố xa biển có một thực trạng, đó là hải sản bị ướp phân đạm ure cá có vẻ tươi lâu hơn và đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, chúng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
a. Tại sao ure lại được sử dụng để ướp cá? Ure có được bộ y tế cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm không?
b. Tác hại của việc sử dụng ure để ướp cá?
c.Cách đơn giản nhất để nhận biết cá bị ướp đạm ure?
Câu 4: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá, ) an toàn là dùng:
A. fomon B. Phân đạm C. Nước đá D. Nước vôi
Câu 5: a.NPK là kí hiệu gì trên bao bì, tác dụng của từng thành phần?
b. Cho biết ý nghĩa của các số trên bao bì NPK: 16-8-14 + 12S?
Câu 6: Hình bên là một mẫu bao bì phân bón hiện đang bán trên thị trường:
Hãy cho biết ý nghĩa của các kí hiệu và con số trên bao bì.
(7-8-3 + 8S)?
HS: Một HS trả lời, các HS còn lại góp ý. 
GV kết luận.
5.3. Sản phẩm của HS cần đạt được:
Câu 1: Hướng dẫn giải:
a. Gọi số mol mỗi muối là x mol
Ta có: theo bảo toàn nguyên tố P : n= x+x = 6000 mol
	x = 3000mol
	bảo toàn số mol NH3 = x+2x = 9000 mol
	VNH= 9000 . 22,4 = 201600 lít
	b. Khối lượng muối amophot thu được là:
	m+ m= (115 + 132). 3000 = 741000g = 741kg.
	 (Mức 4)
Câu 2: amoni sunfat: (NH4)2SO4 , kali clorua: KCl, supephotphat kép: Ca(H2PO4)2.
(Mức độ 1)
Tiến hành thí nghiệm: Lấy mỗi loại một ít (cỡ bằng hạt ngô) vào từng ống nghiệm riêng biệt. Cho vào mỗi ống nghiệm 4-5 ml nước cất và lắc nhẹ ống nghiệm cho đến khi các chất tan hết.
- Lấy khoảng 1 ml dung dịch của mỗi loại phân bón vừa pha chế vào từng ống nghiệm riêng. Cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 0,5 ml dung dịch NaOH rồi đun nóng nhẹ. Ở ống nghiệm nào chứa dung dịch amoni sunfat sẽ có khí bay lên, khí này làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
- Lấy khoảng 1 ml dung dịch vừa pha chế của kali clorua vào một ống nghiệm và của supephotphat kép vào một ống nghiệm khác. Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào từng ống. Ống nghiệm cho kết tủa trắng là kali clorua.
Các phương trình phản ứng xảy ra:
2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + NH3 ↑+ 2H2O
 Mùi khai
 KCl + AgNO3 → AgCl ↓ + KNO3 
 Trắng	
 (Mức 2 và 3)
Câu 3: a.-Ure có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Vì giá thành rất rẻ nên không ít người kinh doanh thủy hải sản tươi sống đã dùng phân ure nhằm giữ cho thực phẩm tươi lâu không bị ươn thối.
- Tuy nhiên, ure nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia không được bộ y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và thực phẩm nên nếu sử dụng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người ăn.
b.-Khi ăn phải cá, mực, thịt, có dư lượng ure cao thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các biểu hiện đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
-Dù với hàm lượng ít, ure khi vào cơ thể sẽ tích tụ về lâu dài, gây ngộ độc mạn tính, biểu hiện là thường đau đầu không rõ nguyên nhân, mất ngủ, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến gan, thận, biếng ăn, suy nhược cơ thể, 
c.-Mang còn đọng máu là cá tươi.
-Nếu cá nhìn tươi nhưng khi ấn tay vào thân cá thì thấy mềm, mình cá lõm xuống do độ đàn hồi thấp, ngửi cá có mùi lạ chứ không phải mùi tanh đặc trưng của cá.
-Cá dễ tróc vẩy, thịt nhão và mắt lõm vào trong, 
-Không có ruồi lằng đến gần
(Mức 4)
Câu 4: Đáp án: C
Câu 5: trả lời:
a.NPK nhằm chỉ 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, tức 3 nguyên tố dinh dưỡng chính yếu cần bổ sung cho cây trồng, nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng và cho năng suất của cây trồng.
-Chữ N nhằm chỉ nguyên tố dinh dưỡng Đạm.
- Chữ P nhằm chỉ nguyên tố dinh dưỡng Lân.
- Chữ K nhằm chỉ nguyên tố dinh dưỡng Kali.
Tác dụng:
-Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi, 
-Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa, 
-Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xenlulozơ, làm cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và màu sắc, 
b. Có nghĩa là trong loại phân này chứa 16% N, 8 % P2O5, 14% K2O và 12% S.
Câu 6: Trả lời: 
Loại phân bón này chứa cả 4 nguyên tố dinh dưỡng N, P, K, S.
+Hàm lượng của nguyên tố N là 7%
+Tỉ lệ của P trong P2O5 là: ≈ 0,44
+Hàm lượng của nguyên tố P là: %P = 0,44 x 8% = 3,52%
+Tỉ lệ của K trong K2O là: ≈ 0,83
+Hàm lượng của nguyên tố K này là: %K = 0,83 x 3% = 2,49%
+ Hàm lượng của nguyên tố S là 8%
Vậy, hàm lượng nguyên tố S trong loại phân bón này cao nhất, rồi đến N, thấp nhất là nguyên tố K.
(Mức 4)
5.4. Hình thức đánh giá
 Mức 1. Trả lời đầy đủ như đáp án ở trên.
 Mức 2. Trả lời chưa đầy đủ. 
 Mức 3. Chưa trả lời được.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG (3 PHÚT)
2.1. Mục tiêu hoạt động 
Tìm hiểu ứng dụng của amoniac, muối amoni, phương pháp sản xuất amoniac trong công nghiệp.
2.2. Tổ chức hoạt động học
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu cách bón phân cho cây ngô và lạc. 
Chỉ rõ : Giai đoạn nào thì bón phân gì? Thành phần dinh dưỡng của phân, Tác dụng đối với cây?
HS: Về nhà hoàn thành và báo cáo vào tiết sau.
PHỤ LỤC 3
KIỂM TRA 15 PHÚT
Họ và tên: ..................................................................................................
Lớp: ...........................................................................................................	
I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nguồn sinh ra amoniac?
A. Là sản phẩm quá trình lên mem rượu.
B. Là sản phẩm chưng cất dầu mỏ.
C. Là sản phẩm quá trình phân hủy protein.
D. Là khí luôn có sẵn trong không khí.
Câu 2: Lựa chọn phương án đúng khi nói về tính chất vật lí của NH3? (Tiêu chí Tính chất vật lí).
A. Amoniac là chất khí không màu, mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nước.
B. Amoniac là chất khí không màu, mùi khai và xốc, nặng hơn không khí, tan nhiều trong nước.
C. Amoniac là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
D. Amoniac là chất khí màu vàng nhạt, mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
Câu 3: Đâu là tính chất hóa học của amoniac?
A. Tính bazơ yếu và Tính khử B. Tính baz ơ yếu và tính oxi hóa
C. Tính axit và tính khử D. Tính oxi hóa và tính khử
Câu 4: Để làm khô khí amoniac có thể dùng chất nào sau đây?
A. CaO B. H2SO4 đặc C. P2O5 D. HNO3 đặc
Câu 5: Tã lót trẻ em sau khi giặt vẫn giữ lại một lượng nhỏ amoniac. Để khử sạch amoniac nên dùng chất gì sau đây cho vào nước xả cuối cùng để giặt?
A. Phèn chua B. Giấm ăn C. Muối ăn D. Gừng tươi
Câu 6: Trong các chất sau, đâu là muối amoni:
A. NaCl B. NH4Cl C. CaSO4 D. KNO3
Câu 7: Một lượng lớn ion amoni trong nước rác thải sinh ra khi vứt bỏ vào ao hồ được vi khuẩn oxi hóa thành nitrat và quá trình đó làm giảm oxi hòa tan trong nước gây ngạt cho sinh vật sống dưới nước. Vì vậy người ta phải xử lí nguồn gây ô nhiễm đó bằng cách chuyển ion amoni thành amoniac rồi chuyển tiếp thành nit ơ không độc thải ra môi trường. Có thể sử dụng những hóa chất nào để thực hiện việc này?
A. Xút và oxi. B. Nước vôi trong và không khí.
C. Nước vôi trong và khí clo. D. Xoda và khí cacbonic.
Câu 8: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá,) an toàn là dùng:
A. fomon B. Phân đạm C. Nước đá D. Nước vôi
Câu 9: Dẫn một lượng khí NH3 qua 8 gam CuO nung nóng. Sau một thời gian phản ứng thu được 7,2 gam chất rắn X. Tính hiệu suất phản ứng? 
A. 70% B. 50% C. 60% D. 80%
Câu 10: Để sản xuất một lượng phân bón amophot đã dùng hết 6,000.103 mol H3PO4. Khối lượng phân bón thu được là:
A. 534 kg B. 857 Kg C. 652 Kg D. 741 kg
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
 Em hãy phát biểu cảm nhận của mình sau khi học xong chương nitơ photpho.
(10 dòng)?
PHỤ LỤC 4
PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ DẠY HỌC
Họ và tên: 	
Lớp: 	
Đánh dấu x vào trước phương án lựa chọn.
Câu 1: Em có thích các tiết vừa học: amoniac và muối amoni (tiết 1,2) và phân bón hóa học hay không?
□Rất thích	□ Thích	□ Không thích
Câu 2: Qua các tiết vừa học, em nắm kiến thức về amoniac, muối amoni và phân bón hóa học như thế nào?
	□ Tất cả kiến thức
	□ Một nửa kiến thức
	□ Một phần ba kiến thức
	□ Không tiếp nhận được.
Câu 3: Em thích phần nào nhất trong các tiết?
 □ Hoạt động hình thành kiến thức mới 
□ Trò chơi ô chữ bí ẩn (luyện tập)
□ Hoạt động vận dụng, tìm tòi, sáng tạo
Câu 4: Việc xây dựng khung năng lực và bài tập phân dạng theo năng lực có giúp em tự đánh giá được năng lực hóa học của bản thân không?
□ Có	□ Không
PHỤ LỤC 5
HỢP ĐỒNG HỌC TẬP
...................., ngàytháng..... năm........	
Đại diện bên A:
Ông (bà): .........................................
..............................................................................................................................
Chức danh:..........................................
Đại diện bên B:
Em:...........................................
Chức danh: nhóm trưởng.
Nội dung hợp đồng:
Bên B có trách nhiệm hoàn thành. Đảm bảo theo đúng tiêu chí đánh giá.
Thời hạn hoàn thành hiệp đồng: 4 ngày sau ngày ký hiệp đồng.
Bên A có trách nhiệm cung cấp các tài liệu định hướng, tài liệu tham khảo, hỗ trợ khi được yêu cầu.
Bên B có trách nhiệm thực hiện theo đúng yêu cầu về nội dung sản phẩm, hình thức trình bày và thời gian hoàn thành.
Đại diện bên A
( Ký và ghi rõ họ tên)
Đại diện bên B
( Ký và ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 6
BIÊN BẢN LẬP KẾ HOẠCH LÀM VIỆC NHÓM
Tên nhóm: ...........................; Số thành viên: ............Lớp:................... 
Thời gian: 	
Địa điểm: 	
Nhóm trưởng: 	
Thư ký: 	
Số thành viên có mặt 	
Số thành viên vắng mặt 	
I. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT
Họ và tên
Công việc được giao
Thời hạn hoàn thành
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
II. QUY ĐỊNH LÀM VIỆC NHÓM
Quy định về giờ giấc
Quy định về tiến độ
Quy định về trách nhiệm cá nhân
Ý kiến đề xuất
Thư kí
Nhóm trưởng
PHỤ LỤC 7
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM......
Thời gian: 	
Địa điểm: 	
Nhóm trưởng: 	
Thư ký: 	
Số thành viên có mặt 	
Số thành viên vắng mặt 	
Những việc đã làm được
Những việc chưa làm được
Cách giải quyết những việc chưa làm được
Ý kiến đề xuất
	Thư kí
Nhóm trưởng
PHỤ LỤC 8
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI BÁO CÁO HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
(Dành cho các nhóm)
Nhóm thực hiện:.............................................Ngày: .......................
Nhóm đánh giá:...................................................................................
Thang điểm: 1 = Kém; 2 = Yếu; 3 = Khá; 4 = Tốt; 5 = Xuất sắc
(Đánh dấu x vào các ô điểm cho từng mục)
Tiêu chí
Yêu cầu
Điểm
1
2
3
4
5
Hình thức
Bố cục rõ ràng, hấp dẫn người xem
Cấu trúc mạch lạc, lô gic
Thiết kế sáng tạo, màu sắc hài hòa, thẩm mĩ cao
Nội dung
Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo.
Nội dung rõ ràng, chính xác, khoa học
Xác định được kiến thức trọng tâm
Có sự kết nối với kiến thức đã học, liên hệ
Thuyết trình
Trình bày rõ ràng, mạch lạc, có điểm nhấn, thu hút người nghe.
Phân bố thời gian hợp lý
Trả lời câu hỏi của nhóm khác
Điểm trung bình (Cộng tổng điểm và chia cho 10) ................................................
Thư kí
Nhóm trưởng
PHỤ LỤC 9
PHIẾU ĐÁNH GIÁ 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO
Nhóm thực hiện:.............................................Ngày: .......................
Nhóm đánh giá:...................................................................................
Thang điểm: 1 = Kém; 2 = Yếu; 3 = Khá; 4 = Tốt; 5 = Xuất sắc
(Đánh dấu x vào các ô điểm cho từng mục)
Tiêu chí
Yêu cầu
Điểm
1
2
3
4
5
Hình thức
1
Bố cục rõ ràng, hấp dẫn người xem
2
Cấu trúc mạch lạc, lôgic
3
Thiết kế sáng tạo, màu sắc hài hòa, thẩm mĩ cao
Nội dung
4
Tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường sống xung quanh nơi ở do khí amoniac
5
Tìm hiểu cách xử lí mùi khai của amoniac
Thuyết trình
6
Trình bày rõ ràng, mạch lạc, có điểm nhấn, thu hút người nghe.
7
Phân bố thời gian hợp lý
8
Trả lời câu hỏi của nhóm khác
Điểm trung bình (Cộng tổng điểm và chia cho 10) ................................
Thư kí
Nhóm trưởng
PHỤ LỤC 10
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN
Họ tên:.............................................Nhóm: .......................
Thang điểm: 1 = Kém; 2 = Yếu; 3 = Khá; 4 = Tốt; 5 = Xuất sắc
(Khoanh tròn điểm cho từng mục)
TT
Tiêu chí
Điểm
1
2
3
4
5
1
Có ghi chép cá nhân
2
Nội dung ghi chép hợp lí
3
Có ý kiến đóng góp trong nhóm
4
Có tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ thành viên khác
5
Thực hiện đúng các quy định do nhóm đề ra
6
Hoàn thành nhiệm vụ được giao
7
Tinh thần, thái độ làm việc
Điểm trung bình (Cộng tổng điểm và chia cho 7) ________________
Thư kí
Nhóm trưởng
PHỤ LỤC 11
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM
Một số hình ảnh về nguồn gây ô nhiễm khí amoniac
Một số hình ảnh thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của amoniac
Một số hình ảnh hoạt động nhóm hình thành kiến thức mới

File đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_mot_so_dang_bai_tap_de_danh_gia_nang_luc_hoa_h.docx
Sáng Kiến Liên Quan