SKKN Vận dụng phương pháp lập bảng biểu, phương pháp dạy học tích hợp liên môn để dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ 1930-1945

Một số khái niệm

Phương pháp dạy học: là con đường, cách thức định hướng cho hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học. Ở quá trình đó Thầy có hai chức năng: tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức và truyền đạt (kiến thức học sinh chưa biết); Trò có hai chức năng và quyền hạn là chủ động lĩnh hội kiến thức và quyền được nêu thắc mắc, câu hỏi để giáo viên giải đáp.

Phương pháp dạy học tích cực: Là phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực là hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực của người dạy.

Đổi mới phương pháp trong dạy học Lịch sử: là chuyển từ dạy học dựa vào trí nhớ của học sinh, sự bắt chước (thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò chép) sang việc dạy học để phát triển nhân cách toàn diện, trong đó nhấn mạnh năng lực sáng tạo trong tư duy và hoạt động học của học sinh.

Bảng hệ thống kiến thức lịch sử: Còn được gọi là bảng niên biểu. Thực chất đó là bảng hệ thống kiến thức theo thứ tự thời gian, hoặc nêu các mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kì. Hệ thống kiến thức bằng bảng niên biểu giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, tạo điều kiện cho tư duy logic, liên hệ tìm ra bản chất của sự kiện, nội dung lịch sử. Có ba loại bảng niên biểu:

+ Niên biểu tổng hợp: Bảng liệt kê các sự kiện lớn xảy ra trong thời gian dài. Loại niên biểu này giúp học sinh không chỉ ghi nhớ những sự kiện chính mà còn nắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng.

+ Niên biểu chuyên đề: Đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bật nào đó của một thời kì lịch sử nhất định nhờ đó mà học sinh hiểu được bản chất sự kiện một cách toàn diện, đầy đủ.

+ Niên biểu so sánh: Dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử, hoặc ở thời gian khác nhau nhưng có những điểm tương đồng, dị biệt nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để rút ra một kết luận khái quát. Bảng so sánh là một dạng của niên biểu so sánh nhưng có thể dùng số liệu và cả tài liệu sự kiện chi tiết để làm rõ bản chất, đặc trưng của các sự kiện cùng loại hoặc khác loại.

 

doc79 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp lập bảng biểu, phương pháp dạy học tích hợp liên môn để dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ 1930-1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (lụt, bão) gây nhiều khó khăn cho sản xuất do đó nhân dân đói khát và nơi ăn chốn ở rất khổ sở (năng suất lúa cũng như bình quân lương thực theo đầu người đang ở mức thấp so với cả nước). Nhờ có nguồn khoáng sản, Bắc Trung Bộ phát triển công nghiệp khai khoáng. Nghệ Tĩnh có nhiều tài nguyên, khoáng sản (sắt, vàng, Mangan, Crôm, Titan, Thiếc, đá quý, đá vôi, sét, cao lanh.) do đó Pháp đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp. Tại đây có khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy tập trung đông công nhân (trên 6000 người), có một đảng bộ mạnh với 2011 đảng viên và các tổ chức của quần chúng phát triển (399 hội viên công hội, 48464 hội viên nông hội, 6648 hội viên phụ nữ, 2350 đoàn viên thanh niên cộng sản). Nguồn: Internet.
- Dựa vào kiến thức SGK và át lát địa lí hãy tô màu vào những tỉnh mà phong trào cách mạng dâng cao vào tháng 9 năm 1930, dựa vào kiến thức lịch sử-địa lí giải thích tại sao phong trào cách mạng lại dâng cao ở 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh?
- HS thảo luận cặp đôi, thực hiện yêu cầu, báo cáo kết quả. GV chốt ý cho HS ghi bài.
b. Diễn biến:
- Tháng 9/1930: phong trào dâng cao tại 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Phong trào CM lại dâng cao ở 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh vì:
+ Là nơi có truyền thống yêu nước và cách mạng phát triển mạnh.
+ Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai 
+ chính sách bóc lột của Pháp → người dân lao động bị bần cùng hóa.
+ Có các chi bộ đảng phát triển mạnh mẽ, số lượng đảng viên đông.
- GV cung cấp cho HS hình ảnh Lược đồ phong trào phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu bên cạnh:
Lược đồ PT Xô Viết Nghệ Tĩnh
- Địa phương có phong trào CM dâng cao:
..................................................................
..................................................................
- Hình thức đấu tranh:
- Chỉ ra 1 thành quả lớn nhất chứng tỏ PTCM 1930-1931 đạt đỉnh cao:
................
- HS thảo luận cặp đôi, thực hiện yêu cầu, báo cáo kết quả. GV chốt ý cho HS ghi bài.
b. Diễn biến:
- Địa phương có phong trào CM dâng cao: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương (Nghệ An), Đức Thọ, Hương Khê (Hà Tĩnh).
- Hình thức đấu tranh: phong phú, có những hình thức đấu tranh quyết liệt (mít tinh, biểu tình, phá nhà lao, đốt huyện đường)...
- Chỉ ra 1 thành quả lớn nhất chứng tỏ PTCM 1930-1931 đạt đỉnh cao: sự ra đời của Xô viết Nghệ tĩnh.
- GV củng cố lại mục 1/I bằng câu hỏi: Lập bảng chỉ ra điểm khác của phong trào cách mạng 1930-1930 so với các phong trào cách mạng trước đó?
- GV gợi ý các nội dung lập bảng: Lãnh đạo, lực lượng, quy mô, mục tiêu, kết quả
- HS tự lập bảng dựa trên gợi ý của GV.
- GV kiểm tra và chốt nhanh.
Nội dung so sánh
Phong trào cách mạng trước đó
Phong trào cách mạng 1930-1931
Lãnh đạo
- Sĩ phu yêu nước, sĩ phu yêu nước tiến bộ.
- Giai cấp công nhân với chính đảng là Đảng cộng sản.
Lực lượng 
- Chưa có sự hình thành của khối liên minh công nông.
- Từ trong phong trào liên minh công nông hình thành.
Quy mô
- Lẻ tẻ, chưa có sự liên kết để tạo thành phong trào rộng lớn.
- Phong trào diễn ra trên cả nước, thống nhất từ thành thị đến nông thôn.
Mục tiêu đấu tranh
- Chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế.
- Đòi cả quyền lợi kinh tế lẫn chính trị.
Kết quả
- Thất bại.
- Thành lập được chính quyền Xô viết.
2. Xô viết Nghệ Tĩnh:
a. Sự ra đời của Xô viết:
- GV phát vấn:
Câu hỏi 1: Xô viết ra đời ở những đâu? Tại sao lại ra đời ở những nơi đó?
Câu hỏi 2: Tại sao lại gọi là Xô viết?
- HS trả lời câu hỏi, GV chốt ý cho HS ghi bài.
a. Sự ra đời của Xô viết:
- Tháng 09/1930, phong trào cách mạng dâng cao tại hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, làm cho chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã. Tại những địa phương đó cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là  Xô viết.
- Xô viết ra đời tại Nghệ An ở các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê.
b. Những chính sách của chính quyền Xô viết:
- GV phát phiếu học tập cho HS: yêu cầu HS hoàn thiện sơ đồ về những chính sách của chính quyền Xô viết.
- Kinh tế: ................
...................................
- Văn hóa-xã hội: 
...................................
- Chính trị: ................
...................................
- HS thảo luận cặp đôi, dựa vào SGK hoàn thiện sơ đồ trong 3 phút, báo cáo kết quả với GV, GV chốt ý cho HS ghi bài.
- Chính trị: tự do hội họp, tham gia đoàn thể. Lập tòa án, đội tự vệ đỏ.
- Kinh tế: chia ruộng đất, xóa thuế vô lí, quan tâm thủy lợi.
- Văn hóa-xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ tệ nạn...
- GV phát vấn:
Câu hỏi 1: Em tâm đắc nhất với chính sách nào của chính quyền Xô viết? Em có bổ sung gì không? Nếu có hãy bổ sung vào lĩnh vực tương ứng.
Câu hỏi 2: Chính sách của Xô viết mang lại lợi ích cho ai?
Câu hỏi 3: Vì sao Xô viết chỉ tồn tại được 4-5 tháng?
- HS suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi, GV chốt ý cho HS ghi bài.
* Nhận xét:
- Xô viết mang lại lợi ích cho người dân, là hình thức chính quyền nhà nước sơ khai của dân, do dân và vì dân.
- Xô viết chỉ tồn tại 4-5 tháng do bị đàn áp nhưng là nguồn cổ vũ to lớn đối với nhân dân cả nước.
2.3. Hoạt động củng cố, luyện tập:
	- GV củng cố và cho HS vận dụng kiến thức đã học thông qua các câu hỏi sau:
Câu 1: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta đã đề ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?
A. “Đả đảo đế quốc” và “Đả đảo phong kiến”.
B. “Tự do, dân chủ” và “Cơm áo, hòa bình”.
C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.
D. "Chống đế quốc” và "Chống phát xít".
Câu 2: Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 gây ra đối với xã hội Việt Nam là gì?
A. Số đông tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh.
B. Nông dân phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng.
C. Công nhân bị sa thải, đồng lương ít ỏi.
D. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.
Câu 3. Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hỏang kinh tế 1929 - 1933.
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khới nghĩa Yên Bái.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lành đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến.
D. Địa chù phong kiến câu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đôi với nông dân. 
Câu 4: Nguyên nhân quan trọng dẫn tới phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất trong thời kỳ 1930 - 1931 ở Nghệ - Tĩnh là gì?
A. Nơi đây tâp trung đông đảo giai câp công nhân.
B. Nơi đây thành lập chính quyền Xô viết sớm nhất.
C. Nơi đây có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm.
D. Nơi đây có chi bộ đảng ra đời sớm, đội ngũ cán bộ, đảng viên đông.
Câu 5: Điểm khác biệt lớn nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 so với các phong trào đấu tranh trước năm 1930 là gì?
A. Phong trào do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
B. Phong trào diễn ra trên cả nước.
C. Phong trào kết hợp các hình thức đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp, công khai và bí mật.
D. Thành lập được chính quyền Xô viết.
2.4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:
	- GV đưa ra câu hỏi: Lập bảng chỉ rõ điểm mới của phong trào cách mạng 1930-1931 so với các phong trào cách mạng trước đó?
Gợi ý:
STT
Nội dung
Điểm mới
1
Lãnh đạo
2
Nhiệm vụ CM
3
Quy mô
4
Lực lượng tham gia
5 
Hình thức đấu tranh
PHỤ LỤC 2: GIÁO ÁN KHÔNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG VÀ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
TIẾT 20-BÀI 14: 
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1931 
VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
- Biết được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
- Hiểu được phong trào cách mạng đầu tiên dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng về các mặt: lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, mục tiêu đấu tranh, quy mô phong trào, từ đó so sánh với các phong trào chống Pháp của các tổ chức ở giai đoạn trước.
- Trình bày được diễn biến của phong trào cách mạng 1930 -1931.
	- Trình bày và nhận xét được những chính sách của chính quyền Xô viết.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng xác định kiến thức cơ bản để nắm vững bài
- Rèn luyện kĩ năng tư duy lô gic, phân tích, tổng hợp, nhận định các sự kiện lịch sử
3. Về thái độ: Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó HS biết xác định trách nhiệm của mình trong việc phấn đấu để giữ gìn những thành quả cách mạng mà Đảng ta đã đem lại trong chiến đấu cũng như xây dựng đất nước.
 4. Năng lực hình thành :
- Năng lực chung : năng lực tự học, phát hiện giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt : năng lực thực hành bộ môn, tường thuật diễn biến trên lược đồ, nhận xét, đánh giá, liên hệ, vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- Lược đồ, tranh ảnh về phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh, bản đồ câm Việt Nam, phiếu học tập.
- Thiết bị dạy học cần thiết: giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của HS
- Sưu tầm tư liệu phục vụ bài học.
- Tranh ảnh về phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh
III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho học sinh
1. Các hoạt động đầu giờ.
1.1 Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
Lớp 
Ngày dạy
Sĩ số
12A4
12A5
1.2 Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu hỏi: Em hãy trình bày nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo?
Đáp án:
 * Nội dung Cương lĩnh
- Đường lối cách mạng: Tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng, tiến tới xã hội cộng sản
- Nhiệm vụ chiến lược: đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản động, xây dựng nước Việt Nam độc lập, tự do, lập chính quyền công nông, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân nghèo.
- Lực lượng cách mạng: Công - nông, tiểu tư sản trí thức ; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.
- Lãnh đạo cách mạng là đảng cộng sản
- Cách mạng Việt Nam có mối quan hệ khăng khít với cách mạng thế giới.
2. Nội dung bài học.
2.1. Khởi động (2 phút)
- GV cho HS theo dõi video và trả lời câu hỏi trong Video. Nguồn tư liệu trong video được tích hợp từ kiến thức lịch sử, văn học.
- HS quan sát, theo dõi, trao đổi thảo luận.
- Dự kiến câu trả lời của học sinh: em sẽ đi làm thuê, em sẽ đứng lên đấu tranh đòi lại ruộng đất, em sẽ kinh doanh
- GV chốt ý dẫn dắt vào bài mới: do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, Pháp tăng cường vơ vét bóc lột để bù đắp làm cho nền kinh tế Việt Nam khủng hoảng, suy thoái, đời sống người dân cực khổ do đó họ đã đứng lên đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
2.2 Hoạt động hình thành kiến thức mới
Nội dung 1: MỤC I. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1929-1933.
- GV cung cấp kiến thức về tình hình thế giới trong những năm 1929-1933 cho HS, HS lắng nghe để nắm được bối cảnh.
+ Những năm 1929-1933, thế giới tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng trên quy mô lớn, để lại hậu quả hết sức nặng nề, làm cho mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản phát triển gay gắt. Phong trào đấu tranh của công nhân và quần chúng lao động dâng cao.
+ Liên Xô đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được những thành tựu đáng kể, hoàn thành công nghiệp hóa và đang tiến hành tập thể hóa nông nghiệp. Công xã Quảng Châu (Trung Quốc) cũng dành được thắng lợi.
+ Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới là điều kiện quan trọng cổ vũ cho sự bùng nổ của phong trào cách mạng ở Đông Dương.
+ Những mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương lúc này trở nên gay gắt do pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp lại hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho đời sống của mọi tầng lớp nhân dân lao động đều gặp khó khăn.
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thiện phiếu học tập trong thời gian 2 phút:
Tình hình Việt Nam trong những năm 1929-1933
Xã hội: 
Hậu quả: 
Kinh tế: 
- HS đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả.
- GV chốt ý cho HS ghi bài:
Tình hình Việt Nam trong những năm 1929-1933
Hậu quả: phong trào cách mạng bùng nổ.
Kinh tế: khủng hoảng, suy thoái.
Xã hội: mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc VN với đế quốc Pháp
Nội dung 2: MỤC II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1931
1. Phong trào cách mạng 1930-1931:
a. Nguyên nhân bùng nổ:
- GV cung cấp hình ảnh yêu cầu HS quan sát hình ảnh, kết hợp với kiến thức mục I, kiến thức SGK rút ra nguyên nhân bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931:
Các chiến sĩ bị giết trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 năm 1930
Cờ đảng
- HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả, GV chốt ý cho HS ghi bài:
a. Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội đã thúc đẩy các phong trào cách mạng bùng nổ.
- Đầu năm 1930, khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Pháp khủng bố dã man những người yêu nước làm cho mẫu thuẫn xã hội càng gay gắt.
- Cũng đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên chống phong kiến đế quốc.
b. Diễn biến:
- GV phát vấn:
Câu hỏi 1: Mục tiêu đấu tranh, khẩu hiệu đấu tranh và kẻ thù của phong trào cách mạng?
Câu hỏi 2: Tháng 5/1930 quy mô phong trào bùng nổ ở đâu? Mục đích đấu tranh là gì?
- HS đọc SGK và trả lời 2 câu hỏi của GV.
- GV chốt ý, cho HS ghi bài:
b. Diễn biến:
- Từ tháng 2 đến tháng 4/1930: bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân đòi cải thiện đời sống, khẩu hiệu “đả đảo đế quốc”, “đả đảo phong kiến”.
- Tháng 5/1930: phong trào nổ ra trên kể nước kỉ niệm ngày quốc tế lao động.
- Tháng 9/1930: phong trào dâng cao tại 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
- GV cung cấp cho HS hình ảnh Lược đồ phong trào phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu bên cạnh:
Lược đồ PT Xô Viết Nghệ Tĩnh
- Địa phương có phong trào CM dâng cao:
..................................................................
..................................................................
- Hình thức đấu tranh:
- Chỉ ra 1 thành quả lớn nhất chứng tỏ PTCM 1930-1931 đạt đỉnh cao:
................
- HS thảo luận cặp đôi, thực hiện yêu cầu, báo cáo kết quả. GV chốt ý cho HS ghi bài.
b. Diễn biến:
- Địa phương có phong trào CM dâng cao: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương (Nghệ An), Đức Thọ, Hương Khê (Hà Tĩnh).
- Hình thức đấu tranh: phong phú, có những hình thức đấu tranh quyết liệt (mít tinh, biểu tình, phá nhà lao, đốt huyện đường)...
- Chỉ ra 1 thành quả lớn nhất chứng tỏ PTCM 1930-1931 đạt đỉnh cao: sự ra đời của Xô viết Nghệ tĩnh.
2. Xô viết Nghệ Tĩnh:
a. Sự ra đời của Xô viết:
- GV phát vấn:
Câu hỏi 1: Xô viết ra đời ở những đâu? Tại sao lại ra đời ở những nơi đó?
Câu hỏi 2: Tại sao lại gọi là Xô viết?
- HS trả lời câu hỏi, GV chốt ý cho HS ghi bài.
a. Sự ra đời của Xô viết:
- Tháng 09/1930, phong trào cách mạng dâng cao tại hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, làm cho chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã. Tại những địa phương đó cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là  Xô viết.
- Xô viết ra đời tại Nghệ An ở các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê.
b. Những chính sách của chính quyền Xô viết:
- GV phát phiếu học tập cho HS: yêu cầu HS hoàn thiện sơ đồ về những chính sách của chính quyền Xô viết.
- Kinh tế: ................
...................................
- Văn hóa-xã hội: 
...................................
- Chính trị: ................
...................................
- HS thảo luận cặp đôi, dựa vào SGK hoàn thiện sơ đồ trong 3 phút, báo cáo kết quả với GV, GV chốt ý cho HS ghi bài.
- Chính trị: tự do hội họp, tham gia đoàn thể. Lập tòa án, đội tự vệ đỏ.
- Kinh tế: chia ruộng đất, xóa thuế vô lí, quan tâm thủy lợi.
- Văn hóa-xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ tệ nạn...
- GV phát vấn:
Câu hỏi 1: Em tâm đắc nhất với chính sách nào của chính quyền Xô viết? Em có bổ sung gì không? Nếu có hãy bổ sung vào lĩnh vực tương ứng.
Câu hỏi 2: Chính sách của Xô viết mang lại lợi ích cho ai?
Câu hỏi 3: Vì sao Xô viết chỉ tồn tại được 4-5 tháng?
- HS suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi, GV chốt ý cho HS ghi bài.
* Nhận xét:
- Xô viết mang lại lợi ích cho người dân, là hình thức chính quyền nhà nước sơ khai của dân, do dân và vì dân.
- Xô viết chỉ tồn tại 4-5 tháng do bị đàn áp nhưng là nguồn cổ vũ to lớn đối với nhân dân cả nước.
2.3. Hoạt động củng cố, luyện tập:
- GV củng cố và cho HS vận dụng kiến thức đã học thông qua các câu hỏi sau:
Câu 1: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta đã đề ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?
A. “Đả đảo đế quốc” và “Đả đảo phong kiến”.
B. “Tự do, dân chủ” và “Cơm áo, hòa bình”.
C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.
D. "Chống đế quốc” và "Chống phát xít".
Câu 2: Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 gây ra đối với xã hội Việt Nam là gì?
A. Số đông tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh.
B. Nông dân phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng.
C. Công nhân bị sa thải, đồng lương ít ỏi.
D. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.
Câu 3. Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hỏang kinh tế 1929 - 1933.
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khới nghĩa Yên Bái.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lành đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến.
D. Địa chù phong kiến câu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đôi với nông dân. 
Câu 4: Nguyên nhân quan trọng dẫn tới phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất trong thời kỳ 1930 - 1931 ở Nghệ - Tĩnh là gì?
A. Nơi đây tâp trung đông đảo giai câp công nhân.
B. Nơi đây thành lập chính quyền Xô viết sớm nhất.
C. Nơi đây có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm.
D. Nơi đây có chi bộ đảng ra đời sớm, đội ngũ cán bộ, đảng viên đông.
Câu 5: Điểm khác biệt lớn nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 so với các phong trào đấu tranh trước năm 1930 là gì?
A. Phong trào do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
B. Phong trào diễn ra trên cả nước.
C. Phong trào kết hợp các hình thức đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp, công khai và bí mật.
D. Thành lập được chính quyền Xô viết.
2.4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:
	- GV đưa ra câu hỏi: Phong trào cách mạng 1930-1931 có gì mới so với các phong trào cách mạng trước đó?
PHỤ LỤC 3: ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Đề bài: 
Câu 1 (5,0 điểm): Lập bảng thể hiện điểm mới của phong trào cách mạng 1930-1931 so với các phong trào cách mạng trước đó?
Câu 2 (5,0 điểm): Dựa và hiểu biết kiến thức địa lí, lịch sử đã được học hãy giải thích vì sao tháng 9 năm 1930 phong trào cách mạng dâng cao tại Nghệ An, Hà Tĩnh?
PHỤ LỤC 4: ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1 (5,0 điểm): Lập bảng thể hiện điểm mới của phong trào cách mạng 1930-1931 so với các phong trào cách mạng trước đó?
STT
Nội dung
Điểm mới
Điểm
1
Lãnh đạo
Đảng cộng sản Việt Nam.
1,0
2
Nhiệm vụ CM
Chống đế quốc, chống phong kiến, giành độc lập.
1,0
3
Quy mô
Rộng lớn khắp cả nước.
1,0
4
Lực lượng tham gia
Đông đảo quần chúng nhân dân, hình thành liên minh công nông.
1,0
5 
Hình thức đấu tranh
Phong phú, quyết liệt.
1,0
Câu 2 (5,0 điểm): Dựa và hiểu biết kiến thức địa lí, lịch sử đã được học hãy giải thích vì sao tháng 9 năm 1930 phong trào cách mạng dâng cao tại Nghệ An, Hà Tĩnh?
Nội dung
Điểm
- Tháng 9 năm 1930 phong trào CM lại dâng cao ở 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Vì:
1,0
+ Là nơi có truyền thống yêu nước và cách mạng phát triển mạnh.
1,0
+ Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai (hạn hán, lũ lụt)
1,0
+ Chính sách bóc lột của Pháp cùng với tác động của thiên tai khiến cuộc sống của người dân lao động bị bần cùng hóa.
1,0
+ Có các chi bộ đảng phát triển mạnh mẽ, số lượng đảng viên đông.
1,0

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_lap_bang_bieu_phuong_phap_day_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan