SKKN Vận dụng kiến thức thực tế lồng ghép giáo dục môi trường vào bài “Phân bón hóa học” SGK Hóa học Lớp 11 cơ bản

Hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, đơn thuần là đến

lớp tiếp nhận kiến thức mà không rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu bài học

trước ở nhà. Phần lớn học sinh đã quen với cách học truyền thống, chỉ ghi nhớ

thông tin rời rạc đặc biệt là các thông tin mang lượng kiến thức lí thuyết nhiều nên

các em rất khó nhớ được kiến thức. Các em không nắm bắt được kiến thức trọng

tâm, mối liên kết của chúng, bài học trở nên đơn điệu, khó nhớ kiến thức, không

kích thích được tính sáng tạo, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng thuyết

trình trước tập thể.

Qua tìm hiểu thực tế giảng dạy, phần lớn tiết học của bài thường được giáo

viên dạy theo nội dung ở sách giáo khoa và dựa trên phân phối chương trình.

Trong phân phối chương trình hóa học phổ thông, có những bài lượng kiến thức ít

cũng chiếm thời gian 1 tiết, lại có những bài lượng kiến thức khá nhiều cũng chiếm

chừng ấy thời gian. Điều này gây cho GV và HS nhiều khó khăn, trong khi phải tải

lượng kiến thức lớn trong thời gian ngắn. Ngoài ra, GV ít giao nhiệm vụ học tập

cho HS nghiên cứu trước ở nhà, chưa tạo điều kiện cho HS thuyết trình, báo cáo,

thí nghiệm trước tập thể. Một số GV chưa có giải pháp khuyến khích sự làm việc

tích cực, có hiệu quả của HS, cũng như chưa có biện pháp xử lý đối với những cá

nhân hay tập thể không tích cực làm việc hoặc có làm việc nhưng chưa đạt hiệu

quả do làm qua loa, chỉ mang tính chất đối phó. Phần kiểm tra, đánh giá HS đôi khi

chỉ chú trọng kết quả kiểm tra thường xuyên, định kì, cuối kì mà chưa kết hợp

đánh giá cả quá trình học tập của HS; một số GV chưa mạnh dạn cho điểm cộng

hay điểm khuyến khích đối với những HS có thái độ học tập tốt và tích cực hoạt

động xây dựng bài.

Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào dạy bài “ Phân bón hóa

học “ học sinh học bài này một cách thụ động ,kiến thức cũ dẫn tới sự nhàm chán

,các em chưa liên hệ được với thực tiễn việc sử dụng phân bón hóa học ở địa

phương cũng như chưa ý thức được sử ảnh hưởng hai mặt của việc sử dụng phân

bón hóa học với môi trường sống vì vậy hiệu quả bài học không cao và mục tiêu

bài học không đạt được như mong muốn.

pdf29 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức thực tế lồng ghép giáo dục môi trường vào bài “Phân bón hóa học” SGK Hóa học Lớp 11 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm 
nguội sản 
phẩm đem 
sấy khô và 
nghiền nhỏ 
GV: Chiếu hình ảnh cụ thể về một số loại phân lân, các nhà máy sản xuất phân 
13 
lân ở Việt Nam. Biện pháp hạn chế quá trình thoái hóa và giữ chặt lân. 
Các nhà khoa học gọi lân là chất tạo năng lượng cho sự sống của cây. 
14 
Phân lân rất cần cho những cây lấy củ 
Giáo dục BVMT 
Trong suốt giai đoạn đầu của cuộc cách mạng hóa học “Green volution” vào 
những năm thập niên 1950 của thế kỷ trước, phân hóa học đã làm nên một 
cuộc cách mạng thật sự, đó là năng suất cây trồng tăng vọt gấp nhiều lần. 
Nhưng dần sau đó, mặt trái của phân bón hóa học đã hé lộ. Phân hóa học gây 
ô nhiễm nguồn nước, không khí và đất; kết quả đã làm cho môi trường mất đi 
sự trong lành và bầu sinh quyển bị phá hỏng. Nhiều nhà máy sản xuất phân 
bón hóa học đã gây ô nhiễm không khí nặng, lại còn cung cấp ra hàng hóa 
tiếp tục gây ô nhiễm thêm nguồn nước, đất và không khí khi người nông dân 
lạm dụng phân hóa học quá mức. Những hóa chất có trong phân bón khi lạm 
dụng không chỉ ảnh hưởng đến động vật, nó còn ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn 
gây ra độc tính và tạo ra nhiều bệnh phức tạp và nguy hiểm cho cơ thể con 
người. 
Việc sản xuất góp phần không nhỏ Lạm dụng phân bón, thuốc BVTV Hiện tượng ÔNMT do phân bón 
vào ÔNMT đất, nước và không khí gây đột biến gen ở một số cây trồng hóa học gây ra khi con người sử 
 và ÔNMT dụng 
Nhóm 3: III-PHÂN KALI 
Mục tiêu: HS biết được thành phần hóa học của phân kali, hiểu được tác dụng 
của phân kali đối với cây trồng và cách đánh giá độ dinh dưỡng của phân kali. 
15 
GV: cho HS quan sát mẫu phân bón 
kali, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả 
lời các câu hỏi thảo luận: 
- Các loại phân kali tiêu biểu. 
- Giải thích vì sao mùa đông người ta 
dùng tro thực vật (tro bếp) để bón khi 
gieo mạ? 
HS: Nhận câu hỏi thảo luận 
HS: Trao đổi, thảo luận làm việc theo 
nhóm. 
GV: Quan sát, hướng dẫn, trợ giúp học 
sinh nếu có khó khăn. 
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 
HS: Trình bày câu trả lời. 
GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét và 
đưa ra kết luận. 
GV: Nhận xét câu trả lời của các nhóm 
 HS: Ghi nhớ 
-Phân kali tiêu biểu: KCl, K2SO4, 
K2CO3 
- Kali có nhiệm vụ làm chắc tế bào, 
tăng khả năng vận chuyển bột đường 
về bông lúa và làm giảm tác hại khi 
chất đạm được bón vào nhiều. Kali 
làm cho tế bào chống đỡ của cây 
chắc và khỏe hơn. Vì vậy kali cũng 
có chức năng chống rét cho cây tốt. 
Khi bạn thiếu kali bạn có thể dùng tro 
bếp để bón cũng là một giải pháp tốt 
để chống rét cho cây vì trong tro bếp 
có chứa K2CO3. 
Phân bón Kali 
GV cung cấp: Khi đạm quá cao mà lân và kali thấp lại càng thiếu năng lượng 
nên tế bào dễ bị hại, dẫn đến héo rồi chết dễ dàng hơn. Vì vậy các nhà khoa 
học khuyến cáo cần bón cân đối giữa các chất N,P và K. 
Nhóm 4: IV-MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC KHÁC 
Mục tiêu: HS biết được thành phần hóa học của phân hỗn hợp, phân phức hợp 
và tác dụng ưu thế của hai loại phân này so với phân hóa học đơn lẻ. 
 HS biết khái niệm về phân vi lượng và cách dùng phân vi lượng có 
hiệu quả 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 
Thảo luận nhóm: HS quan sát một số mẫu NPK, nghiên cứu phần IV, V và 
hoàn thành các thông tin vào bảng sau: 
Loại phân Chất tiêu biểu 
(thành phần ) 
Tác dụng PP điều chế 
Phân hỗn hợp 
Phân phức 
hợp 
Phân vi lượng 
GV: trình chiếu phiếu học tập số 3. 
HS: Nhận câu hỏi thảo luận. 
HS: Trao đổi, thảo luận làm việc theo 
nhóm. 
16 
GV: Quan sát, hướng dẫn, trợ giúp học 
sinh nếu có khó khăn. 
HS: Trình bày câu trả lời theo nhóm. 
GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét và 
đưa ra kết luận. 
GV: Nhận xét câu trả lời của các nhóm 
và chiếu bảng kết quả. 
HS: Ghi nhớ. 
Kết quả cần đạt được 
Loại phân Chất tiêu biểu 
(thành phần ) 
Tác dụng PP điều chế 
Phân hỗn hợp 
chứa cả ba 
nguyên tố N,P,K 
bón được nhiều loại cây 
và phụ thuộc vào nhu 
cầu cần cả ba loại 
nguyên tố trên cùng thời 
điểm 
Trộn lẫn các loại 
phân đơn theo tỉ lệ 
N: P: K khác nhau, 
tùy theo loại đất và 
cây trồng. 
NPK là trộn KNO3 
và (NH4)2HPO4 
Phân phức hợp NH4H2PO4 và 
(NH4)2HPO4 
bón được nhiều loại cây 3NH3 + 2H3PO4→ 
NH4H2PO4 + 
(NH4)2HPO4 
Phân vi lượng 
Cung cấp cho cây 
các nguyên 
tố:B,Zn,Mn,Cu,
Mo ở dạng hợp 
chất 
Kích thích quá trình sinh 
trưởng và trao đổi chất 
,tăng hiệu lực quang 
hợp, giúp cây ngăn ngừa 
các hiện tượng xoăn lá, 
vàng lá, thối mầm-chồi.. 
nhưng chỉ dùng với một 
lượng ít.. 
Tận dụng nguồn 
chất thải tái chế để 
sản xuất có ưu thế 
là giá rẻ, các 
nguyên tố Zn, Cu 
đều chuyển sang 
dạng sunfat → ưu 
điểm. 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
Nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh thông qua mức độ hoàn 
thành nhiệm vụ học tập của các nhóm, phân tích ,nhận xét, đánh giá kết quả 
thực hiện và những ý kiến thảo luận của học sinh rồi chốt kiến thức. 
C. Hoạt động luyện tập: ( 10 phút) 
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học 
Phương pháp dạy học : Giao bài tập 
Kĩ thuật dạy học: 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Câu 1: Khi bón supephophat người ta không bón cùng vôi vì: 
A. Tạo khí PH3 C. Tạo kết tủa CaHPO4 
B. Tạo kết tủa Ca3(PO4)2 D. Tạo kết tủa CaHPO4 và Ca3(PO4)2 
Câu 2: Có thể bón phân đạm amoni với vôi bột để khử chua được không? Tại 
17 
sao? 
Câu 3:Tính khối lượng phân amophot thu được khi cho khí NH3 tác dụng vừa 
đủ với 1,96 tấn H3PO4 khan theo tỉ lệ nNH3 : nH3PO4 = 3:2 ? 
Báo cáo kết quả và thảo luận: 
Học sinh báo cáo sản phẩm, kết quả thực hiện nhiệm vụ.Các học sinh khác 
cùng tham gia thảo luận. 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
Nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh thông qua mức độ hoàn 
thành nhiệm vụ học tập của các nhóm, phân tích ,nhận xét, đánh giá kết quả 
thực hiện và những ý kiến thảo luận của học sinh rồi chốt kiến thức 
D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng: ( 12 phút) 
Mục tiêu: 
- Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn kết hợp bảo 
vệ môi trường sống 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề 
Phương pháp dạy học: Tìm tòi và giải quyết vấn đề 
Kĩ thuật dạy học: 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Câu hỏi thảo luận: Giải thích những hiện tượng hay gặp: 
Câu 1. Tại sao trời rét đậm không nên bón phân đạm? 
Câu 2. Tại sao khi tưới nước tiểu cho cây trồng, cây xanh tốt? 
Câu 3. Tại sao dùng tro bón cho cây trồng? 
Câu 4. Tại sao một số ngư dân dùng phân đạm ure để bảo quản hải sản đánh 
bắt được trên biển? Hải sản bảo quản như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe 
của người tiêu dùng? 
Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
Học sinh trả lời phải đạt được : 
Câu 1: * Giải thích: Trời rét đậm không nên bón phân đạm cho cây vì phân 
đạm khi tan trong nước thu nhiệt làm nhiệt độ hạ, cây không hấp thụ được, có 
trường hợp cây còn bị ngộ độc và chết. 
Câu 2: * Giải thích: Tưới nước giải chính là bón đạm cho cây vì trong nước 
tiểu có chứa hàm lượng ure 
Câu 3: * Giải thích: Trong tro có chứa K2CO3 nên bón tro cho cây trồng là 
bón phân kali cho cây. 
Câu 4: * Giải thích: Khi urê hòa tan trong nước thì thu một lượng nhiệt khá 
lớn, giúp hải sản giữ được lạnh và ức chế vi khuẩn gây thối do vậy hải sản 
không bị ươn, hỏng, làm cho hải sản tươi lâu. 
Urê là chất rất tốt cho cây trồng nhưng không tốt cho con người, vì thế việc 
ướp hải sản bằng urê rất độc hại. Theo các tài liệu nghiên cứu thì khi ăn phải 
các loại hải sản có chứa dư lượng phân urê cao thì người ăn có thể bị ngộ độc 
cấp tính với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và tử vong. Nếu ăn 
hải sản có hàm lượng urê ít nhưng trong một thời gian dài sẽ bị ngộ độc mãn 
tính, thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân, giảm trí nhớ và mất ngủ. 
18 
Báo cáo kết quả và thảo luận: 
Câu hỏi vận dụng thực tiễn: Những ảnh hưởng của dư lượng phân bón gây ra. 
Những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường. 
HS: Việc dùng dư lượng phân bón tiềm ẩn nguy cơ rất lớn gây ô nhiễm môi trường 
đất, nước và không khí. Việc sử dụng phân bón tràn lan dẫn đến những hậu quả 
không thể xem thường như: Lãng phí, có thể gây đột biến gen với một số cây 
trồng, nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng... 
Trong số phân bón chưa được cây sử dụng. 
- Một phần còn lại ở trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau 
- Một phần bị rửa trôi theo nước mặt do mưa và chảy ra các ao , hồ, sông suối gây 
ô nhiễm nguồn nước mặt. 
- Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm. 
- Một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô 
nhiễm không khí. 
- Nếu bón quá liều lượng thì cây sẽ không hấp thụ hết gây ra việc dư thừa, ngược 
lại cây sẽ chậm lớn, còi cọc, năng suất kém hơn. 
- Nếu quá liều, cây sẽ dễ nhiễm các chất độc, tích tụ trong quả, củ, thân, lá. Khi 
người ăn vào sẽ dễ bị nhiếm độc tố. 
- Nếu bón phân dư thừa, quá liều lượng sẽ khiến cho cây trồng, đất đai trở nên cằn 
cỗi, xói mòn ; tích tụ nhiều chất độc trong đất 
• Khi con người tiếp xúc dễ ảnh hưởng tới sức khỏe 
• Ta trồng cây thì cây sẽ tích tụ nhiều độc tố và khó phát triển 
- Khi dùng xong mà còn bao bì, chai, lọ rồi quăng xuống nước sẽ gây ô nhiễm 
nguồn nước, các chất độc còn trong ống chai, lọ, sẽ ra ngoài hòa vào dòng nước 
• Trước mắt là gây nên cái chết của các sinh vật trong nước. 
• Lâu ngày tích tụ dưới đất ngấm vào nước ngầm ; khi con người khai thác và 
sử dụng lại là việc chính đầu độc mình 
Trình chiếu phần mở rộng: 
 Ngày nay, nhiều người đã có ý thức hơn về sự nguy hiểm của các loại phân 
bón hóa học hơn bất cứ lúc nào so với trước đây. Nhưng với sự hạn chế của 
nguồn thực phẩm cung cấp cho hàng tỷ người,rõ ràng không dễ loại bỏ phân 
bón hóa học ra khỏi danh sách vật tư nông nghiệp cần cho sản xuất trước khi 
chúng ta có một phương pháp canh tác mới hiệu quả hơn. Một số nhà khoa học 
hàng đầu trên thế giới đã bắt đầu tìm kiếm để mong muốn thay thế phương 
pháp canh tác hoàn toàn dựa vào phân hóa học. Từ đó thuật ngữ “Phân sinh 
học (Biofertilizers)” là một trong những phương pháp canh tác tuyệt vời đã 
19 
được phát hiện. Phân sinh học giúp con người canh tác yên tâm sản xuất để 
đảm bảo sản lượng mà không có bất kì nguy hiểm tiềm tàng nào đối với sức 
khỏe con người. Phân sinh học với chi phí sản xuất thấp, thân thiện với môi 
trường, đặc biệt với những chủng vi sinh vật được lựa chọn có lợi trong đất sẽ 
giúp cung cấp đầy đủ các nhu cầu dinh dưỡng khoáng chất của cây, giúp cây 
trồng sinh trưởng và phát triển một cách vững bền. Các loại phân bón sinh học 
gồm: Phân bón sinh học cố định đạm, phân bón sinh học phân giải lân, phân 
bón sinh học di chuyển lân, phân bón sinh học cung cấp dinh dưỡng khoáng vi 
lượng, vi khuẩn rễ có khả năng sản xuất kích thích tố tự nhiên. 
 - Phân bón sinh học là hoàn toàn vô hại. 
 - Dễ dàng sản xuất phân bón sinh học ở quy mô nông hộ. 
 Thay vì sử dụng phân bón hóa học, các gia đình đều có thể tận dụng các loại 
rác thải nhà bếp như vỏ chuối, vỏ trứng. thức ăn thừa, tro bếp, bã chè, bã cà phê, 
bã đậu nành và bã dừa, để làm phân bón tự nhiên cho cây. 
Phân bón từ thực phẩm thừa Vỏ chuối cung cấp phốt pho và kali cho cây Ủ phân bón hữu cơ tại nhà 
Sử dụng phân sinh học trong canh tác, rau quả sẽ "sạch" Sử dụng phân bón sinh học trồng lúa tại vĩnh phúc 
 và an toàn 
Sản xuất nông sản hàng hoá có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao. 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
20 
Nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh thông qua mức độ hoàn thành 
các câu trả lời liên quan tới thực tiễn và môi trường thông qua đó nhấn mạnh tới ý 
thức bảo vệ môi trường sống của mình. 
Như vậy gây ô nhiễm môi trường của phân bón trên diện rộng và lâu dài của phân 
bón là việc xẩy ra hàng ngày hàng giờ của vùng sản xuất nông nghiệp. 
* Là học sinh chúng em có những biện pháp như tuyên truyền người dân sau khi 
sử dụng phân bón cần vứt bao phân vào thùng rác hay trực tiếp tham gia những 
công việc tình nguyện tại địa phương. 
Các sản phẩm của học sinh 
NHÓM 1
Những ảnh hưởng của dư lượng phân bón gây ra
Lượng phân bón dư thừa từ cánh đồng ngấm
vào nguồn nước và đất.làm ô nhiễm môi trường
Bao bì, vỏ thuốc BVTV vứt bừa bãi xuống nguồn nước Ảnh hưởng tiêu cực của phân bón đến môi trường
gây đột biến gen với một số cây trồng và
tạo nguy cơ ÔNMT
NHÓM 2
Những ảnh hưởng của dư lượng phân bón gây ra
Hình ảnh ÔNMT đất do vỏ thuốc bảo vệ thực vật Do không làm đất kỹ, lạm dụng phân hóa học, nhiều diện tích
lúa tại xã Hùng Sơn (Hiệp Hòa) bị nhiễm bệnh vàng lá vi rút
-Sử dụng dư thừa quá nhiều phân bón hóa học sẽ ảnh hưởng đến môi
trường và ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây vì dư thừa mà cây
hấp thụ không hết. Phân bón có nhiều chất hóa học độc hại Nếu sử dụng
quá hoặc dư thừa sẽ ảnh hưởng đến thực phẩm và sức khỏe con người.
21 
Những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường.
NHÓM 3
Tăng cường bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
NHÓM 4
Phân hữu cơ sinh học tự ủ
Bảo vệ môi trường từ những mô hình ủ phân hữu cơ
Trồng lúa sử dụng phân bón thân thiện môi trường
tại xã Giao Hải, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. 
22 
3.7. Kết quả thực hiện 
*Kết quả định tính: 
- Sau khi áp dụng SK vào thực tế giảng dạy tôi nhận thấy hầu hết HS có sự 
hứng thú học tập, chủ động hơn để chiếm lĩnh kiến thức,không khí học tập sôi nổi 
hơn, không gây sự nhàm chán. 
- Việc vận dụng kiến thức thực tế vào bài dạy giúp cho giáo viên và HS: 
 + Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng sự linh hoạt trong 
giảng dạy và học tâp. Kiến thức được lồng ghép vào các câu hỏi thực tiễn làm cho 
Hóa học không còn là môn học nhiều lí thuyết mà gần gũi với đời sống . 
+ Giúp học sinh phát huy khả năng tự học, nghiên cứu bài học, tinh thần hợp 
tác trong nhóm và sự tương tác với các nhóm khác. Qua đó, GV giúp HS phát triển 
các năng lực cần có đối với môn hóa học. 
+ Qua việc thuyết trình của HS về nhiệm vụ học tập đã giao trong phiếu học 
tập sẽ rèn luyện cho các em kĩ năng báo cáo, thuyết trình trước tập thể, giúp các em 
mạnh dạn phát biểu và bảo vệ ý kiến của mình, cũng như biết lắng nghe ý kiến từ 
người khác để hoàn thiện kiến thức cho mình. 
 - Ngoài ra còn giúp các em nhận thức được vai trò của môi trường sống và có ý 
thức trong bảo vệ môi trường. 
*Kết quả định lượng: 
 - Sau khi áp dụng sáng kiến “Vận dụng kiến thức thực tế lồng ghép giáo dục môi 
trường vào bài “Phân bón hóa học” tôi đã tiến hành kiểm tra để lấy điểm kiểm tra 
thường xuyên ở các lớp 11A4,11A5,11A6,11A7 tại trường THPT Lê Lợi Tân Kỳ 
năm học 2020-2021 với tổng số HS là 168 trong đó lớp 11A4,11A7 là lớp thực 
nghiệm với 84 học sinh, lớp 11A5, 11A6 là lớp đối chứng. Kết quả cụ thể giữa các 
lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng như sau: 
Lớp / Tỉ lệ % Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 
Lớp thực nghiệm 
11A4, 11A7 
84 HS 
29 
(34,5 %) 
38 
(45,2 %) 
15 
(17,9 %) 
2 
(2,4 %) 
Lớp đối chứng 
11A5, 11A6 
84 HS 
21 
(25 %) 
27 
(32,1 %) 
29 
(34,6 %) 
7 
(8,3 %) 
23 
 - Qua bảng kết quả nhận thấy tỉ lệ % số HS loại yếu (ĐTB < 5,0) ở lớp thực 
nghiệm thấp hơn ở lớp đối chứng, ngược lại tỉ lệ % HS đạt loại khá (ĐTB 6,5 – 
7,9) và giỏi (ĐTB >= 8,0) ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở lớp đối chứng. So với 
kết quả trước khi thực nghiệm, kết quả đạt được khi giáo viên áp dụng dạy học chủ 
đề có thay đổi: Khoảng 80 % học sinh nắm vững và nhớ lâu các kiến thức đã học ( 
so với 57,1% ở lớp đối chứng). Đối với bài “Phân bón hóa học” khi sử dụng kiến 
thức thực tế sẽ kích thích sự suy nghĩ tìm tòi tạo sự hứng thú học tập môn Hóa học 
và định hướng phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên , năng lực vận dụng kiến thức 
giải quyết vấn đề thực tiễn, bên cạnh đó còn tạo cho học sinh những hiểu biết về 
môi trường nông nghiệp cũng như ý thức được việc bảo vệ môi trường sống của 
mình. Như vậy, việc áp dụng sáng kiến “Vận dụng kiến thức thực tế lồng ghép 
giáo dục môi trường vào bài “Phân bón hóa học” được sử dụng đã tác động vào 
quá trình học tập của học sinh, làm kết quả học tập tăng lên đáng kể. 
 III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
1. Kết luận 
Kết quả 100 % học sinh đã biết trình bày vận dụng kiến thức của bài học để 
giải quyết các vấn đề, ngoài ra học sinh đã nêu được ý tưởng của mình về các biện 
pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương. Tìm hiểu được sự ô 
nhiễm môi trường ở địa phương đang ở mức độ nào. Kết quả đạt được là rất tốt. 
 Từ kết quả học tập của các em tôi nhận thấy hiệu quả khi vận dụng những 
kiến thức thực tế từ đời sống sản xuất lồng ghép thêm các vấn đề môi trường sẽ tạo 
nên sự hứng thú cho các em cũng như có thể khắc sâu được kiến thức cho các em 
điều đó đòi hỏi giáo viên sẽ phải bổ sung rất nhiều kiến thức để bổ trợ cho bài 
giảng thêm sinh động, học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.Vì vậy người giáo viên phải không 
ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức nhanh, đầy đủ. 
Chương trình này đã khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ 
đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn. 
Ngoài ra còn góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp 
dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tăng cường hiệu 
quả sử dụng thiết bị dạy học, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các 
giáo viên. 
2. Đề xuất 
 Qua thành công của sáng kiến “ Vận dụng kiến thức thực tế lồng ghép giáo dục 
môi trường và bài Phân bón hóa học” áp dụng vào bài dạy tôi nhận thấy để đạt 
được hiệu quả cao trong bài dạy cần chú trọng những vấn đề sau: 
- Tích cực nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn trong giáo viên. 
- Tích cực sưu tầm các kiến thức thực tế liên quan đến bài học. 
24 
- Biên soạn các câu hỏi theo hướng liên hệ thực tiễn nhằm phát triển năng lực 
học sinh.Biết cách đặt những câu hỏi với định hướng phát triển năng lực 
trong đó hướng đến năng lực tìm hiểu tự nhiên giải quyết các vấn đề thực 
tiễn. 
 - Có phương án để khuyến khích giáo viên mạnh dạn đầu tư cho bài giảng 
trong đó có việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường. 
3. Hướng phát triển của đề tài 
- Tiếp tục cập nhật thêm tài liệu để có tư liệu giáo dục môi trường và ứng 
phó biến đổi khí hậu phục vụ cho việc lồng ghép vào các bài giảng hóa học. 
- Xây dựng hoàn chỉnh bộ giáo án lồng ghép nội dung giáo dục môi trường 
cho lớp 10, 11, 12. 
 Sáng kiến là một phần nhỏ của bản thân thu được trong quá trình giảng dạy 
học. Vì vậy việc phát hiện những ưu nhược điểm chưa được đầy đủ và sâu sắc. 
Mong rằng báo cáo của sáng kiến này các đồng nghiệp cho tôi thêm những ý kiến 
phản hồi những ưu nhược điểm của tiết dạy tôi thực hiện. Cuối cùng tôi mong tiết 
dạy này sẽ được các đồng nghiệp nghiên cứu và áp dụng một cách hiệu quả trong 
thực tiễn để rút ra những điều bổ ích. 
 Sáng kiến chắc chắn không thể tránh những thiếu sót rất mong được sự đóng 
góp ý kiến, phản hồi của các đồng nghiệp. 
 Tân Kỳ, 03/2021 
 Người thực hiện 
 Nguyễn Thị Thành Vinh 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1- Sách giáo khoa Hoá Học 11 cơ bản- Nguyễn Xuân Trường tổng chủ biên – Lê 
Mậu Quyền – Chủ biên - Nhà xuất bản giáo dục, 2007. 
2- Sách giáo viên Hóa Học 11 cơ bản – Nguyễn Xuân Trường tổng chủ biên kiểm 
chủ biên – Nhà xuất bản giáo dục, 2007. 
3- Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa Học 11 – Nguyễn Thị 
Sửu chủ biên – Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2010. 
 Một số thông tin, tài liệu và hình ảnh minh họa trên mạng Internet. 
- Nguồn:  
- Nguồn:  
- Nguồn: https://quantrimang.com 
- Nguồn: www.youtube.com

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_kien_thuc_thuc_te_long_ghep_giao_duc_moi_truon.pdf
Sáng Kiến Liên Quan