SKKN Vận dụng kết hợp nhật kí đọc sách với các kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường Trung học Phổ thông

1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc2

Trong thời kì hiện đại, với sự phát triển ồ ạt của khoa học công nghệ, thiết bị điện tử

thông minh ngày càng đa dạng, người học dường như lười đọc sách nhất là đọc tác phẩm

văn học. Khi cần tìm nội dung một tác phẩm văn học nào đó, các em chỉ cần lên những

trang mạng và gõ vào những từ khóa để tìm cho nhanh thay vì phải mất nhiều thời gian để

tự đọc và tự tóm tắt nội dung tác phẩm. Điều này kéo theo việc tiếp cận tác phẩm văn học

chỉ mang tính chất đối phó, hời hợt, không lưu lại ở người học cái hay, cái đẹp của ngôn từ

nên việc khắc sâu kiến thức và nhớ đúng về tác phẩm văn học còn rất hạn chế dẫn đến kết

quả môn học không cao.

2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

Khác với những ngành nghệ thuật khác, chất liệu xây dựng tác phẩm văn học chính là

ngôn từ. Những ngôn từ ấy chỉ thật sự sống động, có hình ảnh khi đến tay bạn đọc. Độc giả

là những người đồng sáng tạo với nhà văn. Cho nên, khi tìm hiểu tác phẩm văn học, người

học phải đọc văn bản. Lúc đó, bằng kiến thức nền đã tích lũy, người học có thể tiếp cận

được một phần nội dung của tác phẩm văn học.

Mặt khác, thời lượng phân phối chương trình dành cho 1 tác phẩm văn học nhất là tác

phẩm văn học thuộc thể loại truyện ngắn rất hạn chế. Nếu cho người học đọc tác phẩm văn

học trong giờ dạy thì chỉ dừng lại ở việc đọc những đoạn tiêu biểu trong tác phẩm, không

thể nào đọc toàn bộ tác phẩm. Cho nên, điều cốt yếu trong giảng dạy văn học là phải tạo

thói quen đọc tác phẩm văn học ở nhà cho người học. Tuy nhiên, khi yêu cầu người học đọc

văn bản trước ở nhà, người dạy cần định hướng hệ thống câu hỏi, cách tiếp cận văn bản để

người học biết cách tiếp cận văn bản. Chúng ta có thể vận dụng linh hoạt những bài tập về

nhật kí đọc sách để hướng dẫn và tạo thói quen cho người học hướng tiếp cận, cách ghi chép

những nội dung cần thiết khi lĩnh hội tác phẩm trên phương diện tiếp cận trực tiếp với văn

bản. Và điều này rất quan trọng. Vì tiết học chỉ thật sự thành công khi người học chuẩn bị

nhiệm vụ học tập của bản thân một cách chu đáo.

Bên cạnh đó, theo xu hướng giáo dục của thời đại là lấy người học làm trung tâm; người

học phải tự tìm kiến thức và tiếp nhận kiến thức dưới sự hướng dẫn, định hướng của người

dạy. Để có thể định hướng cho người học thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân, người

dạy cần có sự linh hoạt trong việc hướng dẫn người học cách kết hợp ghi chép nhật kí đọc

sách khi tiếp cận văn bản, khi thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà với việc vận dụng những kĩ

thuật dạy học khi thể hiện nhiệm vụ học tập trong tiết học trên lớp. Một khi người học thông3

hiểu được cách tìm kiến thức mới và cách thể hiện kiến thức đó khi trình bày chúng trên tiết

học thì các em sẽ tiếp nhận kiến thức 1 cách khoa học, tự nguyện, không nhàm chán.

pdf15 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kết hợp nhật kí đọc sách với các kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y học để trong quá trình làm việc ở 
nhà người học có thể hình dung và lựa chọn cách trình bày phù hợp. Như vậy người học sẽ 
thực hiện nhiệm vụ học tập dễ dàng hơn và tiết học cũng đạt hiệu quả hơn. 
Về việc hướng dẫn cho học sinh một số kĩ thuật dạy học tích cực, người dạy có thể thực 
hiện theo 2 cách: thứ nhất đưa ra một số kĩ thuật dạy học tích cực thông dụng gắn với mỗi 
bài tập ghi chép nhật kí đọc sách cho học sinh tham khảo và vận dụng như kĩ thuật mảnh 
ghép, khăn trài bàn, lược đồ tư duy, phỏng vấn, sắm vai, trải nghiệm sáng tạo, sáng tác và 
triển lãm tranh (cách này thường áp dụng đối với lớp học sinh có năng lực học trung bình 
yếu); thứ 2, người dạy nêu tên những bài viết trên các trang mạng cho người học biết để 
người học tự tham khảo và lựa chọn các kĩ thuật phù hợp như: Các kĩ thuật dạy học tích 
cực/giáo dục.edu.vn, 17 kĩ thuật dạy học tích cực dành cho các thầy cô( cách này thường 
áp dụng đối với lớp học sinh có năng lực học khá trở lên). Bên cạnh đó tôi còn gợi ý cho các 
em có thể lựa chọn kết hợp với các chương trình như talkshow, gameshow hay trên các 
chương trình truyền hình để tạo sự phong phú, hấp dẫn cho cách trình bày. Tôi cũng lưu ý 
các em, khi thực hiện một nhiệm vụ học tập và trình bày nó cần có sự lựa chọn hình thức 
trình bày phù hợp với nội dung bài học, vừa sức với bản thân người thực hiện để trách sự lố 
bịch, mất thời gian mà không hiệu quả. 
5 
3.3.3. Chọn đơn vị kiến thức cần thực hiện và xác định thời gian tiến hành 
Căn cứ vào kế koạch giảng dạy của tổ Ngữ văn Trường THPT Nguyễn Khuyến tôi chọn 
các truyện ngắn Việt Nam được học theo đọc văn trong chương trình Ngữ văn 11 và Ngữ 
Văn 12 gồm các truyện ngắn như sau: tác phẩm Hai đứa trẻ - Thạch Lam, tác phẩm Chữ 
người tử tù - Nguyễn Tuân, Chí Phèo - Nam Cao, Tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, tác 
phẩm Vợ nhặt - Kim Lân, tác phẩm Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành, tác phẩm Những 
đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu 
Căn cứ vào sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 11, 
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 12 của Bộ Giáo Dục và 
Đào Tạo để xác định kiến thức trọng tâm của từng tác phẩm; Căn cứ vào đặc trưng thể loại 
truyện ngắn để định hướng cách khai thác tác phẩm cho học sinh; Căn cứ vào 10 bài tập 
thực hiện với nhật kí đọc sách được nêu ra ở trang 58 trong quyển sách Phương pháp dạy 
học đọc hiểu văn bản của tác giả Taffy E. Raphael - Efrieda H. Hiebert do nhóm các tác giả 
của Trường Đại học Cần Thơ dịch và các kĩ thuật dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh 
triển khai ghi chép khi đọc văn bản ở nhà và trình bày khi thực hiện nhiệm vụ trên lớp. 
Sau khi dựa vào các căn cứ nêu trên để chọn đơn vị kiến thức cần thực hiện, người dạy 
cần xác định thời gian thực hiện như sau: Cho hệ thống câu hỏi định hướng để học sinh đọc 
văn bản văn học ở nhà, có thể dựa vào cách ghi chép nhật kí đọc sách đã được phổ biến đầu 
năm thực hiện các yêu cầu theo hướng dẫn của giáo viên. Tiếp đó, Giáo viên triển khai tiết 
dạy trên lớp theo tiến trình một tiết dạy đọc hiểu văn bản, có cho học sinh nhận xét lẫn 
nhau; giáo viên có nhận xét cách ghi chép khi đọc văn bản cũng như cách vận dụng các kĩ 
thuật dạy học khi học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập; khen ngợi, bổ sung, định hướng lại 
kiến thức cho học sinh 
3.3.4. Hướng dẫn người học cách kết hợp việc ghi chép nhật kí đọc sách khi soạn văn bản ở 
nhà với các kĩ thuật dạy học tích cực để người học thực hiện trình bày nhiệm vụ học 
tập trên lớp học. 
Khi dạy học tác phẩm văn học, người dạy hướng đến dạy theo đặc trưng thể loại. Trong 
quá trình giảng dạy, tôi luôn nghiên cứu để tìm ra hướng dạy học sao cho người học tiếp cận 
bộ môn một cách dễ dàng. Và trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy có sự tương đồng 
giữa 10 bài tập thực hiện với nhật kí đọc sách và cách dạy truyện ngắn theo đặc trưng thể 
loại. Cho nên tôi mạnh dạn kết nối chúng để giao nhiệm vụ học tập cho học sinh thực hiện ở 
nhà. Bên cạnh đó, qua nhiều năm giảng dạy những học sinh trung bình yếu, tôi nhận thấy 
6 
các em có sự chịu khó học tập nhưng thường lúng túng trong cách trình bày nhiệm vụ học 
tập của mình do chưa biết kĩ thuật trình bày như thế nào. Vì thế, để giúp người học biết cách 
tìm kiến thức ở nhà, biết cách trình bày kiến thức đã tìm trên lớp nên tôi đã hướng dẫn các 
em cách kết hợp vận dụng cách viết nhật kí đọc sách để tìm kiến thức ở nhà và vận dụng các 
kĩ thuật dạy học tích cực để trình bày nhiệm vụ học tập được giao. Qua thời gian thực 
nghiệm, tôi nhận thấy người học thực hiện nhiệm vụ học tập rất thuận lợi, hiệu quả và rất 
hứng thú khi nhận nhiệm vụ từ người dạy. Còn gì tốt bằng bản thân người học hiểu cách 
làm, vận dụng chúng đúng mục đích. Điều này không chỉ giúp người học tự tìm kiến thức, 
biết cách chia sẽ kiến thức cùng các bạn; mà còn giúp các em biết cách sắp xếp trong quá 
trình tìm kiến thức và tự tin khi trình bày. 
Sự kết hợp giữa 10 bài tập thực hiện với nhật kí đọc sách và kĩ thuật dạy học tích cực 
được tôi gợi ý cho người học như sau: 
10 BÀI TẬP THỰC HIỆN 
VỚI NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH 
KHI ĐỌC TRUYỆN NGẮN 
(HS THỰC HIỆN Ở NHÀ) 
KĨ THUẬT DẠY HỌC 
TÍCH CỰC (GỢI Ý CHO 
HS CHỌN THỰC HIỆN 
TRÊN LỚP) 
TRÌNH TỰ SỰ KIỆN 
Đôi khi trật tự các sự kiện trong 
truyện tỏ ra đáng ghi nhớ. Tôi có 
thể vẽ một sơ đồ chuỗi các hành 
động và giải thích vì sao trật tự đó 
đáng nhớ. 
Trình bày về tác giả 
Tóm tắt tác phẩm theo trình 
tự sự kiện trong tác phẩm 
-Vẽ sơ đồ tư duy 
- Cây thông tin 
HỒ SƠ NHÂN VẬT 
Nghĩ về một nhân vật yêu thích 
(không yêu thích hoặc lí thú), vẽ 
sơ đồ thể hiện cách thức tôi nghĩ: 
về hình dáng, hành động, cách cư 
xử, điểm thú vị hay nổi bật của 
nhân vật đó. 
Tóm tắt tác phẩm theo nhân 
vật 
Trình bày về nhân vật 
-Vẽ sơ đồ tư duy 
- Cây thông tin 
HÌNH ẢNH 
Mỗi khi đọc, tôi phải lưu giữ một 
hình ảnh trong đầu về câu chuyện. 
Tôi có thể vẽ nó ra trong nhật kí 
đọc sách và chia sẻ với các bạn 
trong nhóm. Khi vẽ hình, tôi cần 
ghi chú hình ảnh đó từ đâu đến, 
điều gì làm tôi nghĩ ra nó, và tại 
Vẽ 1 lát cắt về cuộc đời nhân 
vật 
Vẽ toàn bộ tác phẩm dựa 
theo cuộc đời nhân vật 
Kể chuyện bằng tranh 
Triển lãm tranh 
Vẽ tranh 
7 
sao tôi lại muốn vẽ hình ảnh đó. 
QUAN ĐIỂM 
Khi tôi đọc về một nhân vật, tôi 
nghĩ tác giả đã không xem xét các 
quan điểm hay ý kiến nào đó. 
Trong nhật kí, tôi có thể viết ra 
quan điểm của nhân vật mà tác 
giả đã không đề cập đến. 
Đồng sáng tác cùng tác giả Talkshow về tác phẩm hoặc 
1 phần của tác phẩm 
Phỏng vấn sau khi thuyết 
trình 
Kĩ thuật khăn trải bàn 
Trình bày 1 phút 
TỪ HAY 
Tìm ra những từ thực hay- các từ 
mới, ngộ nghĩnh, có khả năng 
miêu tả cao mà tôi muốn sử dụng 
khi viết; các từ dễ nhầm lẫn viết 
ra và chia sẻ trong nhóm. Tôi 
cũng ghi chú lí do chọn từ này và 
số trang chúng xuất hiện để dễ tìm 
lại chúng 
Từ, ngữ mới lạ, có sự kết 
hợp độc đáo 
Thuyết trình 
Tia chớp 
GIẢI THÍCH 
Khi đọc, tôi luôn suy nghĩ xem tác 
giả muốn nói với tôi điều gì, muốn 
tôi ghi nhớ điều gì qua câu 
chuyện. Tôi có thể viết ra cách 
giải thích của mình trong nhật kí 
và chia sẻ với các bạn những suy 
nghĩ đó. Tôi cần lắng nghe cách 
giải thích của các bạn khác, để so 
sánh các điểm giống nhau, tương 
tự và khác nhau. 
Thông điệp, bài học, ý nghĩa 
văn bản 
-Trình bày 1 phút 
-Kĩ thuật khăn trải bàn 
-Kĩ thuật mảnh ghép 
PHẦN ĐẶC SẮC 
CỦA TRUYỆN 
Tôi sẽ ghi lại số trang để nhớ đâu 
là phần đặc sắc của câu chuyện. 
Ghi các từ mở đầu và các từ kết 
thúc của đoạn này để gợi nhớ và 
chia sẻ trong nhóm, Sau đó viết 
giải thích tại sao tôi cho rằng 
đoạn đó thú vị và đặc biệt. 
- Đặc sắc về nghệ thuật 
- Đặc sắc về nội dung 
- Đặc sắc về chi tiết trong tác 
phẩm 
-Trình bày 1 phút 
-Talkshow về nghệ thuật 
-Talkshow về nội dung 
NGHỆ THUẬT VÀ THỦ PHÁP Nghệ thuật kể chuyện -Trình bày 1 phút 
8 
ĐẶC BIỆT CỦA TÁC GIẢ 
Đôi khi tác giả sử dụng từ ngữ 
đặc biệt, khắc họa rõ nét chúng 
trong đầu người đọc, làm tôi ước 
viết được như vậy, dung ngôn ngữ 
vui nhộn, viết những cuộc đối 
thoại thật hay Trong nhật kí đọc 
sách, tôi sẽ ghi lại các ví dụ về 
những điều đặc biệt như thế mà 
tác giả đã dung trong truyện. 
Nghệ thuật miêu tả 
Tình huống truyện 
-Kĩ thuật khăn trải bàn 
ĐIỂM SÁCH / 
PHÊ BÌNH 
Khi đọc, đôi lúc tôi tự nghĩ: “hoàn 
toàn tuyệt vời!!!” Có lúc tôi nghĩ: 
“nếu là tác giả, tôi sẽ viết khác 
hơn”. Tôi sẽ ghi ra những điểm 
hay của tác giả và những nhược 
điểm cần khắc phục 
Viết tiếp đoạn kết 
Đưa ra hướng giải quyết 
khác 
So sánh với những kết thúc 
của các tác phẩm khác 
so sánh với cách viết của các 
tác giả khác cùng viết về đề 
tài đó 
Trình bày 1 phút 
BẢN THÂN 
VÀ TRUYỆN 
Đôi lúc, những gì đọc được từ 
nhân vật hay sự kiện nào đó khiến 
tôi nghĩ về cuộc sống cá nhân 
mình. Tôi sẽ viết trong nhật kí và 
kể lại cho các bạn, về việc nhân 
vật, sự kiện hay ý tưởng nào đó đã 
làm cho tôi suy nghĩ về cuộc đời 
của mình. 
Tính chân thực của truyện -Trình bày 1 phút 
TÁC DỤNG CỦA NHỮNG HOẠT ĐỘNG TRÊN 
Rèn kĩ năng đọc, ghi chép, 
sắp xếp thông tin khoa học 
cho học sinh, phát triển kĩ 
năng đọc sách văn học, sách 
ngoài văn học, góp phần 
hình thành thói quen đọc 
sách, yêu sách và thấy được 
tác dụng của sáng đối với 
Rèn kĩ năng sắp xếp, cách 
trình bày nhiệm vụ học tập 
một cách phù hợp, linh hoạt, 
sáng tạo cho người học. Từ 
đó tạo thói quen sắp xếp 
khoa học, nhạy bén, sáng tạo 
Giúp người đọc tự tin, bản 
lĩnh trong giao tiếp, trong 
thuyết trình và nhất là mạnh 
dạn khi tham gia cách hoạt 
động liên quan đến sách như: 
hội thi vẽ tranh, hội thi giới 
9 
bản thân người học “Sách 
vừa là bạn vừa là thầy” 
khi sắp xếp công việc sau 
này trong nghề nghiệp của 
người học. Đồng thời còn 
rèn cho người học kĩ năng 
làm bài tập đọc hiểu như giải 
thích nghĩa của từ hay rút ra 
thông điệp, hay trình bày suy 
nghĩ 
thiệu sách, hội thi sáng tác, 
hội thi Đại sứ văn hóa đọc 
3.3.5. Minh họa qua tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao trong chương trình Ngữ Văn 11 
* Đặc điểm lớp dạy: lớp dạy 11a3 năm học 2019 - 2020; lớp có năng lực học tập trung 
bình yếu 
*Định hướng giảng dạy của giáo viên và các bước tiến hành của học sinh 
Căn cứ vào thời lượng cho phép trong phân phối chương trình chung của bộ môn Ngữ 
Văn Trường THPT Nguyễn Khuyến (tác phẩm Chí phèo dạy 3 tiết, trong đó tác giả Nam 
Cao 1 tiết và đọc hiểu văn bản về tác phẩm 2 tiết); căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng môn 
Ngữ Văn 11 của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo về giảng dạy tác phẩm chí Phèo, Người dạy tiến 
hành giao nhiệm vụ học tập cho học sinh và học sinh đã thực hiện nhiệm vụ như sau: 
Tiết 
phân 
phối 
chương 
trình 
Định hướng cho học sinh soạn bài bằng hệ thống 
câu hỏi gắn với nhật kí đọc sách của giáo viên 
Học sinh chuẩn bị và thể 
hiện trên tiết học đọc hiểu 
văn bản có sử dụng kĩ 
thuật dạy học tích cực 
Yêu cầu Người thực 
hiện chung 
Nhóm chịu 
trách nhiệm 
trình bày 
TIẾT 1 1.Xem lại kiến thức về 
các tác giả văn xuôi đã 
học để tham gia trò 
chơi khỏi động 
Cả lớp Cùng tham gia trò chơi 
2.Tìm hiểu về nhan đề 
Chí Phèo kết hợp với 
giới thiệu sách về Chí 
Phèo, bình luận văn 
học, về Nam Cao 
Cả lớp Nhóm 2 Hình thức: Thuyết trình 
(không bảng phụ, ghi 
thẳng lên bảng ) + giới 
thiệu sách (Chí Phèo, 
Truyện ngắn Nam 
10 
Cao,) 
3.Đọc văn bản Chí 
Phèo, tóm tắt văn bản 
Cả lớp Nhóm 4 Thuyết trình, tóm tắt bằng 
cây thông tin (Phụ lục 
video clip) 
4. Khi đọc văn bản, 
hình ảnh nào đọng lại 
trong suy nghĩ của các 
em. Các em hãy viết 
ra suy nghĩ đó. Và em 
nào có năng khiếu vẽ 
thì hãy vẽ vào giấy A4 
và gởi cho cô 
Cả lớp Học sinh có 
năng khiếu 
vẽ - nhóm 3 
02 học sinh vẽ tranh, có 
thuyết trình tranh và có 
trao đổi ý kiến với độc 
giả xem tranh (Phụ lục 
video clip) 
5. Tìm hiểu về làng 
Vũ Đại 
Cả lớp Nhóm 1 Tranh và video clip 
TIẾT 2 
Đọc văn bản Chí 
phèo, có gợi cho em 
nhớ đến kinh nghiệm 
sống hay 1 kỉ niệm 
nào không? Hãy viết 
khoảng 07 dòng trình 
bày về kinh nghiệm 
sống hay kỉ niệm đó 
Cả lớp Cả lớp Kĩ thuật khăn trải bàn, 
Trình bày 1 phút 
1.Tìm hiểu về nhân 
vật Chí Phèo: con quỹ 
dữ của làng Vũ Đại 
Cả lớp Nhóm 2 Thuyết trình, có treo bảng 
phụ, có phản biện của các 
nhóm khác 
2.Tìm hiểu về nhân 
vật Chí Phèo: bi kịch 
bị cự tuyệt quyền làm 
người 
Cả lớp Nhóm 3 Talkshow mỗi tuần 1 
nhân vật văn học: học 
sinh biên soạn kịch bản 
phân vai các bạn trong 
nhóm thực hiện nhiệm vụ 
giao lưu và mời giáo viên 
cùng tham gia làm 
11 
chuyên gia tư vấn, có sử 
dụng công nghệ thông tin 
trong trình bày (Phụ lục 
video clip) 
3.Tìm hiểu về nhân 
vật Chí Phèo: Giết Bá 
Kiến rồi tự sát 
Cả lớp Nhóm 1 Sắm vai đoạn Chí phèo 
đến lý sự với Bá Kiến, 
giết Bá kiến và tự sát:1 
học sinh dẫn truyện, 1 
học sinh trong vai Chí 
Phèo, 1 học sinh trong vai 
Bá Kiến 
4. Trình bày suy nghĩ 
về kết thúc của Truyện 
Cả lớp Nhóm 4 Trình bày 1 phút 
*Nhận xét giờ dạy và góp ý của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn (Phụ lục biên bản dự 
giờ có nhận xét và đánh giá) 
GIÁO VIÊN ƯU ĐIỂM NỘI DUNG BỔ SUNG 
Giáo viên 1 -Tiến trình tiết dạy mạch lạc; hoạt động của học 
sinh và giáo viên nhịp nhàng 
-Vận dụng nhiều phương pháp, thời gian phù 
hợp, trọn vẹn theo qui định 1 tiết dạy 
- Học sinh có chuẩn bị bài tốt nhất là sử dụng 
sơ đồ cây 
-Hoạt động Talkshow lựa chọn đúng đắn, có 
hiệu quả khi học sinh mời giáo viên tham gia 
vào hoạt động của nhóm 
-Giáo viên có tích hợp rèn được kĩ năng phản 
biện, kĩ năng làm văn cho học sinh 
Nên nói thêm nhiều hơn 
về trước khi đi tù, Chí 
Phèo có ước mơ bình dị lẽ 
ra sẽ thực hiện được để 
nhấn mạnh giá trị tố cáo 
Giáo viên 2 -Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy 
học tích cực 
-Học sinh năng động 
-Tiết dạy sinh động 
Trước khi đi tù cần nhấn 
mạnh tuổi thơ bất hạnh 
12 
Giáo viên 3 -Giờ dạy vận dụng nhiều kĩ thuật dạy học tích 
cực đạt hiệu quả 
-Có lồng ghép hướng dẫn học sinh đọc sách 
-Dẫn dắt học sinh theo định hướng của giáo 
viên nhất là khi học sinh thực hiện talkshow 
Giáo viên 3 
(Tổ trưởng 
chuyên môn) 
-Khởi động nhẹ nhàng, dẫn dắt vào bài hợp lí 
-Thực hiện đạt hiệu quả nội dung tập huấn của 
Chuyên viên Sở Giáo Dục - Đào Tạo An Giang 
về kĩ năng dạy học tích cực: tranh, cây tư duy, 
trải nghiệmvà thế mạnh là talkshow 
-Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh tốt, 
thành công ở việc phân công và dặn dò học sinh 
cụ thể việc ghi chép và trình bày nhiệm vụ học 
tập ở tiết học trước 
-Có gợi ý cho học sinh phản biện, 
-Tiết dạy nhẹ nhàng, có chuyển ý linh hoạt từng 
phần gắn kết các đơn vị kiến thức của bài dạy. 
Nên tích hợp thêm về 
Ngữ Cảnh (không gian, 
thời gian, bối cảnh giao 
tiếp rộng) 
IV. Hiệu quả đạt được 
1. Kết quả học tập năm 2018-2019 
Các lớp tôi phụ trách là: 
Lớp 12a1: là lớp học sinh có năng lực học tập trung bình khá 
Lớp 12a5: là lớp học sinh có năng lực học tập trung bình yếu 
Lớp 11a4: là lớp học sinh có năng học tập trung bình yếu 
 Kết quả học tập trên lớp năm học 2018-2019 
TỔNG SỐ HS: 123 G K TB Yếu 
Điểm bài viết số 1 (khảo 
sát chất lượng đầu năm) 
22 45 45 11 
HKI 20 67 35 1 
CN 35 65 22 1 
13 
 Kết quả TNTHPTQG năm 2018-2019 trong đối sánh với các lớp khác 
Lớp TSHS 
Trên TB 
Dưới 
 TB 
Tỷ lệ trên TB Tỉ lệ vượt 
Lớp Tổng 
Theo 
 lớp 
Chung 
Theo lớp 
so với 
trường 
Chung so 
với 
trường 
Chung 
so với 
tỉnh 
12A3 37 34 
69 
3 91.89% 
90.79 
-2.48% 
-3.58 6.62 
12A4 39 35 4 89.74% -4.63% 
12A1 39 39 
82 
0 100.00% 
96.47 
5.63% 
2.10 12.30 
12A5 46 43 3 93.48% -0.89% 
12A2 46 46 
77 
0 100.00% 
98.72 
5.63% 
4.35 14.55 
12A8 32 31 1 96.88% 2.51% 
12A9 36 35 
68 
1 97.22% 
93.15 
2.85% 
-1.22 8.98 
12A10 37 33 4 89.19% -5.18% 
12A7 36 36 
60 
0 100.00% 
92.31 
5.63% 
-2.06 8.14 
12A11 
29 24 5 
82.76% 
-
11.61% 
12A6 33 32 
63 
1 96.97% 
94.03 
2.60% 
-0.34 9.86 
12A12 34 31 3 91.18% -3.19% 
2. Kết quả học tập học kì I năm học 2019-2020 
Các lớp tôi phụ trách là: 
Lớp 12a1: là lớp học sinh có năng lực học tập trung bình khá 
Lớp 12a10: là lớp học sinh có năng lực học tập trung bình yếu 
Lớp 11a3: là lớp học sinh có năng lực học tập trung bình yếu 
Số học sinh: 118 Giỏi Khá Trung Bình Yếu Kém 
Điểm bài viết số 1 
(khảo sát chất lượng 
đầu năm) 
1 26 69 21 1 
TBM học kì I 6 58 52 2 
3. Nhận xét chung 
Nhìn trên kết quả học tập của năm học 2018-2019 theo bảng thống kê, chúng ta thấy rằng 
từ bài viết khảo sát đầu năm đến điểm trung bình học kì I, cả năm thì số học sinh yếu giảm từ 
11 HS xuống còn 01 HS; số học sinh trung bình giảm từ 45 HS xuống còn 22 HS, số học 
sinh khá tăng từ 45 lên 65 HS; số học sinh giỏi tăng từ 22 lên 35 HS. Mặt khác, kết quả học 
tập còn được khẳng định qua kì thi TNTHPTQG, tỉ lệ TNTHPTQG trên trung bình của cá 
nhân cao hơn tỉ lệ chung của Toàn trường là 2,10%, toàn tỉnh là 12,30% 
Nhìn trên kết quả học tập của năm học 2019-2020 theo bảng thống kê, chúng ta thấy rằng 
từ bài viết khảo sát đầu năm đến điểm trung bình học kì I thì số học sinh kém không còn, số 
HS yếu giảm từ 21 xuống còn 02 HS, số học sinh khá tăng lên đáng kể. 
14 
Như vậy, qua bảng thống kê kết quả quá trình học tập của học sinh, chúng tôi nhận thấy 
các em có sự tiến bộ rõ nét trong học tập bộ môn. Điều này đã khẳng định sự hứng thú trong 
học tập của học sinh và tính khả thi của sáng kiến. 
Mặt khác, cũng từ cách tạo thói quen đọc, ghi chép tác phẩm văn học kết hợp với kĩ thuật 
dạy học tích cực khi cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập nên nhiều năm qua, những học 
sinh của tôi giảng dạy khi tham gia các hội thi có liên quan đến sách đểu đạt giải cụ thể như 
sau: 
Năm 
học 
Hội thi Học sinh/ lớp Đạt giải 
2016-
2017 
Cuộc thi vẽ tranh theo sách dành cho 
học sinh khối 10 và 11 do Thư viện 
Trường THPT Nguyễn Khuyến tổ 
chức 
Dư Thanh Trúc lớp 
11a5 
Giải Nhì 
2017-
2018 
Cuộc thi vẽ tranh theo tác phẩm văn 
học trong nhà trường do Thư viện 
Trường THPT Nguyễn Khuyến tổ 
chức 
Trần Phú Hào lớp 
11a5 
Giải nhất 
2018-
2019 
Đại sứ văn hóa đọc năm 2019 theo 
công văn số 58/BVHTTDL-TV ngay 
5 tháng 01 năm 2019 
Huỳnh Thị Thảo 
Như lớp 12a1 
Đạt thành tích 
xuất sắc tại vòng 
sơ khảo cấp tỉnh 
V. Mức độ ảnh hưởng: 
- Giải pháp có thể áp dụng cho việc giảng dạy tác phẩm văn xuôi ở các cấp học phổ 
thông, nhất là phân môn đọc hiểu văn bản cấp THCS và THPT trong và ngoài tỉnh An 
Giang. 
- Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp đó: Sự chuẩn bị của người dạy: về kiến 
thức, phương pháp; Sự linh hoạt trong vận dụng thời gian cho phép trong quá trình giảng 
dạy bộ môn; sự tích cực, chịu khó trong sự tương tác, chỉnh sửa việc thực hiện nhiệm vụ 
học tập của học sinh. 
VI. Kết luận: 
1. Những bài học kinh nghiệm 
Người dạy phải xác định đơn vị kiến thức trong tác phẩm văn xuôi và thiết kế hệ thống 
nhiệm vụ cụ thể giao cho từng nhóm học sinh. 
15 
Phải biết gợi mở đúng thời điểm để định hướng giải quyết bài học cho người học một 
cách linh hoạt, cần chấp nhận, trân trọng và khuyến khích tính sáng tạo của người học trong 
quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập nếu những sáng tạo đó phù hợp với tính thực tiễn và 
chuẩn mực đạo đức. 
2. Ý nghĩa của sáng kiến 
Hình thành thói quen đọc và ghi chép về tác phẩm văn học, sách văn học từ đó dần hình 
thành thói quen ham đọc sách nói chung cho người học. Điều này vô cùng cần thiết cho 
người học trong thời đại số. 
Giúp người học nhận thấy việc tiếp cận 1 tác phẩm văn học và trình bày về tác phẩm ấy 
trong giờ học trên lớp để tự tìm kiến thức mới là một việc dễ thực hiện nếu nắm được cách 
ghi chép nhận kí đọc sách và các kĩ thuật dạy học từ đó càng yêu thích bộ môn và kết quả 
học tập càng tốt hơn 
 Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
 Trần Thị Phi Vân 

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_ket_hop_nhat_ki_doc_sach_voi_cac_ki_thuat_day.pdf
Sáng Kiến Liên Quan