SKKN Ứng dụng phần mềm Lecture Maker 2.0 vào soạn giáo án điện tử chương “Cơ sở của nhiệt động lực học” Vật lí 10 cho học sinh trường Trung học Phổ thông Trung An

Nội dung sáng kiến:

5.1. Lí do thực hiện đề tài

Nước ta đã và đang thực hiện chiến lược cải cách sách giáo khoa cho các cấp học phổ thông. Có thể nói cho đến nay đã hoàn thành việc cải cách SGK. Chương trình cải cách này mang tính hiện đại hơn, sát thực tế hơn, phù hợp với hoàn cảnh đất nước và xã hội nhằm mục đích đưa nền giáo dục Việt Nam theo kịp xu thế phát triển đất nước nói riêng, trên thế giới nói chung. Nhưng nếu chỉ cải cách SGK thì không thể nói là cải cách giáo dục. Cải cách SGK phải đi đôi với cải cách phương pháp dạy và phương pháp học. Việc này đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi cách dạy. Và việc ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những cách dạy học có hiệu quả mang lại lợi ích cao trong giáo dục.

 Mặc khác, xu hướng hiện nay đất nước ta đang từng bước xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì công nghệ thông tin càng chiếm một vị trí quan trọng trong việc thực hiện xu hướng đó, ngày nay có rất nhiều phần mềm phục vụ trực tiếp cho việc phát triển của đất nước nói chung và tình hình dạy học trong nhà trường nói riêng có thể kể đến các phần mềm sau: Powerpoint, Flash, Violet, LectureMaker và các phòng thí nghiệm ảo Crocodile physics, Interactive Physics, các ứng dụng này nếu được sử dụng chọn lọc có hiệu quả thì sẽ mang lại kết quả cao trong quá trình dạy và học.

Tuy nhiên, thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay chủ yếu là trình bày những bài giảng được xây dựng dưới dạng giáo án điện tử trên phần mềm Powerpoint kết hợp với các tài liệu có sẵn như các đoạn phim, các hình ảnh tư liệu, các mô phỏng ở hầu hết tất cả các môn học do đó học sinh dễ bị nhàm chán và nếu lạm dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như thời gian của học sinh. Học sinh dễ dàng tiếp nhận lượng kiến thức ngay trên lớp nhưng khi về nhà thì lại quên. Chính vì thế cần phải lựa chọn phần mềm để giúp cho học sinh thuận tiện trong việc tiếp thu kiến thức khi học ở trường cũng như kỹ năng tự học và nắm được nội dung kiến thức ở mọi lúc mọi nơi.

Khi đặt tình huống mình là học sinh thì tôi cảm nhận và thấu hiểu được áp lực của học sinh trong thời đại ngày nay, các em cần có thời gian giải trí, lượng kiến thức các em không áp đặt nặng nề từ giáo viên giảng dạy. Từ đó tôi quyết định chọn phần mềm lecturmaker 2.0 để áp dụng cho điều đó, với phần mềm này các em có thể tự học ở nhà dễ dàng, phần mềm này có lợi thế là có thể liên kết với bài powerpoint có sẵn giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian, ngoài ra phần mềm lecturmaker 2.0 có thể ghi nhận âm thanh, lời giảng dạy của giáo viên, từ đó học sinh có thể về nhà tự học, tự nghiên cứu khi có một bài giảng sẵn của thầy cô, học sinh có thể nghe đi nghe lại lời giảng đó đến khi nào hiểu và đạt được lượng kiến thức cần thiết cho bài học cần tiếp thu mà không cần giáo viên bên cạnh.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng phần mềm Lecture Maker 2.0 vào soạn giáo án điện tử chương “Cơ sở của nhiệt động lực học” Vật lí 10 cho học sinh trường Trung học Phổ thông Trung An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẫu 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP. Cần Thơ.
1. Tên sáng kiến: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LECTURE MAKER 2.0 VÀO SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CHƯƠNG “CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 10 CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRUNG AN
2. Quyết định: Sáng kiến được công nhận tại quyết định số 28/QĐ-THPTTA ngày 02/04/2018 của Hiệu trưởng trường THPT Trung An
3. Tác giả sáng kiến:
Số
TT
Họ và tên
Ngày tháng
năm sinh
Chức vụ,
đơn vị công tác
Trình độ chuyên môn
 01
Võ Thị Nguyên
8/8/1989
 Giáo viên, Trường THPT Trung An
 ĐHSP Vật Lí
4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: 1/3/2018 đến 30/3/ 2018
5. Nội dung sáng kiến:
5.1. Lí do thực hiện đề tài
Nước ta đã và đang thực hiện chiến lược cải cách sách giáo khoa cho các cấp học phổ thông. Có thể nói cho đến nay đã hoàn thành việc cải cách SGK. Chương trình cải cách này mang tính hiện đại hơn, sát thực tế hơn, phù hợp với hoàn cảnh đất nước và xã hội nhằm mục đích đưa nền giáo dục Việt Nam theo kịp xu thế phát triển đất nước nói riêng, trên thế giới nói chung. Nhưng nếu chỉ cải cách SGK thì không thể nói là cải cách giáo dục. Cải cách SGK phải đi đôi với cải cách phương pháp dạy và phương pháp học. Việc này đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi cách dạy. Và việc ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những cách dạy học có hiệu quả mang lại lợi ích cao trong giáo dục.
 Mặc khác, xu hướng hiện nay đất nước ta đang từng bước xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì công nghệ thông tin càng chiếm một vị trí quan trọng trong việc thực hiện xu hướng đó, ngày nay có rất nhiều phần mềm phục vụ trực tiếp cho việc phát triển của đất nước nói chung và tình hình dạy học trong nhà trường nói riêng có thể kể đến các phần mềm sau: Powerpoint, Flash, Violet, LectureMaker và các phòng thí nghiệm ảo Crocodile physics, Interactive Physics, các ứng dụng này nếu được sử dụng chọn lọc có hiệu quả thì sẽ mang lại kết quả cao trong quá trình dạy và học.
Tuy nhiên, thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay chủ yếu là trình bày những bài giảng được xây dựng dưới dạng giáo án điện tử trên phần mềm Powerpoint kết hợp với các tài liệu có sẵn như các đoạn phim, các hình ảnh tư liệu, các mô phỏng ở hầu hết tất cả các môn học do đó học sinh dễ bị nhàm chán và nếu lạm dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như thời gian của học sinh. Học sinh dễ dàng tiếp nhận lượng kiến thức ngay trên lớp nhưng khi về nhà thì lại quên. Chính vì thế cần phải lựa chọn phần mềm để giúp cho học sinh thuận tiện trong việc tiếp thu kiến thức khi học ở trường cũng như kỹ năng tự học và nắm được nội dung kiến thức ở mọi lúc mọi nơi. 
Khi đặt tình huống mình là học sinh thì tôi cảm nhận và thấu hiểu được áp lực của học sinh trong thời đại ngày nay, các em cần có thời gian giải trí, lượng kiến thức các em không áp đặt nặng nề từ giáo viên giảng dạy. Từ đó tôi quyết định chọn phần mềm lecturmaker 2.0 để áp dụng cho điều đó, với phần mềm này các em có thể tự học ở nhà dễ dàng, phần mềm này có lợi thế là có thể liên kết với bài powerpoint có sẵn giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian, ngoài ra phần mềm lecturmaker 2.0 có thể ghi nhận âm thanh, lời giảng dạy của giáo viên, từ đó học sinh có thể về nhà tự học, tự nghiên cứu khi có một bài giảng sẵn của thầy cô, học sinh có thể nghe đi nghe lại lời giảng đó đến khi nào hiểu và đạt được lượng kiến thức cần thiết cho bài học cần tiếp thu mà không cần giáo viên bên cạnh. 
Ngoài ra chương “Cơ sở của nhiệt động lực học” vật lí 10 quá trừu tượng, nghiên cứu các hiện tượng nhiệt về mặt năng lượng, biến đối năng lượng, nó đề cập đến nội năng, sự biến đổi nội năng và các nguyên lí của nhiệt động lực học và những vận dụng các nguyên lí này để tìm hiểu sự truyền và chuyển hóa năng lượng, trong các quá trình biến đổi trạng thái của chất khí nên việc sử dụng các phần mềm mô phỏng cho việc dạy học chương này là rất cần thiết. 
Từ những lí do trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tôi chọn đề tài: “Ứng dụng phần mềm Lecturmaker 2.0 vào soạn giáo án điện tử chương “ Cơ Sở Của Nhiệt Động Lực Học” vật lí 10 cho học sinh trường THPT Trung An. 
5.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn
a. Cơ sở lí luận
	Bài giảng Lectuermaker 2.0 là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ bài giảng, có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh.
	Bài giảng Lectuermaker 2.0 khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài trình chiếu hay bài giảng điện tử thường gọi. Nếu ta soạn bài giảng bằng powerpoint thì phải trực tiếp sử dụng nó, còn bài giảng Lectuermaker 2.0 là một bài giảng hoàn toàn phụ thuộc vào tác động của người học. Bài giảng Lectuermaker 2.0 có thể dùng để học ngoại tuyến (ofline) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường, lớp.
	Hiện nay có rất nhiều phần mềm có thể dùng soạn giảng giáo án điện tử. Tuy nhiên Lectuermaker 2.0 giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có thuyết minh (narration), có câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (survey), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Sau khi cài đặt máy tính Lectuermaker 2.0 sẽ được gắn vào phần mềm Microsoft Powerpoint hỗ trợ cho Microsoft Powerpoint các tính năng biên soạn bài giảng nâng cao để tạo ra các bài giảng điện tử tuân thủ các chuẩn về soạn giảng.
	Do vậy việc sử dụng phần mềm Lectuermaker 2.0 để soạn giáo án điện tử là tiện lợi nhất và được nhiều người sử dụng.
b. Cơ sở thực tiễn
* THUẬN LỢI
	Phần mềm Lectuermaker 2.0 được cài đặt tích hợp với phần mềm Microsoft powerpoint nên có thể tận dụng các giáo án powerpoint sẵn có để thiết kế giáo án giúp giảm thời gian soạn giảng.
* KHÓ KHĂN
	Cuộc thi thiết kế giáo án điện tử trực tuyến bằng việc sử dụng các phần mềm dạy học hữu ích trong đó có phần mềm Lectuermaker 2.0 do bộ giáo dục tổ chức có nhiều giáo viên trong cả nước tham gia nhưng việc thiết kế và sử dụng nó trong nhà trường thì chưa được quan tâm.
	Học sinh chưa quen cách tiếp cận tự học qua bài giảng trực tuyến và chưa ‎ý thức cao trong việc tự học, tự đọc tài liệu để lĩnh hội kiến thức.
5.3. Mục đích của đề tài
Thực nghiệm được tiến hành nhằm mục đích kiểm nghiệm giả thuyết của đề tài “Nếu thiết kế và sử dụng được một số mô hình xây dựng bằng phần mềm Lecturemaker 2.0 trong dạy học chương “Cơ Sở Của Nhiệt Động Lực Học”– Vật lý 10 cơ bản sẽ phát huy được tính tích cực hoạt động nhận thức, tính tự học của học sinh và nâng cao chất lượng kiến thức”.
Thử nghiệm khả năng tiếp thu của HS qua việc sử dụng phần mềm LectureMaker 2.0 thiết kế giáo án điện tử để giảng dạy.
Chất lượng học tập có được nâng lên hay không? Khả năng vận dụng vào thực tế có linh hoạt hay không?
Đánh giá tính khả thi của việc sử dụng các mô hình được thiết kế bằng phần mềm Lecturemaker 2.0 trong quá trình giảng dạy nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.
Xử lí và phân tích kết quả để đánh giá khả năng sử dụng, thiết kế bằng phần mềm Lecturemaker2.0 chương “Cơ Sở Của Nhiệt Động Lực Học”– Vật lí 10 cơ bản. Thực nghiệm đảm bảo kết quả về mặt định lượng, đảm bảo tính khoa học, tính khách quan và phù hợp với thực tế.
5.4. Các biện pháp tiến hành thực hiện đề tài
a. Giải pháp
Tham mưu cùng Tổ chuyên môn và Ban giám hiệu, đề nghị các cấp quản lí giáo dục tạo điều kiện trang bị những thiết bị cần thiết cho việc thực hiện giáo án điện tử như máy tính, máy chiếu đa năng (Multimedia projector), webcam, microphon, mạng Internet.
Tổ chức một số buổi học tập về cách tự thiết kế giáo án điện tử LectureMaker cho mình.
Tìm hiểu và nghiên cứu thêm các kỹ năng cơ bản và nâng cao trong việc sử dụng giáo án điện tử để làm phong phú thêm những dạng bài tập khác nhau.
Tham gia các buổi thao giảng để thu nhận những góp ý chân thành từ đồng nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp mới.
Thăm dò và đánh giá chất lượng học sinh sau giờ học để nắm bắt được thực chất chất lượng của các em.
Tôi nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có, lòng yêu nghề và ham học hỏi cộng thêm bồi dưỡng một ít về kiến thức tin học, các giáo viên hoàn toàn có thể thiết kế được bài giảng điện tử để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy.
b. Các biện pháp tổ chức thực hiện
Biện pháp 1: Ngoài kiến thức chuyên môn cần phải trang bị những kiến thức tin học cơ bản nhất
Mặc dù giáo án điện tử chưa được các trường học đón nhận rộng rãi, chưa thực sự phổ biến nhưng bước đầu nó đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống. Phải chăng việc dạy bằng giáo án điện tử sẽ giúp người thầy đỡ vất vả bởi vì chỉ cần soạn giảng và công bố bài giảng của mình để người học tự học, nhưng để bài dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải bỏ công tìm hiểu, làm quen với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần phải:
- Có kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính.
- Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint,ViOlet, LectureMaker..
- Biết cách truy cập và khai thác tài nguyên Internet.
- Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh, nén file video... đơn giản.
- Biết cách sử dụng webcam, microphon.Thoạt nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực sự để sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên?Câu trả lời là không. Tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi môn học, mỗi bài học mà có các yêu cầu khác nhau được đặt ra cho giáo viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được hết các yêu cầu trên thì thật tuyệt vời, các hoạt động của giáo viên trong giờ dạy sẽ rất phong phú và hấp dẫn, lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian chuẩn bị bài.
Biện pháp 2: Khai thác, xử lý thông tin, tư liệu phục vụ cho bài giảng
Từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các giáo án điện tử được trình bày trên máy tính mà người học không cần sự hướng dẫn trực tiếp của người dạy vẫn có thể học được? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng PowerPoint đây là một phần mềm nằm trong bộ MS Office dùng để tạo các trình diễn đa dạng trên máy tính, biết cách sử dụng phần mềm LectureMaker để liên kết với tất cả các chương trình được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng khác, đồng thời phần mềm cho phép đồng bộ video với nội dung bài giảng... 
Biện pháp 3: Đưa các tư liệu cần thiết vào bài dạy
Khi đã sưu tập được những tư liệu cần thiết cần phải có sự chọn lọc cần thiết để đưa vào bài giảng của mình. Không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh tư liệu mà chỉ sử dụng ở mức độ vừa phải để tránh làm phân tán sự tập trung của học sinh. Sau khi đưa hình ảnh minh họa vào bài giảng, thao tác cơ bản nhất đòi hỏi người thầy phải nắm được là cách thiết lập các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh động, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới mẻ. 
Các hiệu ứng nên sử dụng một cách đơn giản để không làm ảnh hưởng đến sự tiếp thu kiến thức của học sinh. Bên cạnh đó giáo viên có thể sử dụng thêm phần mềm ViOlet để thiết kế được nhiều kiểu bài tập khác nhau rất phong phú và hấp dẫn như trò chơi ô chữ, lựa chọn đáp án, kéo thả chữ...rất dễ dàng. Ngoài ra, việc làm này còn giúp cho người học tiết kiệm được thời gian, có thể tự học mọi lúc mọi nơi mà không cần phải trực tiếp đến lớp học... Nội dung hiển thị đến đâu, giáo viên giảng đến đó, chỗ nào chưa hiểu thì ta có thể xem, nghe nhiều lần, giúp người học hiểu bài sâu hơn. Để soạn một bài giảng bằng giáo án điện tử với sự hỗ trợ của phần mềm LectureMaker ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thiết kế bố cục trình bày đồng nhất cho bài giảng.
Bước 2: Đưa nội dung đã có trên Powerpoint, ViOlet,... vào bài giảng.
Bước 3: Đưa nội dung vào bài giảng bằng các công cụ soạn thảo.
Bước 4: Đưa câu hỏi kiểm tra vào bài giảng.
Bước 5: Đưa video minh họa vào bài giảng.
Bước 6: Thực hiện đồng bộ nội dung bài giảng với video.
Bước 7: Kết xuất bài giảng.
6. Tính hiệu quả:
Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, đề tài cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đặt ra:
Nghiên cứu các quan điểm hiện đại về quá trình dạy học, đặc biệt chú trọng về cơ sở lý luận của việc thiết kế phương án dạy học một bài, nghiên cứu tài liệu về phần mềm dạy học, nghiên cứu nội dung và phân phối chương trình các kiến thức chương “Cơ sở của nhiệt động lực học” sách giáo khoa vật lí 10 cơ bản và các tài liệu có liên quan nhằm xác định được mức độ nội dung các kiến thức cơ bản và các kỹ năng học sinh cần đạt được khi học xong chương.
Các kết quả đã đạt được:
Tìm hiểu thực tế dạy học phần kiến thức chương “Cơ Sở Của Nhiệt Động Lực Học” sách giáo khoa vật lí 10 cơ bản nhằm phát hiện những khó khăn của giáo viên và học sinh, những sai lầm phổ biến của học sinh.
Trên cơ sở lý thuyết tôi đã nghiên cứu về phần mềm LectureMaker 2.0 để ứng dụng vào thiết kế giáo án điện tử một số bài Vật lí 10 cơ bản theo hướng đổi mới của giáo dục THPT. Thực nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc soạn và thiết kế giáo án điện tử.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo tiến trình dạy học đã soạn thảo để đánh giá hiệu quả của phương án dạy học đã xây dựng và việc sử dụng, thiết kế bằng phần mềm Lecturemaker 2.0 vào quá trình dạy học.
Kết quả ghi nhận của HS lớp 10C6 năm học 2016 -2017 khi chưa sử dụng phần mềm lecturmaker để soạn giảng chương “ Cơ sở của nhiệt động lực học”
Số câu đúng
5/5
4/5
3/5
2/5
Lớp 10C6 (35HS)
SL
15
20
30
35
TỈ LỆ
42,85%
57,14%
85,71%
100%
ĐỒ THỊ THỂ HIỆN KẾT QUẢ TỰ HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 10C6 NĂM HỌC 2016-2017
Như vậy với kết quả đạt được cho thấy 100% đều tham gia vào bài học, đều tự đọc sách, nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi cụ thể:
+ 100% học sinh trả lời được 2/5 câu hỏi và 85,71% trả lời được 3/5 câu hỏi.
+ Trên 50% học sinh trả lời đúng 4/5 câu hỏi.
+ 42,85% học sinh trả lời đúng 5/5 câu hỏi .Đều này cho thấy các học sinh này có tính tự học cao và khả năng tự học rất tốt, biết tự học từ sách giáo khoa và vận dụng kiến thức tự tích lũy vào các bài tập liên quan.
Kết quả ghi nhận của HS lớp 10C8, 10C1 năm học 2016 -2017 khi sử dụng phần mềm lecturmaker để soạn giảng chương “ Cơ sở của nhiệt động lực học”
Số câu đúng
5/5
4/5
3/5
2/5
Lớp 10C1 (35HS)
SL
25
30
35
35
TỈ LỆ
71,43%
85,71%
100%
100%
Lớp 10C8 (33HS)
SL
15
25
30
33
TỈ LỆ
45,45%
75,75%
90,9%
100%
ĐỒ THỊ THỂ HIỆN KẾT QUẢ TỰ HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 10C1, 10C8 NĂM HỌC 2017-2018
100%
100%
90,9%
100%
75,75%
45,45%
71,43%
85,71%
Từ đồ thị cho thấy khả năng tự học của học sinh cao hơn rất nhiều so với năm học 2016 -2017cụ thể:
+ 100% học sinh trả lời được 2/5 câu hỏi đối với cả hai lớp 10 C1, 10C8.
+ Tỉ lệ HS trả lời được 3/5 câu nhiều hơn rất nhiều 10C1 ( 100%), 10C8 (90,9%) 
+ Trên 50% học sinh trả lời đúng 4/5 câu hỏi.
+ 71,43% HS 10C1 và 45,45% HS 10C8 trả lời đúng 5/5 câu hỏi. Đều này cho thấy học sinh trong năm nay có tính tự học cao và khả năng tự học rất tốt, biết tự học từ sách giáo khoa và vận dụng kiến thức tự tích lũy vào các bài tập liên quan.
Từ việc đánh giá tính tự học của học sinh qua bài giảng trên, tôi nhận thấy khả năng tự học của học sinh cao hơn, và học sinh sẽ chủ động hơn nữa trong việc học nếu giải pháp này được áp dụng lâu dài và với việc áp dụng bài giảng trực tuyến vào dạy học, học sinh chủ động, tích cực hơn trong việc học từ đó học sinh khắc sâu thêm kiến thức.
7. Phạm vi ảnh hưởng:
Giáo viên nghiên cứu thật kĩ thông tư 30/2014/TT-BGD ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh.
Giáo viên bộ môn áp dụng các giải pháp dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
Chuyên môn nhà trường tổ chức chuyên đề, đưa ra các giải pháp sáng kiến đã trình bày để giáo viên trao đổi thảo luận và áp dụng có hiệu quả.
Nhà trường quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị điện tử phục vụ cho các hoạt động giảng dạy và giáo dục.
Phụ huynh học sinh chăm lo thường xuyên cho hoạt động giáo dục của nhà trường, mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập, kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm để đánh giá học sinh.
Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài: 
Mở rộng số đối tượng nghiên cứu, ở các nơi khác nhau. Qua đó có những điều chỉnh, nhận định chính xác hơn, bổ sung và điều chỉnh để đề tài hoàn thiện hơn.
Mở rộng việc soạn thảo, sử dụng mô hình vật lí theo hướng nghiên cứu ở các phần khác trong chương trình vật lý THPT đặc biệt là những phần liên quan đến những hiện tượng, thí nghiệm khó thực hiện trong thực tế, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học vật lý ở trường THPT.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Trung An, ngày 28 tháng 3 năm2018
Người mô tả sáng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên)
	Võ Thị Nguyên

File đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_phan_mem_lecture_maker_2_0_vao_soan_giao_an_di.doc
Sáng Kiến Liên Quan