SKKN Ứng dụng mạng xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn cấp tỉnh đạt hiệu quả tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Quang Diêu

Tóm tắt nội dung sáng kiến

Thời công nghệ thông tin ngày càng phát triển bên cạnh những mặt tiêu cực thì có

rất nhiều mặt tích cực, trên mạng internet lượng kiến thức khá nhiều, có thể giúp ích cho

học sinh giỏi trong việc tìm tòi kiến thức; điều kiện thư viện nhà trường có rất nhiều sách

nhưng học sinh ít quan tâm đọc và mượn. Để công tác bồi dưỡng HSG đạt hiệu quả, cần

phải xây dựng ý thức tự học trong học sinh, nên bản thân đã xây dựng kế hoạch tổ chức

bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh qua mạng xã hội. Đồng thời kết hợp định hướng cho học

sinh tự học vào các giờ tiết trống; khuyến khích học sinh đọc sách, nghiên cứu tại thư

viện nhà trường; song song đó thực hiện hướng dẫn học sinh phương pháp sử dụng mạng

xã hội vận dụng vào việc tự học, tự bồi dưỡng bộ môn ở trường cũng như ở nhà, góp

phần nâng cao kiến thức; giúp các em có điều kiện sưu tầm kiến thức từ nguồn phong

phú trên mạng xã hội.

Như vậy có thể sẽ góp phần trước mắt giúp cho học sinh có điều kiện bồi dưỡng,

môi trường tự học lành mạnh trong nhà trường, cũng như ở nhà; giúp học sinh sử dụng

mạng xã hội đúng cách, theo hướng tích cực, cập nhật thường xuyên kiến thức mới và

những hiểu biết kịp thời về xã hội, vận dụng tốt vào bài làm Văn. Từ đó, giúp học sinh

tránh những thời gian nhàn rỗi, lướt facebook, nghiện game, sống ảo, gây ra những mối

kết giao không lành mạnh,.có thể sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao được chất

lượng giáo dục cho nhà trường nói chung, chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

nói riêng. Nhận thấy đây có thể là giải pháp căn bản, thiết thực cần áp dụng trong giáo

dục thời kì mới, nếu không thì người dạy và người học đều bị tụt hậu. Qua đó, giúp nâng

cao chất lượng bộ môn, tạo uy tín cho nhà trường, tạo niềm tin ở học sinh và phụ huynh,

đặc biệt tạo hứng thú và sự yêu thích bộ môn ở học sinh.

Như vậy, qua giải pháp mà bản thân tôi đã làm những năm qua tại trường THPT

Nguyễn Quang Diêu, tôi kiểm nghiệm, phân tích lại những giải pháp đã làm để tiếp tục

vận dụng vào công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh học tập bộ môn trong những năm

tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường.

pdf36 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng mạng xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn cấp tỉnh đạt hiệu quả tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Quang Diêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo 
khoa, sách tham khảo thì không đáp ứng được điều đó. Học sinh khi tham gia các trang, 
nhóm học tập có thể dễ dàng phản hồi. 
Người có chuyên môn sẽ trả lời và lý giải để học sinh ghim sâu kiến thức một cách 
tối ưu nhất, đồng thời phát huy được tích tích cực, chủ động của học sinh nhiều hơn. 
- Phân bố thời gian vào facebook hợp lý 
Nhiều bạn học sinh cứ rảnh là lại vào facebook để lướt, không kể thời gian nào, 
không kể mục đích gì. Chúng ta là hãy vào facebook theo mục đích, theo thời gian quy định 
trong ngày. 
3.3. Biện pháp phát huy mặt tích cực của mạng xã hội trong việc bồi dưỡng đội 
tuyển học sinh giỏi theo định hướng phát triển năng lực 
3.3.1 Định hướng phát triển năng lực học sinh 
Bồi dưỡng HSG theo định hướng phát triển năng lực có sự phân biệt với bồi dưỡng HSG 
theo định hướng phát triển kiến thức, kĩ năng. Nhưng đây là hai định hướng không phủ nhận 
nhau. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng là yêu cầu có tính nền tảng để phát triển năng lực. Ngược 
lại, bồi dưỡng năng lực sẽ làm đầy, làm giàu có và đúng hướng cho kiến thức và kĩ năng. 
Trước đây, khi chưa áp dụng việc bồi dưỡng qua mạng xã hội thì đa phần học sinh 
thụ động chờ tới tiết giáo viên sẽ hướng dẫn học tập. Đồng thời những tri thức mà các em có 
được rất hạn hẹp, sau đó các em vận dụng vào làm bài chưa triệt để, chưa thuyết phục và 
chưa sáng tạo. Từ khi áp dụng sáng kiến, hiệu quả của việc vận dụng mạng xã hội vào học 
tập là rất cao, phát huy được rất nhiều năng lực của học sinh 
Vậy, năng lực của học sinh giỏi Ngữ văn có gì đặc biệt? Một học sinh giỏi văn, xét 
đến cùng, phải có năng lực suy cảm tốt, đó là năng lực trí tuệ và năng lực tâm hồn, thể hiện 
ở khả năng liên tưởng, tưởng tượng, triển khai lôgic hình thức và lôgic biện chứng, Bồi 
dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn cần hướng tới đánh thức và bồi đắp những giá trị đó. 
 - 16 - 
Ảnh chụp màn hình điện thoại: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tự học 
Có thể nhận thấy những yêu cầu mới và cao hơn đối với học sinh giỏi Ngữ văn ngay 
trong cấu trúc đề thi HSG môn Ngữ văn những năm gần đây. 
 Thứ nhất, sự thay đổi về cấu trúc đề thi từ một câu duy nhất (Nghị luận văn học) 
sang hai câu (một câu Nghị luận văn học 12 điểm, một câu Nghị luận xã hội 8 điểm) từ 
nhiều năm qua chính là nhằm mục đích đánh giá học sinh giỏi một cách toàn diện về mặt 
năng lực. Ngoài năng lực văn chương, học sinh còn cần có năng lực xã hội. 
Thứ hai, phân tích cấu trúc đề thi HSG từ năm 2015 và 2016 vừa qua, chúng ta nhận 
thấy, đề thi ngày càng có đòi hỏi toàn diện hơn về phẩm chất, năng lực của người học. Đề thi 
không chỉ yêu cầu học sinh có tri thức mà còn yêu cầu học sinh thể hiện được trải nghiệm 
trong bài viết, đó là tính mới mà cả giáo viên ôn luyện và học sinh đội tuyển cần chú ý. Giới 
thiệu đề thi HSG môn Ngữ văn 2015 dưới đây: 
Câu 1 (8,0 điểm): “Nếu không sống bằng cái đầu của mình thì có nghĩa là bạn đang 
sống bằng cái đầu của người khác” – Ý kiến trên gợi cho bạn những suy nghĩ gì? 
Câu 2 (12 điểm): “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng 
chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc”. Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của 
mình, bạn hãy bình luận ý kiến trên. 
Câu nghị luận xã hội (câu 1) trong đề thi có điểm mới, ở chỗ, mệnh đề đưa ra có tính 
chất để ngỏ, việc của học sinh là phải viết tiếp, đi tìm những định hướng sống được thể hiện 
chìm ở dưới đề. Câu Nghị luận văn học (câu 2) đề cập đến một kiến thức rất quen thuộc về 
sáng tạo và tiếp nhận nhưng lại yêu cầu ở hai mức độ thấp và cao. Thấp là kiến thức và cao 
là trải nghiệm. Vì thế, nếu học sinh chỉ có kiến thức thì chưa đạt đến đích cao nhất mà người 
ra đề muốn kiểm tra. Đích ấy chính là đích năng lực. 
Bồi dưỡng đội tuyển HSG môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực được 
xác định là một xu thế tất yếu của đổi mới dạy đội tuyển. Đây là một yêu cầu có tính quyết 
định không chỉ đối với đội tuyển HSG môn Ngữ văn của tỉnh. Theo quan sát, chúng tôi nhận 
 - 17 - 
thấy có một mối liên quan rất chặt chẽ giữa số lượng, chất lượng giải hàng năm với phương 
pháp và định hướng dạy đội tuyển của giáo viên ôn luyện. Hướng ôn luyện càng cũ mòn, đề 
cao kiến thức mà ít chú ý đến phương pháp và phát triển năng lực thì chất lượng giải càng 
thấp. Đối với công tác ôn luyện đội tuyển HSG của tỉnh, cũng từng có thời định hướng dạy 
chưa được xác định rõ, lại thiếu về nhân lực và nguồn lực nên số lượng và chất lượng giải 
bấp bênh qua nhiều năm. Một số năm gần đây, chất lượng đội tuyển HSG Ngữ văn của tỉnh 
có sự ổn định dần, điều này được thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong năm học 2015- 
2016. 
a) Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học (NCKH) 
Năng lực NCKH là năng lực sáng tạo của học sinh trong nghiên cứu nhằm làm giàu 
thêm và làm mới tri thức văn học. 
Đối với học sinh giỏi trong đội tuyển HSG ở cấp THPT, hoạt động nghiên cứu này 
không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các quy trình như ở bậc đại học mà giáo viên bồi 
dưỡng đội tuyển. Cần cân nhắc để học sinh được làm quen, thực hiện các thao tác nghiên 
cứu dưới dạng bài tập nhỏ. Tri thức mà các em khám phá được cũng không cần đạt yêu cầu 
mới hoàn toàn, mà có thể dựa trên những tri thức đã có để đào sâu, làm kĩ. Thêm nữa, thời 
gian ôn luyện đội tuyển không dài, không thể chọn những đề tài quá lớn và kéo dài quá trình 
thực hiện vì sẽ không hiệu quả, không đạt mục tiêu. Mỗi tri thức khám phá được từ các bài 
tập nghiên cứu nhỏ này sẽ được các em sử dụng để viết bài văn của mình. 
Theo đó, tôi thường ứng dụng mạng xã hội để thực hiện quy trình bồi dưỡng năng lực 
NCKH. 
Tôi thực hiện gợi dẫn học sinh chọn đề tài ở từng vùng kiến thức, từng chuyên đề một 
cách tuần tự, không nóng vội. Lấy một tác phẩm văn học làm trung tâm (tác phẩm mà học 
sinh quan tâm, yêu thích) . Tôi gợi ý một số đề tài mẫu, chụp hình gửi lên nhóm, sau đó 
khơi gợi để học sinh tự lựa chọn đề tài mới. Có thể mỗi tuần một đề tài như: 
- Thơ mới lãng mạn giai đoạn 1930-1945. 
- Văn xuôi lãng mạn giai đoạn 1930-1945,.. 
- Chất dân gian qua bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. 
- Sự phá vỡ tính quy phạm của văn học trung đại qua bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân 
Hương. 
– Vẻ đẹp nhân văn trong Tự tình II của Hồ Xuân Hương. 
– Sắc diện của ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự tình II. 
Một tác phẩm như trên, thậm chí còn hứa hẹn nhiều mối quan hệ rộng hơn thế, tùy 
thuộc vào sự liên tưởng và kết nối kiến thức của người học. Nếu kết nối các vấn đề của Tự 
tình II với các tác phẩm thơ trữ tình trung đại, các em có thể xây dựng được thêm rất nhiều 
đề tài khác. Chẳng hạn, xét mối quan hệ của Tự tình II với Thương vợ của Trần Tế Xương, 
có thể thấy sự gặp gỡ nhau về đề tài người phụ nữ, về sự phá cách thơ Đường để kéo gần về 
với thơ Việt. Do đó, có thể có những đề tài như sau. 
- Hình tượng người phụ nữ qua Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của 
Trần Tế Xương. 
 - 18 - 
- Việt hóa thơ Đường trong Tự tình II (Hồ Xuân Hương) và Thương vợ (Trần Tế 
Xương). 
- Một vài đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình trung đại Việt Nam qua Tự tình II (Hồ 
Xuân Hương) và Thương vợ (Trần Tế Xương). 
- Giáo viên chỉ thông qua các đề tài đảm bảo các yêu cầu: đề tài không quá khó, 
không quá rộng, đề tài có tính vấn đề (nếu mới càng tốt) và được đặt tên khoa học. 
- Khi hướng dẫn học sinh chọn đề tài, cần đảm bảo việc học sinh đã phải được trang 
bị tương đối đầy đủ các kiến thức nền. Ngoài ra, các em cũng được hướng dẫn đọc thêm các 
tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn đề. 
b) Bồi dưỡng năng lực cảm thụ 
Nhờ ứng dụng mạng xã hội mà HS có thể dễ dàng tìm đọc các tác phẩm ngoài sách 
giáo khoa để HS mở rộng tri thức có liên quan đến chương trình bồi dưỡng. Khi GV yêu cầu 
HS tìm đọc mở rộng hay HS tự có nhu cầu tìm kiếm thì chỉ một thao tác đơn giản là HS có 
thể tìm gặp tác phẩm cần tìm. Lúc này, HS có thể tự mình cảm thụ tác phẩm theo cảm xúc 
riêng của mình. Cảm thụ tác phẩm nghệ thuật và các giá trị của nó chính là cảm thụ cái đẹp, 
cảm thụ ở bề sâu. Cảm thụ tác phẩm văn học là hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận 
văn học, là một cách tiếp cận thẩm mỹ các giá trị của tác phẩm. 
Mục đích của cảm thụ là cảm nhận, phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm 
mỹ của văn chương nhằm đào tạo, bồi dưỡng mỹ cảm phong phú, tinh tế cho người đọc. 
Cảm thụ sẽ làm giàu cho nhận thức lí luận của học sinh, làm rõ, bổ sung, thậm chí là 
mở rộng hơn những kết luận khoa học mà các em đã được trang bị hoặc tự mình khám phá 
qua các bài tập nhỏ. 
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho học sinh giỏi văn trong đội tuyển HSG có nhiều lợi 
thế sẵn. Bởi đây là công việc có tính chất nâng cao, phát triển một năng lực đã được hình 
thành. Những học sinh được lựa chọn vào đội tuyển đều ít nhiều phải có năng lực này. Trong 
 - 19 - 
quá trình tham gia ôn luyện đội tuyển, giáo viên phải tìm những hình thức rèn luyện phù hợp 
để bồi đắp và làm dày thêm khả năng cảm thụ, giúp các em có cách thể hiện phù hợp trong 
bài viết văn của mình. 
Đối với học sinh đội tuyển HSG, chỉ trang bị kiến thức nền là chưa đủ, mà những nội 
dung mở rộng ngoài nền rất được chú trọng, trong đó có nội dung mở rộng liên quan đến 
cảm thụ các tác phẩm mới. Cảm thụ giá trị của các tác phẩm mới nên được thực hiện sau khi 
các em học sinh đã có đủ nền. Đây là khâu thực hiện sau, đến sau, nhưng lại vô cùng quan 
trọng vì chính ở đây học sinh sẽ thể hiện được năng lực thực sự của mình, giáo viên có cơ sở 
chính xác để kiểm chứng chất lượng của từng cá nhân trong đội tuyển. 
Chẳng hạn, với một tác phẩm được coi là kinh điển của nhà văn Nam Cao: Chí Phèo, 
đã có quá nhiều ấn tượng được khai thác như: hình ảnh “cái lò gạch cũ” ở phần mở và kết 
của cốt truyện, chi tiết về nước mắt của Chí Phèo, chi tiết bát cháo hành, câu nói thể hiện 
khát vọng lương thiện khi đâm chết Bá Kiến, đoạn tiếng chửi ở đầu truyện Và, những ấn 
tượng ấy được giáo viên dạy đi dạy lại qua nhiều năm, có khi đã trở thành mòn sáo, do phần 
nào đó nó đã trở thành kiến thức buộc phải có đối với bất kì một học sinh giỏi nào khi tiếp 
cận tác phẩm. Những ấn tượng riêng bị quên lãng, hoặc nếu có thì nó không đủ sức mạnh để 
khẳng định, để cất tiếng nói. Người giáo viên ôn luyện đội tuyển luôn cần có niềm tin và 
phải làm cho học trò của mình tin tưởng một điều: kho ấn tượng là vô tận, làm sao để tránh 
dẫm lại những lối mòn người trước đã đi qua để tiếp tục đi tìm những ấn tượng mới. Với tác 
phẩm “Chí Phèo”, còn có nhiều cách tiếp cận khác, hoặc ít nhất còn có nhiều chi tiết cần 
được làm mới trong cảm nhận của học trò. 
c) Bồi dưỡng năng lực diễn đạt của HS 
Trong rèn luyện năng lực cảm thụ, khâu viết là khâu cuối mà giáo viên ôn luyện cần 
hướng dẫn học sinh, ở đây nhấn mạnh đến viết lời bình, một nội dung viết vô cùng quan 
trọng. Vì lời bình có hay, có đắt thì chất lượng của bài văn mới được nâng cao. Lời bình thể 
hiện năng lực cảm thụ sâu sắc của học sinh về giá trị tác phẩm, thể hiện năng lực khám phá 
đời sống rất nhạy bén. 
Ảnh chụp màn hình điện thoại: Bài làm hoàn chỉnh của học sinh sau khi tìm hiểu đề, lập dàn 
ý, trao đổi chéo và được giáo viên chỉnh sửa dàn ý 
 - 20 - 
3.3.2. Việc ứng dụng chat qua mạng Zalo, Facebook giúp tiết kiệm thời gian và 
tiện lợi 
Nếu trước đây muốn thông báo Thời khóa biểu hoặc các hoạt động khác cho học sinh 
thì phải đến ngày học sinh đi học và tôi có đi làm. Hiện nay tôi có thể thông báo cho học 
sinh bất cứ lúc nào (kể cả ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật) 
Ảnh chụp màn hình: Giáo viên nhắc nhở học sinh tự sắp xếp lịch tự học 
3.3.3 Việc ứng dụng chat qua mạng Zalo, Facebook giúp tôi nắm bắt kịp thời 
tâm tư và suy nghĩ của học sinh bồi dưỡng. 
Đôi lúc áp lực học tập trên lớp, áp lực điểm số từ gia đình hoặc có những buồn phiền 
từ mối quan hệ bàn bè sẽ rất ảnh ảnh đến sức học và ý thức tự học của các em trong đội bồi 
dưỡng. Nhờ theo dõi những dòng tâm trạng (stt) mà các em đăng, tôi đã kịp thời chủ động 
thăm hỏi, tư vấn gỡ rối cho các em có hướng giải quyết, kịp thời chấn chỉnh tinh thần học 
tập. Từ đó, mối quan hệ sư – đồ ngày càng gắn chặt, giữa những đồ đệ huynh ca tỷ muội 
càng thân thiết. Các em có năng lượng học tập và có sự cạnh tranh lành mạnh, các em có cơ 
hội chứng tỏ bản thân của mình trước đội nhóm mỗi ngày nên càng nâng cao chất lượng học 
tập hơn. Không ít lần HS bồi dưỡng vì hoàn cảnh gia đình mà các em sa sút ý chí, định bỏ 
cuộc thì tôi và nhóm đã kịp thời nắm bắt và động viên, giúp duy trì đội nhóm học tập. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
Khi bồi dưỡng học sinh giỏi qua mạng xã hội, tôi cảm nhận rất rõ sự đồng tình của 
gia đình học sinh và học sinh. Điều này cho thấy qua các năm, khi học sinh tham gia đội bồi 
 - 21 - 
dưỡng là bắt đầu một quá trình học sinh gắn bó với nhau và sát cánh bền bỉ, không nản chí. 
Phụ huynh luôn động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học tập. 
Từ đó, những người dạy môn Ngữ Văn như chúng tôi lấy lại niềm tin và như được 
thắp lửa hy vọng bởi học sinh vẫn yêu say đắm Văn chương dù có rất nhiều quan niệm về 
việc học Văn trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0. Đồng thời, khi làm chủ được thế giới 
công nghệ, giáo viên và học sinh đều cảm thấy tự tin vào bản thân, thấy những ích lợi từ việc 
vận dụng đúng cách trang mạng xã hội. Thầy và trò có thể chủ động xếp lịch học theo thỏa 
thuận, người học được tôn trọng hơn. 
Qua những kỳ được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi gần đây, bước đầu tôi đạt 
được những kết quả đáng khích lệ. Điểm số của các học sinh có sự tiến bộ qua các năm, các 
giải thưởng dần được cao hơn, đạt được yêu cầu đặt ra trong kế hoạch bồi dưỡng. Dần dần 
có học sinh vào vòng 2 thi chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của Tỉnh để thi Quốc gia. Đặc 
biệt, năm học 2018-2019 là năm tôi mạnh dạn bồi dưỡng học sinh khối lớp 10 gửi thi cùng 
các anh, chị lớp 11 và đã đạt được hai giải cấp Tỉnh. Dù biết rằng cho các em thi vượt lớp là 
rất khó nhưng nhờ ứng dụng mạng xã hội, tôi tự tin hơn trong công việc. Sắp xếp khoa học 
hơn thời gian trình tự bồi dưỡng từng bước cho các em, vừa kiến thức nghị luận xã hội, vừa 
kiến thức Văn học của chương trình lớp 10 và 11. Cái khó là các em chưa được học trên lớp 
chương trình 11 nên công tác bồi dưỡng cực và khó gấp đôi. 
Số liệu thống kê: 
STT Họ và tên học sinh Năm học Điểm Giải 
Vào 
vòng 2 
1 Huỳnh Thúy Dương 
2014-2015 
13,5 Giải ba Đạt 
2 Tô Thị Hải Nhi 12,5 Giải ba Đạt 
3 Võ Thị Cẩm Tiên 12,5 Giải ba Đạt 
4 Nguyễn Thị Bích Chăm 
2016-2017 
12 Giải ba Đạt 
5 Nguyễn Thị Kim Duyên 11 Giải ba 
6 Lê Thị Huỳnh Chi 11 Giải ba 
7 Tô Thị Mộng Kiều – lớp 10 
2018-2019 
12,5 Giải ba 
8 Phan Thị Hoa Quỳnh - lớp 10 12 Giải ba 
Kết quả trên đã góp phần khẳng định những cách thức tiến hành bồi dưỡng mà tôi đã 
thực hiện là đúng hướng, có hiệu quả, tạo sự phấn chấn đối với học sinh tham gia bồi dưỡng 
ở các khóa sau. Đối với tổ bộ môn, kết quả càng giúp tổ thêm vững mạnh về chuyên môn; tổ 
đã tạo được niềm tin đối với với nhà trường, với hội đồng bộ môn; góp phần nâng cao chất 
lượng giảng dạy của nhà trường. 
*Mức độ khả thi: 
Để sáng kiến thực hiện mang lại tính khả thi cao, đòi hỏi phải đáp ứng các điều kiện 
cần thiết ở bất kỳ đơn vị nào, cụ thể: 
- Sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo nhà trường; 
- Sự tận tâm, nhiệt huyết của các tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn tham gia bồi 
dưỡng, đặc biệt có lòng tự trọng cao. 
- Sự phối kết hợp tốt của các trường THCS trên địa bàn giới thiệu nguồn học sinh giỏi 
từ THCS vào đội tuyển 
 - 22 - 
- Có nguồn xã hội hóa tốt; phụ huynh quan tâm đầu tư điều kiện học tập tốt nhất cho 
học sinh. Hiểu và ủng hộ giáo viên bộ môn. 
- Có học sinh ngoan hiền, có ý chí phấn đấu. Phát huy tốt các năng lực tự học và ý 
thức trách nhiệm trong việc bồi dưỡng. 
- Thời gian sắp xếp phù hợp, khoa học cần tuân thủ kế hoạch trong tuần, vì vậy khi có 
vấn đề phát sinh không thực hiện được đúng lịch học thì giữa thầy và trò cần linh hoạt, cho 
học sinh tự sắp xếp, không gò bó học sinh, nhưng phải bảo đảm ưu tiên cho thời gian bồi 
dưỡng học sinh giỏi. Chiếc điện thoại thông minh hay laptop là dụng cụ học tập thiết yếu 
mỗi ngày giúp thầy trò linh hoạt lịch học, mở rông lịch học và dường như là nhu cầu học tập, 
giao tiếp mỗi ngày trên nhóm. 
- Tùy theo giai đoạn để có nội dung bồi dưỡng thích hợp. Chú ý đến việc rèn luyện 
các thao tác trọng tâm. Khi đã trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cho các em thì cần 
tăng cường việc học nhóm, tự học tập để phát huy khả năng chủ động, sáng tạo ở học sinh. 
Những lúc như thế, học sinh cũng cảm nhận được sự tin tưởng mà giáo viên gởi gắm cho 
mình, từ đó phát huy tốt hơn khả năng học tập, rèn luyện các kỹ năng của mình. 
V. Mức độ ảnh hưởng 
Có thể thấy, cách thức tiến hành bồi dưỡng này không chỉ áp dụng ở môn Ngữ văn 
cấp THPT mà còn có thể vận dụng ở tất cả các môn khác. Bởi đặc thù của xã hội ngày nay là 
thời đại cách mạng công nghệ 4.0, học sinh phải biết cách ứng dụng công nghệ thông tin 
trong việc tự học, tìm hiểu kiến thức để trau dồi năng lực và phẩm chất. Ứng dụng mạng xã 
hội là nhu cầu không thể thiếu. Bất cứ nhóm học bồi dưỡng nào cũng cần có sự tương trợ 
phối hợp giữa các em, các em là động lực của nhau để cùng nhau phấn đấu. Người giáo viên 
dạy bồi dưỡng nào cũng có những trăn trở, lo lắng cho học sinh trong suốt thời gian bồi 
dưỡng và lúc đi thi. Vì vậy, những cách làm, lời nói, lời khuyên mà tôi đã thực hiện đều xuất 
phát từ trách nhiệm, tình thương đối với học sinh; thiết nghĩ mỗi người thầy đều như thế có 
khác chăng là cách biểu hiện cụ thể với học sinh. 
VI. Kết luận 
Đối với tôi, dạy học là một nghệ thuật. Người giáo viên khi đã chọn nghề dạy học là 
phải có tâm, yêu nghề , đặc biệt là hướng tới mục tiêu đào tạo bồi dưỡng được thật nhiều học 
trò giỏi, nhân cách tốt. Tuy nhiên, sự thành công trong giáo dục hay bất cứ một lĩnh vực nào 
luôn là kết quả của sự tìm tòi, sáng tạo, trăn trở và nổ lực không ngừng, mỗi người giáo viên 
chúng ta phải luôn có nhiều cách thức và phương pháp tối ưu nhất theo mình để giảng dạy, 
bồi dưỡng cho các em. 
Thiết nghĩ, công việc bồi dưỡng học sinh giỏi không hề đơn giản bởi đôi khi người 
thầy hết sức tâm huyết, dạy học trò với tất cả những phương cách có thể nhưng đôi khi cũng 
gặp thất bại. Đó là lẽ thường tình bởi còn rất nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến thành công. 
Phương pháp giảng dạy vốn phong phú, không có phương pháp nào là tối ưu. Hơn nữa, kiến 
thức văn chương là vô tận, nhất là kiến thức gắn với yêu cầu đề thi của học sinh giỏi. Vì 
vậy, để dẫn đến sự thành công cần phải có sự phối hợp đồng bộ: sự quan tâm chỉ đạo sâu 
sát, thiết thực của Ban giám hiệu nhà trường. Sự đồng thuận giúp đỡ nhau trong tổ chuyên 
môn. Sự giúp đỡ và tạo điều kiện của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cho học sinh 
dành thời gian tham gia bồi dưỡng nhất là một tuần cuối gần ngày thi. Thế nên, trong giới 
hạn của đề tài này, người viết xin đưa ra một vài suy nghĩ về kinh nghiệm bồi dưỡng học 
 - 23 - 
sinh giỏi có hiệu quả. Đó là những điều mà người viết suy tư, cọ xát và trải nghiệm thực tế 
giảng dạy ở những năm qua, đặc biệt là những suy nghĩ trăn trở rất nhiều trong thực tiễn 
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Hy vọng rằng những nội dung trong đề tài này sẽ là những 
thông tin để được các đồng nghiệp trao đổi, thảo luận tìm ra những kinh nghiệm thực sự quý 
báu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - một công tác rất đỗi nặng nề nhưng rất vinh dự 
của người giáo viên. 
Với đề tài này, tôi hy vọng thắp lên một ngọn lửa nhiệt thành giúp quí thầy cô dạy 
Văn cấp THPT nói riêng, những thầy cô dạy Văn nói chung có thêm một gợi ý trong công 
tác bồi dưỡng học sinh giỏi của mình. Do vẫn còn hạn chế về kinh nghiệm và thời gian nên 
bài viết này không tránh khỏi những ý kiến chủ quan và sai sót,Rất mong sự cảm thông 
của quí thầy cô. Chân thành cảm ơn! 
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
Phạm Thị Kim Dung 
 PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • pdfskkn_ung_dung_mang_xa_hoi_trong_cong_tac_boi_duong_hoc_sinh.pdf
Sáng Kiến Liên Quan