SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong công tác chủ nhiệm ở trường Trung học Phổ thông nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh

Phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách

nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của một con người. Do vậy,

trong mọi thời đại, các chương trình giáo dục được áp dụng, tuy có khác nhau về

cấu trú, phương pháp và nội dung giáo dục. nhưng đều hướng tới mục tiêu nhân

cách. Trong đó việc hình thành phẩm chất và năng lực con người (đức, tài) được

quan tâm nhấn mạnh.

- Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật. Phẩm chất là những yếu

tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật

của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục. Các phẩm chất cần

hình thành cho học sinh:Yêu nước (Yêu thiên nhiên, yêu con người, tự hào về

truyền thống Việt Nam, sẵn sàng bảo vệ đất nước khi cần ); Nhân ái (Yêu quý

mọi người, tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người ); Chăm chỉ (Ham học, chăm

làm); Trung thực (Tôn trọng lẽ phải, thật thà ngay thẳng, lên án cái xấu.); Trách

nhiệm (Có trách nhiệm với bản thân, có trách nhiệm với gia đình, có trách nhiệm

với nhà trường và xã hội, có trách nhiệm với môi trường sống)

- Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện

một hoạt động nào đó. Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ

năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định.

Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Các năng lực cần phát

huy ở học sinh: năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng5

lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính

toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

pdf42 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 2512 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong công tác chủ nhiệm ở trường Trung học Phổ thông nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Sản phẩm tranh vẽ theo chủ đề 
- Sáng chế bưu thiếp 
- Sưu tầm ca dao... 
- Diễn kịch 
25 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TỔ CHỨC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 
TRONG TIẾT SINH HOẠT LỚP 
 Sản phẩm của học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm 
trong tiết sinh hoạt lớp chủ đề “Mẹ và cô giáo” 
Học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm bằng hình thức cuộc thi 
trong tiết sinh hoạt lớp chủ đề: Thanh niên làm theo lời Bác 
26 
Học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm bằng hình thức trò chơi 
“Giải ô chữ” trong tiết sinh hoạt lớp chủ đề “Tôn sư trọng đạo” 
3.4.2.Thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong tiết hướng nghiệp 
CHỦ ĐỀ: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ, 
NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH ĐẠT TRONG NGHỀ 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
Giúp học sinh 
-Về kiến thức: Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc chọn nghề và 
những điều kiện thành đạt trong nghề. 
- Về kĩ năng: Có kĩ năng lựa chọn nghề nhiệp phù hợp. 
- Về thái độ: Tạo không khí vui tươi, hứng khởi 
- Về năng lực, phẩm chất: Rèn luyện năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp 
tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, tin học, phẩm chất trách 
nhiệm, chăm chỉ. 
 II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Loa, miccro, máy chiếu, trò chơi, tài liệu liên quan... 
2. Học sinh: Giấy A0, bút lông, tài liệu liên quan... 
27 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC 
Hoạt động 1. Khởi động - Kết nối chủ đề 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tập trung cảm xúc vào chủ đề. 
b. Cách thực hiện: Tổ chức trò chơi đoán nghề nghiệp thông qua hình ảnh 
Bước 1: GV chia lớp thành 2 đội chơi. Gv yêu cầu mỗi đội chuẩn bị trò chơi qua 
máy tính, trình chiếu. Mỗi đội soạn 10 nghề nghiệp để thử thách đội bạn. 
Bước 2: GV phổ biến cách chơi và tiến hành trò chơi 
Bước 3: GV tổng kết, khen thưởng. 
 c.Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS. 
- Tạo các video, hình ảnh... về nghề nghiệp 
- Hiểu biết 1 số nghề nghiệp 
- Tạo không khí vui vẻ, đoàn kết 
Hoạt động 2 : Triển khai hướng nghiệp theo chủ đề 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm về vấn đề chọn 
nghề, những điều kiện để thành đạt, từ đó học sinh có những lựa chọn đúng đắn. 
b. Cách thực hiện: 
LÀM VIỆC NHÓM 
Bước 1: 
- Gv chia sẻ các tài liệu liên quan đến chủ đề vào nhóm lớp để học sinh tìm 
hiểu trước 
- Yêu cầu hs tìm hiểu thêm tài liệu liên quan đến chủ đề (Vì sao phải chọn 
nghề? Tầm quan trọng của hướng nghiệp? Những nguyên tắc chọn nghề? 
Những bí quyết đề thành đạt?....) 
Bước 2: Trong giờ hướng nghiệp GV tiếp tục giới thiệu sơ lược về các tài 
liệu đã chia sẻ 
Bước 3: GV chia lớp thành 4 đội thi, chuẩn bị giấy A0, bút lông, phần 
thưởng. 
Yêu cầu các đội thực hiện qua giấy A0, vẽ sơ đồ tư duy về các nội dung sau: 
Trình bày: 
- Tầm quan trọng của hướng nghiệp? 
- Những nguyên tắc chọn nghề? 
- Những bí quyết để thành đạt trong nghề? 
Tiêu chuẩn chấm 
28 
- Đúng thời gian quy định 
- Đưa nhiều thông tin phù hợp 
- Trình bày khoa học, đẹp 
Nhóm đạt điểm cao nhất được cộng điểm thi đua trong tuần 
TRÒ CHƠI ĐOÁN Ý ĐỒNG ĐỘI 
 Mỗi đội chơi chọn một gói câu hỏi bất kì và cử ra 2 đại diện (1 người diễn 
tả và 1 người trả lời). Người diễn tả đứng quay mặt về phía bảng, người trả lời 
quay mặt về phía ngược lại. 
 Người diễn tả có nhiệm vụ diễn tả cho người trả lời từ khóa trên bảng, 
người trả lời có nhiệm vụ trả lời đúng từ khóa đó. Đội chơi có quyền bỏ qua từ 
khóa và có quyền quay lại sau, trả lời sai quá 3 từ khóa cuộc chơi dừng lại. 
 Đội chơi được tính là phạm quy khi: lặp lại từ có trong từ khóa, kể cả bằng 
tiếng nước ngoài: từ khóa phạm quy bị tính là sai. Người trả lời quay lại nhìn 
bảng. Phạm các lỗi này cuộc chơi dừng lại. Có sự nhắc nhở ( trừ 5 điểm). Đúng 
(10 đ), sai không trừ. Hết thời gian phải kết thúc. 
 Gói 1: Giáo viên/ Thiết kế đồ họa/ Thư kí/ Đạo diễn. 
 Gói 2: Luật sư/ Bác sĩ/ Ca sĩ/ Công nhân môi trường. 
 Gói 3: Bộ đội/ Công nhân xây dựng/ Thợ may 
 Gói 4: Vận động viên điền kinh/ Bán hàng/ Công an/ Phóng viên 
 c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS. 
- Tạo các sơ đồ tư duy, hình ảnh... về nghề nghiệp 
- Hiểu biết 1 số vấn đề quan trọng liên quan đến nghề nghiệp 
- Tạo không khí vui vẻ, đoàn kết 
 Hoạt động 3. : Củng cố, tổng kết 
a. Mục tiêu: Đánh giá mục tiêu của chủ đề đã được thể hiện như thế nào trên 
học sinh, nhận ra điểm yếu, điểm mạnh ở mỗi học sinh, từ đó đặt ra kế hoạch rèn 
luyện tiếp theo. 
b. Cách thực hiện: Tự đánh giá qua phiếu 
+ GV đề nghị HS đọc và thực hiện tự đánh giá thông qua bảng tiêu chí tự đánh 
giá 
+ Khích lệ HS suy nghĩ và nói/viết thêm về những điều học được khác ngoài 
những điều liệt kê trong bảng. 
 + GV khích lệ động viên HS trong hoạt động tự đánh giá. 
29 
 Hoạt động 4: Vận dụng/ mở rộng 
a. Mục tiêu: Tạo điều kiện cho người học thực hành, vận dụng kiến kiến 
thức, kĩ năng đã thu hoạch vào tình huống thực tế, giúp học sinh có những 
ứng xử tốt với các tình huống cuộc sống đặt ra. 
b. Cách thực hiện: 
Đa dạng về hình thức: Có thể phối hợp với phụ huynh giám sát thực hiện 
công việc ở nhà 
Viết thu hoạch: Từ những hiểu biết của bản thân về tầm quan trọng của 
hướng nghiệp, những nguyên tắc chọn nghề, yếu tố thành công. Em hãy liên hệ 
vấn đề hướng nghiệp của bản thân mình? 
BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN 
Tên hoạt động: . 
Họ tên học sinh:  Lớp: 
Nội dung Mức độ 
Tốt Khá TB 
1. Mức độ hứng thú của em khi tiếp cận chủ đề? 
2. Mức độ nhận thức của bạn về tầm quan trọng 
của hướng nghiệp? 
3. Mức độ nhận thức của em về những nguyên tắc 
chọn nghề? 
4. Mức độ nhận thức của em về những bí quyết 
để thành đạt? 
5. Ý kiến khác 
30 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TỔ CHỨC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 
TRONG TIẾT HƯỚNG NGHIỆP 
Học sinh trình bày sản phẩm của hoạt động nhóm trong tiết sinh hoạt 
 hướng nghiệp chủ đề “Tầm quan trọng của việc chọn nghề” 
Học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm bằng hình thức trò chơi “ Đoán ý đồng đội” 
trong tiết sinh hoạt hướng nghiệp chủ đề “Tầm quan trọng của việc chọn nghề” 
31 
3.4.2. Thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong tiết sinh hoạt 
dưới cờ 
SINH HOẠT DƯỚI CỜ TUẦN : 
CHỦ ĐỀ : NGƯỜI LÍNH ( Hướng tới kỉ niệm ngày thành lập 
quân đội nhân dân Việt Nam) 
1. Mục tiêu: 
- Nội dung: 
Học sinh nắm vững và thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà trường 
và cấp trên đề ra; Nắm được và thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường, của 
Đoàn, thấy được ưu, khuyết điểm của lớp mình của trường trong tuần qua; Giúp 
HS hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày 
hội Quốc phòng toàn dân và yêu mến tự hào về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ 
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tổ chức hoạt động, kĩ 
năng hợp tác 
 - Thái độ: Giáo dục tư tưởng, đạo đức 
- Về năng lực, phẩm chất: Rèn luyện năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp 
tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, tin học. Phẩm chất trách 
nhiệm, yêu nước, chăm chỉ. 
2. Nội dung hoạt động: 
- Đánh giá hoạt động tuần qua và triển khai kế hoạch tuần tới 
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua sinh hoạt chủ đề 
3. Thời gian, địa điểm tổ chức và đối tượng tham gia: 
- Thời gian: Tiết 1, thứ 2 
- Địa điểm: Sân trường 
- Thành phần tham gia: Học sinh và giáo viên toàn trường 
4. Chuẩn bị: 
- Cơ sở vật chất: Loa máy, bàn ghế 
5. Hình thức tổ chức: 
Hình thức sân khấu hoá, hình thức hội thi 
6. Tiến trình tổ chức hoạt động 
- Ổn định tổ chức. 
- Tiến hành buổi sinh hoạt 
Phần 1: Nghi lễ ( Phần hành chính) 
a. Mục tiêu 
- Giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và biết ơn 
đối với thế hệ đi trước đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc 
- Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các tập thể lớp trong trong tuần 
vừa qua. Từ đó có hướng phát huy và khắc phục. 
- Nắm rõ kế hoạch hoạt động trong tuần tới và lên kế hoạch thực hiện. 
- Phát triển năng lực tự chủ, giải quyết vấn đề, hợp tácHình thành các 
phẩm chất: trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ cho học sinh. 
32 
b. Cách thực hiện 
Hoạt động 1: Lễ chào cờ 
- Tiến hành nghi lễ: Ổn định tổ chức, chào cờ, toàn trường hát quốc ca theo nhạc 
- Giới thiệu thành phần tham gia: Ban giám hiệu nhà trường, tập thể giáo 
viên và học sinh trong toàn trường, khách mời (Nếu có) 
Hoạt động 2: Đánh giá hoạt động tuần qua và triển khai kế hoạch tuần tới 
- Giáo viên trực đoàn đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới 
- Ý kiến nhận xét, chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường. 
c. Dự kiến sản phẩm 
 - Tác phong, thái độ nghiêm túc, trang trọng và tôn nghiêm 
- Học sinh tập trung lắng nghe, ghi nhớ những đánh giá, nhận xét và kế hoạch 
- Phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, hình thành phẩm chất: Yêu 
nước, trách nhiệm... 
Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề: (Do lớp trực được phân công thực hiện 
dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp) 
a. Mục tiêu 
- Tạo được không khí vui tươi, sự hứng thú cho học sinh khi tham gia 
- Giáo dục học sinh về truyền thống anh bội đội cụ Hồ 
- Phát triển một số năng lực: hợp tác, giao tiếp, thể chất, thẩm mỹ. Hình 
thành các phẩm chất: yêu nước, trách nhiệm, nhân ái. 
b. Cách thực hiện: 
Hoạt động 1: Múa hát tập thể bài: Linh thiêng Việt nam ( Lê Quang) 
Lớp trực đã được phân công dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm tổ 
chức tập luyện và biểu diễn trong lễ chào cờ. 
Hoạt động 2: Phần thi “Giai điệu tự hào” 
- Mỗi lớp cử 1 học sinh tham gia, toàn trường chia thành 3 đội 
- Nghe một đoạn bài hát liên quan đến ca khúc hát về người lính, đoán tên 
ca khúc và cho biết tên tác giả của bài hát. 
- Kết thúc đoạn nhạc, đội nào phất cờ nhanh nhất đội đó có quyền trả lời 
trước, câu trả lời đúng được 10 điểm, nếu câu trả lời của đội trước không đúng 
các đội còn lại có quyền trả lời nhưng số điểm sẽ bị trừ 2 điểm. 
- Trong trường hợp không đội nào trả lời đúng thì khán giả trả lời, nếu trả 
lời đúng nhận được một phần quà của chương trình. 
- Sau phần thi đội nào có điểm số cao nhất sẽ là đội chiến thắng 
- Các ca khúc bao gồm: 
1. Màu hoa đỏ (Thuận Yến) 
2. Vết chân tròn trên cát (Trần Tiến ) 
3. Hò kéo pháo (Hoàng Vân) 
4. Hát về anh, người chiến sĩ biên cương (Thế Hiển) 
33 
5. Gửi em ở cuối sông Hồng (Thuận Yến) 
6. Mùa xuân (Phạm Minh Tuấn) 
7. Hát mãi khúc quân hành (Diệp Minh Tuyền) 
8.Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí) 
9. Lá đỏ (Hoàng Hiệp) 
10. Người chiến sĩ ấy (Hoàng Vân) 
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS 
- Nhận biết được một số ca khúc ngợi ca về vẻ đẹp anh bội đội cụ Hồ 
- Có tình cảm yêu mến và tự hào về truyền thống của thế hệ anh trong sự 
nghiệp gìn giữ và bảo vệ tổ quốc 
- Học sinh tham gia hào hứng, sôi nổi, nhiệt tình 
- Phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, thẩm mĩ, thể chất 
và các phẩm chất: nhân ái, yêu nước, trách nhiệm 
Phần 3: Đánh giá tiết chào cờ: 
a. Mục tiêu 
Đánh giá về việc tổ chức thực hiện của tiết chào cờ, mục tiêu của chủ đề đã 
được thể hiện như thế nào trong tiết chào cờ, nhận ra điểm yếu, điểm mạnh ở 
mỗi tập thể, đánh giá về hiệu quả của buổi sinh hoạt... Từ đó rút ra kinh nghiệm 
và đặt ra kế hoạch rèn luyện tiếp theo. 
 b. Cách thực hiện 
Giáo viên phụ trách Đoàncó thể đặt câu hỏi cho học sinh 
1. Phát biểu cảm xúc của em về buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần? 
2. Qua buổi chào cờ em nhận thức được điều gì? 
 c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS 
- Học sinh có những nhận thức sâu sắc về chủ đề “Người lính” 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BUỔI SINH HOẠT DƯỚI CỜ ĐẦU TUẦN 
Học sinh tham gia tiết chào cờ đầu tuần 
34 
Học sinh tham gia trải nghiệm bằng hình thức sân khấu hóa chủ đề 
“ Người lính” trong tiết chào cờ đầu tuần 
35 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: 
1.1 Phạm vi ứng dụng 
 - Đề tài này có thể áp dụng trong các hoạt động giáo dục liên quan đến công 
tác chủ nhiệm. 
- Đề tài này có thể áp dụng ở các trường phổ thông, trường dân lập, trường 
dân tộc nội trú, trường bổ túc văn hóa. 
- Đề tài này có thể áp dụng cho cả học sinh ở đồng bằng lẫn miền núi 
1.2. Đối tượng áp dụng 
- Tất cả các giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm tại các trường THPT, 
trường dân lập, trường dân tộc nội trú, trường bổ túc văn hóa. 
- Tất cả đối tượng học ở các trường phổ thông. 
- Đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về phương 
pháp tổ chức các hoạt động giáo dục liên quan đến công tác chủ nhiệm theo định 
hướng phát triển năng lực người học. 
1.3. Hiệu quả. 
 - Sau khi vận dụng đề tài, chúng tôi nhận thấy với giáo viên chủ nhiệm 
việc tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả hơn, vừa tạo được không khí thân 
thiện vừa đạt hiệu quả cao. Việc vận dụng linh hoạt các hình thức trải nghiệm 
sáng tạo đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phát huy 
được tính tích cực, chủ động của học sinh, giúp học sinh phát triển được năng 
lực cá nhân. 
- Đề tài giải quyết được vấn đề nhiều địa phương, nhiều cấp học, nhiều 
trường học đã quan tâm: cung cấp cho tất cả giáo viên chủ nhiệm tài liệu thiết thực, 
chính thống để tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả nhất. 
 - Đề tài giúp học sinh nói chung có những nhận thức, những trải nghiệm bổ 
ích, mới mẻ, giúp các em phát huy được khả năng, năng khiếu sở trường của mỗi 
cá nhân. 
1.4. Kết quả khảo sát. 
 Qua việc khảo sát phát phiếu điều tra các lớp ở 3 khối khác nhau chúng tôi đã thu 
được kết quả như sau: 
Khối 10 (Các lớp 10A4, 10C6 năm học 2020 – 2021) 
36 
Kết quả tổng hợp 
Lớp 10A4 Lớp 10C6 
Học sinh % Học sinh % 
Số HS không hứng thú với các hoạt động 
giáo dục trong công tác chủ nhiệm. 
5/42 12 6/44 14 
Số HS cho các hoạt động giáo dục trong công 
tác chủ nhiệm nhàm chán, không thiết thực. 
0/42 0 0/44 0 
Số HS cho các hoạt động giáo dục trong 
công tác chủ nhiệm cần thay đổi mới mẻ, 
sinh động hơn. 
8/42 19 9/44 21 
Số HS hứng thú với các hình thức HĐTNST 
đã sử dụng trong các công tác chủ nhiệm. 
36/42 86 35/44 80 
Khối 11 (Các lớp 11A3, 11C5 năm học 2020 – 2021) 
Kết quả tổng hợp 
Lớp 11A3 Lớp 11C5 
Học sinh % Học sinh % 
Số HS không hứng thú với các hoạt động 
giáo dục trong công tác chủ nhiệm. 
3/44 7 3/43 7 
Số HS cho các hoạt động giáo dục trong công 
tác chủ nhiệm nhàm chán, không thiết thực. 
0/44 0 0/43 0 
Số HS cho các hoạt động giáo dục trong 
công tác chủ nhiệm cần thay đổi mới mẻ, 
sinh động hơn. 
7/44 16 8/43 19 
Số HS hứng thú với các hình thức 
HĐTNST đã sử dụng trong các công tác 
chủ nhiệm. 
39/44 89 38/43 88 
Khối 12 (Các lớp 12A4, 12C4 năm học 2020 – 2021) 
Kết quả tổng hợp 
Lớp 12A2 Lớp 12C4 
Học sinh % Học sinh % 
Số HS không hứng thú với các hoạt động 
giáo dục trong công tác chủ nhiệm. 
4/45 9 6/42 14 
Số HS cho các hoạt động giáo dục trong công 
tác chủ nhiệm nhàm chán, không thiết thực. 
0/45 0 0/42 0 
Số HS cho các hoạt động giáo dục trong 
công tác chủ nhiệm cần thay đổi mới mẻ, 
sinh động hơn. 
8/45 18 7/42 17 
Số HS hứng thú với các hình thức 
HĐTNST đã sử dụng trong các công tác 
chủ nhiệm. 
40/45 89 38/42 90 
37 
Qua kết quả khảo sát cụ thể cho thấy: Sau khi áp dụng đề tài này đã tạo ra 
được hứng thú cho học sinh khi tham gia các hoạt động trải nghiệm trong các tiết 
sinh hoạt lớp, chào cờ, hướng nghiệp, câu lạc bộ. Số học sinh không thích các 
hoạt động này giảm đi nhiều. Điều này khẳng định đây là hướng đi tích cực, phù 
hợp với xu thế giáo dục hiện nay. 
2. MỘT SỐ KẾT LUẬN. 
2.1. Những nội dung chính của đề tài. 
- Thực trạng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong công tác 
chủ nhiệm ở trường phổ thông hiện nay. 
- Giải pháp khắc phục hạn chế của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng 
tạo trong công tác chủ nhiệm ở trường phổ thông hiện nay. 
- Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong công tác chủ nhiệm ở trường 
trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. 
- Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong công tác chủ 
nhiệm ở trường trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. 
- Thiết kế tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong công tác chủ 
nhiệm ở trường trung học phổ thông. 
2.2. Tính mới mẻ của đề tài. 
Đề tài đã trình bày được giải pháp mới để khắc phục những hạn chế trong 
trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nói chung, trong công tác chủ 
nhiệm nói riêng. Đó là việc vận dụng một cách linh hoạt các hình thức tổ chức hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo trong công tác chủ nhiệm. 
Đề tài đã đưa ra hệ thống lí luận cụ thể và khá toàn diện, phong phú về 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Ở mỗi hoạt động có các bước triển khai cụ thể, 
có tính khả thi cao. Vấn đề có thể áp dụng ở nhiều quy mô, nhiều đối tượng. Đề 
tài khắc phục được nhiều hạn chế trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
của truyền thống: Hình thức tổ chức chưa đồng bộ, chưa phong phú. Việc tổ 
chức còn mang tính nhất thời, chưa thường xuyên, chưa thực sự được coi trọng 
từ việc lập kế hoạch, triển khai hoạt động cho đến việc đánh giá, đúc rút kinh 
nghiệm; Việc xử lý kết quả chưa được chú trọng, chưa thúc đẩy được sự say mê, 
sáng tạo của học sinh. 
2.3.Tính khoa học của đề tài. 
Đề tài này sử dụng số liệu chính xác, đã được khảo sát 
Cơ sở lý luận và thực tiễn đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với thực trạng dạy học. 
Đề tài này trình bày có tính hệ thống, theo quy định về viết sáng kiến kinh 
nghiệm 
Đề tài lập luận rõ ràng, chặt chẽ, lôgíc 
38 
 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT. 
3.1. Đối với các cấp quản lí giáo dục: 
Các cấp quản lí, các ban ngành giáo dục cần quan tâm nhiều hơn nữa đến 
công tác chủ nhiệm và việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học 
sinh. 
3.2. Đối với nhà trường: 
- Hằng năm cần tổ chức các phong trào thi đua về một số nội dung liên quan 
đến công tác chủ nhiệm giữa các lớp, các khối. 
- Tổ chức những buổi sinh hoạt dành riêng cho giáo viên chủ nhiệm trao đổi, 
chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến các phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt 
động trong tác công tác chủ nhiệm để học hỏi lẫn nhau. 
- Cáctrường học nên có kế hoạch cụ thể về nội dung chủ đề sinh hoạt của 
tuần, của tháng và năm học. Nội dung chủ đề cần phong phú, phù hợp đối tượng, 
tránh việc sao chép đơn điệu, giảm hứng thú cho chủ thể hoạt động. 
- Các trường nên cố gắng đầu tư cơ sở vật chất như: máy chiếu, loa,để phục 
vụ tốt cho hoạt động dạy học. 
- Lãnh đạo mỗi trường nên có những chính sách động viên, khuyến khích tính 
sáng tạo, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm. 
3.3. Đối với giáo chủ nhiệm: 
Giáo viên cần thường xuyên trau dồi nghề nghiệp, không ngừng đổi mới phương 
pháp giáo dục để những hoạt động giáo dục trong công tác chủ nhiệm thực sự hấp 
dẫn đối với học sinh, góp phần vào việc phát triển năng lực và phẩm chất của con 
người trong thời đại mới. 
3.4. Đối với học sinh: Phải thấy được vai trò của các hoạt động trải nghiệm sáng 
tạo trong việc phát huy năng lực và hình thành phẩm chất cho con người.Từ đó có 
thái độ học tập đúng đắn trong việc tham gia các hoạt động trải nghiệm. 
Do trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế nên sáng kiến này không tránh khỏi 
những khiếm khuyết. Kính mong các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp góp ý để 
chúng tôi có được cách nhìn nhận, vận dụng hoạt động dạy học này tốt hơn, hiệu 
quả hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 
39 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông - HĐGD ngoài giờ 
lên lớp. 
2. Bùi Ngọc Diệp (2015), Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng 
tạo trong nhà trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 113/ 02. 
3. Chiến lược Phát triển Giáo dục 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ, phê 
duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012 (Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng 
Chính phủ). 
4. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo 
dục. 
5. Đinh Thị Kim Thoa (2005), Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức 
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Hà Nội. 
6. Nhiều tác giả (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà 
Nội. 
7. Ngô Thị Tuyên, Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Trang web: 

File đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_trong_cong_tac_c.pdf
Sáng Kiến Liên Quan