SKKN Tích hợp kiến thức giáo dục môi trường chương Nitơ - Photpho ở bộ môn Hóa học lớp 11 - Chương trình cơ bản

1.4.3. Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường chương Nitơ - Photpho lớp 11 chương trình cơ bản

Trong chương Nitơ - Photpho, nội dung giáo dục môi trường:

- Tính độc hại của một số hợp chất chứa nitơ đối với sức khỏe con người:

+ Các hợp chất của nitơ: NH3, NOx, NO3¬-.

+ Photpho và các hợp chất của photpho.

- Những chất thải trong quá trình tiến hành thí nghiệm tính chất, điều chế các đơn chất, hợp chất nitơ, photpho.

- Vai trò của nitơ và photpho đối với đời sống con người.

- Các hiện tượng tự nhiên có lợi cho môi trường sinh thái.

- Tình trạng phá hủy tầng ôzon do khí thải chứa NOx

- Trách nhiệm của học sinh và cộng đồng với việc bảo vệ tầng ôzon.

- Hiện tượng mưa axit và tác hại của nó do trong các khí thải chứa các tác nhân như: NO, NO2.

- Sự dư thừa của phân bón hóa học trong đất.

1.4.4. Phương pháp giáo dục môi trường

- Phương pháp tiếp cận

+ Tích hợp các kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học theo mức độ: toàn phần, bộ phận và mức độ liên hệ.

+ Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và các chủ đề tự chọn.

+ Thông qua hoạt động ngoại khoá.

- Phương pháp thực nghiệm

+ Phương pháp hành động cụ thể trong các hoạt động từng chủ thể được tổ chức trong trường học, địa phương.

+ Phương pháp liên quan, điều tra khảo sát, thực địa.

+ Phương pháp thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề.

+ Giải thích – minh hoạ.

+ Phương pháp dạy học thực nghiệm.

+ Phương pháp hợp tác và liên kết giữa các nhà trường và cộng đồng địa phương trong hoạt động về GDMT.

 

docx56 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức giáo dục môi trường chương Nitơ - Photpho ở bộ môn Hóa học lớp 11 - Chương trình cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư phân kali
Câu 20. Dựa vào thành phần của phân, dự đoán loại phân nào có thể gây ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính.?
A. Phân vi lượng 	B. Phân kali
C. Phân đạm amoni	D. Phân lân nung chảy
Câu 21. P trắng có độc tính rất cao, P trắng rất dễ bốc cháy tạo khói trắng gây ô nhiễm môi trường. P trắng cần được bảo quản bằng cách?
A. Ngâm trong nước. 	B. Ngâm trong cacbon đisunfua. 
C. Ngâm trong benzen. 	D. Ngâm trong ete
Câu 22. Trước đây trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã sử dụng bom napan để gây cháy rừng, nhiễm độc môi trường và gây bỏng nghiêm trọng cho người dân Việt Nam. Trong thành phần bom napan có?
A. Phot pho đỏ	B. Photpho trắng	C. Lưu huỳnh	D. Cacbon. 
Câu 23. Khi làm thí nghiệm với photpho trắng, cần chú ý gì?
A. Cầm P trắng bằng tay có đeo găng cao su.
B. Dùng cặp gắp nhanh mẩu P trắng ra khỏi lọ và ngâm ngay vào chậu đựng đầy nước khi chưa dùng đến. 
C. Tránh cho P trắng tiếp xúc với nước. 
D. Có thể để P trắng ngoài không khí. 
Câu 24. Sau khi làm thí nghiệm với P trắng, các dụng cụ đã tiếp xúc với hoá chất này cần được ngâm trong dung dịch nào để khử độc?
A. Dung dịch axit HCl. 	B. Dung dịch kiềm NaOH. 
C. Dung dịch muối CuSO4. 	D. Dung dịch muối Na2CO3.
Câu 25. Photpho đỏ được dùng để sản xuất diêm an toàn thay cho photpho trắng vì: 
A. Photpho đỏ không độc, không dễ gây hỏa hoạn như photpho trắng. 
B. Photpho trắng độc, khó bốc cháy trong không khí. 
C. Dùng photpho đỏ để que diêm trông đẹp, nổi bật hơn. 
D. Điều chế photpho đỏ dễ dàng và thuận lợi hơn photpho trắng. 
Câu 26. Phân lân tự nhiên là những phân lân khai thác từ mỏ, không qua chế biến hoá học. Phân lân tự nhiên thường gặp là photphorit. Công thức hóa học tương ứng của photphorit là:
	A. Ca3(PO4)2	B. Ca5(PO4)3F	C. Ca5(PO4)3OH	D. CaHPO4
Câu 27. Để bón phân ure cho lúa thì thời điểm nào là thích hợp nhất?
A. Buổi chiều tối mặt trời vừa lặn. 	B. Buổi trưa nắng.
C. Buổi sáng sớm sương còn đọng trên lá. 	D. Buổi tối lúc 12 giờ đêm. 
Câu 28. Khi bón các loại phân bón hóa học cho cây ta cần phải tưới nước hoặc hòa tan phân bón rồi tưới cho cây vì cây chỉ hấp thụ được phân bón dưới dạng: 
A. Các ion NO3- , NH4+, H2PO4- 	 	B. Các ion và phân tử muối
C. Các phân tử muối kép	D. Các phân tử N2, P2O5, K2O
Câu 29. Loại phân đạm nào sau đây được cung cấp cho vùng đất ít chua?
A. NH4NO3; NH4Cl	 B. NH4NO3; KNO3
C. KNO3; Ca(NO3)2	 	 D. NH4Cl; Ca(NO3)2
Câu 30. Tổ chức lương thực thế giới (FAO), tổ chức y tế thế giới (WHO) và các nước đã có những điều luật qui định nghiêm ngặt về giới hạn cho phép nitrat ở trong rau quả để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. WHO đã khẳng định lượng nitrat tiêu dùng hàng ngày của người ở mức 220 mg là chấp nhận được. Lý do không được sử dụng nitrat ở nồng độ cao là: 
A. Nitrat dễ chuyển hóa thành các chất gây bệnh hiểm nghèo (ung thư).
B. Nitrat là phân bón hóa học, chỉ dùng cho cây, không thích hợp cho người. 
C. Ion nitrat kết hợp với H+ trong dạ dày thành axit nitric gây nguy hiểm. 
D. Tất cả các lý do trên
2.3. Sử dụng bài tập có liên quan đến thực tiễn trong giảng dạy
2.3.1. Sử dụng bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới
Tiết nghiên cứu tài liệu mới là tiết học trong đó học sinh tiếp thu được cái mà họ chưa biết từ trước hoặc chưa biết một cách rõ ràng, chính xác. Ở những tiết học này học sinh tiếp thu nội dung kiến thức mới về khái niệm, định luật, tính chất lí hoá, ứng dụng của các chất, các phản ứng hoá học... hoặc có cách hiểu biết mới về kiến thức đã học, hoặc thấy rõ phạm vi giới hạn áp dụng kiến thức đã biết. 
- Sử dụng bài tập hoá học nêu và giải quyết vấn đề
Thí dụ 1. Khi quan sát sơ đồ thiết bị tổng hợp NH3, học sinh có các câu hỏi:
- Tại sao các ống dẫn khí lại có cấu tạo vòng vèo quanh tháp phản ứng mà không đi thẳng. Chu trình sản xuất khép kín có ý nghĩa đối với môi trường không?
- Tại sao phải nén các khí N2, H2 và NH3 để tạo ra NH3 ở thể lỏng. 
Như vậy bài tập này có tính chất nêu vấn đề: làm cho học sinh phải vận dụng những tính chất của các chất đã học để giải quyết vấn đề đó.Những vấn đề nêu ra như vậy nhằm kích thích tính tò mò, tư duy tích cực của học sinh. Để giải quyết các vấn đề đặt ra ở trên, thông thường người ta đưa ra các bài tập để học sinh tự giải quyết vấn đề. Sau khi đưa vấn đề dưới dạng những câu hỏi thực tiễn, học sinh tự giải quyết vấn đề và rút ra cho mình những nhận xét.
- Sử dụng bài tập hoá học trong việc củng cố kiến thức và kỹ năng
Khi dạy bài “Phân bón hoá học” sau khi học xong về các loại phân bón, thành phần hoá học của phân bón giáo viên có thể đưa ra bài tập để học sinh hiểu thêm ảnh hưởng của phân bón đối với pH của đất, bón phân cũng cần phải lựa chọn sự phù hợp với môi trường đất.
Thí dụ 2 . Khi bón phân hoá học cho đất người ta chú ý đến sự ảnh hưởng đến pH của đất, làm cho đất kiềm hay chua sẽ gây ô nhiễm môi trường đất. Khi bón phân hoá học cho đất, loại nào sau đây không ảnh hưởng đến pH của đất?
A. NH4NO3	 B. (NH2)2CO C. NH4Cl	D. NH4NO3, (NH2)2CO, NH4Cl
Giáo viên hướng dẫn cách làm:
Hỏi: Thang pH phân chia theo những môi trường nào? Không ảnh hưởng đến môi trường thì pH phải ở nấc thang nào?
Trả lời: pH = 7, pH > 7, pH < 7; pH = 7 là môi trường trung tính, bình thường.
Hỏi: Các muối trên là những muối có thành phần của những loại muối nào? Xét môi trường của các muối bằng các phương trình điện li và chọn câu trả lời đúng: Đáp án B
2.3.2. Sử dụng bài tập khi luyện tập và ôn tập
Các bài tập được sử dụng trong tiết học này, phần lớn là những bài tập có tính chất tổng hợp nhằm mục đích củng cố và giúp học sinh nắm chắc kiến thức và kỹ năng đã học.
Thí dụ 3. Sau khi học xong chương “Nitơ - Photpho”. Giáo viên có thể đưa những bài tập có tính chất tổng hợp mà nội dung liên quan với thực tiễn, môi trường đất.
a) Các muối nào sau đây được sử dụng làm phân bón?
NH4Cl, NH4H2PO4, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3, (NH4)2HPO4, NH4NO3, KCl, KNO3, K2SO4, NaNO3, Ca(NO3)2, AgNO3, CaSO4, Ca(H2PO4)2, K2CO3, Ca3(PO4)2 
b) Khi bón các loại phân đạm NH4NO3, (NH4)2SO4, độ chua của đất tăng lên vì:
A. NO3-, SO42- là gốc của axít mạnh.
B. Ion NH4+ bị thuỷ phân cho H+ hoặc H3O+.
C. Ion NH4+ rất dễ phản ứng với kiềm cho NH3.
D. Lượng đạm trong các loại phân này cao nhất.
a) Giáo viên gợi ý làm bài như sau:
Hỏi: Những muối được sử dụng làm phân bón phải có nguyên tố nào?
Trả lời: Chứa các nguyên tố N, P, K
Hỏi: Điều kiện đủ để các muối này làm phân bón là gì?
Trả lời: Các muối này phải tan khi bón cho cây, và không độc hại cho cây trồng hoặc chứa các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tố không cần thiết.
Hỏi: Vậy những muối nào trong số các muối trên được sử dụng làm phân bón.
Trả lời: NH4Cl, NH4H2PO4, (NH4)2SO4, (NH4)2HPO4, NH4NO3, KCl, KNO3, Ca(H2PO4)2, NaNO3.
b) Giáo viên gợi ý: Thành phần muối được tạo bởi bazơ và axit nào?
Học sinh: các muối này tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh nên tham gia phản ứng thuỷ phân làm cho môi trường có tính axit Phương án đúng là câu B.	
Thí dụ 5. Những loại hợp chất của nitơ được dùng làm phân bón, ảnh hưởng đến môi trường đất?
Giáo viên gợi ý làm bài này như sau:
Hỏi: Cây trồng hấp thụ nitơ dưới dạng nào?
Trả lời: NO3-, NH4+. 
Hỏi: Vậy những muối nào của nitơ có thể làm phân bón?
Trả lời: Các muối amoni và muối nitrat có thể dùng làm phân bón
Hỏi: Ngoài ra còn cần có những điều kiện gì nữa?
Trả lời: Các thành phần của muối không gây độc hại cho cây trồng (các nguyên tố kim loại nặng, hoặc các nhóm nguyên tố không cần thiết cho cây trồng), bón phù hợp với môi trường đất, hoặc nếu đất chua phải khử chua trước.
Hỏi: Hãy cho một số ví dụ về hợp chất của nitơ được dùng làm phân bón?
Trả lời: NH4NO3, NH4Cl, KNO3
Như vậy: những bài tập này có tính chất tổng hợp, không những củng cố lại kiến thức cho học sinh mà còn có tác dụng hệ thống hoá kiến thức, giúp học sinh nắm chắc kiến thức của một bài hoặc một chương.
2.3.3. Sử dụng bài tập trong tiết kiểm tra, đánh giá
Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã sử dụng bài tập có nội dung liên quan đến môi trường trong tiết kiểm tra đánh giá liên quan đến nội dung bài 9 “Axit nitric và muối nitrat”, ví dụ:
Thí dụ 5. Khi nhiệt phân các muối: Hg(NO3)2, NaNO3, Fe(NO3)3, Ba(NO3)2 muối tạo thành sản phẩm không tốt đối với môi trường và con người đó là:
A. Hg(NO3)2, NaNO3, Fe(NO3)3.	B. Hg(NO3)2, Fe(NO3)3.
C. Hg(NO3)2, Fe(NO3)3, Ba(NO3)2. 	D.Hg(NO3)2, NaNO3, Fe(NO3)3
Thí dụ 6. Trong các thí nghiệm có khí NO2, không cho thoát ra gây ảnh hưởng đến môi trường người ta sử dụng dung dịch kiềm để hấp thụ. Nếu cho x mol NO2 hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch chứa x mol NaOH, dung dịch thu được có môi trường gì?
A. Trung tính	B. Axit	C. Bazơ	D. Không xác định được
2.3.4. Sử dụng bài tập trong tiết thực hành
Tiết thực hành thường ở trường trung học phổ thông là những tiết giáo viên làm thí nghiệm cho học sinh quan sát, hoặc học sinh tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn. Sử dụng những bài tập có nội dung liên quan với môi trường không những học sinh được kiểm chứng lại lí thuyết mà còn rèn luyện cho học sinh các thao tác kĩ năng tiến hành thí nghiệm an toàn, hiệu quả, biết phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường tác động đến sức khoẻ từ đó lựa chọn biện pháp xử lí.
Đối với bài thực hành về tính chất hoá học của axit nitric đặc và loãng giáo viên có thể lồng ghép nội dung liên quan đến ý thức giữ gìn môi trường trong cách tiến hành thí nghiệm như sau:
Thí dụ 7. Khi làm các thí nghiệm giữa HNO3 đặc nóng, loãng Cu cần tiến hành như thế nào để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến môi trường? Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Giáo viên hướng dẫn thao tác tiến hành:
Khi làm các thí nghiệm trên cần lấy lượng hoá chất cần thiết không quá 1/3 ống nghiệm, phản ứng có khí độc thoát ra cần làm ở trong tủ hút hoặc nơi thoáng khí, trên miệng ống nghiệm cần nút bông tẩm dung dịch kiềm NaOH.
Phương trình phản ứng:
Fe+ 6HNO3 đặc Fe(NO3)3+ 3NO2­+3H2O
Cu+ 4HNO3 đặc Cu(NO3)2+ 2NO2­+2H2O
P+ 5HNO3 đặc H3PO4+ 5NO2­+H2O
S+ 4HNO3 đặcSO2­+ 4NO2­+2H2O
	Khí sinh ra bị hấp thụ bởi dung dịch kiềm theo phương trình:
2NO2+2NaOH ® NaNO2+ NaNO3 + H2O
SO2+2NaOH® Na2SO3 + H2O
Đối với bài thực hành về phân bón hoá học, giáo viên có thể lồng ghép nội dung bài thí nghiệm với ứng dụng thực tiễn, môi trường như sau:
Thí dụ 8. Các loại phân bón sau, cây trồng hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng dưới dạng nào, những loại phân bón nào ảnh hưởng đến pH của đất: NH4NO3, NH4Cl, (NH2)2CO, KNO3? Hãy làm các thí nghiệm để chứng minh?
Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện sau:
Hỏi: Thực chất nội dung của bài tập này là gì?
Trả lời: Xác định sự tồn tại của các ion trong dung dịch, môi trường của dung dịch.
Hỏi: Để xác định sự có mặt của ion trong dung dịch NH4NO3 ta phải dùng những loại hoá chất nào?
Trả lời: Dung dịch NaOH, Cu và H2SO4đ
Hỏi: Em hãy tiến hành thí nghiệm và viết phương trình phản ứng xảy ra?
Hỏi: Để xác định sự có mặt của các ion trong dung dịch NH4Cl ta dùng những loại hoá chất gì?
Trả lời: Dung dịch NaOH, Dung dịch AgNO3
Hỏi: Hãy tiến hành thí nghiệm để chứng minh?
Hỏi: Để chứng minh sự có mặt của các ion trong dung dịch (NH2)2CO ta phải lựa chọn những loại hoá chất gì?
Trả lời: Dung dịch NaOH, BaCl2
Hỏi: Thực hiện phản ứng và viết các phương trình hoá học xảy ra?
Hỏi: Để chứng minh sự có mặt của các ion trong dung dịch KNO3 ta phải lựa chọn hoá chất gì?
Trả lời: Cu và H2SO4đ
Hỏi: Thực hiện phản ứng và viết phương trình xảy ra?
Hỏi: Để xác định môi trường của các muối trên ta cần tiến hành như thế nào?
Trả lời: Pha một ít muối trên bằng nước cất sau đó dùng giấy đo pH để xác định môi trường của dung dịch.
Hỏi: Thực hiện thao tác và cho biết môi trường của các dung dịch đó?
3. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm sau khi tích hợp giáo dục môi trường vào bài giảng chương Nitơ – Photpho chương trình hóa 11 ban cơ bản
Các nội dung được trình bày trong sáng kiến có khả năng áp dụng trong một phạm vi rộng và dễ thực hiện cho các trường THPT. Đề tài đã được triển khai, kiểm nghiệm trong nhiều năm học trước đây cũng như hiện nay. Khi tích hợp kiến thức giáo dục môi trường vào bài giảng, học sinh có hứng thú học tập hơn, lớp học sôi nổi hơn, học sinh có ý thức bảo vệ môi trường hơn, kết quả học tập khả quan hơn. Trong những năm vừa qua khi giảng dạy bộ môn hoá học nói chung, chương nitơ – photpho chương trình hoá cơ bản lớp 11 nói riêng tôi thường lồng ghép tích hợp kiến thức giáo dục môi trường vào bài học. 
Để kiểm tra đối chứng cũng như nâng cao tính thuyết phục của sáng kiến kinh nghiệm, năm học 2018-2019 tôi đã chọn các lớp 11A4,11A5 làm đối chứng và lớp 11A6, 11A7 làm thực nghiệm, trong năm học 2019-2020 tôi chọn lớp 11A6,11A7 làm đối chứng và lớp 11A4,11A5 làm thực nghiệm. Kết quả thu được sau khi kiểm tra nội dung chương Nitơ- Photpho lớp 11 cơ bản như sau: 
 Lớp đối chứng: 
Lớp
Năm học
Sĩ
số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A4
2018 - 2019
38
1
2,63
10
26,32
20
52,63
7
18,42
11A5
2018 - 2019
38
15
39,47
15
39,47
8
21,06
0
0,00
11A6
2019 - 2020
40
7
17,50
20
50,00
13
32,50
0
0,00
11 A7
2019 - 2020
40
6
15,00
12
30,00
20
50,00
2
5,00
Tổng
156
29
18,59
57
36,54
61
39,10
10
6,41
Lớp thực nghiệm: 
Lớp
Năm học
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A6
2018 - 2019
38
11
28,95
12
31,58
14
36,84
1
2,63
11A7
2018 - 2019
38
15
39,47
18
47,37
5
13,16
0
0,00
11A4
2019 - 2020
40
20
50,00
18
45,00
2
5,00
0
0,00
11A5
2019 - 2020
40
12
30
19
47,50
8
20,00
1
2,5
Tổng
156
60
38,5
57
42,95
29
18,6
2
1.3
Giáo viên và học sinh có thể sử dụng vào việc nghiên cứu, làm tư liệu thamkhảo, làm đề thi, đề kiểm tra đạt kết quả cao. 
C. KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là vấn đề rất cấp bách trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhân loại đang trước những khó khăn về hiệp định thư KYOTO và những vấn đề khác như: nghèo, đói, nạn lụt ở Thái Lan, sự biến đổi thời tiết ngày nay và mai sau rất khó dự đoán. 
Bản thân là một giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học, cũng đã tích hợp những kiến thức liên quan về vấn đề bảo vệ môi trường cho các em học sinh. Vì đây là vấn đề cấp thiết nhất chúng ta phải giáo dục thế hệ mai sau ra sức bảo vệ môi trường trong sạch. Rất mong quý thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp góp ý để chúng tôi có thêm bài học kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy của mình. 
1.1. Phạm vi ứng dụng của đề tài 
Đề tài nghiên cứu của tôi được ứng dụng trong giảng dạy cho học sinh lớp 11 trường THPT từ nhiều năm nay. Nhìn chung khi ứng dụng đề tài này học sinh có ý vệ môi trường hơn, vận dụng kiến thức giáo dục môi trường vào cuộc sống, lao động, sản xuất tích cực hơn, giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh thực hiện một cách dễ dàng, các em hiểu bài nhanh hơn, học tập tích cực tự giác hơn. 
1.2. Mức độ vận dụng 
Đề tài được triển khai cho các đối tượng học sinh lớp 11.
Đề tài được thể hiện có tính chất phân cấp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ chuẩn kiến thức kỉ năng đến mở rộng nâng cao. Các bài tập có tính chất mở rộng đòi hỏi nâng cao dần theo trình tự giảng dạy. 
1.3. Những nội dung chính của đề tài
- Tổng quan về môi trường (khái niệm, các chức năng cơ bản) và ô nhiễm môi trường. 
- Tổng quan về giáo dục bảo vệ môi trường, khái niệm, phương thức và một số hình thức giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học hoá học, thực trạng của vấn đề tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học hoá học ở trường THPT. 
- Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học chương nitơ -- photpho chương trình hoá học lớp 11 ban cơ bản. 
- Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp trong các bài dạy tương ứng. 
- Thiết kế 1 giáo án tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường bài phân bón hoá học chương trình hoá học lớp 11 ban cơ bản. 
- Một số bài tập chọn lọc về giáo dục môi trường chương nitơ – photpho chương trình hóa học lớp 11.
II. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với các trường THPT
- Cung cấp nhiều loại sách tham khảo về vấn đề GDMT giúp giáo viên có nguồn tư liệu phong phú để nghiên cứu khi cần thiết. 
- Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, thi đố vui, tham quan thực tế...nhằm giáo dục ý thức tìm hiểu các vấn đề về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh. Khuyến khích học sinh tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về môi trường. 
- Các trường học cần liên kết với nhau và với các cơ quan ban ngành, nhà máy, xí nghiệp tại địa phương để tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. 
2.2. Đối với giáo viên THPT
- Tăng cường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên khác. 
- Thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về GDMT. 
- Luôn cập nhật thông tin từ các bài báo, website...để tăng thêm nguồn tư
liệu môi trường phong phú phục vụ cho việc biên soạn các bài tập GDMT. 
 	 Nghệ An, ngày 10 tháng 03 năm 2021
 	 Người thực hiện đề tài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Hoá 11 cơ bản.
2. SGK Hoá 11 nâng cao.
3. Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học THPT (Nguyễn Duy Ái – Đào Hữu Vinh).
4. Tóm tắt Hoá học phổ thông(GS. Nguyễn Đình Chi).
5. Olimpic 30/4 lớp 10, lớp 11lần thứ 5, 6, 7, 8, 9, 14.
6. Hoá học phổ thông (Nguyễn Đình Chi).
7. Luận văn tốt nghiệp Đại học“Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học hoá học phần hoá phi kim lớp 11 nâng cao THPT” của Vũ Thị Yến Hoa, Trường ĐHSP Hà Nội 2, 2018.
8. Luận văn thạc sĩ đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập hoá học có nội dung giáo dục môi trường trong dạy học phần hoá hữu cơ ở trường THPT” của Đỗ Thị Thanh Trang, ĐHSP TPHCM, 2012.
9. Đề thi THPT Quốc gia
10. Luận văn thạc sĩ đề tài “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học trường THPT” của Hồ Thị Thanh Vân, ĐHSP TPHCM, 2011
MỤC LỤC 
 Trang
A
Đặt vấn đề
1
1
Lí do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
1
3
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2
4
Nội dung nghiên cứu
2
5
Phương pháp nghiên cứu
2
6
Những điểm mới của đề tài
2
B
Nội dung
3
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực tiển của đề tài
3
1.1
Tổng quan về môi trường và ô nhiểm môi trường
3
1.1.1
Khái niệm về môi trường
3
1.1.2
Chức năng cơ bản của môi trường
4
1.1.3
Ô nhiễm môi trường
4
1.2
Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững
8
1.2.1
Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
8
1.2.2
Phát triển bền vững
9
1.3
Giáo dục môi trường
9
1.4
Nội dung giáo dục môi trường ở trường phổ thông
10
1.4.1
Các nội dung cơ bản
10
1.4.2.
Một số hình thức phổ biến tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường 
11
1.4.3.
Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường chương Nitơ – Photpho lớp 11 chương trình cơ bản
12
1.4.4.
Phương pháp giáo dục môi trường
12
Chương 2. Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chương Nitơ – Photpho môn hoá học lớp 11 chương trình cơ bản.
13
2.1.
Mục tiêu
13
2.1.1.
Về kiến thức
13
2.1.2.
Về kĩ năng
14
2.1.3.
Về thái độ
14
2.2.
Tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường thông qua một số bài học chương Nitơ – Photpho chương trình hoá học cơ bản lớp 11.
14
2.2.1.
Bài nitơ
17
2.2.2.
Bài amoniac và muối amoni
18
2.2.3.
Bài axit nitric và muối nitrat
19
2.2.4.
Bài photpho
21
2.2.5.
Bài axit photphoric và muối photphat
22
2.2.6.
Minh hoạ tích hợp giáo môi trường qua giáo án bài phân bón hoá học
22
2.2.7.
Một số bài bài tập chọn lọc về giáo dục môi trường chương Nitơ –Photpho chương trình hoá học lớp 11
28
2.3.
Sử dụng bài tập có liên quan đến thực tiễn trong giảng dạy
44
2.3.1.
Sử dụng bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới
44
2.3.2.
Sử dụng bài tập khi luyện tập và ôn tập
45
2.3.3.
Sử dụng bài tập trong tiết kiểm tra đánh giá
47
2.3.4.
Sử dụng bài tập trong tiết thực hành
47
3.
Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm sau khi tích hợp giáo dục môi trường vào bài giảng chương Nitơ- Photpho chương trình hoá 11 cơ bản
49
C.
Kết luận
51
I.
Kết luận
51
1.1.
Phạm vi ứng dụng của đề tài
51
1.2.
Mức độ vận dụng
51
1.3.
Những nội dung chính của đề tài
51
II.
2.1.
2.2.
Kiến nghị
Đối với trường THPT
Đối với giáo viên THPT
52
52
52
Tài liệu tham khảo
53

File đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_kien_thuc_giao_duc_moi_truong_chuong_nito_phot.docx
Sáng Kiến Liên Quan