SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hình thức lồng ghép các trò chơi trong dạy học Lịch sử Lớp 11 ở trường Trung học Phổ thông

Mô tả sáng kiến:

a. Tính mới, tính sáng tạo:

Phương pháp này có cải tiến hơn so với trước đây, giáo viên từ chỗ là người trực

tiếp cung cấp các kiến thức trở thành người hướng dẫn giúp học sinh chủ động tìm hiểu

kiến thức và giải quyết các vấn đề trong bài học.Từ đó tạo tính tích cực và năng động

cho học sinh thông qua việc tham gia các trò chơi, giải quyết các câu hỏi, các vấn đề

giáo viên đặt ra từ đó các em sẽ nhớ bài lâu hơn, tiết học sẽ bớt nặng nề hơn, sinh động

hơn.

b. Tính khả thi:

Phương pháp này hoàn toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phù

hợp với các cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường THPT Nguyễn Trung Trực nói

riêng và các trường THPT của toàn quốc nói chung.

c. Tính hiệu quả:

- Học sinh hăng hái tham gia trò chơi để giải quyết các vấn đề của bài học làm tiết

học sinh động hơn.

- Tính tự giác trong học tập, phát biểu xây dựng bài và chuẩn bị bài trước khi đến

lớp của học sinh được nâng cao.

- Tỉ lệ học sinh ghi nhớ hơn 62 % kiến thức sau khi kết thúc tiết học tăng.

- Học sinh dễ ghi nhớ các nội dung bài học hơn, do đó việc học tập của học sinh

nhẹ nhàng hơn so với trước đây ( thay vì cầm tập học thuộc lòng, cố nhồi nhét kiến

thức).

- Hiệu quả giảng dạy của giáo viên tăng cao, học sinh hứng thú với bài học nên

giáo viên càng tâm huyết hơn trong việc đổi mới và nâng cao tay nghề.

- Thông qua việc cùng tham gia trò chơi giúp học sinh đoàn kết hơn.5

- Rèn luyện kĩ năng phát biểu trước đám đông cho học sinh.

pdf30 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hình thức lồng ghép các trò chơi trong dạy học Lịch sử Lớp 11 ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đ/câu. Hệ thống câu hỏi sẽ bám sát nội dung bài, phần trả lời đúng của 
HS sẽ là nội dung ghi bài. 
+ Cách 2. Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 1 HS lên bảng. Giáo viên sẽ đưa các dữ kiện 
( được ghi trên các mẫu giấy cứng) đặt xáo trộn trên bàn. Nhiệm vụ của HS là chọn và 
sắp xếp các dữ kiện rồi dán lên bảng sao cho phù hợp nội dung trong thời gian quy định. 
Nếu HS được cử lên chưa chắc chắn về đáp án thì trở về chổ để nhóm cử HS khác lên 
thay thế. Đội nào làm nhanh và đúng nhất sẽ thắng. 
 - Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi và lần lượt đặt câu hỏi theo hệ thống nội 
dung bài ( có thể trình chiếu lần lượt từng câu hỏi lên màn hình tivi để học sinh tiện 
theo dõi) hoặc chuẩn bị các câu hỏi và nội dung cần thiết trên giấy cứng. 
- Thời điểm áp dụng: áp dụng xuyên suốt trong tiết dạy ( đối với cách 1) và ở phần củng 
cố bài ( đối với cách 2). 
18 
- Đối tượng: tất cả học sinh trong lớp. 
- Hình thức: Hoạt động nhóm. 
- Kết quả khi áp dụng trò chơi: 
Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng 
- GV đặt câu hỏi → HS trả lời. 
- Học sinh thụ động không tham gia phát 
biểu xây dựng bài. 
- Tiết học trở nên nặng nề vì chỉ có giáo 
viên là người hoạt động chính. 
- Học sinh hăng hái hơn trong việc trả lời 
các câu hỏi của giáo viên để ghi điểm cho 
đội của mình. 
- Tiết học sinh động hơn. 
- Học sinh ghi nhớ kiến thức bài học lâu 
hơn. 
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm và phát 
biểu trước đám đông cho học sinh. 
Ví dụ: 
 Cách chơi thứ nhất: Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh 
bảo vệ cách mạng ( 1917 – 1921) 
Gợi ý hệ thống câu hỏi: 
1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước Nga trước cách mạng? 
2. Quan sát hình 23/SGK tr 49 và cho biết hình ảnh đó nói lên điều gì? 
3. Nhận xét về đời sống của nông dân và công nhân Nga trước cách mạng? 
4. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Cách mạng Tháng Hai? 
5. Cách mạng tháng Hai đã làm được nhiệm vụ gì? 
6. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Cách mạng tháng Mười? 
7. Giải thích khái niệm cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, cách mạng Xã hội chủ 
nghĩa? 
8. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười? 
9. Hoàn thành bảng so sánh: 
Nội dung Cách mạng tháng 
Hai 
Cách mạng tháng 
Mười 
Nhiệm vụ 
Lực lượng 
Lãnh đạo 
Chính quyền thành lập 
Tính chất 
19 
Hình minh họa 3 câu hỏi đầu tiên trong hệ thống câu hỏi 
Cách chơi thứ hai: Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh 
bảo vệ cách mạng ( 1917 – 1921) 
Các nội dung của trò chơi 
9 vạn nữ công nhân biểu 
tình ở Pê-tơ-rô-grat 
Chiếm Cung điện mùa 
Đông 
Luận cương tháng tư 
Bôn-sê-vic 
Thể chế Cộng hòa 
Quần chúng nhân dân 
Cách mạng DCTS kiểu 
mới 
Quần chúng nhân dân 
Cách mạng XHCN 
Bôn-sê-víc và Men-sê-
víc 
Lật đổ chính phủ tư sản 
lâm thời 
Lật đổ Nga Hoàng 
CÁCH MẠNG 
THÁNG HAI 
CÁCH MẠNG 
THÁNG MƯỜI 
Chế độ TBCN Chế độ XHCN 
20 
Các nội dung được đặt xáo trộn trên bàn để học sinh sắp xếp cho phù hợp và dán lên 
bảng 
* Trò chơi “ Người ấy là ai”: 
- Mục đích: Giúp học sinh củng cố bài học, ghi nhớ các nội dung quan trọng của bài đã 
được học trên lớp. 
- Cách thức chơi: Chia lớp thành 2 đội, tương tự như trò “ Đoán ý đồng đội”, mỗi đội sẽ 
cử 2 HS tham gia. Các hình ảnh sẽ được xáo trộn ngẫu nhiên. HS 1 sẽ chọn hình ảnh 
nhân vật bất kì ( hình ảnh sẽ có tên nhân vật ghi ở phía sau) sau đó gợi ý để HS 2 đoán 
tên nhân vật. Khi gợi ý không được để lộ tên nhân vật. Đội nào đoán đúng trong thời 
gian nhanh nhất sẽ được nhận một phần quà. 
- Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị hình ảnh nhân vật để HS đoán, bánh hoặc kẹo để phát 
thưởng. 
- Thời điểm áp dụng: áp dụng ở phần củng cố bài. 
- Đối tượng: tất cả học sinh trong lớp. 
- Hình thức: Hoạt động nhóm . 
- Kết quả khi áp dụng trò chơi: 
Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng 
- GV đặt câu hỏi liên quan đến nội dung 
bài để củng cố kiến thức cho các em→ HS 
trả lời. 
- Học sinh bị động tiếp thu kiến thức nên 
việc ghi nhớ sẽ khó khăn hơn. 
- Học sinh hăng hái hơn trong việc trả lời 
các câu hỏi của trò chơi để giành được 
chiến thắng. 
- Tiết học sinh động hơn. 
- Học sinh ghi nhớ kiến thức bài học lâu 
21 
 hơn. 
- Thông qua trò chơi giúp các em đoàn kết 
hơn. 
Ví dụ 
 Bài 7. Những thành tựu văn hóa thời cận đại. 
Các hình ảnh của trò chơi 
- HS 1: Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức? → HS 2: Bét-tô-ven. 
- HS 1: Là nhà văn hóa cách mạng nổi tiếng người Trung Quốc→ HS 2: Lỗ Tấn 
- HS 1: Là cha đẻ của tác phẩm Chiến tranh và hòa bình→ HS 2: Lép-tôn-xtôi 
- HS 1: Tác giả của bức tranh “ Tháng ba” → HS 2: Lê-vi-tan 
- HS 1: Nhà văn hóa lớn của Ấn Độ, sáng tác thể hiện tinh thần yêu hòa bình, đất 
nước→ HS 2: Ta-go. 
.. 
22 
Bài Sơ kết lịch sử Việt Nam ( 1858 – 1918) 
Hình ảnh minh họa về các vị anh hùng trong giai đoạn 1858 – 1918 
- HS 1: Người thanh niên ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911 tại cảng Nhà Rồng? 
→ HS 2: Nguyễn Tất Thành. 
- HS 1: Người nổi tiếng với câu nói “ Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người 
Nam đánh Tây” → HS 2: Nguyễn Trung Trực 
- HS 1: Người khởi xướng phong trào Đông Du → HS 2: Phan Bội Châu 
- HS 1: Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần hai, thành Hà Nội rơi vào tay giặc, ông đã tự 
vẫn để bảo toàn khí tiết→ HS 2: Hoàng Diệu 
* Trò chơi “ Mảnh ghép hoàn hảo”: 
- Mục đích: Giúp học sinh củng cố bài học, ghi nhớ các nội dung quan trọng của bài đã 
được học trên lớp 
- Cách thức chơi: Giáo viên sẽ mời 10 học sinh lên tham gia trò chơi, mỗi học sinh sẽ 
nhận 1 mảnh giấy ghi nội dung. Sau đó giáo viên yêu cầu các học sinh lần lượt đọc nội 
dung của mảnh giấy mình đang cầm, sau khi các em đọc xong hết các nội dung nhiệm 
vụ của các em là tìm bạn nào có mảnh ghép phù hợp với nội dung mình đang cầm. Cặp 
nào ghép đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc. 
- Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị các mẫu giấy ghi các cụm từ 
23 
- Thời điểm áp dụng: áp dụng ở phần củng cố bài. 
- Đối tượng: tất cả học sinh trong lớp. 
- Hình thức: Hoạt động nhóm. 
- Kết quả khi áp dụng trò chơi: 
Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng 
- GV đặt câu hỏi liên quan đến nội dung 
bài để củng cố kiến thức cho các em→ HS 
trả lời. 
- Học sinh bị động tiếp thu kiến thức nên 
việc ghi nhớ sẽ khó khăn hơn. 
- Học sinh hăng hái hơn trong việc trả lời 
các câu hỏi của trò chơi để giành được 
chiến thắng 
- Tiết học sinh động hơn. 
- Học sinh ghi nhớ kiến thức bài học lâu 
hơn. 
- Thông qua trò chơi giúp các em đoàn kết 
hơn. 
Ví dụ: 
Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược ( từ 1858 đến trước 
năm 1873) tiết 1 
Bảng nội dung các mảnh ghép 
Bài 10. Liên Xô xây dựng Chủ nghĩa xã hội ( 1921 – 1941) 
Sáng 1/9/1858 Liên quân Pháp – TBN tấn công Đà 
Nẵng 
Pháp tấn công thành Gia Định 17/2/1859 
Pháp bị sa lầy ở Đà Nắng và Gia Định Tình thế tiến thoái lưỡng nan 
Nguyễn Trung Trực Đánh chìm tàu Ét-phe-răng 
5/6/1862 Kí hiệp ước Nhâm Tuất 
3/1921 Chính sách kinh tế mới 
Năm 1924 Ban hành đồng Rúp mới 
12/1922 Thành lập Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết 
Trưng thu lương thực thừa Thay thế bằng thu thuế lương thực 
24 
Bảng nội dung các mảnh ghép 
V. Hiệu quả đạt được: 
Sau khi áp dụng các biện pháp trên ở một số lớp tôi nhận thấy học sinh học tập 
năng động hơn so với việc giảng dạy bằng phương pháp truyền thống, các em tích cực 
giải quyết vấn đề được giáo viên đặt ra và hứng thú hơn trong các tiết học. 
Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng: Sau khi áp dụng sáng kiến, kết quả thu 
được khi giáo viên cho học sinh hoàn thành phiếu học tập sau khi kết thúc bài học tại 
các lớp đang giảng dạy trong các năm học qua và kết quả thu được như sau: 
Bảng thống kê kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến 
Như vậy: bằng việc áp dụng sáng kiến ở các lớp dạy trong HKI, tôi nhận thấy có 
sự chênh lệch rõ rệt về kết quả giữa các lớp. Bằng chứng là kết quả học tập của lớp được 
áp dụng sáng kiến (11A3, 11A6, 11A2, 11A6 ) tốt hơn, nổi trội hơn so với lớp không áp 
dụng sáng kiến ( 11A5, 11A4 ). 
VI. Mức độ ảnh hưởng: 
Thương nghiệp và tiền tệ Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi hàng hóa 
Lớp Sỉ 
số 
Áp 
dụng 
sáng 
kiến 
Chưa 
áp 
dụng 
sáng 
kiến 
Tỉ lệ học 
sinh tích 
cực tham 
gia phát 
biểu xây 
dựng bài 
Tỉ lệ học 
sinh nhớ 
khoảng 
 >= 60% 
nội dung 
bài sau tiết 
dạy 
Chất 
lượng bộ 
môn 
(TBM >= 
5) 
Ghi chú 
11A3 33 x 60% 63,5% 97 % Cả năm 
2017- 2018 
11A5 38 x 45% 52% 89.4% Cả năm 
2017 – 2018 
11A6 34 x 68% 71% 100 % Cả năm 
2017 – 2018 
11A2 44 x 67% 74 % 100 % Học kỳ I 
2019 – 2020 
11A4 43 x 31% 59 % 95 % Học kỳ I 
2019 – 2020 
11A6 45 x 67% 72% 98% Học kỳ I 
2019 – 2020 
25 
Khả năng áp dụng giải pháp: có thể áp dụng ở tất cả các lớp 11 của trường THPT 
Nguyễn Trung Trực và có thể mở rộng phạm vi áp dụng cho tất cả các học sinh lớp 11 
của tất cả các trường THPT nói chung trên cả nước. 
VII. Kết luận 
Nhà văn học viễn tưởng Rober A Heinlein đã nhận định: “ Một thế hệ ngoảnh 
mặt lại với lịch sử là một thế hệ không có quá khứ - và cũng không có tương lai”. Qua 
nhận định trên có thể thấy được tầm quan trọng của lịch sử đối với mỗi cá nhân cũng 
như với các quốc gia, dân tộc. 
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử cũng như tạo hứng thú học tập 
cho học sinh, giúp các em ngày càng yêu thích môn học. Từ đó hình thành niềm đam mê 
với lịch sử cũng như phát huy lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước. 
Yêu cầu được đặt ra đối với những thầy cô đang giảng dạy lịch sử tại trường THPT là 
phải không ngừng học tập, trao dồi kinh nghiệm và đổi mới trong giảng dạy. 
Xuất phát từ yêu cầu đó, việc lồng ghép các trò chơi vào tiết dạy lịch sử là hết sức 
cần thiết, điều này thể hiện sự sáng tạo của người dạy so với cách dạy truyền thống trước 
đây. Với hình thức này, học sinh từ trạng thái bị động tiếp thu kiến thức chuyển sang chủ 
động tìm hiểu kiến thức và tư duy giải quyết các vấn đề được đặt ra. 
 Hiệu quả đạt được khi áp dụng hình thức tổ chức trò chơi trong tiết dạy lịch sử 
đạt được khá cao, đa phần học sinh thích thú với các trò chơi giáo viên đưa ra. Kết quả 
thu được ở các lớp áp dụng phương pháp này cao hơn so với các lớp được dạy theo hình 
thức truyền thống. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này vào giảng dạy đòi hỏi 
người giáo viên phải hết sức kiên trì, nhẫn nại bởi dạy lịch sử theo hình thức mới không 
thể một sớm một chiều có thể thu được kết quả. Vấn đề này đòi hỏi cả một quá trình từ 
nghiên cứu đến áp dụng vào thực tiễn và điều chỉnh cho phù hợp để có thể phát huy hiệu 
quả cao nhất. 
 Phạm vi ảnh hưởng của hình thức này có thể áp dụng cho tất cả học sinh lớp 11 ở 
đơn vị nói riêng và học sinh đang học lớp 11 trên cả nước nói chung. 
Trên đây là những kinh nghiệm được tôi đúc kết được trong quá trình giảng dạy. 
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật./. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
 Châu Thị Thanh Trúc 
26 
Tuần: 8 Ngày soạn: 28/8/2019 
Tiết: 8 Ngày dạy:14→19/10/2019 
Lớp:11A2, A4,A6 
Chương III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI 
Bài 7. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
Giúp HS hiểu được: 
- Những thành tựu văn hóa và sự phát triển của văn học nghệ thuật từ thế kỉ XIX 
đến đầu thế kỉ XX. 
- Nắm được các trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã 
hội khoa học trong thời kì cận đại. 
 - Nhận thức vai trò, ý nghĩa của văn hóa nghệ thuật và các trào lưu tư tưởng tiến 
bộ đã mở đường cho sự phát triển của xã hội tạo nên bước ngoặt quan trọng của văn hóa 
nhân loại. 
- Vận dụng những kiến thức đã học về thành tựu văn hóa nghệ thuật và các trào 
lưu tư tưởng tiến bộ những giá trị trong bước phát triển đi lên của loài người. 
2. Định hướng phát triển năng lực: năng lực tự học, hợp tác,quan sát, giao tiếp 
3. Phương pháp dạy học: liên môn, tích hợp, hoạt động nhóm. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tranh ảnh minh họa về các nhân vật trong lĩnh vực văn học, âm nhạc, hội họa, các tác 
phẩm văn học gắn liền với tác giả. 
- Máy tính để ứng dụng CNTT. 
- Quà phát thưởng cho học sinh tham gia trò chơi. 
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Sách giáo khoa, tập ghi bài, phiếu học tập. 
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Hoạt động khởi động: Giáo viên kiểm tra nội dung bài cũ qua hình thức trò chơi “ 
Chọn đi chờ chi” ( 5 phút) 
- Trình bày hậu quả, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất? Vì sao gọi đây là 
cuộc chiến tranh thế giới? 
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của CTTG I? Theo em cuộc chiến tranh này 
mang tính chất gì? 
- Trình bày nguyên nhân, kết cục của CTTG I? 
- Chiến tranh thế giới thứ nhấ mang đến hậu quả gì? Vì sao gọi đây là cuộc chiến tranh 
đế quốc phi nghĩa? 
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những thành tựu văn hóa thời cận 
đại cũng như hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng đối với sự phát triển 
của văn hóa, nghệ thuật thời gian này như thế nào? 
27 
Thời 
gian 
ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI 
15 
phút 
Liên môn: 
văn học, 
âm nhạc, 
hội họa, 
triết học. 
Liên hệ 
kiến thức 
bài cũ ( 
lớp 10) 
GV: Văn hóa là gì? 
Là những giá trị vật chất, tinh thần do 
con người sáng tạo ra trong lịch sử. 
GV: Tại sao vào thời cận đại, nền văn 
hóa Châu Âu lại phát triển? 
 Sau cách mạng tư sản và cách mạng 
công nghiệp, kinh tế các nước có điều 
kiện phát triển. Trong xã hội tồn tại các 
mối quan hệ cũ, mới phức tạp cùng với 
sự suy yếu, rệu rã của chế độ phong kiến. 
Đây là đề tài sống động cho các nhà văn, 
nhà thơ thời bấy giờ. 
Hoạt động nhóm: Trình bày các thành 
tựu văn hóa thời bấy giờ? 
N1: thành tự văn học. 
N2: Âm Nhạc 
N3: Hội họa 
N4: Tư tưởng 
→ Hs thảo luận và trả lời. GV nhận xét, 
bổ sung và giới thiệu với HS những hình 
ảnh liên quan. ( GV có thể cho HS nghe 
1 đoạn nhạc của Bet-to-ven ( bản giao 
hưởng số 3) hay Moda. 
GV bổ sung: 
Trào lưu triết học Ánh sáng ( đã học ở 
lớp 10) phê phán giáo lí lạc hậu, lỗi thời 
và đề xuất tư tưởng tiến bộ. Lên án sự 
thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ 
Ki-tô giáodọn đường cho cách mạng tư 
sản Pháp bùng nổ. 
GV kết hợp với tranh ảnh giới thiệu sơ 
lược về 3 nhà tư tưởng: 
- Mông-te-xki-ơ nhà văn và đại biểu triết học 
ánh sáng Pháp xuất thân gia đình quý tộc, 
bản thân làm thẩm phán ở tòa án Boocđô. 
Ông đã viết nhiều tác phẩm, một số tác phẩm 
chính là Những bức thư Ba Tư (1721), Tinh 
thần pháp luật (1748) chủ trương thiết lập 
chế độ quân chủ lập hiến. 
- Vônte (Voltaire) - nhà sĩ, thi sĩ, kịch sĩ, sử 
gia, triết gia và đại biểu xuất sắc của triết 
học ánh sáng Pháp. Năm 22 tuổi, vì sáng tác 
1. Sự phát triển văn hóa trong 
buổi đầu thời cận đại ( giữa TK 
XVI – XVIII) 
- Chế độ phong kiến suy yếu. 
- Kinh tế các nước phát triển sau 
cách mạng tư sản và cách mạng 
kinh tế. 
 Điều kiện thuận lợi để sáng tạo 
ra những thành tựu văn hóa. 
 Thành tựu văn hóa: 
- Văn học: Xuất hiện những nhà 
văn, nhà thơ người Pháp như 
Cóoc Nây, La-phông-ten, Mô-li-
e Nội dung mong muốn cuộc 
sống công bằng, tốt đẹp, tự do. 
- Âm nhạc: Những nhà soạn nhạc 
thiên tài Bét-tô-ven, Mô-da 
- Hội họa: Rem-bran nổi tiếng vẽ 
tranh chân dung và phong cảnh. 
- Tư tưởng: Trào lưu triết học Ánh 
sáng với Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, 
Rút-xô. 
28 
15 
phút 
Liên môn 
văn 
học,kiến 
trúc, hội 
họa, âm 
nhạc. 
những bài thơ châm biếm có tính chất chống 
lại vị Nhiếp chính của triều đình, ông bị tống 
giam vào ngục Baxti, sau bị trục xuất khỏi 
nước Pháp, sang sống ở nước Anh 4 năm. 
Khi trở về Pháp, Vônte đã cho xuất bản tập 
Những bức thư triết học nổi tiếng (1734). 
Trong cuốn cách này, Vônte đả kích sự 
chuyên quyền của giáo hội, chính sách ngu 
dân và những tục lệ phong kiến lạc hậu của 
nước Pháp. Cuốn sách bị giáo hội thiêu hủy 
và tác giả phải trốn ra nước ngoài để khỏi bị 
đàn áp. 
- Rút-xô mẹ mất sớm, sống với cha là thợ 
đồng hồ. Thuở nhỏ, không được học hành 
chu đáo. Năm 1728, bỏ Giơnevơ ra đi tìm 
cuộc sống tự do, lang thang nhiều nơi, kiếm 
sống bằng nhiều nghề. Tác phẩm “Khế ước 
xã hội” (1762) đã làm cho Ruxô có vai trò 
quan trọng trong triết học chính trị. 
 Làm cho quần chúng thức tỉnh, khai 
thông tư tưởng, chống lại Giáo hội. 
GV: Từ đầu TK XIX đến đầu TK XX ở 
Châu Âu có điểm gì đáng lưu ý? 
Do ảnh hưởng của CMTS Pháp, nhiều 
cuộc CMTS nổ ra ở Châu Âu, giai cấp 
TS lên nắm quyền, tiến hành xâm lược để 
mở rộng lãnh thổ. Về cơ bản, CNTB đã 
giành thắng lợi trên phạm vi toàn TG. 
Bản chất của CNTB là bóc lột đời sống 
người dân khốn khổ. Đây là nền tảng cho 
các nhà nghệ thuật phản ánh trong 
thơ,văn. 
GV: Hãy trình bày một số thành tựu 
trong lĩnh vực nghệ thuật? 
GV bổ sung và giới thiệu hình ảnh có 
liên quan đến các tác phẩm. 
- Người khốn khổ được xuất bản năm 
1862, nội dung kể về cuộc sống của 
người dân Pháp TK 19. Nhưng chủ yếu 
là nói về cuộc đời của nhân vật Giăng-
van-giăng với nhiều nỗi khốn khổ,phải 
ngồi tù vì tội ăn cắp thức ăn cho gia 
đình 
- Chiến tranh và hòa bình đề cập tới một 
giai đoạn của Lịch Sử của nước Nga vào 
thời gian trước và sau cuộc xâm lăng của 
2. Những thành tựu văn học nghệ 
thuật từ đầu TK XIX đến đầu TK 
XX. 
 Bối cảnh lịch sử: 
CNTB chuyển sang giai đoạn 
CNĐQ, giai cấp tư sản nắm quyền 
thống trị đã mở rộng xâm lược 
thuộc địa làm cho đời sống nhân 
dân khốn khổ.  Đề tài để các 
nhà nghệ thuật phản ánh trong tác 
phẩm. 
 Thành tựu trên các lĩnh vực 
văn học nghệ thuật: 
- Văn học phương Tây: 
+ Víc-to-huy-gô (1802 – 1885) “ 
Người khốn khổ”. 
+ Lép-tôn-xtôi ( 1828 – 1910) “ 
Chiến tranh và hòa bình”, “ Phục 
sinh” 
+ Mác – Tuên ( 1835 – 1910) “ 
Những cuộc phiêu lưu của Tôm 
Xoay-ơ”, “ Những người I-nô-
xăng đi du lịch” 
- Văn học phương Đông: 
+ Ta-go (Ấn Độ) “ Thơ Dâng”. 
29 
 3. Luyện tập ở lớp ( 7 phút) 
GV cho học sinh củng cố nội dung bài bằng trò chơi “ Người ấy là ai” 
Napoléon Bonaparte. 
- Những cuộc phiêu lưu của Tôm-xoay-ơ 
kể về cuộc phiêu lưu của chú bé Tom 
cùng hai người bạn là Finn và Becky 
- AQ chính truyện A.Q của Lỗ Tấn là một 
trong những kiệt tác của văn học hiện đại 
Trung Quốc, vẽ lên bức tranh sinh động 
về nông thôn Trung Quốc nửa phong 
kiến, nửa thuộc địa.Bối cảnh lịch sử của 
câu chuyện là thời kỳ trước sau cách 
mạng Tân Hợi (1911) với những thế lực 
phong kiến hiện vào các tên địa chủ. 
GV giới thiệu hình ảnh về kiến trúc, hội 
họa và clip minh họa về vở ba lê Hồ 
thiên nga. 
+ Lỗ Tấn ( 1881 – 1936) “ Nhật kí 
người điên”, “ AQ chính 
truyện” 
+ Hô-xê-ri-đan ( Philipin) “ Đừng 
đụng vào tôi”. 
 Phản ánh hiện thực xã hội, 
mong muốn một xã hội tốt đẹp 
hơn. 
- Nghệ thuật: 
+ Kiến trúc: Cung điện Véc-xai 
(1708), bảo tàng Lurve ở Pháp, 
Lâu đài Schoe-brun ở Áo. 
+ Hội họa: họa sĩ danh tiếng như 
Van-gốc ( Hà Lan), Phu-gi-ta ( 
Nhật Bản), Lê-vi-ta (Nga) 
+ Âm nhạc: Trai-cốp-ki (1840 – 
1893) – “Hồ thiên nga”, “Người 
đẹp ngủ trong rừng” 
3. Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự 
ra đời phát triển của CNXHKH từ 
giữa TK XIX đến đầu TK XX. 
(Hướng dẫn HS đọc thêm) 
30 
Các hình ảnh của trò chơi 
- HS 1: Nhà soạn nhạc thiên tài người Áo? → HS 2: Mô-da. 
- HS 1: Là nhà văn hóa cách mạng nổi tiếng người Trung Quốc→ HS 2: Lỗ Tấn 
- HS 1: Người nổi tiếng với các tác phẩm truyện ngụ ngôn → HS 2: La-phông-ten 
- HS 1: Tác giả của bức tranh “ Tháng ba” → HS 2: Lê-vi-tan 
4. Bài tập vận dụng ( 1phút) 
 - Tại sao những nhà triết học Ánh sáng thế kỉ XVII – XVIII được xem là những 
người đi trước, dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi? ( học sinh giải quyết câu 
hỏi ở nhà, tiết học sau học sinh trình bày, giáo viên nhận xét). 
5. Tìm tòi, mở rộng ( 2 phút) 
 - Học bài. 
 - Chuẩn bị các nội dung của bài số 8 theo mẫu sau: 
CÁC CUỘC CMTS THỜI CẬN ĐẠI 
Tên Cách mạng Thời gian Nguyên nhân 
bùng nổ 
Kết quả Tính chất 
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
.. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_thong_qua_hinh_thuc.pdf
Sáng Kiến Liên Quan