SKKN Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS Thượng Thanh thông qua việc giáo dục học sinh đặc biệt

 Gia đình là tế bào của xã hội cho nên gia đình cũng chịu tác động rất lớn từ môi trường xã hội. Xã hội hiện đại, con người bận rộn, nhiều chuẩn mực đạo đức bị đảo lộn khiến cho các ông bố bà mẹ trong các gia đình cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Có những gia đình vì mải mê kiếm tiền nên phó mặc con cái cho ông bà hay người thân không quan tâm đến nhu cầu tình cảm của con. Hoặc cũng có những gia đình bố mẹ đi tìm hạnh phúc riêng bỏ mặc con cái. Hoặc có những ông bố bà mẹ vào tù ra tội nên không thể trở thành tấm gương tốt cho con. Sống trong môi trường như thế các em cũng dễ nảy sinh những tình cảm tiêu cực, những hành vi không đúng với chuẩn mực đạo đức. Và để giải tỏa những bức xúc trong lòng nên các em thường có những biểu hiện chống đối hay bất cần, vô trách nhiệm, sống buông thả, không chịu nghe lời người lớn. Hoặc ngược lại có những em lại được bố mẹ cưng chiều hết mức, muốn gì được nấy, lấy tiền để bù đắp những thiếu thốn về mặt tình cảm. Cho nên các em có biểu hiện sống ích kỉ, không biết tôn trọng người khác, không có ý chí phấn đấu, ăn chơi, đua đòi.

doc58 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS Thượng Thanh thông qua việc giáo dục học sinh đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phục cho mình có sự giúp đỡ của GVCN và tập thể lớp.
 GVCN nên nêu những tấm gương học tốt, giúp đỡ bạn, tiến bộ để khích lệ các em trong lớp cùng cố gắng. Và nếu có đưa ra phê bình thì nên dựa trên nguyên tắc tôn trọng, có thể dấu tên chỉ kể việc làm biểu hiện để học sinh tránh đồng thời tập thể sẽ giúp đưa ra các biện pháp khắc phục thông qua thảo luận.	 
 Để có một tập thể đoàn kết, vững mạnh trước hết tôi xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm và biết giúp đỡ bạn bè. Tôi thường tổ chức các cuộc họp riêng cán bộ lớp hướng dẫn các em cách làm việc và thường xuyên nghe báo cáo của các em về tình hình lớp. Tôi cũng luôn nhắc nhở các em phải gương mẫu, biết quan tâm, giúp đỡ các bạn. Có như vậy thì mới đưa tập thể lớp đi lên. 
 Bản thân tôi khi giải quyết các vấn đề và xử lí các vụ việc cũng dựa trên nguyên tắc công bằng và tôn trọng các em để các em cảm nhận mình được đối xử như nhau. Việc làm đó cũng góp phần khiến các em nghe lời mà cố gắng phấn đấu.
 Tôi cũng thường xuyên động viên các em tham gia các hoạt động ngoại khóa như đi tham quan hay các hoạt động của trường để các em khăng khít và hiểu nhau hơn. Và trong bất cự hoạt động nào cũng có sự hướng dẫn và động viên của cô chủ nhiệm. Nhờ có như vậy mà các em được sống trong bầu không khí lành mạnh, đoàn kết. Đó cũng là nguyên nhân giúp các em tiến bộ hơn.
7. Phối hợp với giáo viên bộ môn và các lực lượng khác trong trường học
 Đối với các em học sinh nhất là các em HSĐB thì việc giáo dục không hề đơn giản. Bời vì ngay bản thân các em là một cá thể vô cùng phức tạp. Vì vậy muốn giáo dục các em có hiệu quả cẩn có sự phối hợp của giáo viên bộ môn, giáo viên Tổng phụ trách, Đội Thiếu niên Tiền phong, Đoàn Thanh niên Cộng sảnThông qua giáo viên bộ môn cũng có thể tìm hiểu những nhu cầu, hứng thú của các em. Hoặc có thể phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách, tổ chức Đội, Đoàn trong việc tổ chức cho các em tham gia các hoạt động, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Ngoài ra còn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường trong việc giáo dục các em HSĐB. Quyết định khen thưởng hay kỉ luật đều được Hội đồng Sư phạm của nhà trường thông qua. Chính vì vậy sự phối hợp này là vô cùng quan trọng. Chẳng hạn như việc xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo Thông tư 58 không chỉ đơn thuần là sự đánh giá xếp loại của GVCN mà phải thông qua tập thể lớp và đặc biệt là sự đánh giá của Hội đồng nhà trường mà cụ thể ở đây là giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy, giáo viên Tổng phụ trách.
 Tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để nắm được tình hình học tập cũng như sở trường của các em để tiến hành các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Tôi luôn tạo mối quan hệ gắn bó với các giáo viên bộ môn, sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ của đồng nghiệp và trao đổi những phương pháp giáo dục học sinh. Đặc biệt nhờ có sự phối hợp như vậy nên tôi đã kịp thời uốn nắn những vi phạm của các em và tạo ra không khí học tốt trong các giờ học. Cũng nhờ có sự phối hợp chặt chẽ, năm học lớp 9 các em có tỉ lệ đỗ vào cấp 3 cao hơn so với mặt bằng chung của lớp rất nhiều nhờ vào điểm của hai môn Văn và Toán tương đối đều nhau.
8. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội
 Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh là cầu nối giữa nhà trường, GVCN với gia đình học sinh. Tổ chức hoạt động Hội ngoài việc giúp nhà trường xây dựng cơ sở vật chất còn góp phần cùng nhà trường giáo dục HSĐB. Thực tế những năm qua ở trường THCS Thượng Thanh, Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh đã giúp cho nhà trường, GVCN bằng cách tác động tới phụ huynh để giáo dục học sinh từ chỗ bỏ học , trốn học đến đi học chuyên cần và nghiêm túc. Mặt khác, Ban đại diện Hội đã tác động đến gia đình các em quan tâm và có trách nhiệm đối với con cái của họ hơn.
 Hiện nay ở địa phương đã hình thành các khu dân cư và nhiều nơi đã xây dựng khu dân cư, thôn văn hóa, đó là điều kiện tốt để các Đoàn thể cùng với nhà trường, GVCN qua đó giáo dục học sinh. Các đoàn thể, chính quyền địa phương giúp cho các thành viên xây dựng gia đình văn hóa, hạn chế tình trạng cha mẹ bỏ mặc con cái đi làm ăn, những mối bất hòa trong gia đình dần dần chấm dứt, từ đó cha mẹ sẽ có điều kiện chăm sóc và giáo dục con cái tốt hơn.
 Biện pháp trên cũng dựa trên nguyên tắc thống nhất giữa các lực lượng giáo dục vì vậy mà cần có sự thống nhất về mục tiêu, yêu cầu và phương pháp giáo dục giữa các lực lượng giáo dục. Để đạt hiệu quả trong công tác giáo dục HSĐB, người GVCN phải tạo mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức ở địa phương, với Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh và đặc biệt với chính phụ huynh học sinh ở lớp mình chủ nhiệm. Nếu không tạo được điều đó thì quá trình giáo dục HSĐB sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Lúc này người GVCN phải phát huy vai trò chủ đạo của mình trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục.
 Chẳng hạn đối với HSĐB trong biểu hiện khí chất: hay gây gổ, không nghe lời, lười học ham chơiGVCN sẽ gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi, tìm nguyên nhân và cách tháo gỡ. Kết hợp với sự giúp đỡ của Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể ở địa phương để phối hợp giáo dục tách các em ra khỏi sự ảnh hưởng xấu của môi trường xung quanh. Có sự trao đổi kết quả, biểu hiện cố gắng của các em thường xuyên và kịp thời thông qua sổ liên lạc điện tử, gọi điện, gặp mặtđể có sự điều chỉnh biện pháp giáo dục phù hợp. Thông qua các buổi họp phụ huynh đầu năm, GVCN sẽ thống nhất các biện pháp giáo dục đối với học sinh do mình chủ nhiệm, yêu cầu sự đóng góp ý kiến của phụ huynh và tiến hành thực hiện theo các biện pháp đã đề ra. Trong cuộc họp sơ kết học kì I và cuối năm học, GVCN sẽ đánh giá và có sự điều chỉnh đối với các biện pháp giáo dục đã đề ra dựa trên sự tiến bộ của các em và sự phản hồi của phụ huynh học sinh trong năm học này và năm học tiếp theo.
 Ở trường THCS Thượng Thanh việc phối hợp các lực lượng tương đối có hiệu quả, tạo ra sự đồng thuận, thống nhất giữa các lực lượng giáo dục thông qua Đại hội Cha mẹ học sinh, các cuộc họp thường niên do nhà trường tổ chức, qua các hoạt động ngoại khóa như: khai giảng, bế giảng, các ngày lễ kỉ niệm, tham quanThông qua các hoạt động này, nhà trường, GVCN có cơ hội lắng nghe những ý kiến của phụ huynh học sinh, tạo nên mối quan hệ thân mật, gần gũi, cùng hướng tới mục đích chung.
 Trong một năm học tôi rất chú trọng đến cuộc họp phụ huynh. Và trong những cuộc họp đó tôi chia sẻ những khó khăn của lớp cũng như đề ra các giải pháp giúp tháo gỡ khó khăn. Tôi thường đề ra các biện pháp cụ thể để quản lí học sinh với phụ huynh. Để làm được điều đó tôi thông báo tới phụ huynh lịch học, thời gian học. Nếu có điều chỉnh sẽ thông báo qua sổ liên lạc điện tử với phụ huynh. Về phía gia đình, học sinh nghỉ học gia đình phải có giấy xin phép và gọi điện thông báo. Nếu học sinh tự ý nghỉ học hoặc nghỉ học không phép GVCN sẽ gọi điện bào trực tiếp cho gia đình học sinh để gia đình biết và tìm con. Đôi khi GVCN cũng phối hợp với phụ huynh trong việc tìm con về nhà. Nhờ có việc quản lí chặt chẽ như vậy mà hết năm học lớp 7 lên lớp 8 không còn hiện tượng học sinh bỏ tiết, trốn học nữa.
 Bên cạnh đó, tôi cũng trao đổi với phụ huynh cách thức kiểm tra bài vở của các con đặc biệt là các học sinh có ý thức chưa tốt thông qua sổ dặn dò. Hàng ngày các con phải ghi yêu cầu vào sổ dặn dò, cuối mỗi buổi học có chữ kí của tổ trưởng xác nhận ghi đầy đủ. Gia đình sẽ kiểm tra con học và làm bài theo sổ dặn dò có chữ kí xác nhận của phụ huynh.
 Thấy được vai trò quan trọng của Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh nên trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi cũng chọn ra những phụ huynh nhiệt tình có trách nhiệm nhất để tham gia vào hội. Nhờ có sự giúp đỡ đắc lực của Ban phụ huynh nhiều lần đã giúp GVCN trong việc giáo dục học sinh. Chẳng hạn như Ban phụ huynh đến tận nhà tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh, phối hợp với GVCN trong việc động viên, giúp đỡ, chia sẻ với gia đình các em học sinh trong việc giáo dục học sinh. Ban phụ huynh lớp tôi thực sự trở thành chiếc cầu nối giữa gia đình và nhà trường. Ban phụ huynh còn hỗ trợ học sinh trong việc tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường như hỗ trợ làm hội trại, hội chợ quê
 Ngoài ra tôi thường xuyên trao đổi, gặp gỡ với gia đình có các HSĐB để phối hợp trong việc giáo dục con em. Trường hợp em Ngọc Huyền như đã nói ở trên, em bị thiểu năng hay bị các bạn trêu chọc. Tôi yêu cầu gia đình đưa đón con đi học để hạn chế bạn bè trêu chọc. Ngoài ra, trong các giờ sinh hoạt lớp, tôi thường kể cho các em nghe các câu chuyện về những người kém may mắn trong cuộc sống để thông qua đó giáo dục các em biết yêu thương, giúp đỡ các bạn kém may mắn. Và trong trường hợp em bị một số bạn cố tình trêu chọc tôi thường nghiêm khắc kiểm điểm, phê bình trước lớp. Đối với trường hớp em Ngọc Huyền, em thuộc diện học sinh học hòa nhập nên không đòi hỏi cao. Về nhà, tôi chỉ yêu cầu phụ huynh kiểm tra vở và hướng dẫn con làm bài. Trên lớp chỉ cần em ghi chép bài đầy đủ. Ngoài ra tôi cũng giao các bạn giúp đỡ kèm cặp thêm. Sau một năm học, đã không còn tình trạng phân biệt đối xử và trêu chọc em nữa, em được các bạn quan tâm hơn.
 9. Cảm hóa học sinh đặc biệt bằng tình yêu thương
 Các biện pháp trên đây sẽ không đạt hiệu quả nếu nó không xuất từ sự yêu thương chân thành học sinh. Coi học sinh như con mình, đối xử với các em tôn trọng, thừa nhận “cái tôi” của các em. Và chắc có lẽ không có biện pháp giáo dục nào tốt hơn giáo dục bằng tình thương. Tình yêu thương có sức cảm hóa con người rất lớn. Tình yêu thương đó xuất phát từ cái “tâm” rất lớn của người thầy giáo. Chữ “tâm” ở đây không phải chỉ là sự yêu thương vô bờ đối với học trò mà còn là tâm huyết tha thiết yêu nghề. Tôi đã đọc được đâu đó một câu danh ngôn: Nếu bạn nhìn ai đó với ánh mắt yêu thương, bạn sẽ không nhìn thấy những nét xấu xa mà bạn sẽ chỉ toàn nhìn thấy những nét đẹp mà thôi.
 Hãy nhìn các em với ánh mắt bao dung, độ lượng, chân thành, vị tha, không xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của các em. Có như vậy các em mới có thể vươn lên, vượt qua những mặc cảm hay hạn chế của bản thân.
 Lần đầu tiên khi nhận lớp chủ nhiệm, biết là rất khó khăn vất vả bởi lớp có quá nhiều đối tượng HSĐB, có những lúc buồn nhưng tôi chưa bao giờ phân biệt đối xử với các em. Tôi luôn quan tâm, yêu thương các em. Tôi luôn thấy được những nét đáng yêu, đáng quí ở các em. Có lẽ cảm nhận được đó nên các em đã tiến bộ rất nhiều. Nhiều học sinh còn viết thư cho tôi tâm sự những chuyện vui buồn, hay chia sẻ những vướng mắc. Các em biết quan tâm đến cảm xúc của cô, biết hối hận khi làm cô buồn và rơi những giọt nước mắt ân hận. Tôi thiết nghĩ nếu như mình không yêu thương các em làm sao nhận được từ các em những tình cảm như vậy. Thành tích của các em cuối lớp 9 là câu trả lời tốt nhất cho các biện pháp mà tôi đã đề ra và trăn trở trong suốt những năm tháng làm chủ nhiệm.
 Trên đây là các biện pháp được xây dựng trên các nguyên tắc và phương pháp giáo dục. Khi sử dụng cần phải phối hợp các biện pháp để đạt kết quả tốt nhất. Và khi thực hiện cũng không nên cứng nhắc, phải mềm dẻo để xử lí các tình huống phát sinh với sự bình tình, khéo léo của GVCN. Có như vậy mới đạt được hiệu quả trong giáo dục. Ngoài những biện pháp nêu trên cũng còn những biện pháp khác nên trong quá trình thực hiện GVCN có thể sáng tạo thêm dựa trên đặc điểm, hoàn cảnh của học sinh lớp mình.
V. Kết quả kiểm nghiệm đề tài
 Từ một giáo viên trẻ mới ra trường còn nhiều bỡ ngỡ nhưng với lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc, tôi đã đạt được những thành tích nhất định trong công tác chủ nhiệm của mình. Để có được thành công đó trước kể đến các cấp lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục đã cho tôi được học hỏi kinh nghiệm qua các sáng kiến kinh nghiệm, qua các tiết thi GVCN giỏi, qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho GVCNTiếp đến là Ban Giám hiệu nhà trường, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện, chỉ bảo những kinh nghiệm quí báu, quan tâm giúp đỡ khi tôi gặp những khó khăn trong công tác chủ nhiệm để tôi có thể vượt qua. Cho đến nay gần 10 năm làm công tác chủ nhiệm, tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh trong đó có các HSĐB nhưng tôi lúc nào cũng giữ được tình yêu nghề và trách nhiệm với học sinh. Và cũng qua đề tài này, tôi lại cảm nhận được sâu sắc sự góp ý, chỉ bảo chân thành của bạn bè đồng nghiệp và những bài học trong công tác chủ nhiệm.
 Trước hết về mặt nhận thức tôi đã có sự chuyển biến rõ rệt. Khi tôi mới ra trường, kinh nghiệm còn ít, chỉ dựa trên những kiến thức sách vở và kinh nghiệm truyền miệng của các thầy cô giáo nên trong quá trình chủ nhiệm cũng không tránh khỏi những sai lầm. Đôi khi còn lúng túng trong việc giải quyết các tình huống sư phạm, còn nóng nảy, giải quyết chưa triệt để các vấn đề nhất là khi gặp các đối tượng HSĐB. Chưa biết cách vận dụng linh hoạt các nguyên tắc và phương pháp giáo dục trong thực tế chủ nhiệm. Nhưng nay, tôi đã biết cách vận dụng có hiệu quả những nguyên tắc và phương pháp giáo dục đó, thấy được vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. Và trong quá trình thực hiện tôi đã biết thực hiện linh hoạt, có sáng tạo để đạt được mục tiêu và mục đích giáo dục. Ngoài ra tôi còn nhận thấy, khi người giáo viên bình tĩnh, biết kiềm chế cảm xúc thì sẽ đạt được hiệu quả giáo dục cao hơn và nhận được sự tôn trọng, yêu quí của học sinh.
 Không chỉ có giáo viên có được những chuyển biến mà ngay cả học sinh cũng có sự chuyển biến rõ rệt qua từng học kì và từng năm học. Năm 2010 – 2011, tôi đã được nhà trường phân công làm chủ nhiệm lớp 7 khi đã cuối học kì I. Khi mới nhận lớp chủ nhiệm các em thực sự chưa có nề nếp cả về học tập lẫn kỉ luật. Lớp phân hóa thành nhiều đối tượng học sinh: học sinh chưa ngoan, học sinh hiếu động, học sinh lười học và có cả học sinh thiểu năng thể tăng động. Tôi đã xác định đây vừa là thử thách vừa là cơ hội đối với một giáo viên trẻ. Tôi đã trăn trở rất nhiều, tìm hiểu nguyên nhân, phân loại đối tượng học sinh, đưa ra các biện pháp cụ thể để giáo dục học sinh. Trong lớp tôi chủ nhiệm, không chỉ có các em HSĐB về hoàn cảnh: nhiều em bố mẹ bỏ nhau, bố hoặc mẹ mất, có em bố đi tù, bố mẹ không quan tâm mà còn có những em HSĐB về khí chất, đặc điểm tâm sinh lí: quá nghịch, hay gây gổ, lười học, bỏ học, không chịu nghe lời thầy cô giáovà có những em thường xuyên bị bạn bè trêu trọc vì thiểu năng về trí tuệ. Trong quá trình giáo dục, tôi đã phải thường xuyên thay đổi các phương pháp khi cảm thấy không phù hợp và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong quá trình giáo dục các em nhất là HSĐB. Và qua hơn hai năm chủ nhiệm các em đã có sự chuyển biến rõ rệt, các em có những biểu hiện tiến bộ. Các em không còn tình trạng bỏ học, trốn tiết, biết nghe lời, tôn trọng thầy cô giáo, có cố gắng trong học tập, đa số các em tiến bộ hơn so với trước đâyĐể làm được điều đó ngoài các biện pháp kể trên, tôi đã thực sự tôn trọng và đối xử công bằng với các em, không thành kiến trong quá trình giáo dục và hi sinh thời gian, công sức của mình vì học sinh.
 Và bằng việc cố gắng không ngừng, qua các năm chủ nhiệm tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng của các em. Trước đây thì tỉ lệ học sinh hạnh kiểm Khá cao, có cả học sinh hạnh kiểm Yếu. Nhưng sau mỗi năm chủ nhiệm thì các em đã có sự tiến bộ cả về học lực và hạnh kiểm. Chính kết quả đó đã động viên, khích lệ tôi rất nhiều để tôi hoàn thành đề tài này.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT LỚP 7B TỪ NĂM HỌC 2010 – 2013
(Tổng số: 31 học sinh)
 Xếp loại
Năm học
Hạnh kiểm Tốt
Hạnh kiểm Khá
Hạnh kiểm
Trung bình
Hạnh kiểm
Yếu
2010- 2011
16 (51,6%)
10 (32,3%)
3 (9,7%)
2 (6,4%)
2011- 2012
21 (67,8%)
8 (25,8%)
1 (3,2%)
1 (3,2%)
2012- 2013
26 (83,9%)
5 (16,1%)
0 (0%)
0 (0%)
* Ghi chú: Trước đây lớp thường xuyên đứng cuối trường nhưng nay lớp vươn lên đứng vị trí nhất, nhì trong khối. Và cuối năm lớp 9 được công nhận Lớp Tiên tiến xuất sắc. Tỉ lệ tốt nghiệp THCS của các em là 100% và thi đỗ vào cấp 3 là hơn 80%.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 I. Kết luận:
 Qua thời gian trực tiếp làm công tác chủ nhiệm trong nhà trường, tôi nhận thấy vai trò của GVCN vô cùng quan trọng trong việc giáo dục học sinh nói chung và HSĐB nói riêng. Đặc biệt trong điều kiện về kinh tế và xã hội hiện nay thì càng cần phải nâng cao vai trò của GVCN trong nhà trường, trong công tác chủ nhiệm. Đây là một nhiệm vụ cần thiết, quan trọng và cấp bách, đòi hỏi người GVCN phải tốn nhiều thời gian, công sức. Người giáo viên sẽ góp phần đào tạo cho xã hội những con người có cả “đức” và “tài”, đúng như sự mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức thì chỉ là người vô dụng”. 
 Giáo dục HSĐB là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, sáng tạo của người GVCN. Đòi hỏi người giáo viên rất nhiều tố chất, năng lực sư phạm. Qua thực tế công tác chủ nhiệm ở trường THCS Thượng Thanh và trong công tác giáo dục học sinh đặc biệt, tôi nhận thấy có thể sử dụng rất nhiều các biện pháp. Song tôi thấy thành công nhất là việc hình thành cho học sinh hình ảnh người thầy trong tâm hồn học sinh.Theo tôi muốn làm được điều này người thầy phải là người:
 Người thầy phải thực sự mẫu mực về đạo đức, tác phong, chuẩn mực về lời nói.
 Người thầy phải mẫu mực thực hiện nề nếp, tác phong trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày.
 Phải có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, tâm huyết với nghề, gần gũi, yêu thương học sinh.
 II. Kiến nghị:
 Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
 Chính quyền địa phương, các đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc giáo dục học sinh.
 Nhà trường, Ban giám hiệu có sự cân nhắc, đánh gía khi phân công giáo viên chủ nhiệm. Thấy được tầm quan trọng của GVCN trong công tác quản lí và giáo dục học sinh.
 Nhà trường quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ về phương tiện, cơ sở vật chất, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của GVCN để phối hợp kịp thời.
 Nhà trường cần tạo điều kiện để GV được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm qua các buổi sinh hoạt chủ nhiệm, qua các sáng kiến kinh nghiệm, các tiết thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Quận hoặc Thành phố.
 GVCN phải hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lí, giáo dục học sinh và nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công việc.
 GVCN phải có lòng yêu nghề, nhiệt tình, giàu lòng thương yêu và được học sinh và phụ huynh tin yêu, tín nhiệm.
 GVCN phải phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, giáo viên Tổng phụ trách, Đoàn, Đội trong việc giáo dục học sinh.
 GVCN phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc quản lí, giáo dục học sinh.
 Các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà sư phạm cần bổ sung thêm các phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn hiện nay.
 Với thời gian nghiên cứu ngắn, trình độ và kinh nghiệm của người nghiên cứu còn hạn chế. Đề tài chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được những nhận xét, góp ý và sự chỉ dẫn của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của tôi đạt kết quả tốt hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn chuyên viên Phòng Giáo dục, BGH nhà trường, bạn bè, đồng nghiệpđã giúp tôi hoàn thành đề tài này!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2014
Tôi xin cam kết đề tài này là do tôi viết, không sao chép bất cứ ở đâu. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!
Người viết
Nguyễn Thị Kim Nhàn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ trường trung học - Bộ GD & ĐT.
2. Giáo dục học đại cương II - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt.
3. Lí luận giáo dục (PGS. TS Phạm Viết Vượng), Giáo trình Cao đẳng Sư phạm
4. Luật GD 2005 - Bộ GD & ĐT.
5. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - Hà Nội 1996 - PTS. Phạm Viết Vượng.
6. Pháp lệnh cán bộ công chức - Bộ GD & ĐT
7. Thông tư 58/2011/TT - Bộ GD & ĐT Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.
8. Thực hành về giáo dục học - Hà Nội 1995 - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh
9. Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995 - PGS. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên).
10. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm (Nhiều tác giả), Giáo trình Đại học Sư phạm.

File đính kèm:

  • docskkn_2014_262201819.doc
Sáng Kiến Liên Quan