SKKN Một số kinh nghiệm dạy học Lịch sử, Địa lí lớp 4 theo hướng phát triển năng lực

Sách hướng dẫn của chương trình VNEN đã được thiết kế khá thuận lợi cho giáo viên và học sinh làm việc. Vì trong sách thể hiện rất rõ mục tiêu, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Các hoạt động được chia ra cụ thể với các lôgô hướng dẫn học sinh học tập như: Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp, hoạt động nhóm, hoạt động cả lớp, hoạt động với cộng đồng. Muốn có một tiết dạy theo hướng phát huy năng lực chủ động, tích cực của học sinh người giáo viên phải phải nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ của bài dạy; nghiên cứu kĩ để chia nội dung thành các hoạt động cụ thể. Khi soạn bài, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung từng bài để lựa chọn phương pháp, các thức tổ chức dạy học đẻ phát huy năng lực học tập của học sinh.Trong mô hình trường học mới coi trọng việc tổ chức cho HS hoạt động độc lập hoặc theo nhóm ( thảo luận, làm thí nghiệm, quan sát vật mẫu, phân tích bảng số liệu ) Thông qua các hoạt động đó học sinh vừa phát triển năng lực đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, tập dượt phương pháp nghiên cứu và tăng cường khả năng giao tiếp. Đối với các bài học có nội dung trừu tường hoặc hệ thống kênh hình nhiều, câu hỏi có độ khó, có hướng mở đòi hỏi cần phải nhiều thời gian và nhiều người tham gia thảo luận, tranh cãi mới vỡ lẽ ra vấn đề thì giáo viên nên thiết kế để tổ chức cho các em hoạt động nhóm.Dự kiến trước những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải.

doc60 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 3635 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học Lịch sử, Địa lí lớp 4 theo hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức cho các em hoạt động nhóm.
Trước khi tổ chức hoạt động nhóm vào một bài dạy tôi cần có thể cần dự kiến trước những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải. Từ đó nghĩ cách chia nhỏ câu hỏi hoặc thết kế câu hỏi dưới dạng bảng biểu và luôn đặt các câu hỏi:
Mục tiêu của hoạt động nhóm trong bài này là gì ? 
Hoạt động nào cần thảo luận nhóm ?
Hoạt động này cần bao nhiêu thời gian ?
Thời gian còn lại đủ để hoàn thành bài dạy không ?
Hoạt động này yêu cầu giáo viên và học sinh chuẩn bị những phương tiện, thiết bị gì ?
Học sinh cần phải tham khảo trước những tài liệu gì ?
b. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi để tổ chức cho học sinh thảo luận 
 Cần chuẩn bị những “câu hỏi mở” tức là câu hỏi có nhiều hướng phát triển, nhiều cách lí giải, đòi hỏi học sinh phải tư duy và trình bày nhiều ý kiến, thậm chí có phần tranh luận để tìm ra kết quả đúng nhất thì mới lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia. 
 Mặt khác khi chọn vấn đề thảo luận cần chú ý xem xét, nghiên cứu xem học sinh đã biết gì, cảm thấy gì suy nghĩ gì về vấn đề giáo viên đưa ra để tránh trường hợp quá sức với học sinh.
Nội dung thảo luận có thể lấy từ các câu hỏi khó trong sách giáo khoa hoặc khi khai thác tình huống mâu thuẫn trong lúc giảng bài để cho học sinh thảo luận tìm phương án giải quyết.
Ví dụ: Khi dạy bài Nhà Lí dời đô ra Thăng Long, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận câu hỏi: “Vì sao Lí Thái tổ chọn vùng đất Đại La làm Kinh đô ? ”
Các câu hỏi thảo luận nên cân nhắc kỹ và chuẩn bị trong phiếu học tập, hoặc viết sẵn trong bảng phụ. Những câu hỏi cần phải tham khảo tài liệu mới trả lời được thì giáo viên nên cho học sinh tham khảo thêm tài liệu. Cần lưu ý là mức độ và dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi phải tương đối đồng đều với nhau, tránh trường hợp giao cho nhóm này câu hỏi quá dễ trong khi nhóm kia lại câu hỏi quá khó ( hoặc giáo viên cho câu hỏi theo nhóm đối tượng học sinh sao cho phù hợp).
c.Chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho hoạt động: cách kê bàn ghế,bảng nhóm hoặc phiếu học tập, kết hợp sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học.
2.4 Tổ chức hoạt động nhóm:
a. Chia nhóm
Trong tiết học, nếu có nhiều nội dung, tôi có thể thay đổi hình thức nhóm, tạo ra cái mới, không khí học tập vui vẻ hơn.Tôi luôn chú ý đặc điểm của học sinh (trình độ, thái độ, tính cách, giới tính) để cơ cấu nhóm cho phù hợp. Các hình thức xếp nhóm cụ thể : 
- Nhóm nhỏ (2 - 3 học sinh): Thường dùng khi cần học sinh trao đổi, thảo luận những vấn đề cụ thể, đơn giản, thời gian ngắn. 
- Nhóm ghép đôi : Dùng để nghiên cứu, phân tích, trao đổi về một số vấn đề phức tạp đòi hỏi có sự cộng tác cao. 
- Nhóm 4 - 6 học sinh: Dùng khi học sinh trao đổi ý kiến hoặc thực hành một công việc cụ thể đòi hỏi nỗ lực chung của cả nhóm khi tiến hành thảo luận. 
- Nhóm 6 - 8 học sinh: Dùng khi thảo luận với nội dung có nhiều vấn đề, nhiều quan điểm trong khả năng giải quyết của học sinh, các vấn đề cần so sánh hay đi sâu hơn vào một nội dung đã thảo luận ở nhóm nhỏ nhưng khó thực hiện chung cho cả lớp.
Số lượng nhóm ít nhất phải gấp đôi số lượng câu hỏi thảo luận. Nghĩa là một câu hỏi thì phải có ít nhất hai nhóm cùng thảo luận câu hỏi đó thì mới thực hiện được khâu quan trọng tiếp theo là nhận xét đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm. Nhóm này có ý kiến thảo luận khác nhóm bạn, hoặc tìm ra đáp án hợp lí hơn nhóm bạn thì hoạt động thảo luận mới sôi nổi.
b. Giao việc cho các nhóm:
Giáo viên giải thích rõ yêu cầu thực hiện cho từng câu hỏi để học sinh đi đúng hướng và qui định thời gian thảo luận sao cho hợp lí
Nhiệm vụ giao cho mỗi nhóm phải rõ ràng, ngắn gọn, đủ để các thành viên hiểu rõ về nhiệm vụ cụ thể của tổ mình phải làm gì, làm trong thời gian bao lâu, kiểm tra thử một vài thành viên xem các em có hiểu được nhiệm vụ được giao hay chưa. Giáo viên cần gợi ý cho các nhóm để các bạn lâu nay ít được phát biểu, ít được đề đạt ý kiến của mình có quyền đưa ra câu trả lời trước nhất.
c. Tổ chức báo cáo:
Hết thời gian thảo luận, tôi yêu cầu bất kì em nào trong nhóm trình bày kết quả thảo luận. Tùy nội dung câu hỏi, tùy từng bài học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau như dùng bảng phụ, giấy khổ to hoặc kết hợp với chỉ lược đồ, tranh ảnh  Khi học sinh các nhóm lên trình bày giáo viên không nên đưa ra câu hỏi chất vấn hoặc nhận xét đúng, sai ngay lập tức sẽ làm cho học sinh lúng túng, mà phải để cho cả lớp cùng nhận xét.
Nếu bài dài, để tiết kiệm thời gian, mỗi câu hỏi thảo luận giáo viên chỉ yêu cầu một vài nhóm trình bày (nếu các nhóm cùng thảo luận một câu hỏi). các nhóm không được yêu cầu trình bày kết quả thì có nhiệm vụ nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn nhằm đảm bảo tất cả có cơ hội đóng góp ý kiến trong tiết học. Thông qua đó tôi có thể đánh giá được kết quả làm việc của các nhóm. Khi học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung, giáo viên phải lắng nghe cẩn thận và ghi tóm tắt lên bảng những điểm cơ bản của mỗi ý kiến phát biểu để phát hiện những mâu thuẫn giữa các ý kiến, nếu có ý kiến khác nhau thì kịp thời nêu vấn đề cho học sinh giải quyết.
Khi các nhóm không còn ý kiến bổ sung, tôi dành một khoảng thời gian để nhận xét các ý kiến của học sinh. Thực hiện quá trình phản hồi đầy đủ và hoàn chỉnh các thông tin mà học sinh cần ghi nhớ trên bảng nhóm hoặc ghi bảng. Tôi có câu hỏi kiểm tra một số em, xem các em đã nắm được vấn đề hay chưa. 
2.5. Thay đổi hình thức dạy học theo nhóm
Hoạt động thảo luận nhóm còn được thể hiện ở những trò chơi đòi hỏicó sự 
hảo luận, trí tuệ của cả nhóm (trò chơi ô chữ, ai nhanh hơn ai cho nhóm 2 học sinh, trò chơi ngôi sao may mắn, theo dòng lịch sử cho nhóm 4- 6 học sinh . . .), nhất là ở các bài dạy có áp dụng công nghệ thông tin. 
2.6 Mọt vài ví dụ minh họa cho hoạt động nhóm:
Để làm rõ hơn phần trình bày ở trên, tôi xin nêu một vài ví dụ cụ thể sau:
Ví dụ 1: Khi dạy bài Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo 
 Đối với bài này tôi cho học sinh thảo luận ở hoạt động 2
Ở hoạt động này học sinh cần đạt được hai mục tiêu: 
- Biết kể lại những nét chính về diễn biến của trần Bạch Đằng, biết được ý nghĩa trận Bạch Đằng
- Học sinh có khả năng phân tích, nhận xét, giải thích.
Trước tiên giáo viên cho học sinh tìm hiểu vì sao có trận Bạch Đằng
Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa từ “Mũi tiến công chính đến hết bài” và phát phiếu học tập:
+ Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc? Kết quả ra sao? 
Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa, câu hỏi viết lên phiếu học tập.
Dự kiến thời gian thích hợp cho hoạt động nhóm: 2 phút
Chuẩn bị đồ dùng học tập: bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ
Tổ chức nhóm: Tôi chia 6 nhóm, mỗi nhóm 5 em gồm 2 bàn
Tiến hành hoạt động:
Giáo viên nêu yêu cầu, giao nhiệm vụ
Phát phiếu học tập, bút, quy định thời gian hoàn thành hoạt động
Giáo viên yêu cầu các nhóm tự cử nhóm trưởng, thư kí.( luân phiên nhau)
Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Yêu cầu các nhóm ngồi vào vị trí (Từng cặp bàn quay lại với nhau )
Giáo viên đi quan sát hoạt động của từng nhóm để uốn nắn kịp thời.
Nhắc sắp hết thời gian.
Kết thúc hoạt động:
Giáo viên yêu cầu học sinh quay về vị trí ban đầu. Gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Yêu cầu học sinh nhóm này nhận xét kết quả thảo luận của nhóm bạn cho cả lớp nghe. Nhóm khác có ý kiến bổ sung, nhận xét (hoặc ngược lại).
Giáo viên yêu cầu cả lớp bổ sung nếu thấy chưa đủ. Các ý kiến bổ sung giáo viên ghi tóm tắt nhanh lên bảng. 
Sau khi các nhóm trình bày xong và học sinh không còn ý kiến, giáo viên treo kết quả hoàn chỉnh và đối chiếu lại với kết quả thảo luận của từng nhóm để nhận xét, khen ngợi những ý kiến bổ sung đúng.
Cuối cùng giáo viên có thể chốt phần này bằng câu hỏi: 
Vậy Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ ?
Học sinh trả lời được câu hỏi này xem như các em đã nắm được kiến thức của phần này, thảo luận đạt kết quả.
Ví dụ 2: Bài 17: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước
Khi thiết kế bài này, để học sinh nắm được sự kiện, nhân vật lịch sử tôi đã tổ chức cho học sinh Trò chơi học tập theo nội dung: Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ và quản lí đất nước tương đối chặt chẽ. 
Ở hoạt động này cần phải đạt được hai mục tiêu :
- Học sinh trình bày được Vua Lê Thánh Tông đã làm gì để củng cố việc quản lí đất nước. 
- Biết phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử bước đầu nhận thức về vai trò của pháp luật.
Tôi thiết kế trò chơi học tập Theo dòng Lịch sử phục vụ cho hoạt động nhóm. Các câu hỏi để các nhóm suy nghĩ thảo luận được soạn trên bài giảng điện tử, cụ thể như: 
Câu 1: Nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Câu 2: Vua Lê Thánh Tông đã làm gì để củng cố việc quản lí đất nước ? 
Câu 3: Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào ? 
Câu 4: Bản đồ đầu tiên của nước ta có tên là gì ?
................... 
Dự kiến thời gian cho mỗi nhóm suy nghĩ trả lời là: 01 phút
Tổ chức nhóm: Tôi chia 6 nhóm, mỗi nhóm 4 em gồm 2 bàn quay mặt vào nhau.
Tiến hành hoạt động: 
Yêu cầu các nhóm ngồi vào vị trí (Từng cặp bàn quay lại với nhau )
Giáo viên đưa ra luật chơi để nhóm thảo luận trả lời. Nhóm khác có ý kiến bổ sung, nhận xét (hoặc ngược lại) nếu nhóm kia trả lời chưa chính xác. 
Các nhóm trình bày xong và học sinh không còn ý kiến, giáo viên treo kết quả hoàn chỉnh và đối chiếu lại với kết quả thảo luận của từng nhóm để nhận xét.
Nếu cả 5 nhóm đều thảo luận và giành quyền trả lời đúng coi như hoạt động nhóm đã có hiệu quả.
Ví dụ 3: Dạy bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Khi thiết kế bài này tôi cho học sinh thảo luận ở hoạt động 1: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình đất nước ta như thế nào ?
Ở hoạt động này cần phải đạt được hai mục tiêu :
- Học sinh nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- Có kỹ năng phân tích tìm hiểu các thông tin. 
Trước tiên tôi cho học sinh tìm hiểu tình hình đất nước ta sau khi Ngô Quyền mất, sau đó biết được công lao thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
Tôi cho tiến hành hoạt động nhóm ở phần này bằng phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1. (Nhóm 1, 3, 5) Lập bảng so sánh tình hình đất nước ta trước và sau khi thống nhất vào mẫu phiếu bài tập sau:
 Thời gian
Các mặt 
Trước khi thống nhất
Sau khi thống nhất
Đất nước
Triều đình
Đời sống của nhân dân
Câu 2. (Nhóm 2,4,6) Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước ?
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để hoàn thành phiếu học tập.
Dự kiến thời gian thích hợp cho hoạt động nhóm: 4 phút
Chuẩn bị: bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ
Tổ chức nhóm: Tôi chia 6 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn
Tiến hành hoạt động:
Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh tiến hành thảo luận theo từng bước tương tự như ví dụ trên.
Yêu cầu nhóm này nhận xét bài làm của nhóm bạn cho cả lớp nghe.
Nhóm khác có ý kiến bổ sung, nhận xét (hoặc ngược lại).
Giáo viên yêu cầu cả lớp bổ sung nếu thấy chưa đủ. 
Ví dụ 4: Dạy bài 27: Nhà Nguyễn thành lập
Bài này tôi tiến hành thảo luận ở Hoạt động 3: Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình.
Ở hoạt động này cần đạt được mục tiêu :
- Biết được những chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị.
- Học sinh có khả năng tư duy, so sánh phân tích, đánh giá được chính sách quản lí xã hội rất chặt chẽ vá sự tàn bạo nhà Nguyễn 
Giáo viên cho học sinh thảo luận ở phần này bằng câu hỏi: 
Phiếu học tập: (Nhóm 4) Nêu một số sự kiện để chứng minh rằng các vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai.
Giáo viên viết câu hỏi trên phiếu học tập cho học sinh thảo luận.
Dự kiến thời gian thích hợp cho hoạt động nhóm: 3 phút
Chuẩn bị: bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ
Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh thảo luận theo từng bước tương tự như các ví dụ trên.
Cuối cùng giáo viên treo kết quả hoàn chỉnh và đối chiếu lại với kết quả thảo luận của từng nhóm để nhận xét, khen gợi những ý kiến bổ sung đúng.
Ví dụ 5: Ví dụ khi dạy Địa lí bài “Dãy Hoàng Liên Sơn” 
Giáo viên tổ chức trò chơi “Em tập làm hướng dẫn viên du lịch”
Giáo viên chuẩn bị 3 thẻ chữ có ghi 
1. Hoàng Liên Sơn
3. Phan-xi-păng
2. Sa Pa
Giáo viên phổ biến luật chơi: Cả lớp chia thành 3 đội, mỗi đội cử 1 đại diện lên bốc thăm; bốc được thẻ chữ nào thì sẽ thuyết minh về địa danh ấy, bài thuyết minh có thể do một người trình bày, hoặc nhiều người trong đội cùng tham gia. Đội nào có bài thuyết minh đúng, hay, có thêm tư liệu là đội thắng cuộc. Thời gian chơi: 5 phút. 
Để giành được chiến thắng các nhóm cần tích cực thảo luận trong nhóm lớn.
Qua hình thức này, các em khắc sâu được kiến thức của bài. Đó cũng là một trong cách rèn các em được nói, được trình bày những hiểu biết của mình sau cuối tiết học.
 Ví dụ 6: Ví dụ khi dạy Địa lí bài Ôn tập tôi đã tổ chức hoạt động nhóm cho các em hệ thống lại kiến thức về các vùng đồng bằng thông qua trò chơi: “ Hùng biện”
- Chuẩn bị: Bông hoa có ghi các câu hỏi.
- Cách tiến hành: Cho học sinh nhắc lại các vùng đồng bằng đã học. Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung. 
	Mỗi nhóm cử một đại diện tham gia hùng biện về những đặc điểm cơ bản của một trong các vùng đồng bằng trên. Đại diện nhóm hái hoa dân chủ, bắt thăm lựa chọn chủ đề, sau khi bắt thăm các nhóm có 3 phút thảo luận để chuẩn bị nội dung cần thể hiện. Sau 3 phút đại diện của nhóm lên trình bày.
	Sau khi các nhóm trình bày xong, cả lớp bình chọn người hùng biện hay nhất để tuyên dương và khen thưởng.
 Ví dụ 7 : Một tiết dạy có đủ các bước:
Toán 4 – Tiết 73
Bài : Nhân với số có 2 chữ số
Bước 1 : Nêu vấn đề
GV nêu vấn đề : Tính 38 x 24 = ?
 Các em hãy vận dụng vốn hiểu biết cúa mình, thảo luận trong nhóm 4, tìm cách tính kết quả phép tính này.
HS thảo luận, nói vắn tắt ý của mình
GV dựa vào ý của HS để định hướng suy nghĩ :
Đây là phép nhân với số có 2 chữ số, ta chưa học.
Ta mới chỉ học cách nhân với số có một chữ số.
Vậy phải tìm cách quy về phép nhân với số có một chữ số (hay quy về các phép nhân đã học)
Bước 1 : Giải quyết vấn đề
	Hoạt động 1 : 
	HS tự nghĩ cách nhân theo hướng nêu trên, ghi tắt vào giấy các ý riêng của mình. Sau đó các em bàn bạc trong nhóm đưa ra ý kiến của mình, thống nhất các cách làm ra bảng nhóm.
	Trong lúc đó GV đi quanh để giám sát, đôn đốc, khuyến khích các ý hay, trả lời các câu hỏi của học sinh .
	Hoạt động 2 : 
Một số nhóm báo cáo kết quả trước cả lớp. Học sinh chỉ và giải thích cách làm của nhóm mình. Chẳng hạn:
- Nhóm 1 : + Tách 24 = 8 x 3 => 38 x 24 = 38 x (8 x 3) = (38 x 8) x 3
	 + 38 nhân 8 là một phép nhân với số có một chữ số, em đã biết làm
 + 38 x 8 được bao nhiêu nhân tiếp với 3,cũng là nhân với số có một chữ số, em biết làm rồi.
- Nhóm 2: + Em tách theo phép cộng 24 = 7 + 8 + 9 
 + Dùng quy tắc nhân một số với một tổng 
 38 x 24 = 38 x (7 + 8 + 9 ) = 38 x 7 + 38 x 8 + 38 x 9
	 + Đây toàn là phép nhân với số có một chữ số, biết làm rồi.
-Nhóm3 : + Em dùng phép trừ 38 = 40 - 2 
 + Dùng quy tắc nhân một hiệu với một số 
 38 x 24 = (40 – 2) x 24 = 40 x 24 – 2 x 24
	 + 40 x 24 là nhân với số tròn chục : học rồi.
 + 2 x 24 là phép nhân với số có một chữ số, biết làm rồi.
 + Hoan hô khen 
-Nhóm 4 : + Em dùng phép cộng theo cách khác : 24 = 10 + 10 + 4 
	 + Dùng quy tắc nhân một một số với một tổng:
 38 x 24 = 38 x (10 + 10 + 4 ) = 38 x 10 + 38 x 10 + 38 x 4
- Nhóm 5 : + Em tách theo phép cộng : 24 = 20 + 4 
	 + 38 x 24 = 38 x (20 + 4 ) = 38 x 20 + 38 x 4
	 + 38 x 20 : có dạng phép nhân với số tròn chục : đã học.
 + 38 x 4 là phép nhân với số có một chữ số: đã học.
- Nhóm 6 : nêu cách tính thực tiễn như trong sách giáo khoa.
	Thảo luận về bài làm các nhóm vừa trình bày :
Đúng, sai ?
Cách nào gọn hơn, dễ làm hơn ?
Cách nào dài, khó làm ?
Cách nào quá đặc biệt ?
Hoạt động 3
* GV tổng kết thảo luận để chốt lại cách làm của Nhóm 6 sau đó nêu cách tính thực tiễn như trong sách giáo khoa.
 * HS vận dụng giải bài tập.
V. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được:
1. Hiệu quả kinh tế: 
 Tôi đã áp dụng các kinh nghiệm trên vào việc giảng dạy lớp 4B - khối lớp áp 
dụng mô hình trường học mới nhân rộng tại Trường Tiểu học Nguyễn Trãi thành phố Tam Điệp năm học 2016 – 2017 lớp tôi chủ nhiệm thì đã thu được kết quả như sau:
Thời gian
Tổng số
HS
Yêu thích học tập; có khả năng điều hành nhóm hoạt động
Ý thức hợp tác theo nhóm tốt 
Chưa biết hợp tác theo nhóm, thiếu tinh thần hợp tác; ngại làm nhóm trưởng, phát thành viên.
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
Trước khi áp dụng kinh nghiệm
26
8
30,8
9
34,6
12
46,1
Sau khi áp dụng kinh nghiệm
26
14
53,8
 12
46,1
5
19,2
Khi áp dụng dạy học theo nhóm tôi thấy mọi học sinh đều được trình bày ý kiến, học sinh tự tìm ra tri thức, nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn.... Đã rèn cho các em những kĩ năng như biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, biết thống nhất ý kiến.... Học sinh tiếp thu bài đạt chất lượng tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Còn đối với tôi thì dạy học nhóm, giúp tôi kiểm tra dược nhiều học sinh, tôi không phải nói nhiều trên lớp, hiểu khả năng của học sinh hơn nhưng mất thời gian đầu năm vất vả vì các em chưa quen và chuẩn bị bài cần kỹ lưỡng hơn....Tôi đã có thêm kiến thức và một số kỹ năng để tiến hành dạy học theo nhóm
2. Hiệu quả xã hội:
Từ cách làm trên đã mang lại hiệu quả cao cho xã hội là: học sinh phát triển toàn diện hơn, các em có năng lực ứng xử với thực tế cuộc sống tốt hơn. Học sinh đã tỏ rõ sự mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, kĩ năng sống của các em theo đó được phát triển. Góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.Tạo được niềm tin của cha mẹ học sinh và cộng đồng đối với đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường tiểu học mới. Đó còn là động lực để tôi tiếp tục hoàn thiện tốt vai trò của người giáo viên. 
VI. Điều kiện và khả năng áp dụng:
 	Kinh nghiệm có thể áp dụng dạy cho các lớp áp dụng mô hình trường học mới nhân rộng và các lớp dạy mô hình trường học mới ở các trường Tiểu học.
 Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong quá trình nghiên cứu và thực hiện tại trường. Rất mong được sự đóng góp chân tình của các thành viên trong Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm các cấp để đề tài này được hoàn thiện hơn góp phần thực hiện có hiệu quả cao trong thời gian tiếp theo. 
 Nam Sơn, ngày 12 tháng 4 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 Hồ Thanh Hương
Ví dụ 4: Bài 17: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước
Khi thiết kế bài này, để học sinh nắm được sự kiện, nhân vật lịch sử tôi đã tổ chức cho học sinh Trò chơi học tập theo nội dung: Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ và quản lí đất nước tương đối chặt chẽ. 
Ở hoạt động này cần phải đạt được hai mục tiêu :
- Học sinh trình bày được Vua Lê Thánh Tông đã làm gì để củng cố việc quản lí đất nước. 
- Biết phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử bước đầu nhận thức về vai trò của pháp luật.
Tôi thiết kế trò chơi học tập Theo dòng Lịch sử phục vụ cho hoạt động nhóm. Các câu hỏi để các nhóm suy nghĩ thảo luận được soạn trên bài giảng điện tử, cụ thể như: 
Câu 1: Nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Câu 2: Vua Lê Thánh Tông đã làm gì để củng cố việc quản lí đất nước ? 
Câu 3: Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào ? 
Câu 4: Bản đồ đầu tiên của nước ta có tên là gì ?
Dự kiến thời gian cho mỗi nhóm suy nghĩ trả lời là: 01 phút
Tổ chức nhóm: Tôi chia 6 nhóm, mỗi nhóm 4 em gồm 2 bàn quay mặt vào nhau.
Tiến hành hoạt động: 
Yêu cầu các nhóm ngồi vào vị trí (Từng cặp bàn quay lại với nhau )
Giáo viên đưa ra luật chơi để nhóm thảo luận trả lời. Nhóm khác có ý kiến bổ sung, nhận xét (hoặc ngược lại) nếu nhóm kia trả lời chưa chính xác. 
Các nhóm trình bày xong và học sinh không còn ý kiến, giáo viên treo kết quả hoàn chỉnh và đối chiếu lại với kết quả thảo luận của từng nhóm để nhận xét.
Nếu cả 5 nhóm đều thảo luận và giành quyền trả lời đúng coi như hoạt động nhóm đã có hiệu quả.

File đính kèm:

  • dockinh nghiem day hoc Lich su Dia li lop 4 theo huong phat trien nang luc_12825568.doc
Sáng Kiến Liên Quan