SKKN Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Thành phố Vinh

Thực trạng của giáo dục kỹ năng sống7

Theo Điều 2 – Luật Giáo dục Việt Nam năm 2019 xác định mục tiêu giáo

dục: "Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo

đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực

và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng

độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của

mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp

ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế." Tuy

nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay là còn

xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo

dục KNS cho học sinh trước biến đổi nhanh chóng của công nghệ và đời sống xã

hội.

Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục

thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo

dục và đào tạo đến năm 2020, đã nêu một trong những hạn chế của giáo dục phổ

thông như sau: “Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa

quan tâm đúng mức đến “dạy người”, kỹ năng sống và “dạy nghề” cho thanh thiếu

niên”.

Kết luận số 51 – KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư Trung

ương Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ rõ: Chất lượng giáo dục ở các bậc học

chưa cải thiện đáng kể. Năng lực hội nhập quốc tế của hệ thống giáo dục chưa cao,

chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Một bộ phận nhà

giáo chất lượng thấp, số ít nhà giáo vi phạm đạo đức nghề nghiệp; cơ cấu đội ngũ

nhà giáo có nơi chưa hợp lý, thừa thiếu cục bộ, nhất là thiếu giáo viên mầm non.

Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Một số tiêu

cực trong giáo dục chưa được giải quyết tốt gây bức xúc, lo lắng trong nhân dân.

Khi xét đến kỹ năng sống của học sinh, sinh viên đã xuất hiện những câu

chuyện khiến dư luận quan tâm. Năm 2014, các trang báo mạng đồng loạt đưa tin

khảo sát của một giáo viên dạy toán: Nhiều em học sinh không biết sửa xe, không

biết bơi, không biết nấu cơm, không nhớ ngày sinh nhật của bố, ít đọc sách. Thầy

giáo đưa ra quan điểm cá nhân: "Nền giáo dục Việt Nam đang đi lạc hướng, nặng

kiến thức, nhẹ dạy kỹ năng sống”. Sự việc 20 sinh viên đang học tập tại các trường

đại học ở thành phố Hồ Chí Minh đến núi Bà Đen tham quan bằng xe máy vào

chiều 11/1/2015, sau đó bị lạc, phải nhờ đến khoảng 100 người cứu hộ để tìm kiếm

đã khiến dư luận quan tâm. Đa số ý kiến mọi người đều cho rằng, các bạn trẻ thiếu

các kỹ năng cơ bản để xử lý tình huống. Một học sinh lớp 11 Trường THPT

Nguyễn Đức Mậu, H. Quỳnh Lưu (Nghệ An) tự tử tại ao nước trước nhà đã khiến

dư luận hết sức xôn xao. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân khiến nạn nhân này8

nghĩ quẩn là do bị một trang mạng phát tán video clip L. và bạn trai hôn nhau tại

lớp học. Tình trạng học sinh bị xâm hại tình dục, học sinh tử vong do đuối nước

hằng năm

pdf54 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Thành phố Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Xây dựng chương trình giáo dục Kỹ năng sống dành cho học sinh khối 10, 
khối 11 và khối 12 vào khung chương trình năm học của nhà trường; 
- Bố trí thời gian phù hợp để tổ chức chương trình; 
- Điều động giáo viên tham gia và quản lý học sinh trong suốt thời gian tổ 
chức chương trình; 
- Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện các kỹ năng, coi trọng việc tự rèn 
luyện của học sinh, khuyến khích và động viên kịp thời, quan tâm đến học sinh 
trong việc phát triển kỹ năng sống; 
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để phụ huynh nhận thức được tầm 
quan trọng trong việc giáo dục và rèn luyện cho con em phát triển kỹ năng sống. 
 Nội dung thực hiện giáo dục Kỹ năng sống dành cho học sinh các lớp 12 
STT 
THỜI 
GIAN 
NỘI DUNG ĐỊA ĐIỂM GHI CHÚ 
1 Buổi 
sáng 
Khai mạc 
Sân khấu 
Công viên Nguyễn Tất 
Thành 
2 Chia đội, phổ biến Sân khấu 
23 
luật tính điểm thi đua Công viên Nguyễn Tất 
Thành 
3 
Tấp huấn kỹ năng 
sinh tồn 
Khu C 
Công viên Nguyễn Tất 
Thành 
4 
Huấn luyện kỹ năng 
buộc dây 
Khu B 
Công viên Nguyễn Tất 
Thành 
5 Tạo lửa 
Khu A 
Công viên Nguyễn Tất 
Thành 
6 
Tập huấn nội dung 
cắm trại chữ A 
Khu A 
Công viên Nguyễn Tất 
Thành 
7 
Thực hành cắm trại 
chữ A 
Khu A 
Công viên Nguyễn Tất 
Thành 
8 
Nướng trứng trên 
giấy 
Khu A và Nhà sàn 
Công viên Nguyễn Tất 
Thành 
9 
Tập hát các bài hát 
cho các trại sinh 
Khu A 
Công viên Nguyễn Tất 
Thành 
10 Ăn trưa 
Khu A 
Công viên Nguyễn Tất 
Thành 
11 Làm quen mã Morser 
Khu A 
Công viên Nguyễn Tất 
Thành 
12 
Buổi 
chiều 
Vượt trạm Công viên – Rừng Bần Trạm 1: 
Phương Hướng 
Trạm 2: Gút 
dây 
Trạm 3: Khéo 
léo 
Trạm 4: Đồng 
đội 
Trạm 5: Thăng 
Bằng 
13 Nhập trại Rừng Bần xã Hưng Hòa 
14 Cắm trại Rừng Bần xã Hưng Hòa 
15 Tạo dụng cụ sinh tồn Rừng Bần xã Hưng Hòa 
16 Đi săn Rừng Bần xã Hưng Hòa 
17 
Kỹ năng phòng chống 
động vật cắn 
Rừng Bần xã Hưng Hòa 
18 Chế biến thực phẩm Rừng Bần xã Hưng Hòa 
19 
Buổi 
tối 
Chuẩn bị đêm lửa trại Rừng Bần xã Hưng Hòa 
 20 
Lửa trại 
Nghi lễ Tàn lửa 
Tổ chức Mini Game 
Rừng Bần xã Hưng Hòa 
21 Công bố kết quả thi Rừng Bần xã Hưng Hòa 
24 
đua 
22 Dọn trại Rừng Bần xã Hưng Hòa 
23 
Ôn lại các kỹ năng 
được học 
Trong quá trình di 
chuyển về trường 
 Nhà trường đã tiến hành chia học sinh lớp 12 thành 4 đợt trải nghiệm: 
 Lớp 12A, 12D4, 12D10 trải nghiệm ngày 10/10/2020 
 Lớp 12D, 12D7, 12D8 trải nghiệm ngày 27/9/2020 
 Lớp 12D5, 12D6, 12D9 trải nghiệm ngày 7/11/2020. 
 Lớp 12D1, 12D2, 12D3 trải nghiệm ngày 31/10/2020. 
 Nhà trường bố trí vào ngày thứ bảy thực hiện hoạt động rèn luyện kỹ năng 
sống để học sinh có ngày Chủ nhật được nghỉ ngơi lấy lại sức khỏe sau một ngày 
hoạt động từ 6h sáng đến 22h. Tham gia đồng hành cùng học sinh có các giáo viên 
chủ nhiệm, đại diện Hội phụ huynh của lớp. Bí thư Đoàn trường và trưởng ban An 
ninh Nhà trường. GVCN các lớp có trách nhiệm dặn dò học sinh, chuẩn bị thêm 
một số cơ sở vật chất, thức ăn thêm cho học sinh. Tuy nhiên Giáo viên chủ nhiệm, 
Bí thư ĐT không can thiệp vào nội dung huấn luyện mà chỉ quan sát, ghi chép, 
kiến nghị khi thật cần thiết để giảng viên, huấn luyện viên của Trung tâm thực hiện 
tốt chức năng nhiệm vụ của mình. 
Thông qua hoạt động trải nghiệm Nhà trường đã giáo dục học sinh thực 
hiện tốt 
Quy định chung 
- Có mặt đúng thời gian quy định của chuyến đi. 
- Tham gia tất cả các hoạt động theo lịch trình của Ban Tổ chức (BTC). Đi 
và về cùng với đoàn, không bỏ đoàn đi riêng, không đến những nơi vắng vẻ, không 
đi với người lạ mặt mà không phải thành viên trong đoàn, không chơi những trò 
chơi ngoài giáo trình của BTC, Giữ vệ sinh chung trên xe và địa điểm học tập. 
- Không gây gỗ, xích mích với bạn bè trong đoàn hoặc với những người dân 
địa phương nơi đến. Kịp thời trình bày với BTC những sự cố xảy ra đối với bản 
thân để được hỗ trợ giúp đỡ giải quyết. Phải bình tĩnh xử lý những sự cố theo 
hướng lành mạnh, nhân văn và an toàn cho mình và cho những người xung quanh. 
Đồng phục 
- Sáng: Quần dài, áo trường; 
- Chiều: quần short hoặc quần lửng, áo phông có cổ, đội mũ; 
- Tối: Trang phục tự do. 
Lưu ý: Nữ không được mặc váy ngắn quá đầu gối. 
25 
Các vật dụng học viên không được mang theo 
- Học viên tuyệt đối không mang theo hoặc sử dụng các chất kích thích, rượu 
bia; không mang các vật gây hại như dao, kéo, các hung khí, các vật dụng dễ cháy 
nổ. 
- Không mang theo Điện thoại di động (nếu phụ huynh muốn liên lạc có thể 
liên lạc trực tiếp với nhà trường hoặc BTC); không mang theo tiền; không đeo 
trang sức đắt tiền; không mang theo máy chơi game; các thiết bị kỹ thuật số; nếu 
có máy ảnh xin vui lòng báo cho Điều phối viên và BTC. Học viên tự bảo quản 
hành lý, tư trang và đồ dùng cá nhân của mình. Nếu bị mất đồ đạc thì phải báo với 
Ban Tổ chức để có hướng giúp đỡ. 
Ăn uống 
Học viên tự túc cơm trưa và ẩm thực vào buổi tối, Ban Tổ chức bố trí nước 
lọc và cốc nhựa, bát đũa cho học viên. 
- Trưa: Giáo viên bố trí ăn trưa bằng cơm hộp cho học viên tại lều trại được 
học viên thực hành cắm trại tại Công viên Nguyễn Tất Thành; 
- Tối: Học viên chuẩn bị ẩm thực liên quan đến đồ nướng hoặc đồ ăn sẵn và 
nước ngọt nếu có. 
Trong năm học 2020 – 2021, trên địa bàn Thành phố Vinh chỉ có hai trường 
là trường THPT Hà Huy Tập và Trường THPT Nguyễn Trường Tộ tổ chức chương 
trình rèn luyện kỹ năng sinh tồn cho học sinh. Chương trình được phụ huynh đánh 
giá cao và học sinh thích thú. 
Sau khi kết thúc đợt rèn luyện kỹ năng sống cho từng lớp, Nhà trường đã 
liên hệ với cán bộ Trung tâm để đề nghị điều chỉnh một phần nội dung và cơ sở vật 
chất bảo đảm cho lần sau tốt hơn. 
Kinh nghiệm đúc rút: Ngoài những kỹ năng học sinh được rèn luyện thì 
chúng tôi đúc rút một số vấn đề cần khắc phục nếu tổ chức đợt sau: Không nên để 
học sinh ăn bữa trưa quá muộn. Cần nghiên cứu và đa dạng món ăn phù hợp. Khắc 
phục tình trạng thiếu nước rửa tại vị trí rừng bần ở xã Hưng Hòa. Do vị trí tổ chức 
gần trục đường giao thông, trời tối gần sông nên cần có thầy cô và phụ huynh nhắc 
nhở tránh các tai nạn đáng tiếc xẩy ra. Khu vực diễn ra các hoạt động huấn luyện 
nhắc học sinh có các vật sắc nhọn dễ gây thương tích. Đặc biệt luôn đổi mới nội 
dung huấn luyện để học sinh được học và trải nghiệm nhiều hơn, tạo được hứng 
thú và thương hiệu cho chương trình. 
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
Việc áp dụng một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục 
kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Tp Vinh đã góp 
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Nhà trường, tạo thương hiệu để 
thu hút học sinh. Năm học 2019 – 2020 trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP 
26 
Vinh được xếp loại thi đua xuất sắc, là một trong 20 đơn vị của Ngành Giáo dục 
Nghệ An được tặng cờ thi đua của UBND tỉnh Nghệ An. Năm học 2020 – 2021 đã 
gặt hái nhiều thành công trong giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn để tạo tiền đề 
cho xếp loại thi đua cuối năm. 
Việc áp dụng biện pháp đổi mới giờ chào cờ đã mang lại hiệu quả thực sự, 
học sinh được tương tác và rèn luyện kỹ năng nhiều hơn, chủ động trong tiếp cận 
thông tin, đóng vai và hiểu nhiều hơn về chủ trương, chính sách pháp luật nhờ hình 
thức sân khấu hóa. 
 Chương trình “Our wonderful teachers” – Những người thầy tuyệt vời của 
chúng em của nhóm Ngoại ngữ khi phát trực tiếp trên trang fanpage trường THPT 
Nguyễn Trường Tộ - TP Vinh có 5500 lượt xem, 200 lượt thích. Chương trình 
ngoại khóa Văn học dân gian của nhóm Văn có 6300 lượt xem, 185 lượt thích. 
Chương trình Phiên tòa giả định của Nhóm GDCD có 11000 lượt xem, 300 lượt 
thích. 
 Đa dạng câu lạc bộ đội nhóm đã giúp học sinh có thêm sân chơi bổ ích, phù 
hợp với sở thích của bản thân. Câu lạc bộ TAC và B2S đã kết hợp với nhau để 
tham gia Chung kết tiếng hát học sinh, sinh viên thành phố Vinh năm 2021 đạt giải 
Ba với tiết mục "Tết đong đầy". Câu lạc bộ bóng rổ đã đứng ra tự tổ chức Giải 
bóng rổ NTT School league năm 2021 quy tụ 5 đội đến từ các học sinh Nhà trường 
yêu bóng rổ, thi đấu theo vòng tròn tính điểm, hai đội cao điểm nhất thi đấu với 
nhau để giành chức vô địch. 
Học sinh Hồ Thị Uyển Ny – Lớp 12D5 – Chủ nhiệm CLB B.2.S: "Sinh 
hoạt trong Câu lạc bộ giúp chúng em rèn luyện được kỹ năng tự tin khi biểu diễn 
trên sân khấu. Đặc biệt nhờ sinh hoạt trong CLB giúp chúng em hiểu nhau hơn và 
rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc. Khi nghe những động viên của thầy cô và 
27 
các bạn với tiết mục biểu diễn của chúng em, chúng em tự hứa phải cố gắng hơn. 
Những lời chê của người khác có khi cũng là điều tốt, không phải vì thế mà mình 
đôi co phân trần trên mạng xã hội hay trong cuộc sống." 
Học sinh Lê Thanh Lương – lớp 12D1 – Chủ nhiệm CLB TAC cho biết: 
"Câu lạc bộ TAC sinh hoạt 2 tuần một lần gồm 30 thành viên đam mê hát, đàn, 
trống. Nhờ sinh hoạt CLB mà các thành viên rèn luyện được kỹ năng biểu diễn, tự 
tin khi lên sân khâu. CLB tổ chức các hoạt động sinh nhật, chia sẽ các kinh nghiệm 
biểu diễn, kinh nghiệm trong cuộc sống cho các thành viên, CLB là sân chơi bổ 
ích, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vì khi cùng sở thích thì sẽ chia nhiều hơn, 
rèn luyện nhiều hơn." 
28 
Nguyễn Công Mạnh – lớp 12D9 – Chủ nhiệm CLB Bóng rổ chia sẽ: "Câu 
lạc bộ tập hợp hơn 20 thành viên, sinh hoạt vào các buổi chiều và tranh thủ giờ ra 
chơi, giờ thể dục nhằm thỏa mãn niềm đam mê. Thông qua sinh hoạt các thành 
viên rèn luyện được nhiều kỹ năng chơi bóng đồng thời chia sẽ nhiều điều thú vị 
trong cuộc sống. Bóng rổ giúp chúng em gần nhau hơn và sẽ cố gắng giành giải 
cao khi tham gia Giải do Hội bóng rổ Nghệ An tổ chức". 
 Tham quan di tích lịch sử miền Trung giúp học sinh khối 11 rèn luyện được 
nhiều kỹ năng: Làm việc nhóm, làm việc tập thể, quản lý thời gian khi xa nhà 
Học sinh phải biết chuẩn bị cho mình tâm lý, sức khỏe, các vật dụng, tư trang cho 
một chuyến đi dài hơn 700km, ở qua đêm. Thông qua chuyến đi thực tế giúp học 
sinh rút ra cho mình nhiều kỹ năng mà về mặt lý thuyết giáo viên không thể diễn tả 
để học sinh hiểu được, giống như tục ngữ có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng 
khôn”. Cũng cần nhấn mạnh rằng: Thông qua tổ chức cho học sinh, giáo viên Nhà 
trường cũng tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích về kinh nghiệm, công tác tổ chức 
tham quan, thực tế. 
 Tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp học sinh rèn luyện được nhiều kỹ 
năng, học sinh biết nấu cháo, chia cháo cho bệnh nhân, gọi bệnh nhân nhận cháo. 
Đặc biệt học sinh biết phân công công việc, sự động viên của người nhà bệnh nhân 
và bệnh nhân giúp các em học sinh thấy mình sống có ích cho xã hội. Qua những 
mảnh đời khó khăn học sinh biết quý trọng thời gian và cố gắng học tập tốt, rèn 
luyện tốt. 
29 
 Chương trình giáo dục kỹ năng sống kết hợp với Trung tâm hỗ trợ phát triển 
thanh niên Nghệ An lần đầu tiên học sinh Nhà trường được tiếp cận, chúng tôi đã 
tiến hành khảo sát. 
Học sinh Nguyễn Thị Hồng An – Lớp 12D2 cho biết: "Qua tham gia hoạt 
động rèn luyện kỹ năng sinh tồn, chúng em đã học được rất nhiều kỹ năng: cắm 
trại, tạo lửa, lội nước, nướng thức ăn, làm việc nhóm, tạo đội và hoạt động, phân 
công công việc Đặc biệt thông qua hoạt động, giúp chúng em hiểu nhau hơn, 
tinh thần đoàn kết của lớp được nâng cao hơn, chúng em thấy mình trưởng thành 
hơn" 
Bảng khảo sát ý kiến học sinh về tham gia chương trình kỹ năng sống 
TT 
Kỹ năng 
Khảo sát 500 học sinh khối 12 
Rất thích Thích Không thích 
1. Huấn luyện kỹ năng buộc 
dây 
480 
15 5 
2. Tạo lửa 450 50 0 
3. Thực hành cắm trại chữ A 490 10 
4. Nướng trứng trên giấy 
5. Làm quen mã Morser 300 200 
6. Tạo dụng cụ sinh tồn 450 30 20 
7. Đi săn 500 0 0 
8. Kỹ năng phòng chống động 
vật cắn 
300 200 
9. Chế biến thực phẩm 500 0 0 
10. Chuẩn bị đêm lửa trại 430 70 
30 
11. Lửa trại 
Nghi lễ Tàn lửa 
Tổ chức Mini Game 
400 100 
Học sinh Ngô Thị Mai Anh – Lớp 12D5 chia sẽ: "Lớp chúng em rất thích 
thú khi tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, hoạt động lội nước có thể 
làm một số bạn nữ không thích nhưng rất thú vị. Chúng em học được khó khăn từ 
nấu thức ăn, cắm trại và biết sẽ chia trong cuộc sống. Nấu thức ăn không phải bằng 
bếp ga, bếp từ mà bằng lửa do mình tạo ra, củi do mình kiếm khiến chúng em thấy 
cuộc sống rất thú vị. Đồng thời chúng em phải biết phân công công việc cụ thể cho 
thành viên từng đội để đội đạt kết quả cao. Chúng em được tổ chức sinh nhật cho 
các bạn trong tháng tại buổi tối trải nghiệm nên rất vui, ý nghĩa và nhớ mãi". 
 Nhiều học sinh lần đầu biết thế nào là rắn độc, ong nên các em rất thích thú, 
giảng viên hướng dẫn tận tình cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn và ong cắn nên tích 
lỹ được nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân. 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
Bản thân tôi có 9 năm làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí 
Minh trên cương vị Phó Bí thư và Bí thư Đoàn trường, tôi đã được dự nhiều lớp 
tập huấn về giáo dục kỹ năng sống do Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An tổ chức; 
31 
qua ghiên cứu công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Nguyễn 
Trường Tộ - Tp Vinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp nhiều 
năm để từ đó áp dục các biện pháp nêu trên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ 
năng sống cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP Vinh. Đề tài nghiên 
cứu đã đưa ra được nhiều biện pháp có giá trị mà tôi tâm đắc, kiểm nghiệm trong 
thực tiễn từ đó đi đúc rút thành kinh nghiệm quý báu. 
Công tác giáo dục kỹ năng sống ngày càng được ngành Giáo dục quan tâm 
nên đề tài của tôi góp phần nhỏ bé vào sự kỳ vọng của xã hội đối với ngành Giáo 
dục là “dạy chữ đi đôi với dạy người”, “dạy kiến thức phải đi đôi với dạy kỹ 
năng”. Xuất phát là một đề tài Sáng kiến, kinh nghiệm nên công trình của tôi thiên 
về nghiên cứu từ thực tiễn, tránh lý thuyết suông không áp dụng được vào thực tế. 
Những số liệu được điều tra cụ thể, khách quan từ học sinh. Các biện pháp đều 
được Chi ủy, Ban giám hiệu Nhà trường thông qua, phê duyệt kế hoạch và kiểm tra 
tiến độ thực hiện, được đội ngũ giáo viên ủng hộ nên thiết nghĩ nhiều trường có thể 
áp dụng nhằm nâng cao công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 
2. Những bài học kinh nghiệm 
Đối với người giáo viên phải luôn tâm huyết với nghề, luôn đổi mới phương 
pháp dạy học từ đó mới đạt được mục đích là giáo dục toàn diện học sinh. 
Giáo dục kỹ năng sống có thể giáo dục được mọi lúc, mọi nơi và cần sự đồng 
lòng vào cuộc thực sự của tập thể sư phạm Nhà trường. 
Không có biện pháp giáo dục kỹ năng sống nào là ưu việt, tuyệt đối hóa mà 
cần đan xen các biện pháp và lựa chọn phù hợp với điều kiện nhà trường, địa 
phương và đặc điểm tâm sinh lý học sinh. 
Người thầy muốn dạy kỹ năng sống cho học sinh cần phải nhớ: nếu không thể 
là bậc thầy của kỹ năng đó thì ít nhất cũng là người đã trải qua việc rèn luyện kỹ 
năng đó dù thất bại. Không bao giờ dạy kỹ năng sống mà thầy chỉ giỏi về lý thuyết, 
chính đây là điều mà để giáo viên, nhà trường biết phối hợp, xã hội hóa. 
Cũng cần lưu ý rằng không phải chạy theo giáo dục kỹ năng sống mà đánh 
mất vai trò giáo viên, vai trò Nhà trường để mời một chuyên gia nào đó về tuyên 
truyền cho học sinh trong một thời gian dài. Tuyên truyền những câu chuyện làm 
giàu; không học, bỏ học mà vẫn giàu có, thành tỷ phú; chia sẽ những hoàn cảnh éo 
le còn làm như thế nào để thành công là điều bỏ ngõ. Điều này hoàn toàn phi 
giáo dục, gây ảo tưởng trong học sinh, đi ngược lại với giáo dục kỹ năng sống: bắt 
học sinh đứng quá lâu là không có kỹ năng bảo vệ sức khỏe bản thân, sức khỏe 
người khác; làm cho nhiều học sinh ôm nhau khóc là chưa giúp các em có kỹ năng 
kiềm chế cảm xúc. Sở GDĐT Nghệ An đã có công văn số 2683/SGĐ&ĐT – VP 
ngày 08 tháng 12 năm 2020 nêu rõ: “Thời gian qua tại địa bàn một số huyện, thị có 
32 
trường học đã liên kết với một số cá nhân để tổ chức các hoạt động “giáo dục kỹ 
năng sống, nói chuyện chuyên đề”, cho học sinh ở trong nhà trường, không đúng 
quy định và chưa báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp; một số hoạt động đã tạo dư 
luận không tốt trong nhân dân và làm ảnh hưởng đến tâm lý học tập của học sinh”. 
Thiết nghĩ các Nhà trường cần quan tâm đúng mức, phù hợp với công tác giáo dục 
kỹ năng sống. 
 3. Những kiến nghị đề xuất 
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chắc chắn bản thân tôi sẽ 
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý 
báu của các nhà chuyên môn, quản lý và đồng nghiệp để hoàn thiện đề tài của bản 
thân mình. Với suy nghĩ giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với học 
sinh, bởi vì: học sinh chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những 
người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có 
kĩ năng sống, học sinh sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia 
đình, cộng đồng và đất nước. Vì vậy mong muốn được nhiều người quan tâm, thực 
hiện và chia sẽ nội dung này./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tài liệu bồi dưỡng về kỹ năng sống, giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội, 
ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền – ThS. Đoàn Thị Hương – ThS. Hoàng Thu Hiền, 
Dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn 2, Hà Nội, 2018 
33 
2. Tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trường THPT 
chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam, tháng 02/2018, Trần Đại Nghĩa – 
Trường THPT Bình Điền – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế 
3. Luật Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020. 
4. Kết luận số 51 – KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương 
Đảng Cộng sản Việt Nam. 
5. Bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho 
học sinh, tài liệu lưu hành nội bộ của trường Đại học Vinh. 
CHÙM ẢNH THỂ HIỆN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG 
CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG THPT 
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - TP VINH 
1. Đổi mới giờ chào cờ bằng đa dạng các hoạt động 
34 
35 
36 
2. Hoạt động các Câu lạc bộ: 
2.1. Câu lạc bộ B.2.S 
37 
2.2. Câu lạc bộ TAC 
38 
39 
2.3. Câu lạc bộ Bóng rổ 
40 
3. Tham quan các tỉnh Bắc Miền Trung 
(Thắp hương tại Nghĩa Trang Liệt sỹ Trường Sơn) 
(Dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị) 
41 
Thăm Đại Nội – Tp Huế 
Thăm Đại Nội – Tp Huế 
Thăm và nghe thuyết pháp tại chùa Thiên Mụ - Huế 
42 
4. Các hoạt động thiện nguyện 
4.1. Tặng quà Trung thu tại làng trẻ SOS – Vinh 
43 
4.2. Vui trung thu cùng các em nhỏ ở ơ sở giáo dục chuyên biệt Minh Anh 
 4.3. Thăm và tặng quà mẹ Việt Nam nhân ngày 20/10) 
44 
 4.4. Phát cháo miễn phí tại Bệnh viện 
45 
46 
 4.5. Thăm và dâng hương tới các Liệt sỹ hi sinh tại Thủy điện Rào Trăng 3 và 
đơn vị Kinh tế - QP 337 (Hướng Hóa – Quảng Trị) 
47 
Bức thư của học sinh viết cho giáo viên, phụ huynh nhân dịp bước sang năm mới 
thể hiện sự trưởng thành của học sinh thông qua hoạt động giáo dục của Nhà 
trường và tham gia các hoạt động trải nghiệm. 
Góp tiền ủng hộ hoạt động thiện nguyện tại Lễ khai giảng năm học 2020 - 2021 
48 
Thùng từ thiện để giáo viên và học sinh quyên góp tiền thực hiện các hoạt động 
thiện nguyện. 
Tủ đồ thiện nguyện được học sinh quyên góp và xếp ngay ngắn để người dân cần 
thiết có thể lấy. 
49 
 5. Các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống phối hợp với Tỉnh đoàn Nghệ An 
(Học buộc dây) 
(Học nối cột) 
50 
(Học tạo lửa) 
51 
(Học dựng lều chữ A) 
52 
(Học phòng, chống Rắn độc cắn) 
(Học nướng thức ăn) 
53 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI: 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC 
SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - TP VINH 
LĨNH VỰC: KNS - NGCK 
54 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - TP VINH 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI: 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC 
SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - TP VINH 
LĨNH VỰC: KNS - NGCK 
Tác giả: Nguyễn Lương Ngọc 
Tổ bộ môn: Xã hội 
Năm thực hiện: 2020 - 2021 
Số điện thoại: 0987022084 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_gop_phan_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_gi.pdf
Sáng Kiến Liên Quan