SKKN Lồng ghép hình ảnh, câu chuyện và nhân vật lịch sử vào Bài 1, 2 môn GDQP-AN 10 nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh ở Trường THPT Triệu Sơn 3

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

 Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước.

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước” =>> Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù như “Mỗi người dân lafmootj chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài và cả nước là một chiến trường để diệt giặc” (Kháng chiến chống Pháp).

Hiện nay, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép hình ảnh, câu chuyện và nhân vật lịch sử vào Bài 1, 2 môn GDQP-AN 10 nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh ở Trường THPT Triệu Sơn 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.
Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.
Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.
Bên cạnh đó, trong một đại bộ phận thanh niên cả nước nói chung và thanh niên Triệu Sơn 3 nói riêng, còn có những nhận thức hết sức lệch lạc.Họ cũng biết hỏi răng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết làm gì để có thể “cải thiện tình hình”. Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức, thích hưởng thụ.
	2.3. Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Vai trò của Lồng ghép hình ảnh, câu chuyện và nhân vật lịch sử:
Để lên được kế hoạch cho tiết dạy, tôi căn cứ vào chuẩn kĩ năng, kiến thức nội dung chính của tiết học để lựa chọn các hình ảnh, câu chuyện, nhân vật lịch sử .. phù hợp nhằm tạo cho học sinh ấn tượng sâu sắc về tiết học, giúp tạo nên hứng thú trong học tập cho học sinh.
	Khi lựa chọn các video, các hình ảnh tôi chọn các hình ảnh, câu chuyện, nhân vật lịch sử .. thời sự nhất có thể học sinh mới được nghe trên tivi, tạo cho học sinh sự hứng thú khi xem lại và phân tích về đoạn phim, hỉnh ảnh đó sẽ làm cho tiết học của tôi sôi động, kiến thức nắm được của họ sinh sẽ cô đọng, nhớ lâu
	2.3.2. Các bước sử dụng	Lồng ghép hình ảnh, câu chuyện và nhân vật lịch sử:
	Ở mỗi phần kiến thức khác nhau, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng tôi đã lồng ghép từng nội dung phù hợp, giúp cho học sinh hiểu, ghi nhớ và hình dung lại ngay kiến thức đã học ở trên lớp.
	Bài 1 - Mục I.1: Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên:
	Sau khi giảng bài ở Mục này, tôi đưa ra nội dung chính của bài Gồm:
- Tần (214 - TCN) do Vua Hùng và Thục Phán lãnh đạo
- Triệu Đà (184-179 TCN) do An Dương Vương lãnh đạo
=>> Giáo viên: Nói đến An Dương Vương, các em sẽ nghĩ ngay đến nhân vật hay truyền thuyết gì? (Đồng thời hỏi, dẫn dắt, gợi ý học sinh) =>> Hỏi học sinh ý nghĩa của câu chuyện.
Học sinh trả lời: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy 
Giáo viên hỏi: Ý nghĩa câu chuyện?
Gợi ý: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy nêu bài học cảnh giác đầu tiên của lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Phần đầu truyện phản ánh vai trò của An Dương Vương trong việc xây dựng và bảo vệ nước Âu Lạc; phần sau là bi kịch nước mất nhà tan do sự mất cảnh giác của cha con An Dương Vương.
Học sinh: suy nghĩ, trả lời
Giáo viên kết luận: Bài học về cảnh giác với kẻ thù trong sự nghiệp giữ nước cũng suy ngẫm, cũng thấy đau xót và thấm thía:
Mị Châu có tội nhưng những tội lỗi mà nàng gây ra không phải là chủ ý của nàng mà do nàng quá nhẹ dạ, yêu chồng bị lừa dối mà mắc tội. Hơn nữa, cuối cùng, nàng cũng đã tỉnh ngộ nhận ra kẻ thù và chấp nhận một cái chết đau đớn. Mị Châu có tội nàng đã phải đền nhưng nỗi oan của nàng cũng cần được giải. Sáng tạo nên chi tiết thần kì, ứng nghiệm với lời cầu khấn trước khi chết của Mị Châu, nhân dân ta đã bày tỏ thái độ bao dung, niềm cảm thông mà minh oan cho nàng. Đồng thời, thông qua chi tiết thần kì đó, ông cha ta cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc của mình và truyền lại một bài học lịch sử muôn đời cho con cháu trong việc giải quyết mối quan hệ riêng - chung
Trọng Thuỷ, tình người còn được thể hiện rõ hơn rất nhiều ở phần cuối cùng của tác phẩm khi tác giả dân gian miêu tả tâm trạng của Trọng Thuỷ sau cái chết của Mị Châu. Không đắm mình trong hào quang, danh vọng, trong hạnh phúc của sự thống trị uy quyền, sau khi Mị Châu chết, Trọng Thuỷ luôn sống trong nỗi niềm thương nhớ, trong nỗi ân hận dày vò và cuối cùng bế tắc, cùng đường hắn đã tự tìm cho mình cái chết. Trọng Thuỷ quyên sinh không phải chỉ là hành động sám hối cho một sai lầm mù quáng, mà còn là sự thức tỉnh của nhân tính, sự phủ nhận chiến tranh, sự từ chối mọi vinh quang quyền lực tìm về với cõi thiên thu để có được một tâm hồn thanh thản.
Bài 1: II. 3 Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện:
	Giáo viên giảng bài, phân tích: Để chiến thắng giặc ngoại xâm có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần, nhân dân Việt Nam phải đoàn kết các dân tộc, đoàn kết toàn dân tạo thành nguồn sức mạnh to lớn của cả dân tộc, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược:
- Thời Trần: vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức nên 3 lần đại thắng quân Nguyên - Mông.
- Thời chống Minh: Ngĩa quân Lam Sơn tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
- Thời chống Pháp, chống Mĩ: Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đai và cả nước là một chiến trường để diệt giặc,.
	Học sinh nghe giảng, ghi chép.
	Giáo viên: “Với tinh thần,chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước,không chịu làm nô lệ” và “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, trong quá trình chung sức đánh giặc, có rất nhiều tấm gương đã anh dũng hi sinh, vì độc lập tự do của tổ quốc.
	Ở quê hương Triệu Sơn, có một anh hùng, đã hi sinh, xả thân mình về đất nước. Ông là ai? ở đâu?
	Học sinh nghiên cứu, thảo luận.
Giáo viên: Anh sinh năm 1924, quê ở thôn Dược Khê, xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa. Trang thông tin của họ Tô Việt Nam cho biết anh thuộc đời thứ 15, phân ngành 2, chi 4 họ Tô làng Bao Hàm, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Tổ 5 đời của Tô Vĩnh Diện là ông Tô Phúc Chân đưa cả gia đình vào định cư và lập nghiệp ở Nông Cống. Cha anh là cụ Tô Uy, một bần nông trong làng. Anh là con trai lớn của cụ Tô. Do gia đình nghèo, cuộc sống khó khăn, từ năm 8 tuổi, anh đã phải đi ở, lớn lên làm tá điền cho nhà địa chủ ở làng bên.
Mộ Tô Vĩnh Diện tại nghĩa trang A1 thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Cỗ pháo phòng không 37mm, số hiệu 510.681, được nhà nước Việt Nam công nhận là Bảo vật quốc gia. Đây chính là khẩu pháo mà Tô Vĩnh Diện hy sinh khi cố tìm cách chặn không bị lao xuống dốc. Hiện tại khẩu pháo đã được phục chế
Hình 1: Tìm hiểu kiến thức về anh hùng Tô Vình Diện
Trách nhiệm của học sinh với việc phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng?
Giáo viên phân tích, giảng giải cho học sinh hiểu: Con người mới trong thời kì cách mạng hiện nay là con người sống có lí tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức , có sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính”, có hoài bão lớn, tự cường dân tộc, năng động, sáng tạo. làm chủ được khoa học và công nghệ mới... Vì vậy, cần phải: 
Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đi lên CNXH ở nước ta, kiên định lí tưởng “độc lập dân tộc và CNXH”. Xây dựng ý chí tự lực, tự cường, không chịu đói nghèo lạc hậu. 
Thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ học vấn, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ được khoa học và công nghệ mới. 
Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội, quốc gia.
Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , văn minh. 
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại. 
Phát huy tinh thần sẵn sàng, thực hiện lời Bác Hồ dạy: “Đâu Đảng cần thanh niên có; viêc gì khó có thanh niên”; Chia sẻ giúp dỡ những mãnh đời khó khăn, những đứa trẻ bị lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn không ngững trở thành người công dân tốt cho xã hội
Học sinh hiểu, ghi chép.
	Bài 2: Mục II.1. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng:
- Thể hiện: trong chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng là độc lập dân tộc và CNXH
-> trở thành niềm tin, lẽ sống của QĐND.
- Đảng lãnh đạo QĐ theo nguyên tắc “ tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt ”
- Tổ chức Đảng: tổ chức theo hệ thống dọc từ trung ương đến cơ sở.
- Ngợi khen Quân đội ta Bác hồ nói: “ Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do cho tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng ”
Tiếp theo: GV: Sử dụng kiến thức môn Ngữ Văn đã học ở lớp 9 các em hãy lấy ví dụ thể hiện: Lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam “khó khăn nào cũng vượt qua”
Gv gợi ý về bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính => nghe học sinh trả lời, nhận xét, đưa ra ví dụ minh họa và kết luận nội dung truyền thống.
Gv nghe nhận xét và 
- Trích dẫn kiến thức:
+ Ngữ Văn 9:
- Dù khó khăn, trang bị thô sơ thiếu thốn:.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá.
Miệng cười buốt giá.
Chân không giày
(Đồng chí - Chính Hữu)
- Ung dung, lạc quan dù bệnh tật, bom đạn đe dọa sự sống:
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
 	(Đồng chí - Chính Hữu)
Không có kính không phải vì xe không có kính.
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
Ung dung buông lái ta ngồi.
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
(Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
- Và vẫn có niềm tin:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
=> Trải qua gian khó khăn gian khổ của đời sống chiến tranh nhưng vẫn lạc quan, yêu đời và có niềm tin vào sự toàn thắng của cách mạng.
Bài 2: Mục II.1. 2. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng:
- Quyết tâm đánh giặc giữ nước, quyết không sợ hi sinh gian khổ, xả thân vì sự nghiệp cách mạng của Đảng.
- Nghệ thuật quân sự của chiến tranh cách mạng:
 + Lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ chống lớn.
 + Nghệ thuật tranh thời, dùng mưu, lập thế tạo ra sức mạnh đánh thắng quân thù.
	- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07.05.1954), chiến thắng trong cuộc tổng tiến công nổi dạy màu xuân năm (30.4.1975) đã tô thắm truyền thống quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng của QĐND Việt nam 
Thể hiện:
 	Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ngày 19-12-1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh các em đã học Bài (Lịch sử 9) “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh đuổi thức dân Pháp cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước”.
 Hay “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài và cả nước là một chiến trường để diệt giặc”.
=> tình yêu quê hương, đất nước: Chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù dù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.
Bài 2 - Mục II.3. Gắn bó máu thịt với nhân dân:
- Quân đội nhân dân việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, lực lượng vũ trang cách mạng của nhân dân lao động, thực chất là của công nông, do Đảng của giai cấp công nhân tổ chức, giáo dục và lãnh đạo.
- QĐNDVN với chức năng: đội quân chiến đấu, đội quân công tác và lao động sản xuất
=> Quân đội ta đã làm nên truyền thống “ Gắn bó máu thịt với nhân dân” được thể hiện tập trung trong 10 lời thề và 12 điều kỉ luật khi quan hệ với nhân dân.
	Giáo viên: QĐNDVN không chỉ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc mà giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ còn là bổn phận, nghĩa vụ của mỗi người lính cụ Hồ
Thể hiện trong thời chiến, thời bình như thế nào? (Giáo viên trình chiếu hình ảnh)
	Hình 2: Hình ảnh gắn bó máu thịt với nhân dân của quân và dân ta.
Học sinh quan sát và nhận xét:
	Giáo viên: Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Hơn 60 năm chiến đấu, xây dụng và trưởng thành, với chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và lao động sản xuất, quân đôi nhân dân đã làm nên truyền thống Gắn bó máu thịt với nhân dân.
	Thể hiện: Bộ đội giúp nhân dân tuyên truyền, phòng chống thiên tai dịch họa, thu hoạch mùa màng, chăm khám sức khỏe . Biểu hiện của tình yêu với quê hương đất nước không phải là những thứ quá cao xa,nó nằm ngay trong ý thức và hành động của mỗi người đó là tình yêu chúng ta dành cho làng quê yên bình, cho nhũng dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu; haynos biểu hiện trong lời nói, câu chuyện hàng ngày mà lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ, âm thầm tưởng như hết sức bình thường.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
	2.4.1. Phương pháp kiểm nghiệm:
 Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài, tôi đã sử dụng kết quả của bài Kiểm tra 45 phút (tiết 10), sau khi học sinh học xong Bài 1 và 2.
Hình thức kiểm tra: Làm bài trong 45 phút.
Nội dung kiểm tra: Nôi dung ở Phụ lục 1.
Phương pháp kiểm tra: Đồng thời thực hiện trên cả 2 nhóm: Thực nghiệm và đối chứng.
 	2.4.2. Kết quả kiểm nghiệm:
2.4.2.1. Đối với lớp thực nghiệm: 10A35 (44 học sinh), 10E35( 46 học sinh).
Bảng 1: Bảng thống kê về kết quả bài kiểm tra:
STT
Lớp
Sĩ số
Giỏi 
Khá
Trung Bình
SL
%
SL
%
SL
%
1
10A35 
44
9
20.5
23
52.2
12
27.3
2
10E35
46
12
26.1
15
32.6
19
41.3
Tổng
90
21
23.3
38
42.2
31
34.5
2.4.2.2. Đối với lớp đối chứng: 10B35 (47 học sinh), 10D35 ( 43 học sinh).
Bảng 2: Bảng thống kê về kết quả bài kiểm tra:
STT
Lớp
Sĩ số
Giỏi 
Khá
Trung Bình
SL
%
SL
%
SL
%
1
10B35 
47
7
14.8
20
42.6
20
42.6
2
10D35
43
6
13.9
16
37.2
21
48.9
Tổng
90
13
14.4
36
40.0
41
45.6
2.4.2.3: Kết quả:
So sánh các bảng thống kê, cho thấy kết quả kiểm tra đánh giá của học sinh ở 2 nhóm có sự khác nhau rõ rệt:
- Loại Trung Bình: Tỉ lệ % giảm : 11.1% trong đó: Lớp thực nghiệm: Chiếm 34.5% (31/90 học sinh) và Lớp đối chứng: Chiếm 45.6% (41/90 học sinh).
- Loại Khá: Tỉ lệ % tăng: 2.2% trong đó Lớp thực nghiệm: Chiếm 42.2% (38/90 học sinh) và Lớp đối chứng: Chiếm 40% (36/90 học sinh).
- Loại Giỏi: Tỉ lệ % tăng: 8.9% trong đó Lớp thực nghiệm: Chiếm 23.3% và Lớp đối chứng: Chiếm 14.4%.
Như vậy có thể khẳng định rằng việc lồng ghép hình ảnh, câu chuyện và nhân vật lịch sử vào Bài 1, 2 môn GDQP-AN 10 là biện pháp hiệu quả cho học sinh cái nhìn mới về tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu nước ngay từ những công việc, hành động nhỏ nhất. Chúng ta cần luyện tinh thần này thường xuyên hơn để xây dựng và cống hiến cho đất nước.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
- Kết luận:
	Bản thân tôi nhận thấy, đề tài thực sự mang lại hiệu quả đáng khích lệ: 
- Đa số học sinh lĩnh hội được kiến thức bài học, các em đã biết chủ động, vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế cuốc sống. 
- Tình yêu quê hương, đất nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi của lịch sử nhưng không bao giờ mất đi, dù ở đâu hay bất cứ lúc nào, tình yêu quê hương đất nước cũng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên đạt được những thành tích diệu kì, thực hiện thắng lợi Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho tổ quốc.
- Kiến nghị:
	Đối với giáo viên: 
	Giáo viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức, phương pháp dạy học để giảng dạy cho học sinh.
	Đối với các cấp lãnh đạo: 
	Tạo điều kiện tối ưu nhất trong công tác giảng dạy của giáo viên. 
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền.
Đầu tư trang thiết bị dạy học như máy chiếu đa năng, tivi, băng đĩa, tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất cho trường học
	Với kết quả của đề tài này, tôi rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp, để tôi và các bạn có thể áp dụng, nhân rộng phương pháp này. 
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết:
 Khương Thị Yến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa GDQP_AN 10 – Nhà xuất bản Giáo dục
2. Sách giáo viên GDQP_AN 10 – Nhà xuất bản Giáo dục
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3
Tổ: TD - QP - TIN - CD
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT– KHỐI 10
Môn : Giáo dục quốc phòng – An ninh
***********
I. Ma trận đề: 
Nội dung
Các mức độ cần đánh giá
Điểm
Nhận thức
Thông hiểu
Vận dụng
Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữu nước của dân tộc Việt Nam
2.5
1.5
1.0
5.0
Bài 2: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam
1.5
2.0
1.0
5.0
Tổng điểm
3.5
3.5
3.0
10
II. Đề thi:
Câu 1(2điểm) : Nêu các cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của Dân tộc Việt Nam?
Câu 2(2 điểm): Kể tên các tấm gương tiêu biểu trong kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam? 
Câu 3(3 điểm): Mưu trí sáng tạo của cha ông ta thể hiện như thế nào? Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta?
Câu 4(3điểm): Tuyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ minh họa.
III. Đáp án:
Đáp án
Điểm
Câu 1(2điểm) : Nêu các cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của Dân tộc Việt Nam?
Hs trả lời được: 
- Tần (214 - TCN) do Vua Hùng và Thục Phán lãnh đạo
- Triệu Đà (184-179 TCN) do An Dương Vương lãnh đạo
2đ
Câu 2(2 điểm): Kể tên các tấm gương tiêu biểu trong kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam? 
Hs trả lời được:
- Kháng chiến chống Pháp: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, ..
- Kháng chiến chống Pháp: Lê Mã Lương, Nguyễn Viết Xuân, Phạm Tuân.
2đ
Câu 3(3 điểm): Mưu trí sáng tạo của cha ông ta thể hiện như thế nào? Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta?
Hs cần nêu dược các ý sau: 
+ Mưu trí sáng tạo (1.5đ):
Thể hiện: Kho tàng kinh nghiệm phong phú của cuộc đấu trang giữ nước, tài thao lược kiệt xuất của dân tộc ta. Chúng ta biết lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, lấy chất lượng cạo thắng số lượng đông, tự tạo vũ khí,cướp súng giặc để diệt giặc..
Ví dụ: 
- Lí Thường Kiệt: Tiên phát chế nhân
- Trần Quốc Tuấn: Dĩ đoãn chế trường.
- Thời Lê Lơi: Đánh lâu dài.
- Quang Trung Nguyễn Huệ : Đánh thần tốc.
+ Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta? (1.5đ)
Học sinh cần:
- Ra sực học tập, rèn luyện.
- Có ý thức, trách nhiệm trong giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc.
1.5đ
Câu 4(3điểm): Tuyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ minh họa.
Học sinh cần nêu được: 
+Thể hiện: 
- Quân đội nhân dân Việt Nam, từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu.
- Với chức năng: đội quân chiến đấu, đội quan công tác và lao động sản xuất, quân đội ta đã làm nên truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân.
- Thể hiện: Mười lời thề danh dự và 12 điều kỉ luật khi quan hệ với nhân dân.
Ví dụ minh họa: 
+ Ví dụ:
- Bộ đội dạy chữ cho nhân dân.
- Bộ đội giúp dân thu hoạch mùa màng, phòng chống thiên tai, dịch họa..
3đ

File đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_hinh_anh_cau_chuyen_va_nhan_vat_lich_su_vao_b.doc
Sáng Kiến Liên Quan