SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giảng dạy tác phẩm “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) bằng một số phương pháp dạy học tích cực

Tình hình dạy môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông:

* Về phía giáo viên:

- Trong quá trình soạn giáo án đầu tư cho tiết dạy trên lớp, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng chỉ trình bày kiến thức cần đạt một số thao tác, phương pháp giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, không đưa ra nội dung, phương pháp cụ thể để giáo dục kĩ năng sống. Vấn đề này được giáo viên xem xét rối giáo dục kĩ năng phù hợp nên đòi hỏi người thầy phải đầu tư, phải có sự linh hoạt thì giáo dục mới đạt hiệu quả.

- Một số giáo viên trong quá trình giảng dạy chưa cân đối thời gian, cung cấp quá nhiều kiến thức nên không có thời gian phát vấn hay thảo luận một số bài tập khác để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Hoặc việc giáo dục kĩ năng sống thông qua câu hỏi bài nào tiết nào cũng thế tạo sự nhàm chán, đơn điệu cho học sinh.

* Về phía học sinh:

- Hiện nay, việc học văn của các em chủ yếu là đọc và học thuộc văn bản, ghi nhớ lời dạy của thầy cô. Đặc biệt là học sinh lớp 12, các em học lệch để chuẩn bị cho thi đại học, cao đẳng khối A, B nên không dành thời gian đầu tư nhiều cho môn văn dẫn đến các em không tự bồi dưỡng cho mình kĩ năng sống.

Thực tế cho thấy, môn Ngữ văn trong nhà trường chưa thực sự hấp dẫn học sinh. Điều đó có ảnh hưởng từ xu hướng chọn trường và khối thi, việc làm trong xã hội và việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn chưa có sự chuyển biến tích cực. Trong một điều tra nhanh của chúng tôi trên đối tượng học sinh lớp 12A1, 12A8 trường THPT, đa phần học sinh gặp khó khăn khi hỏi về kĩ năng sống của bản thân. Năm học 2015-2016 đã có sự đổi mới trong yêu cầu thi THPT Quốc gia. Thực hiện đổi mới trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, trong đề thi tốt nghiệp, thi THPT Quốc gia, Bộ GD-ĐT đã đưa giáo dục kĩ năng sống vào phần đọc hiểu, đề Nghị luận xã hội. Ví dụ đề thi THPT Quốc gia năm 2015 Có ý kiến cho rằng: việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức. Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên. Cho nên, tôi nhận thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT qua một số truyện ngắn lớp 12 là vô cùng cần thiết.Đến năm học 2017-2018, một lần nữa nền giáo dục Việt Nam lại có một sự chuyển biến lớn trong việc tổ chức chung kì thi THPTQG và xét tuyển Đại học. Văn là một trong ba môn bắt buộc. Đề thi môn Văn cũng có rất nhiều đổi mới cho phù hợp với việc phân loại học sinh.Điều đó đặt ra yêu cầu cần thiết phải chú trọng đến việc định hướng,đổi mới phương pháp dạy và học đã đặt ra vấn đề không chỉ là phương pháp chung chung mà chính là đi vào các thao tác giảng dạy cụ thể để đem lại hiệu quả thực sự, không phải chạy theo thành tích mà là đào tạo những con người có tư duy và năng lực nhạy bén, thông minh. Hơn nữa, những năm gần đây, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường THPT đang được các cấp quan tâm.

 

doc44 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giảng dạy tác phẩm “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) bằng một số phương pháp dạy học tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, hào hùng như lối kể khan.
* Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết
- Thao tác 1: Tổng kết nghệ thuật.
- GV nêu vấn đề để HS tìm hiểu vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm.
+ GV: Khuynh hướng sử thi được thể hiện qua những phương diện nào?
+ GV: Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả?
+ GV: Những phương diện nào cho ta thấy được cảm hứng lãng mạn của tác phẩm?
Thao tác 2: Tổng kết nội dung.
+ GV: Qua những phân tích trên, HS phát biểu chủ đề của truyện?
+ GV điều chỉnh và nhấn mạnh.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Khuynh hướng sử thi: được thể hiện đậm nét ở tất cả các phương diện: 
+ chủ đề: những biến cố có ý nghĩa trọng đại của dân tộc,
 + hình tượng: hoành tráng, cao cả của núi rừng và con người,
+ hệ thống nhân vật: có sức sống mạnh mẽ, mang cốt cách của cộng đồng,
+ giọng điệu kể: trang nghiêm, hào hùng
- Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết, kết hợp truyện về cuộc đời của Tnu và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man .
- Cảm hứng lãng mạn: 
+ đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong sự đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù.
+ lời văn trau chuốt, giàu sức tạo hình, giọng văn tha thiết.
2. Nội dung
Rừng xà nu là thiên sử thi của thời đại mới. Tác phẩm đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: phải cầm vũ khí đứng lên tiêu diệt kẻ thù bạo tàn để bảo vệ sự sống của đất nước, nhân dân.
E. Củng cố, dặn dò:
Củng cố:
- Hình tượng rừng xà nu được xây dựng như một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và anh dũng.
- Hình tượng Tnu, nhân vật trung tâm của tác phẩm, người anh hùng mà câu chuyện bi tráng về đời anh thể hiện chân lí lịch sử của dân tộc.
- Chất sử thi và vẻ đẹp của ngôn ngữ kể chuyện.
Dặn dò:
- Nắm vững các nội dung trên, học thuộc các dẫn chứng tiêu biểu.
-Soạn bài: Bắt sấu rừng U Minh Hạ.
7.5. Kết quả đạt được:
 7.5.1. Tổ chức hoạt động kiểm tra, khảo sát, đánh giá:
Để đánh giá hiệu quả của phương pháp tiếp cận tác phẩm từ sự đổi mới thể loại trong bài học, người viết đưa ra một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo và phiếu học tập trong đó có hệ thống câu hỏi nhằm đánh giá mức độ Đọc - hiểu văn bản của học sinh và kết quả của lớp 12A1, 12A8 sau khi được tác động theo hướng tiếp cận này. 
* Kết quả khi áp dụng đề tài tại trường THPT Bình Xuyên: 
Khi thực hiện từ tháng 09/2017 đến tháng 5/2018, tôi nhận thấy bản thân đã giúp học sinh có hành vi ứng xử đúng đắn, tích cực. So sánh kết quả thống kê từ đầu tháng 9 đến cuối năm học, bản thân thấy học sinh có sự chuyển biến rõ rệt. Kết quả như sau:
LỚP
TS
THỜI GIAN
NỘI DUNG
KHẢO SÁT
LẦN I
 ( HS có KNS)
TỈ LỆ %
LẦN II (HS có KNS)
TỈ LỆ %
12A1
36
1-09-2017
Khả năng làm chủ bản thân
16
44,44
30
83,33
36
Khả năng ứng xử phù hợp người khác
18
50,00
29
80,55
36
Khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống
18
50.00
32
88,88
12A8
34
1-09-2017
Khả năng làm chủ bản thân
16
47,05
28
82,35
34
Khả năng ứng xử phù hợp người khác
14
41,17
26
76,47
34
Khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống
16
47,05
27
79,41
7.5.1.1. Hệ thống câu hỏi :
	* Giáo viên cho học sinh làm hệ thống câu hỏi trác nghiệm về kĩ năng sống sau khi học xong “Rừng Xà Nu”( Nguyễn Trung Thành).
* Giáo viên cho học sinh sử dụng phiếu học tập: Từ việc cảm nhận về các nhân vật trong truyện ngắn Rừng Xà Nu, em hãy liên hệ đến thanh niên hiện nay đã làm được những gì, và còn hạn chế ở điểm nào?
Thanh niên hiện nay
Đã làm được
Hạn chế
-    Phấn đấu học tập
- Ăn chơi, lãng phí thời gian
-    Tham gia chiến dịch mùa hè xanh
- Sa vào các tệ nạn xã hội
-    Tham gia các phong trào thanh niên tình nguyện
- Ích kỉ, không quan tâm đến người khác
-   Tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện như hiến máu nhân đạo
- Thiếu lí tưởng sống 
- Thích làm giàu
Như vậy, các em đã nhận thức được những hạn chế của thanh niên hiện nay là ăn chơi, sa vào các tệ nạn xã hội, ích kỉ, không quan tâm đến người khác, thích làm giàumà tương lai của đất nước đang trông chờ vào sự đóng góp công sức của thanh niên. Từ đó, các em sẽ phấn đấu học tập hơn nữa, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho xứng đáng với thế hệ cha anh ngày trước và tùy theo sức của mình đóng góp để xây dựng đất nước.
7.5.1.2. Kiểm tra kĩ năng tổng hợp
	Kiểm tra viết bài trên lớp (Đối với cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng).
Đề bài: Từ tác phẩm “ Rừng Xà Nu”( Nguyễn Trung Thành)( SGK Ngữ văn 12- tập 2) nêu suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta trong thời kì hiện nay.
Sau khi chấm bài, kết quả thu được như sau:
Thống kê
Tổng số HS 
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Từ TB trở lên
Lớp 12A1
36
8,3%
61,1 %
30,6 %
0%
100%
Lớp 12A8
34
8,5%
64%
27,5%
0%
100%
7.5.2. Phân tích và đánh giá kêt quả:
	Sau khi thực nghiệm đề tài sáng kiến tại đơn vị mình tôi đã thu được những kết quả sau:
7.5.2.1. Đối với bản thân
	Khi áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm trên vào việc soạn giáo án và nâng cao chất lượng của các giờ Đọc hiểu văn bản, tôi đã bước đầu thu được một số kết quả như sau:
- Việc xác định bố cục bài giảng, xác định mạch tác phẩm đã trở nên sáng rõ hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để từ đó phát triển bài soạn.
- Khả năng sáng tạo tìm tòi của bản thân thực sự cũng được khơi gợi. Điều này tạo ra niềm say mê cho tôi trong việc tìm ra bố cục bài giảng hợp lí cho mỗi tác phẩm.
- Việc nghiên cứu, truyền tải tác phẩm đến học sinh cũng dễ dàng hơn, hấp dẫn hơn. Vì thế giờ học không rơi vào tình trạng truyền thụ kiến thức thụ động, một chiều hoặc nhàm chán, buồn ngủ.
- Hơn thế, việc sử dụng việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Ngữ văn của tôi trong nhiều tiết dạy còn thúc đẩy việc sử dụng thường xuyên và phổ biến hơn các phương pháp dạy học tích cực khác.
- 100% các giờ dạy Đọc văn của tôi có áp dụng giáo dục kĩ năng sống đều được đồng nghiệp đánh giá cao, đều được xếp loại Giỏi.
7.5.2.2. Đối với học sinh
	Sau khi áp dụng các kiến thức và kinh nghiệm nêu trên vào việc tổ chức hoạt động“Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua tác phẩm “ Rừng Xà Nu” (Nguyễn Trung Thành) bằng một số phương pháp dạy học tích cực”trong các tiết đọc văn, kết quả thu được từ phía học sinh nằm ngoài sự mong đợi của tôi: 
- Lúc đầu còn một số bỡ ngỡ, nhưng các em đã nhanh chóng làm quen và thực sự hứng thú với việc kĩ năng sống được đưa vào bài học. Đến thời điểm này đa số học sinh biết vận dụng kĩ năng sống trong bài học và ngoài cuộc sống.
- Khả năng thuyết trình của học sinh cũng được phát huy, biểu hiện bằng phong thái tự tin, cách diễn đạt trôi chảy của cá nhân trước tập thể.
- Các em không còn ngại việc soạn bài ở nhà điều này thể hiện ở sự hứng thú tham gia học bài của học sinh từ khâu chuẩn bị ở nhà đến khâu hoàn thiện và chỉnh sửa qua bài học trên lớp.
- Khả năng tiếp thu bài của học sinh tốt hơn, kiến thức được lĩnh hội nhanh hơn, dễ dàng, và bền vững hơn.
- Giờ học văn trở nên sinh động, hấp dẫn và đã thực sự duy trì được động cơ, hứng thú học tập ở học sinh, tránh được lối giảng giải, phân tích, ghi chép một cách khô khan, máy móc.
- Bước đầu khắc phục được tình trạng học sinh lười soạn bài và học bài.
7.5.3. Khả năng áp dụng vào thực tế của sáng kiến.
	Sáng kiến “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua tác phẩm “ Rừng Xà Nu” ( Nguyễn Trung Thành) bằng một số phương pháp dạy học tích cực” bắt nguồn từ yêu cầu thực tế và hoàn toàn có khả năng áp dụng vào thực tiễn giảng dạy hiện nay. Cụ thể:
	Áp dụng vào giảng dạy chủ đề truyện ngắnthời kì kháng chiến chống Mỹ (chương trình ngữ văn 12 ban cơ bản). Sử dụng các phương pháp: Dạy học theo đặc trưng thể loại; Đọc – hiểu văn bản; Bản đồ tư duy chắc chắn sẽ tạo được hứng thú cho học sinh, học sinh không cần phải nhớ những trang sách dài dầy kín chữ nữa mà với Bản đồ tư duy sẽ giúp các em hệ thống hóa được kiến thức cơ bản nhất, một cách khoa học nhất.
	Áp dụng vào giảng dạy các chủ đề khác: Như Truyện hiện đại Việt Nam (chương trình lớp 12 ban cơ bản) với ba phương pháp trên chắc chắn các em sẽ thích học giờ văn hơn vì các em thể hiện rõ được năng lực tư duy và khả năng sáng tạo của mình.
Ngoài ra, các phương pháp dạy học trên có thể xem xét áp dụng linh hoạt vào các giờ dạy học môn văn nói riêng và các môn khác nói chung để giờ học trong nhà trường có hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN
	Một trong những đòi hỏi thiết thực nhất của chất lượng giáo dục đối với môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay là nâng cao khả năng chủ động, tiếp thu tri thức và khả năng vận dụng tri thức vào đời sống. Trong điều kiện xã hội đang phát triển như hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm phát huy khả năng sáng tạo tư duy sẽ có tác động rất lớn tới việc phát triển nâng cao năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh.
	Trên đây là một số kinh nghiệm mà cá nhân tôi đã tổng kết sau một thời gian áp dụng giáo dục kĩ năng sống vào dạy học Ngữ văn lớp 12 nhằm giáo dục một số kĩ năng sống cần thiết, cơ bản cho học sinh cuối cấp, duy trì động cơ, hứng thú học tập của học sinh. Trong quá trình thực nghiệm cô trò chúng tôi đã thu được những kết quả khả quan. Điều quan trọng nhất hiệu quả của tiết học là học sinh có cách ứng xử đúng đắn, kĩ năng đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống và học tập và chất lượng của học sinh tăng lên rõ rệt, học sinh đã thể hiện rõ sự hứng thú với môn học. Điều này chứng tỏ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tác phẩm “ Rừng Xà Nu” ( Nguyễn Trung Thành) không chỉ phát huy sức mạnh trong dạy học Ngữ văn nói chung và phân môn Đọc văn nói riêng theo tinh thần đổi mới phương pháp.
	Quá trình ứng dụng “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua tác phẩm “ Rừng Xà Nu” ( Nguyễn Trung Thành) bằng một số phương pháp dạy học tích cực” vào dạy học của tôi mới ở bước đầu, thời gian chưa lâu. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn đề tài này, đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn dạy học Ngữ văn tại trường THPT Bình Xuyên. Trong những năm tới, nếu có điều kiện tôi sẽ nghiên cứu ứng dụng giáo dục kĩ năng sống như một phương pháp tích cực trong dạy học Ngữ văn nói chung.Đây cũng là những ý kiến cá nhân nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhân được sự trao đổi của các bạn đồng nghiệp xa, gần!
Phụ lục 1
Phụ lục 2: Điểm kiểm tra kĩ năng tổng hợp của lớp 12A1, 12A8
LỚP 12A1
STT
Họ 
Tên 
Điểm KT trước tác động
Điểm KT sau tác động
1
Nguyễn Hồng
Anh
5
6
2
Nguyễn Thị Phương
Anh
5
5
3
Thái Ngọc
Bích
7
9
4
Phan Thị
Hà
7
9
5
Nguyễn Thanh
Hải
6
7
6
Nguyễn Thị
Hằng
7
9
7
Nguyễn Thị Thúy
Hằng
6
6
8
Nguyễn Tiến Ngọc
Hiền
6
6
9
Phùng Minh
Hiếu
5
5
10
Nguyễn Thị
Hoa
6
6
11
Nguyễn Minh
Huế
7
9
12
Đặng Thị
Huyền
6
7
13
Nguyễn Thị
Huyền
7
8
14
Nguyễn Thị Thanh
Huyền
6
6
15
Nguyễn Thị Thanh
Huyền
6
6
16
Dương Thị
Hương
7
9
17
Hà Thị
Lan
6
7
18
Đỗ Thị Hồng
Liên
7
8
19
Đỗ Thị Mỹ
Linh
6
6
20
Đỗ Thị Thùy
Linh
7
7
21
Lưu Thị Thùy
Linh
6
6
22
Ngô Thị Mỹ
Linh
7
9
23
Đỗ Hoàng
Long
6
6
24
Nguyễn Thị
Minh
7
7
25
Phùng Trà
My
6
9
26
Lê Thị Minh
Ngọc
5
6
27
Trần Văn
Nhật
6
6
28
Nguyễn Thị Mỹ
Ninh
5
6
29
Trần Thị
Phương
5
6
30
Đặng Thị Bích
Phượng
6
7
31
Tạ Thị
Sơn
4
5
32
Nguyễn Thị Ngọc
Thanh
7
9
33
Trần Thị
Thanh
6
7
34
Nguyễn Thị
Thêm
5
6
35
Nguyễn Ngọc
Thu
6
6
36
Nguyễn Thị
Thu
7
9
LỚP 12A8
STT
Họ 
Tên 
Điểm KT trước tác động
Điểm KT sau tác động
1
Nguyễn Thị
An
3
5
2
Nguyễn Thị
Anh
8
9
3
Nguyễn Vân
Anh
5
6
4
LươngThị Ngọc
Anh
4
5
5
Nguyễn Thị Anh
Anh
6
7
6
Nguyễn Thị
Cúc 
8
9
7
Nguyễn Thị
Hà 
3
5
8
Nguyễn Thị
Hiền B
4
6
9
Đỗ Thị Thanh
Bình
7
8
10
Dương Thị
Cúc
5
6
11
Nguyễn Thị Ngọc
Diệp
6
7
12
Tạ Thanh
Dung
6
6
13
Nguyễn Thùy
Dương
6
7
14
Dương Thị
Hà
5
6
15
Hồ Thủy Ngân
Hà
7
7
16
Đặng Thị
Hằng
5
6
17
Dương Thị
Hân
3
6
18
Trần Thị
Hoa
5
5
19
Nguyễn Thị
Hoàn
6
5
20
Nguyễn Thị Thanh
Huyền
4
6
21
Nguyễn Thị Thu
Huyền
7
7
22
A Văn
Hưng
6
7
23
Nguyễn Thị
Liên
6
6
24
Dương Thùy
Linh
7
6
25
Nguyễn Thị
Linh
6
7
26
Nguyễn Thị Mỹ
Linh
3
6
27
Nguyễn Thuỳ
Linh
5
6
28
Dương Ngọc
Mai
6
6
29
Đặng Thị Thanh
Nga
8
9
30
Đỗ Thị
Nga
4
6
31
Trần Thị
Nga
9
9
32
Nguyễn Thị
Nhung
5
6
33
Nguyễn Thị Kim
Oanh
7
5
34
Nguyễn Lan
Phương
3
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT (vụ giáo dục trung học, Hà Nội -2014).
2. Tài liệu tập huấn: Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá (2015)
3. Một số phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực (www.sch.vn)
4. Đặc trưng của dạy học tích cực (www.giaoduc.edu.vn)
5. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
Tác giả: Lê Minh Châu- Nguyễn Thúy Hồng – Trần Thị Tố Oanh – Phạm Thị Thu Phương – Lưu Thu Thủy – Nguyễn Thị Hồng Vân – Đào Vân Vi – Nguyễn Huệ Yên – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
6. Giáo trình chuyên đề Giáo dục kĩ năng sống
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình – Nhà xuất bản Đại học sư phạm
7. SGK- SGV Ngữ văn 12 Tập 2(NXB Giáo dục 2009)
8. Chuyên đề dạy – học Ngữ văn 12: Rừng Xà Nu( Nguễn Trung Thành)
Hoàng Dục chủ biên (NXB Giáo dục 2008)
9. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12
(Phạm Trọng Luân - chủ biên - NXB ĐH Sư phạm 2010)91. Bồi dưỡng Ngữ văn 12(Đỗ Kim Hồi chủ biên) - NXB ĐH Sư phạm – 2010
10. Những điều cần biết kì thi THPT QG Ngữ văn
(Phan Danh Hiếu) - NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội
11. Thiết kế bài giàng Ngữ văn 12 Tập 1(Nguyễn Văn Đường chủ biên) NXB Hà Nội 2009.
12. Thực hành làm văn lớp 12 (Lê A chủ biên) NXB Giáo dục Việt Nam.
8. Những thông tin cần bảo mật (nếu có): Không có.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để thực hiện sáng kiến có hiệu quả cần có một số điều kiện:
- Gia đình, học sinh cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của môn Ngữ Văn.
- Phương tiện, trang thiết bị là thành phần không thể thiếu trong việc tạo hứng thú cho học sinh với bộ môn này. Đây là điều kiện cần, là cơ sở để thực hiện dạy học thành công. Vì thế, cần các phương tiện dạy học đầy đủ như máy tính, mạng internet, máy chiếu, tài liệu học tập, giấy viết, băng dán, bút dạ, bảng ghim 
- Giáo viên phải thường xuyên cập nhật và thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, các kỹ thuật dạy học tích cực. Giáo viên phải là người không ngại khó, không ngại khổ, phải hòa đồng với lớp, đứng ra làm cố vấn, trọng tài, vô tư, công minh, làm chỗ dựa cho học sinh trong quá trình học tập.
- Giáo viên phải thường xuyên trao đổi, chia sẻ chuyên môn với đồng nghiệp bởi sự khác nhau về trí tuệ, trình độ, cách thức tư duy, phong cách tác phong nhà giáo  Thông qua sự tác động qua lại mà giáo viên có thể gợi ý cho nhau, bổ sung lẫn nhau và chia sẻ những thành công, thất bại của mình để rút kinh nghiệm cho các bài dạy tiếp theo; nghĩa là trong tập thể giáo viên phải tạo dựng được môi trường hợp tác, chia sẻ trước khi tạo môi trường học tập cho học sinh.
- Đổi mới về hình thức kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh, tránh kiểm tra hình thức học thuộc lòng, ghi chép dài, không phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực cảm thụ, năng lực tư duy của học sinh.
- Đối với học sinh lớp 12 nội dung ôn tập thi THPT Quốc gia cần mở rộng kiến thức hơn, bao quát hơn, tránh tình trạng học tủ, học lệch.
- Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy việc phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học cần phải linh động cho phù hợp với từng tiết học, tránh áp đặt dập khuôn. Tuy có đổi mới nhưng mỗi thầy cô giáo hãy nhớ rằng giờ học văn dù có khoa học đến mấy nhưng nếu không có cảm xúc, thẩm mỹ, sự đồng cảm, sự thăng hoa, tính giáo dục thì không còn là giờ Văn nữa. Tránh tình trạng chỉ đổi mới về hình thức mà chất lượng giờ học không thay đổi, thậm chí giờ dạy trở nên lúng túng, rối rắm và tẻ nhạt hơn.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)
10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sáng kiến kinh nghiệm tập trung vào vấn đề “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua tác phẩm “ Rừng Xà Nu” ( Nguyễn Trung Thành) bằng một số phương pháp dạy học tích cực” qua đây người viết sẽ tập trung vào một số tác phẩm cụ thể trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Trong quá trình thực nghiệm đề tài tôi thấy có những đóng góp nhất định trong việc làm mới cách dạy văn nói chung và nâng cao chất lượng dạy và học văn ở trường THPT nói riêng nhất là khi giảng dạy Ngữ văn lớp 12.
Trước hết là đóng góp về kiến thức:
Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung, khắc sâu kiến thức đã học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội về định hướng nghề nghiệp. Nhận thức được sự cần thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản thân sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phất triển của thể chất, tinh thần của bản thân và người khác. Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho các kĩ năng sống.
Những đóng góp về kĩ năng:
Qua một số tác phẩm văn học giúp học sinh có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống. Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và lành mạnh của cuộc sống, giúp học sinh phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân
Đóng góp về thái độ:
 Học sinh hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các kĩ năng sống mà bản thân đã rèn luyện đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện những kĩ năng đó. Hình thành và thay đổi hành vi nhất là những hành vi liên quan đến lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân bạn bè, gia đình, nhà trường và xã hội có ý thức định hường nghề nghiệp.
10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Học sinh có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực về nhận thức, xúc cảm - tình cảm,thái độ và hành vi đối với Văn học của dân tộc. Trên cơ sở đó, học sinh tích cực và chủ động hơn trong việc học tập Ngữ văn ở trường phổ thông. Nhờ đó, kết quả học tập Ngữ văn được nâng cao.
Học sinh được giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống. Đa phần học sinh có sự chuyển biến trong thái độ với những người xung quanh, nhất là bạn bè của mình.
Ngoài ra, học sinh còn được hình thành và phát triển một số năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn như năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ thông qua thuyết trình trước đám đông 
 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến lần đầu (nếu có)
STT
Tên tổ chức/ 
cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1
Lớp 12A1,12A8
Trường THPT Bình Xuyên
- Phạm vi nghiên cứu: “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua tác phẩm “ Rừng Xà Nu” ( Nguyễn Trung Thành) bằng một số phương pháp dạy học tích cực”- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ngữ văn.
Bình Xuyên, ngày tháng 2 năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Bình Xuyên, ngày 21 tháng 1 năm 2019
Tác giả sáng kiến
(Ký,ghi rõ họ tên)
Lê Thị Hồng Liễu

File đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_qua_giang_day_tac_ph.doc
Sáng Kiến Liên Quan