SKKN Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua Chuyên đề “Tuần hoàn máu” nhằm nâng cao hứng thú học tập môn sinh học cho học sinh Trung học Phổ thông

Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Trong vài năm trở lại đây, số lượng học sinh ở trường tôi đăng kí học theo khối B (cụ thể hơn là số lượng học sinh đăng kí học chuyên đề môn sinh cũng như số học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh) giảm rõ rệt và thay vào đó là học sinh chuyển sang học theo khối A1, đặc biệt là khối D. Tôi đã tìm hiểu và nhận thấy đây là thực trạng chung của các trường THPT trong tỉnh. Một lí do khách quan dễ nhận thấy là việc học sinh bắt buộc phải thi ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ trong kì thi THPT Quốc Gia khiến các em đổ xô đăng kí học theo chuyên đề khối D. Nhưng cũng có một lí do khiến chúng tôi – những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Sinh học ở trường phổ thông luôn thấy trăn trở đó là có nhiều học sinh thấy môn Sinh rất khó học. Bởi vì chúng ta, các thầy

cô giáo giảng dạy môn Sinh học đều biết chương trình thi THPT Quốc Gia của môn Sinh rất rộng, kiến thức trải dài từ lớp 10 đến lớp 12. Thêm vào đó kiến thức thi của môn Sinh không chỉ dừng lại ở lí thuyết mà học sinh còn phải giải bài tập, có nắm vững lí thuyết học sinh mới làm tốt bài tập. Ngoài ra học sinh đi học gần như kín tuần không ít học sinh còn học thêm một số môn khác vào buổi tối, nên thời gian học sinh đầu tư vào cho các bài học môn Sinh rất hạn chế hoặc học xong rồi về nhà không học bài cũ vì vậy một số học sinh trong lớp trở nên thờ ơ với việc học, không hứng thú với môn Sinh.

5.1.2.Một số giải pháp

Một là, nắm vững đặc trưng cơ bản của môn học: Môn sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, khoa học thường thức nên khi dạy giáo viên cần cung cấp tri thức khoa học chính xác, cụ thể, có những ứng dụng thực tế chứ không được nêu kiến thức theo chủ quan cảm tính. Đảm bảo triển khai đầy đủ, hệ thống kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ giáo dục và đào tạo, chú trọng cho học sinh đạt được các yêu cầu nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Củng cố, luyện tập, khắc sâu kiến thức, nâng cao vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống.

Hai là, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn.

Ba là, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới. Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.

Bốn là, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp giáo viên – học sinh và học sinh – học sinh nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.

Năm là, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.

 

docx68 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua Chuyên đề “Tuần hoàn máu” nhằm nâng cao hứng thú học tập môn sinh học cho học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận xét và chuẩn hóa kiến thức
4. Sản phẩm cần đạt
	- Tại sao những người già thường hay bị đột quỵ hơn so với người trẻ tuổi?
	Bình thường mạch của chúng ta co giãn rất nhịp nhàng nhưng ở người lớn tuổi thì xơ vỡ mạch đã làm cho thành mạch cứng hơn, khả năng điều hòa kém. Bên cạnh đó, yếu tố nguy cơ dễ dẫn tới đột quỵ như bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn nhịp tim khi đổi mùa như vậy cũng làm cho tỷ lệ bệnh tăng lên, nguy cơ đột quỵ nhiều hơn.
	- Tại sao chúng ta không nên ăn mặn, ăn những thức ăn giàu Cholesteron (nội tạng, da động vật)?
	+ Nội tạng động vật cũng nhiều chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với thịt, thường xuyên ăn sẽ làm tăng mỡ máu và có hại cho tim mạch
+ Ăn mặn tăng nguy cơ bị stress
+Ăn mặn tăng huyết áp
+ Một lý do khác để không ăn nhiều muối đó là một lượng muối lớn sẽ làm cho quá trình loại bỏ chất béo trong mạch máu của cơ thể bị ảnh hưởng.
+ Ngoài ra nó còn gây ra một số vấn đề về thận, gây mất nước, các bệnh tim mạch, và cũng có thể là bệnh đau nửa đầu hay ung thư dạ dày.
- Những dấu hiệu nào là của bệnh tim? 
=> Sự xuất hiện hàng loạt các dấu hiệu như: đau ngực, khó thở, mệt mỏi vô cớ cần được theo dõi và đi khám ngay. Vì rất có thể bạn đang mang trong mình một căn bệnh nguy hiểm: bệnh tim. Bệnh tim thường đi kèm 4 dấu hiệu cơ bản sau: Tiêu hoá kém, đau ngực, mệt mỏi, khó thở.
- Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh về huyết áp? Cũng như để có 1 trái tim khỏe mạnh?
	+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế mỡ động vật, hạn chế các chất kích thích và thường xuyên luyệt tập thể dục thể thao, hạn chế căng thẳng.
	- Tuyên truyền cho những người xung quanh những hiểu biết về cách phòng ngừa cũng như ngăn chặn căn bệnh về huyết áp cũng như tim mạch
HOẠT ĐỘNG 5: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM HỌC SINH (2 phút)
	Thư kí lớp công bố điểm của các nhóm
HOẠT ĐỘNG 6: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VỀ TỰ HỌC Ở NHÀ (3 phút)
Giải đáp thắc mắc của học sinh (nếu có)
Giáo viên định hướng cho học sinh trả lời các câu hỏi 
Học sinh học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài
Học sinh về nhà đọc trước bài mới
5.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
	Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng học sinh đó là đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Có như vậy học sinh mới hiểu và nắm vững một cách tổng quát về kiến thức, trên cơ sở đó các em mới có thể tự học, tự nghiên cứu tài liệu và có hứng thú học tập bộ môn Sinh học.
5.3. Phân tích và xử lý số liệu thực nghiệm
5.3.1. Khảo sát lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
 Đề tài đã được nghiên cứu từ học kì trước và đã được dạy thí điểm ở 2 lớp 11A2 và 11A3 của năm học này. Khảo sát độ nhận thức của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Kết quả học tập của lớp trên được trình bày qua bảng sau:
Bảng 1. Bảng xếp loại học lực
ĐT
Lớp
Sĩ số
Mức độ nhận thức
Giỏi (%)
Khá (%)
TB (%)
Yếu, Kém (%)
TN
11A2
40
32.6
59.6
7.8
0
ĐC
11A3
37
25.2
64.5
10,3
0
Chú thích - ĐT: Đối tượng; TN: Thực nghiệm; ĐC: đối chứng; TB: Trung bình
5.3.2. Kết quả thực nghiệm 
Sau khi kiểm tra, chấm bài, kết quả của các bài kiểm tra được thống kê theo bảng sau: 
Bảng 2. Bảng phân phối kết quả các bài kiểm tra
ĐT
Sĩ số
Số học sinh đạt điểm Xi
Điểm TB
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
38
0
0
0
0
2
2
5
11
9
6
2
7,24
ĐC
37
0
0
0
4
1
7
3
11
9
1
1
6,41
Chú thích - ĐT: Đối tượng; TN: Thực nghiệm; ĐC: đối chứng; TB: Trung bình
5.3.3. Phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm 
5.3.3.1. Kết quả các bài dạy thực nghiệm sư phạm
* Đánh giá những biểu hiện về năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh trong giờ học
Để đánh giá những biểu hiện của năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, chúng tôi căn cứ vào việc quan sát thái độ, hành động và sự hoàn thành nhiệm vụ của các em trong quá trình học tập, cụ thể như sau:
- Các dấu hiệu bên ngoài:
+ Số học sinh tập trung, chú ý nghe giảng.
+ Số lượt học sinh phát biểu, tích cực tham gia phát hiện vấn đề thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Số lượt học sinh chủ động tham gia bày tỏ ý kiến, thảo luận xây dựng bài, tìm ra các hướng đề xuất cách giải quyết vấn đề.
+ Tham gia thảo luận nhóm, làm thực hành.
+ Số lượt học sinh hiểu và vận dụng kiến thức của bài học ngay trên lớp.
+ Số học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích các vấn đề liên quan trong thực tế.
- Các dấu hiệu bên trong:
+ Sự biểu hiện hứng thú, say mê, chú ý tới vấn đề nảy sinh từ thực tiễn.
+ Sự tiến bộ của học sinh về khả năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn.
+ Khả năng phân tích, đề xuất các phương án giải quyết, khả năng so sánh, khái quát hoá các sự kiện.
+ Chất lượng các câu trả lời của học sinh tham gia xây dựng kiến thức của bài học với việc phát hiện đúng vấn đề và cách giải quyết vấn đề.
- Việc so sánh các năng lực đó của học sinh trong nhóm thực nghiệm và đối chứng sẽ biết được mức độ tích cực học tập của học sinh, từ đó đánh giá hiệu quả về mặt định tính nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
 * Đánh giá năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của HS qua bài kiểm tra.
Sau khi kết thúc bài dạy, chúng tôi tiến hành kiểm tra học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng với một bài kiểm tra 45 phút. Nội dung chi tiết bài kiểm tra được trình bày ở phụ lục.
5.3.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
- Ở lớp thực nghiệm: Chúng tôi dạy theo phương pháp mới theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề một cách phù hợp tạo được hứng thú đối với HS qua từng tiết học. 
- Ở lớp đối chứng: Các giáo viên cũng đưa ra một số tình huống học tập nhưng dạy theo phương pháp truyền thống. Giáo viên chủ yếu nêu vấn đề rồi giảng giải kiến thức còn học sinh chủ yếu ngồi nghe, nhìn, ghi chép. Vì vậy không phát huy được tính tích cực và tự lực của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. 
-Trong các giờ học ở lớp thực nghiệm học sinh rất sôi nổi, hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập và nắm vững kiến thức hơn, vận dụng vào giải quyết các vấn đề học tập nhanh hơn so với học sinh ở lớp đối chứng.
- Các giáo viên dự giờ đều khẳng định việc dạy học theo hướng đổi mới có tác dụng tạo hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính sáng tạo, qua đó phát triển năng lực giải quyết vấn đề vào thực tiễn cho học sinh.
Chất lượng học sinh qua bài kiểm tra
Qua kết quả các bài kiểm tra được trình bày ở bảng 2 ta thấy điểm học tập của học sinh khối thực nghiệm cao hơn học sinh khối lớp đối chứng, thể hiện ở:
- Tỉ lệ % học sinh yếu, kém, trung bình của khối thực nghiệm thấp hơn khối đối chứng.
- Tỉ lệ % học sinh giỏi của khối thực nghiệm cao hơn khối đối chứng.
 - Điểm trung bình cộng của học sinh khối thực nghiệm cao hơn khối đối chứng. 
Nhận xét chung: Kết quả thực nghiệm đã được xử lý một cách chính xác khoa học. Những kết quả trên cho thấy hướng nghiên cứu của đề tài là phù hợp với thực tiễn của quá trình dạy học và góp phần tăng hứng thú học tập môn Sinh học của HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy học. Qua kết quả xử lý cũng cho thấy cùng xuất phát điểm tương đối giống nhau, việc áp dụng các phương pháp dạy học cho thấy đã có sự chuyển biến tương đối rõ nét về chất lượng, cho thấy tính khả thi của đề tài.
6. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Điều kiện về cơ sở vật chất: Trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, cung cấp thêm tài liệu cho thư viện nhà trường để giáo viên và học sinh tham khảo để có thể đảm bảo áp dụng các phương pháp dạy học cần thiết.
- Đối với giáo viên không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)
- Đối với học sinh: Trong quá trình dạy học áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy học sinh rất hào hứng, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh dễ theo dõi bài và tổng hợp kiến thức; việc kết hợp áp dụng các phương pháp dạy học; học sinh được học tập, nghiên cứu theo nhiều nguồn tài liệu khác nhau làm tăng sự say mê học hỏi, tìm tòi của học sinh từ đó nâng cao hiệu quả học tập của các em.
- Đối với giáo viên: Tôi nhận thấy việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy là rất cần thiết, không những mang lại lợi ích thiết thực cho học sinh mà bản thân giáo viên cũng được trau dồi kiến thức, trải nghiệm những 
phương pháp dạy học tích cực cũng là cách giáo viên cần tự học, tự tìm tòi và nâng cao trình độ chuyên môn. Hơn nữa, khi học sinh học tập hiệu quả hơn, kết quả học tập của các em tiến bộ rõ rệt, phụ huynh càng tin tưởng giáo viên hơn. Đặc biệt những năm gần đây, chương trình và nội dung đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh cũng rất sát với kì thi THPT Quốc Gia. Do đó, với việc áp dụng dạy học gây hứng thú cho học sinh về cả lí thuyết và các dạng bài tập giúp chúng tôi có được nhiều thành tích từ việc dạy học chuyên đề và dạy ôn thi học sinh giỏi.
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả.
Hiện nay, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD – ĐT thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại khi mà dạy học các môn học theo chủ đề, chuyên đề tự soạn của giáo viên trên nền tảng kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó tôi thấy đề tài của mình lựa chọn là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, giúp học sinh nắm chắc lí thuyết, phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn và thực hành thí nghiệm. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông.
Trong thời kì khoa học công nghệ và bùng nổ thông tin, kiến thức khoa học cần được truyền đạt đến người học nhiều hơn, khả năng ứng dụng vào cuộc sống cần được nâng cao hơn, việc nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ đơn thuần cung cấp tri thức mà quan trọng hơn là phải dạy cho người học phương pháp chiếm lĩnh tri thức, đồng thời nâng cao nâng cao khả năng giáo dục cũng như ứng dụng vào thực tiễn một cách đơn giản và hiệu quả nhất. 
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân.
Với việc xác định nhiệm vụ, hướng giải quyết như trên, cùng với việc giúp đỡ của ban Giám hiệu, tổ chuyên môn tôi đã thu được những thành quả đáng kể. Kiến thức khoa học được đưa vào ứng dụng gần gũi trong thực tiễn, nhiệm vụ giáo dục đạt được hiệu quả hơn, không khí giờ học trở nên sôi nổi, học sinh hứng thú với bài học hơn, bản thân tôi cũng thấy hào hứng và thoải mái hơn sau mỗi giờ lên lớp.
Tổ chức dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua chuyên đề “Tuần hoàn máu” nhằm nâng cao hứng thú học tập môn sinh học cho học sinh THPT như trên tôi thấy bài giảng đạt hiệu quả rất cao mà không hề nặng nề, quá tải. Với đề tài này, tôi nghĩ vẫn còn rất nhiều những vấn đề cần trao đổi, bổ sung, mở trộng. Tôi hi vọng sẽ được các bạn đồng nghiệp đọc, góp ý, bổ sung, chia sẽ kinh nghiệm để đề tài được hoàn thiện hơn.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
Số TT
Tên tổ
chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Lớp 11A2 
Trường THPT Bình Xuyên
Môn sinh học lớp 11
2
Lớp 11A3
Trường THPT Bình Xuyên
Môn sinh học lớp 11
Bình Xuyên, ngày.....tháng......năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
 (Ký tên, đóng dấu)
Bình Xuyên, ngày 20 tháng 01 năm 2019
 Tác giả sáng kiến
 Lê Thị Lan Phương 
PHỤ LỤC
Bài kiểm tra đánh giá năng lực học sinh sau khi học xong chuyên đề “ Tuần hoàn máu”
(Đề gồm 10 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận trong thời gian 45 phút)
Bảng ma trận các mức độ nhận thức và hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá
Nội dung
Mức độ nhận thức
Nhận biết 
( 23%)
Thông hiểu 
( 23%)
Vận dụng 
( 31%)
Vận dụng cao
( 23%)
Tổng
100%
Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
- Hệ tuần hoàn ở động vật có cấu tạo như thế nào?
- Hệ tuần hoàn có chức năng gì?
- Nêu được tim có chức năng gì trong hệ tuần hoàn?
- Nêu được hệ mạch gồm những loại mạch nào?
- Nêu được cấu tạo của hệ thống động mạch, mao mạch, tĩnh mạch
Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật
- Căn cứ vào hệ mạch, người ta chia hệ tuần hoàn làm mấy loại?
- Hệ tuần hoàn hở có những đặc điểm gì?
- Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm gì?
- Vì sao tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ mà không thích hợp cho động vật có kích thước lớn?
- Ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
Hoạt động của tim
- Tính tự động của tim là gì?
- Cấu tạo của hệ dẫn truyền tim?
- Chu kì tim là gì?
- Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể? 
- Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật?
Hoạt động của hệ mạch
- Hệ thống mạch máu gồm những loại mạch nào ?
- Huyết áp là gì ?
- Vận tốc máu là gì ?
- So sánh kích thước của các loại mạch (động mạch, mao mạch và tĩnh mạch)?
-Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch? 
- Nguyên nhân nào làm cho máu chảy liên tục trong hệ mạch
- Huyết áp biến động như thế nào trong hệ mạch? - Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm HA tăng, tim đập chậm và yếu làmHA giảm?
- Người bị huyết áp cao có thể dẫn đến xuất huyết não, bại liệt hoặc tử vong?
Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người
Tại sao khi tiêm chủng thì thường tiêm vào tĩnh mạch? 
Số câu hỏi
3
3
4
3
13
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Trong các phát biểu sau:
1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn 
2. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa
3. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào 
4. Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh
5. Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao
Có bao nhiêu phát biển đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
A. 1        B. 3        C. 4       D. 5
Câu 2: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. Cao, tốc độ máu chảy chậm B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm 
C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh D. Cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
Câu 3: Một chu kì tim người bao gồm những pha nào?
A.Tâm nhĩ co, tâm thất co. B.Tâm thất co, dãn chung
C. Tâm nhĩ co, dãn chung D.Tâm nhĩ co,tâm thất co, dãn chung
Câu 4: Số đo huyết áp nào dưới đây là tốt nhất? 
A. 120/80mmHg B. 130/90mmHg
C. 140/80mmHg D. 150/90mmHg
Câu 5: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự:
A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ làm tâm nhĩ co → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → cơ tâm thất → tâm thất co
B. Nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co
C. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His → các tâm nhĩ, tâm thất co
D. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co
Câu 6: Hệ tuần hoàn kép chỉ có ở
A. lưỡng cư và bò sát 
B. lưỡng cư, bò sát, chim và thú
C. mực ống, bạch tuộc, giun đốt và chân đầu 
D. mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và cá
Câu 7: Mao mạch là những
A. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.
B. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.
C. Mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.
D. Điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào.
Câu 8: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây?
1. Lực co tim 2. Nhịp tim 3. Độ quánh của máu 4. Khối lượng máu 
5. Số lượng hồng cầu 6. Sự đàn hồi của mạch máu
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3), (4) và (5) B. (1), (2), (3), (4) và (6) C. (2), (3), (4), (5) và (6) D. (1), (2), (3), (5) và (6)
Câu 9. Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào?
(1) Tôm (2) mực ống     (3) ốc sên       ( 4) ếch (5) trai        (6) bạch tuộc      
  (7) giun đốt
A. (1), (3) và (4) B. (5), (6) và (7) C. (2), (3) và (5) D. (2), (4), (6) và (7)
Câu 10. Nhóm động vật KHÔNG có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim:
	A. Cá xương, chim, thú
	B. Lưỡng cư, thú
	C. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú
	D. Lưỡng cư, bò sát, chim	
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 11 (1 điểm): Vì sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ mà không thích hợp cho động vật có kích thước lớn? Ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
Câu 12 (2 điểm): Phân biệt những đặc điểm cơ bản giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
Câu 13 (3 điểm): Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm Huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm Huyết áp giảm? Tại sao khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm? Tại sao khi tiêm chủng thì thường tiêm vào tĩnh mạch? 
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
D
D
A
A
B
B
B
D
A
Câu 11 (1 điểm):
* Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ mà không thích hợp cho động vật có kích thước lớn vì: Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên không thể đi xa, nên không đảm bảo cung cấp cho các bộ phận xa tim. Ở động vật lớn có nhiều cơ quan, bộ phận xa tim. (0,5 điểm)
* Ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở: Máu chảy trong mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi xa, điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh do đáp ứng nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao. (0,5 điểm)
Câu 12 (2 điểm):
Hệ tuần hoàn hở (1 điểm)
Hệ tuần hoàn kín (1 điểm)
- Máu được tim bơm vào động mạch -> tràn vào xoang cơ thể -> trao đổi chất trực tiếp với các tế bào -> trở về tim.
- Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
- Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, sau đó về tĩnh mạch về tim.
- Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh...
Câu 13 (3 điểm): - Tim đập nhanh và mạnh làm Huyết áp tăng: (0,5 điểm)
+ Tim đập nhanh, mạnh sẽ bơm một lượng máu lớn lên động mạch. Lượng máu lớn gây ra áp lực mạnh lên động mạch, kết quả là huyết áp tăng lên. 
- Tim đập chậm và yếu làm Huyết áp giảm: (0,5 điểm)
+ Tim đập chậm và yếu, lượng máu được bơm lên động mạch ít, áp lực tác dụng lên thành động mạch yếu, kết quả là huyết áp giảm.
- Khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm: (1 điểm)
+ Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm, kết quả là huyết áp giảm.
- Tiêm tĩnh mạch vì: (1 điểm)
+ Động mạch có áp lực mạnh khi rút kim tiêm thường gây phụt máu.
+ Động mạch nằm sâu trong thịt nên khó tìm thấy.
+ Tĩnh mạch có lòng rộng nên dễ luồn kim tiêm.
+ Tĩnh mạch nằm cạn nên dễ tìm thấy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn sinh học. NXBGD, Hà Nội. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2008), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học lớp 11. NXBGD, Hà Nội. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. NXB ĐHSP, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. NXB ĐHSP, Hà Nội. 
5. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, Chương trình phát triển giáo dục trung học (2010), Tài liệu tập huấn giáo viên Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học cấp THPT. 
6. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2009), Lí luận dạy học hiện đại một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, Postdam - Hà Nội. 
7. Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo dục THPT, Tài liệu Hội thảo tập huấn. 
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập xây dựng các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Sinh cấp THPT. NXB ĐHSP, Hà Nội.

File đính kèm:

  • docxskkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien.docx
Sáng Kiến Liên Quan