SKKN Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn đạt hiệu quả tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Quang Diêu

Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:

Trường THPT Nguyễn Quang Diêu được thành lập năm 2006 với 26 cán bộ, biên

chế có 01 tổ văn phòng và 02 tổ chuyên môn: tự nhiên và xã hội. Cơ sở vật chất phải

mượn tạm trường THCS Tân An, trường Tiểu học “A” Tân An và Trung tâm dạy nghề

Tân Châu để hoạt động và giảng dạy. Đến năm học 2009 – 2010, trường mới chính thức

có cơ sở riêng khang trang hơn, tuy nhiên cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chưa đủ đáp

ứng được hoạt động dạy và học. Sân trường cây xanh chưa phủ khắp, phòng học chưa

trang bị nhiều màn hình LCD để giáo viên ứng dụng CNTT, thư viện nhà trường thiếu

rất nhiều nguồn sách cho học sinh và thầy cô nghiên cứu, tham khảo,.Những khó khăn

ấy đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục của nhà trường.

Tập thể tổ Ngữ Văn chỉ có 5 giáo viên, tất cả tuổi đời tuổi nghề đều chưa cao,

kinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế, chưa có ai đã từng kinh qua việc bồi dưỡng

học sinh giỏi. Dù vậy, tổ cũng có nhiều thuận lợi do đội ngũ giáo viên trẻ nên rất nhiệt

huyết, hăng hái thi đua lập thành tích, cố gắng phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ

được phân công. Riêng bản thân tiếp nhận chức vụ tổ trưởng chuyên môn vào năm học

2011-2012 nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý điều hành. Công

việc mới bắt đầu phải vừa học tập kinh nghiệm người đi trước vừa tích lũy từ thực tiễn

dạy học và quản lý tổ. Ban đầu, bản thân chỉ quan tâm những biện pháp nhằm thúc đẩy

quá trình học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn chứ chưa chú

trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, dẫn đến chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà

trường chưa cao.

Mặt khác, địa bàn của trường là khu vực nông thôn, nhiều phụ huynh chưa chú

trọng đầu tư học tập cho con em của mình; chất lượng học sinh đầu vào thấp; khả năng

tự học của học sinh chưa cao, các em vẫn còn ỷ lại và trông chờ vào giáo viên. Nhiều

học sinh giỏi nổi bật của trường lại có xu hướng đi thi các ngành nghề thuộc khối tự

nhiên nên chẳng mặn mà đối với môn Ngữ Văn, nhiều em băn khoăn: “Bồi dưỡng vất

vả trong thời gian dài liệu có đạt kết quả, thay vào đó hãy dành thời gian cho khối thi

mà mình đã chọn vào các trường Đại học, Cao đẳng”. Chính vì vậy, công tác chiêu

sinh đội tuyển học sinh giỏi đúng tiêu chuẩn phải có thực lực, có niềm đam mê và

nhiệt huyết của giáo viên gặp rất khó khăn.

Đội ngũ trong tập thể tổ đều trẻ, thâm niên nghề cũng như kinh nghiệm trong

công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chưa nhiều, lực lượng có năng lực chuyên môn sâu

còn mỏng gây khó khăn trong công tác lựa chọn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Vả3

lại, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả phải mang tính quá trình, bền bỉ và

lâu dài, tuy nhiên tập thể tổ chưa có phương pháp tổ chức phù hợp, kế hoạch bồi

dưỡng còn mang tính thời vụ, chưa theo một lộ trình đi từ dưới lên trên. Nhiều giáo

viên được phân công còn rất e ngại, xem đó là gánh nặng bởi khi tham gia bồi dưỡng

người dạy phải dành rất nhiều thời gian, tâm sức và cả áp lực về hiệu quả cuối cùng

của công tác bồi dưỡng. Nếu đạt kết quả tốt sẽ được khen thưởng theo quy định và

được tham gia xét những thành tích cấp tỉnh. Ngược lại, nếu không có kết quả thì giáo

viên ít nhiều cũng cảm giác nặng nề, mặc cảm với mọi người. Chính vì vậy, tổ rất ít

giáo viên chịu tham gia công tác bồi dưỡng bồi dưỡng học sinh giỏi.

pdf20 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn đạt hiệu quả tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Quang Diêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p đội tuyển và quán triệt mục đích và cách thức sử 
dụng phù hợp, tránh trường hợp sử dụng vì mục đích riêng. 
 3.2.6. Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Văn học tạo điều kiện cho HSG bồi 
dưỡng tham gia: 
a. Ý nghĩa: Câu lạc bộ Văn học là một sân chơi rất bổ ích giành cho những em 
học sinh có năng khiếu và có niềm đam mê, hứng thú học tập đối với môn Ngữ văn. 
Thông qua hoạt động này, học sinh có nhiều hình thức trải nghiệm sáng tạo nhằm rèn 
luyện kĩ năng giao tiếp, bồi dưỡng năng khiếu văn chương, nâng cao tư duy sáng tạo 
với các hình thức sinh hoạt được tổ chức. Đây là một định hướng quan trọng góp phần 
nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện, góp phần hạn chế học sinh tham gia các tệ nạn 
xã hội và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh 
tích cực”. Đồng thời, tạo được môi trường giao lưu học tập, mở rộng kiến thức, phát 
huy sở trường, năng khiếu viết văn, làm thơ, bình luận văn chương cho các em HSG, 
góp phần tạo hứng thú học tập và tham gia có hiệu quả trong hội thi HSG cấp tỉnh. 
b. Cách thức thực hiện: 
- Vào đầu năm học, nhà trường chủ trương mỗi học sinh lựa chọn ít nhất 1 câu 
lạc bộ (câu lạc bộ Văn học, CLB Thể dục thể thao, CLB Anh văn, CLB văn nghệ,) 
để tham gia. Mỗi CLB đều có giáo viên cốt cán để tham gia quản lí, chịu trách nhiệm 
chính trong việc tổ chức sinh hoạt cho các em. Thời gian tổ chức theo định kỳ và có 
xây dựng kế hoạch cụ thể cho BGH ký duyệt. 
- Giáo viên bồi dưỡng ở khối 10, khối 11 đều phải vận động HSG bồi dưỡng 
của đội mình tham gia vào CLB Văn học. Tập hợp những nhóm HSG sẽ giúp cho 
CLB có những thành phần HS ưu tú, nổi trội làm cho buổi sinh hoạt diễn ra có chiều 
sâu và chất lượng hơn. 
- Trong công tác tổ chức sinh hoạt, chủ nhiệm CLB quan tâm một số hình thức 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giúp các em rèn luyện các kĩ năng sống, kĩ năng 
giao tiếp. Tiêu biểu như: 
+ Tổ chức hùng biện xoay quanh một vấn đề có tình huống: Vấn đề đặt ra có 
thể là lĩnh vực văn học, xã hội, đạo đức, lối sống, những sự việc gần gũi trong đời sống 
hằng ngày. Trong buổi sinh hoạt giáo viên đặt vấn đề, học sinh sẽ cùng nhau tương 
tác, bằng những lập luận và chính kiến riêng để phản biện bảo vệ quan điểm của mình. 
Nhằm tạo ra không khí sôi nổi cho buổi sinh hoạt, chúng tôi chia nhóm, mỗi nhóm sẽ 
đứng từ một phía: đúng – sai, lợi – hại, tốt – xấu,của vấn đề để bình luận. Từ kết quả 
tranh luận, giáo viên là người nhận xét và kết luận lại, định hướng cho các em nhận 
thức đúng đắn về vấn đề đặt ra 
Ví dụ: đề tài “Ngưỡng mộ thần tượng là tốt hay xấu?”, “Tình yêu tuổi học 
đường nên hay không nên?”, “Tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu truyện là của kẻ say hay 
không say?”, “Sử dụng mạng xã hội như thế nào là thông minh?”, 
12 
+ Tổ chức cho học sinh thuyết trình: Chủ đề thuyết trình có thể là về tác phẩm 
văn học, nhân vật mà em ấn tượng, có thể về vấn đề xã hội. Chủ nhiệm CLB thông báo 
trước để học sinh chuẩn bị tốt hoặc thuyết trình theo phát biểu tự do, Người thuyết 
trình sẽ thể hiện kĩ năng trình bày vấn đề của mình trước tập thể. Ban tổ chức sẽ thực 
hiện bình chọn phần thuyết trình hay nhất và khen thưởng động viên tinh thần của các 
em. 
+ Tổ chức sân khấu hóa: Học sinh có thể hóa thân vào những hoàn cảnh, số 
phận, tính cách khác nhau như đóng vai người mẹ, người con, người hàng xóm, người 
thầytùy theo tình huống xã hội mà giáo viên đưa ra. Trong mỗi tiểu phẩm, học sinh 
phải nhập vai ứng xử linh hoạt theo nhận thức, suy nghĩ của mình để mang đến cho 
buổi sinh hoạt những thông điệp đầy ý nghĩa. Học sinh có thể đóng vai tác giả hoặc 
nhân vật để cùng trải nghiệm, cùng chia sẻ với nhà văn và con người trong tác phẩm 
về những suy nghĩ, những cách ứng xử trong cuộc sống. 
+ Giới thiệu với bạn 
đọc: nhằm giúp học sinh nâng 
cao tinh thần văn hóa đọc 
sách, tinh thần tự nghiên cứu; 
tích lũy được kinh nghiệm, 
vốn sống bổ ích; rèn kĩ năng 
đọc, viết, nói, nghe. Có thể 
giới thiệu một quyển sách, một 
bài viết hay, một nhân vật nổi 
tiếng 
13 
+ Tổ chức trò chơi đố vui Văn học với các câu hỏi về kiến thức Văn học, qua 
đó giúp các em củng cố kiến thức và được giải trí, vui chơi lành mạnh. 
3.2.7. Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá tình hình bồi dưỡng học sinh 
giỏi: 
- Ý nghĩa: Nhằm nắm bắt những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh 
bồi dưỡng, từ đó có sự đốn đốc, động viên khích lệ giúp cho hoạt động bồi dưỡng của 
giáo viên ngày càng có trách nhiệm và hiệu quả hơn. Thông qua đó, TTCM nắm được 
tình hình chung về tiến độ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên, những chuyển 
biến tích cực của học sinh so với giai đoạn trước đó. Thực hiện đánh giá khách quan, 
rút kinh nghiệm, đề ra phương hướng khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế mà 
GV và HS mắc phải. 
- Cách thức thực hiện: 
+ TTCM thực hiện theo dõi, nắm bắt tình hình bồi dưỡng của giáo viên và học 
sinh. Trong các kỳ họp tổ tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng đánh giá lại 
công tác bồi dưỡng HSG, những ưu điểm và hạn chế của đội tuyển. Trong quá trình 
bồi dưỡng nếu có những khó khăn gì phải nêu lên để tổ có thể bàn bạc cùng giải quyết, 
hoặc có những đề xuất với BGH nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi 
dưỡng đạt hiệu quả. 
+ Chỉ đạo GV bồi dưỡng tăng cường công tác kiểm tra đánh giá năng lực HSG 
về kĩ năng làm bài, khả năng tiếp thu kiến thức ở mức độ như thế nào để có biện pháp 
thúc đẩy tinh thần thái độ học tập của các em. 
3.2.8. Tham mưu với BGH, phối hợp với ĐTN, GVCN, GVBM, cán bộ thư 
viện của trường để công tác bồi dưỡng có nhiều thuận lợi: 
 a. Tham mưu với BGH: 
14 
 - BGH là những người tổ chức, quản lý và chịu trách nhiệm chung trong công 
tác bồi dưỡng sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV và HS từ việc trang bị cơ sở vật 
chất, sách tham khảo, phòng đọc mạng đến việc bố trí tiết tự học và tiết đọc sách tại 
thư viện trên thời khóa biểu (công việc này đã có sự thống nhất với cha mẹ học sinh và 
toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viện nhà trường) sẽ giúp cho đội bồi dưỡng có thời 
gian luyện tập, rèn kĩ năng làm bài. 
- Hằng năm, yêu cầu giáo viên bồi dưỡng lập danh sách HSG gửi cho BGH 
nắm bắt và sắp xếp nhóm bồi dưỡng Văn được học chung một lớp. TTCM tham mưu 
với BGH thực hiện phân công GV bồi dưỡng là người trực tiếp giảng dạy chính khóa 
của lớp đó nhằm giúp cho cả GV và HS có nhiều thuận lợi trong việc bồi dưỡng. 
 - Vào giai đoạn cuối của công tác ôn tập, sắp diễn ra kì thi HSG cấp tỉnh, xin ý 
kiến BGH ra thông báo cho toàn thể giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm không nên 
tạo áp lực về kiểm tra thường xuyên, giao nhiệm vụ không cần thiết để các em HSG có 
thời gian tập trung ôn tập. Có thể tạo điều kiện cho học sinh kiểm tra lại sau khi thi 
HSG cấp tỉnh nếu HS có nguyện vọng. 
 - Đề xuất với BGH tăng cường bổ sung các đầu sách nghiên cứu, sách tham 
khảo, sách truyện, sách bồi dưỡng, sách tổng hợp các đề thi HSGđể học sinh lên thư 
viện trau dồi học tập và thực hành. 
 b. Phối hợp với ĐTN: 
 - ĐTN là lực lượng nòng cốt thực hiện các hoạt động ngoài giờ, có sự quản lý 
nền nếp đối với các đoàn viên học sinh, cần phải biết danh sách học sinh bồi dưỡng để 
khuyến khích, động viên các em vượt qua khó khăn trong học tập, phát huy sức trẻ, 
nhiệt huyết để đóng góp cho nhà trường. 
15 
 - Đối với học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh, ĐTN cần chỉ đạo cho bí thư chi đoàn 
lớp tuyên dương, khích lệ. Đồng thời quy hoạch các em vào trong thành phần học sinh 
ưu tú học lớp Cảm tình Đảng, chuẩn bị nguồn cho năm học 12, các em được giới thiệu 
hoặc được đứng vào hàng ngũ của đảng trước khi bước vào cánh cổng của trường Đại 
học. 
 c. Phối hợp với GVCN, GVBM: 
- Đối với GVCN: GVCN cần nắm được học sinh bồi dưỡng của lớp mình để 
quan tâm, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập. Trong phiên họp 
phụ huynh, GVCN trao đổi với PHHS nắm bắt tình hình và quan tâm thúc đẩy việc 
học tập của con em. 
- Đối với giáo viên bộ môn: Cần phải biết đồng cảm, tạo điều kiện thuận lợi cho 
thầy cô và học sinh bồi dưỡng, không nên tạo quá nhiều áp lực đối với các em, phải 
biết vì mục đích chung là nhằm góp phần nâng cao công tác bồi dưỡng HSG và chất 
lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường. 
d. Phối hợp với CB thư viện: 
- Nhằm nắm bắt những sách mới, sách hay giới thiệu cho GV và HS cập nhật, 
tiếp cận kịp thời, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, rèn kĩ năng thực hành cho học sinh. 
- Quan tâm, giúp đỡ HS bồi dưỡng trong quá trình các em tự học ở thư viện. 
3.2.9. Thực hiện công tác khuyến khích, tuyên dương giáo viên và học sinh 
tham gia bồi dưỡng: 
Công tác khuyến khích, “biệt nhỡn” nhân tài có ý nghĩa quan trọng trong việc 
thúc đẩy động lực, tạo niềm tin, phấn khởi cho giáo viên bồi dưỡng. Với góc độ cán bộ 
quản lý cần quan tâm và có sự tuyên dương kịp thời giáo viên đạt thành tích trước tập 
thể tổ. Đồng thời, đề nghị BGH nhà trường có khen thưởng đối với cá nhân lập thành 
tích xuất sắc trong công tác BDHSG. 
Đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng phải được giảm bớt một số nhiệm vụ 
không cần thiết để giáo viên tập trung đầu tư bồi dưỡng cho HS. 
Thực hiện tham mưu với BGH tạo điều kiện cho GV bồi dưỡng được dạy thừa 
giờ bởi phần lớn GV đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết, công sức, tài chính vào 
công tác bồi dưỡng nên họ cần được bù đắp xứng đáng bằng giá trị vất chất lẫn tinh 
thần. 
Với học sinh, cán bộ quản lý tổ và GV tham gia bồi dưỡng thực hiện động viên, 
tuyên dương kịp thời giúp các em phấn khởi, vui vẻ và tự hào với những cố gắng nỗ 
lực mà mình đã phấn đấu. 
IV- Hiệu quả đạt được: 
1. Trước khi áp dụng sáng kiến: 
Trước đây, phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ còn rất trầm lắng, chưa 
tạo sức lan tỏa trong tập thể giáo viên. Nhiều giáo viên đã không tự tin thử thách mình 
trong hội thi lớn khi có rất nhiều trường trong tỉnh có đối tượng học sinh giỏi tham gia 
thử sức, tranh tài thì việc đạt kết quả là điều không dễ dàng. Chính suy nghĩ an phận đã 
khiến cho tổ trong thời gian dài rất ít có giáo viên nào đảm nhận công tác bồi dưỡng. 
Đến năm 2010 – 2011, hoạt động bồi dưỡng của tổ chính thức bắt đầu và đạt 4 giải (2 
16 
giải ba, 2 giải khuyến khích), và tiếp tục gặt hái ở năm học 2011-2012, đây là tín hiệu 
rất khả quan nhưng chất lượng HSG của tổ vẫn chưa thực ổn định. Đặc biệt, khi Sở 
Giáo dục An Giang thay đổi việc công nhận HSG cấp tỉnh chỉ được tính theo tỉ lệ 30% 
trên tổng số thí sinh HSG dự thi nên kết quả ở những năm tiếp theo chưa thực nổi bật. 
Kết quả học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh: 
2. Sau khi áp dụng sáng kiến: 
Với những biện pháp tổ chức được thể hiện trong sáng kiến, tôi nhận thấy rằng 
kết quả hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tăng lên đáng kể và mang tính ổn định theo 
hằng năm. Kết quả ấy giúp chúng tôi càng có thêm động lực tiếp tục hăng hái thi đua 
lập thành tích. Mỗi giáo viên đều có lòng tự trọng nghề nghiệp, xem việc học tập, bồi 
dưỡng chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy chủ thể người 
học là nhiệm vụ chính trị cơ bản nhất để bản thân ngày càng hoàn thiện. 
Hoạt động bồi dưỡng HSG đến nay đã trở thành phong trào sôi động, thu hút rất 
nhiều giáo viên và học sinh tham gia phong trào bồi dưỡng. GV không còn tình trạng e 
sợ, nhút nhát, không dám nhận nhiệm vụ. Tất cả GV đều có tin thần giúp đỡ, hỗ trợ lẫn 
nhau để chung tay góp sức hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo uy tín, thương hiệu cho tập thể 
tổ và đóng góp chất lượng giáo dục mũi nhọn cho nhà trường. Tập thể tổ được BGH 
đánh giá là lực lượng GV tiềm năng, có thế mạnh bồi dưỡng HSG và có nhiều đóng 
góp cho nhà trường. Trong những năm học qua, tổ Văn đều được BGH tuyên dương là 
tập thể tổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 
Hoạt động BDHSG đã giúp cho GV nâng cao năng lực chuyên môn, có nhiều 
phương pháp giảng dạy mang lại hiệu quả tích cực. Học sinh có môi trường học tập 
lành mạnh, có ý thức tự học vươn lên trong học tập, từ đó góp phần nâng cao chất 
lượng chuyên môn của tổ. 
Đặc biệt, từ hoạt động bồi dưỡng HSG đạt nhiều thắng lợi, chúng tôi rất phấn 
khởi, tự tin, mạnh dạn đăng ký thi đua lập thành tích trong tất cả các phong trào do 
trường, do Sở, ngành phát động. Trong đó, có rất nhiều cuộc thi đạt giải cấp tỉnh như 
viết SKKN, GV dạy giỏi cấp tỉnh, ĐDDH cấp tỉnh, cuộc thi dạy học tích hợp liên 
môn... 
a. Kết quả HSG đạt cấp tỉnh qua các năm học: 
Năm học GV bồi dưỡng HS bồi dưỡng Giải Vào vòng 2 
2014- 2015 Phạm Thị Kim 
Dung 
Huỳnh Thúy Dương ba Đạt 
Tô Hải Nhi ba Đạt 
Võ Thị Cẩm Tiên Ba Đạt 
2015-2016 Phùng Cẩm Sa Trần Thị Thúy Quyên Ba Đạt 
Năm học 2007 
-2008 
2008 
-2009 
2009 – 
2010 
2010-
2011 
2011-
2012 
2012-
2013 
2013-
2014 
HSG cấp 
tỉnh 
0 0 0 04 04 1 0 
17 
Lưu Thị Kiều Nhi Trương Tuấn Kiệt Nhì Đạt 
Hồ Thị Yến Linh Ba 
Phạm Thị Thu Dung Ba 
2016-2017 Phạm Thị Kim 
Dung 
Nguyễn Thị Bích Chăm Ba Đạt 
Nguyễn Thị Kim Duyên Ba Đạt 
Lê Huỳnh Chi Ba Đạt 
2017-2018 Lý Thị Quyền Trịnh Thị Quế Trân Nhì Đạt 
Trương Thị Ái Nhân Ba 
Huỳnh Thu Phương Ba 
Huỳnh Thị Thúy Loan Ba 
Nguyễn Thị Như Ý Ba 
2018-2019 Phùng Cẩm Sa Phạm Thị Ngọc Dung Ba Đạt 
Võ Thị Chúc Duyên Nhì Đạt 
Trần Thị Như Huỳnh Nhì Đạt 
Phạm Thị Kim 
Dung 
Tô Thị Mộng Kiều Ba 
Phan Thị Hoa Quỳnh Ba 
c. Danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 
- Năm học 2013-2014: có 2 GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp tỉnh (Phùng 
Cẩm Sa, Phạm Thị Kim Dung). 
- Năm 2017 – 2018: có 1 GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp tỉnh (Lý Thị 
Quyền). 
d. Danh hiệu tổ đã đạt được cấp tỉnh: 9 năm liền đạt danh hiệu tập thể lao 
động tiên tiến (Từ năm 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015, 
2015-2016, 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019) 
e. Kết quả HSG cấp tỉnh cũng góp phân nâng cao chất lượng giáo dục mũi 
nhọn của nhà trường 
V. Mức độ ảnh hưởng: 
1. Phạm vi tác dụng: 
 Sáng kiến đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo HSG và duy trì thành tích 
theo hằng năm của tập thể tổ Ngữ văn tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu. Công tác 
tổ chức, quản lý trong hoạt động bồi dưỡng tạo được đồng thuận lớn ở tất cả GV, tạo 
điều kiện cho GV có năng lực chuyên môn tốt phát huy tài năng, thi đua lập thành tích 
mang lại kết quả đáng khích lệ cho tổ. Kết quả HSG đã đạt trong những năm học qua 
là cả một quá trình phấn đấu, nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ GV trong tổ, làm 
động lực cho GV trong tổ càng thêm phấn đấu, nhiệt huyết với nghề, nâng cao lòng tự 
Năm học 2011 – 
2012 
2012 – 
2013 
2013 – 
2014 
2014 – 
2015 
2015-
2016 
2016-
2017 
2017-
2018 
2018-
2019 
ĐH,CĐ 51,8% 46,8% 54,8% 54,7% 56,6% 51,7% 69,6% 70,28% 
18 
trọng nghề nghiệp, biết đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu sâu kiến thức chuyên môn và đề ra 
phương pháp dạy học có hiệu quả. 
 Sáng kiến đã áp dụng thực tiễn trong nhiều năm học đã tạo ra hiệu quả tích cực 
không chỉ cho tổ Văn mà còn cho nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục 
mũi nhọn. Tôi nghĩ đối với một số người cho rằng nó không mới nhưng có thể góp 
phần giúp cho cán bộ quản lý tổ chuyên môn ở các trường THPT cần thay đổi tư duy 
trong công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng. Vì đâu đó vẫn suy nghĩ rằng nên chỉ giao 
phó công tác bồi dưỡng cho TTCM hay một cá nhân GV nào đó để tạo nên tính ổn 
định, bề sâu của hoạt động. Thiết nghĩ, ở mỗi trường sẽ có những đặc điểm riêng, vì 
thế cách thức tổ chức, quản lý sẽ khác nhau, tuy nhiên, nếu chúng ta biết phát huy thế 
mạnh, tiềm năng của tổ sẽ gặt hái được nhiều quả tốt, tạo được uy tín trong nhà 
trường, trong cụm HĐBM, được PHHS tin cậy, HS yêu mến. 
2. Mức độ khả thi: 
Để sáng kiến thực hiện manh lại tính khả thi cao cần đáp ứng các điều kiện cần 
thiết sau: 
- Sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi từ 
việc trang bị đầu tư CSVC, sách tham khảo, sách nghiên cứu, đến bố trí thời gian trống 
để GV và HS thuận lợi trong công tác bồi dưỡng. 
- Sự tận tâm, nhiệt huyết của TTCM, giáo viên bộ môn tham gia bồi dưỡng, đặc 
biệt có lòng tự trọng cao. Sự đầu tư nghiên cứu sâu về chuyên môn và có phương pháp 
bồi dưỡng hợp lí là tiêu chí chính yếu quyết định chất lượng bồi dưỡng. 
- Đối với học sinh: Cần phải có ý thức thái độ học tập đúng đắn, có phương 
pháp học tập hợp lí, biết vươn lên trong học tập, cần cù, chăm ngoan, vâng lời thầy cô. 
Nâng cao văn hóa đọc sách báo, sách tham khảo để tích lũy kiến thức và vốn sống; 
nâng cao ý thực tự học, tự nghiên cứu, không trông chờ vào GV bồi dưỡng. Chủ động, 
tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, nêu lên chính kiến cá nhân trước một vấn đề 
nhằm rèn luyện kĩ năng nói, viết. Tăng cường thực hành lập dàn ý, làm bài tập để rèn 
kĩ năng làm bài. 
 - Chính sách đãi ngộ nhân tài của nhà trường phải hợp lí, khen thưởng kịp thời 
những cá nhân GV và HS đạt thành tích xuất sắc. 
- Sự phối hợp tốt giữa BGH, TTCM, giáo viên bồi dưỡng, GVCN...; Sự định 
hướng, dẫn dắt, đào tạo phù hợp của GV bồi dưỡng với HS bồi dưỡng. 
VI. Kết luận: 
Theo tinh thần Nghị Quyết số 29- NQ/ TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành 
Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đã 
xác định mục tiêu giáo dục theo tinh thần thần đổi mới là phát triển toàn diện năng lực 
và phẩm chất của người học. Nghĩa là đào tạo ra những con người có phẩm chất, năng 
lực cần thiết như “năng lực công dân, năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào 
thực tiễn”. Như vậy hoạt động giảng dạy hiện nay đều hướng đến chất lượng giáo dục 
19 
đào tạo một thế hệ trẻ có đủ phẩm chất, năng lực cốt lõi góp phần xây dựng đất nước. 
Trong đó, hoạt động đào tạo HSG là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đào 
tạo nhân tài cho đất nước. Đào tạo học sinh giỏi ở bậc Trung học phổ thông là một quá 
trình mang tính khoa học nghiêm túc, không thể chỉ một vài tháng mà phải có tính 
chiến lược dài hơi trong suốt cả ba năm học. 
Để đạt kết quả tốt cần phải có chiến lược phù hợp của người tham gia công tác 
tổ chức và quản lý bồi dưỡng HSG. Thực hiện công tác lựa chọn và phát hiện nhân tố 
ưu tú trong đội ngũ thầy cô, tin tưởng giao phó trách nhiệm đào tạo. Tổ chức tuyển 
chọn HSG căn cứ vào kết quả năm học trước, căn cứ vào sự lựa chọn của GVBM 
giảng dạy trực tiếp. Tiêu chí GV và HS đúng tiêu chuẩn cùng với công tổ chức giảng 
dạy và học tập khoa học sẽ quyết định thành bài của hoạt động bồi dưỡng. Trong quá 
trình bồi dưỡng sẽ có nhiều khó khăn, cán bộ quản lý phải biết nắm bắt tâm tư, nguyện 
vọng, cùng nhau hỗ trợ giúp GV và HS phấn đấu vươn lên. 
TTCM cần phải biết gương mẫu trong tất cả các hoạt động giảng dạy. Tích cực 
đầu tư sâu về kiến thức chuyên môn, không ngừng bồi dưỡng nâng cao tay nghề, cùng 
với các thành viên trong tổ tham gia công tác bồi dưỡng, chia sẻ khó khăn, giảm bớt áp 
lực với giáo viên trong những hoạt động mũi nhọn của nhà trường. 
Xây dựng không khí thân tình, cởi mở, dân chủ trong buổi trao đổi chuyên môn. 
Tránh o ép, thiên vị khi phân công nhiệm vụ cho giáo viên trong tổ. Tăng cường khối 
đoàn kết, phát huy sức mạnh trí tuệ của tập thể tổ để cùng nhau phát triển. 
Có thể nói, trong nhiều năm học qua, tổ Ngữ Văn liên tiếp gặt hái nhiều thành 
quả tốt đẹp là nhờ vào sự phấn đấu, tận tâm, tận lực của các giáo viên trong tổ. Với 
lòng tự trọng nghề nghiệp không cho phép chúng tôi an phận mà phải biết cầu tiến 
vươn lên. Điều mà chúng tôi đạt được không chỉ là kết quả HSG mà còn là tinh thần 
đoàn kết, biết quan tâm, chia sẻ với nhau trong công việc, tinh thần thi đua, nhiệt huyết 
của tuổi trẻ. Chính vì vậy, nhiều năm liền, tổ Văn luôn được nhà trường khen thưởng 
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được lãnh đạo Sở công nhận danh hiệu Tập thể lao 
động tiên tiến. 
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm bước đầu mà bản thân đã thực hiện trong 
quá trình quản lý hoạt động trong những năm học qua có hiệu quả. Bài viết chắc còn 
thiếu sót và chưa đầy đủ, mong đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý. 
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 
20 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến 
 Người viết sáng kiến 
 Phùng Cẩm Sa 

File đính kèm:

  • pdfskkn_cong_tac_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon.pdf
Sáng Kiến Liên Quan