SKKN Áp dụng mô hình Stem trong dạy học Chương 1: Este – lipit Hóa học 12 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng cho học sinh trường Trung học Phổ thông dân tộc nội trú

Xuất phát từ thực trạng giáo dục STEM và phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh tại trường THPTDTNT – Nghệ An

a. Về phía giáo viên

- Về mức độ quan trọng của việc dạy học phát triển NLVDKTKN: 100% số GV được hỏi đều cho rằng việc phát triển NLVDKTKN là rất quan trọng và quan trọng.

- Về mức độ sử dụng các biện pháp nhằm phát triển NLVDKTKN cho HS: Một nửa trong số GV được điều tra thường xuyên sử dụng các biện pháp nhằm phát triển NLVDKTKN cho HS, nửa còn lại vẫn chú trọng các kiến thức lý thuyết, hàn lâm nên ít khi sử dụng các biện pháp đó.

- Về Mức độ sử dụng từng biện pháp để phát triển NLVDKTKN cho HS: Đa số GV thường xuyên liên hệ các kiến thức gắn với các kiến thức thực tế. Còn về vấn đề xây dựng các bài tập liên quan đến thực tế cuộc sống thì còn ít GV áp dụng thường xuyên mà đa phần GV thỉnh thoảng có áp dụng. Về vấn đề khai thác tối đa các thí nghiệm học sinh có thế tiến hành được trong cuộng sống hàng ngày và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực thì còn hạn chế, một nửa số GV điều tra thỉnh thoảng áp dụng, một phần giáo viên rất ít khi sử dụng.

- Về việc tích hợp các kiến thức liên môn Toán học, vật lý, sinh học, tin học, công nghệ trong quá trình dạy học: Đã có khoảng 30% GV thường xuyên, 65% GV thỉnh thoảng và 5% GV ít khi tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học. Chứng tỏ nhiều GV đã quan tâm đến phương pháp dạy học tích hợp và tiệm cận dần với việc đổi mới phương pháp dạy học – đổi mới giáo dục.

- Về vấn dạy học theo nhóm hoặc theo dự án để HS tự làm ra sản phẩm: Qua đồ thị ta thấy hơn nửa GV thỉnh thoảng đã cho HS hoạt động nhóm hoặc theo dự án để làm ra các sản phẩm học tập. Tuy nhiên sản phẩm ở đây thường đơn giản là các bài powerpoint hoặc những tranh ảnh thu thập hoặc bài thuyết trình

b. Về phía học sinh

Dựa trên kết quả điều tra tôi nhận thấy

- Về mức độ các em được học theo hướng liên hệ kiến thức với các vấn đề thực tiễn: Trong số các HS được điều tra, có 50,18% số HS cho rằng các em thỉnh thoảng được học, 24,36% HS cho rằng các em thường xuyên được học theo hướng liên hệ kiến thức với các vấn đề thực tiễn. Điều đó chứng tỏ GV đã rất chú trọng đến việc liên hệ kiến thức với các vấn đề thực tiễn để HS thấy được ý nghĩa và thêm yêu môn hóa học hơn.

- Về mức độ các em được làm việc theo phương pháp nhóm để các em tự làm ra sản phẩm: Đa số HS (54,8%) cho rằng thỉnh thoảng và 17,03% cho rằng các em được thường xuyên được làm việc theo phương pháp nhóm để tạo ra sản phẩm. Chứng tỏ GV cũng đã tích cực sử dụng phương pháp dạy học tích cực để góp phần đổi mới phương pháp dạy học.

- Về mức độ HS có thể quan sát và giải thích được hết các hiện tượng xảy ra khi được học thực hành: Có 19,49% HS ở mức thường xuyên, 48,89% HS ở mức thỉnh thoảng nhưng có đến 31,52% HS ở mức ít khi hoặc chưa bao giờ quan sát, giải thích được các hiện tượng thí nghiệm. Điều đó chứng tỏ HS vẫn rất yếu kém phần thực nghiệm mặc dù lý thuyết các em làm rất tốt.

 

doc50 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng mô hình Stem trong dạy học Chương 1: Este – lipit Hóa học 12 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng cho học sinh trường Trung học Phổ thông dân tộc nội trú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 2: Trong khi học môn hóa học, các thầy cô áp dụng phương pháp nhóm để các em làm ra sản phẩm ở mức độ nào?
□Thường xuyên	□ Thỉnh thoảng	
□ Ít khi 	□ Chưa bao giờ
Câu 3: Khi được học thực hành, em có quan sát và giải thích được hết các hiện tượng xảy ra ở mức độ nào?
□Thường xuyên 	□ Thỉnh thoảng 	
□ Ít khi 	□ Chưa bao giờ
Câu 4: Em sử dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế ở mức nào?
□Thường xuyên 	□ Thỉnh thoảng 	
□ Ít khi 	□ Chưa bao giờ
Câu 5: Để giải quyết các vấn đề của môn hóa học, em đã vận dụng tích hợp kiến thức của các môn khoa học khác: toán học, kĩ thuật, công nghệ ở mức nào?
□Thường xuyên	 □ Thỉnh thoảng	
□Ít khi	 	□ Chưa bao giờ
Câu 6: Em có nghĩ đến việc tạo ra các sản phẩm có ý nghĩa phục vụ đời sống của con người?
□ Luôn suy nghĩ đến việc tạo ra các sản phẩm mới nên thường xuyên tìm hiểu qua các tài liệu.
□ Rất muốn tạo ra được sản phẩm có ích từ các kiến thức đã học nhưng rất ngại tìm hiểu.
□ Có nghĩ đến nhưng không biết phải tìm hiểu ở đâu.
□ Chưa từng nghĩ đến vì đó không phải là việc của mình.
Câu 7: Theo em, mức độ cần thiết phải hình thành năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng là
 □ Rất cần thiết 	□ Cần thiết 	
□ Bình thường 	□ Không cần thiết
Câu 8: Trong nhà trường phổ thông, em được các thầy cô rèn cho các kĩ năng ở mức độ nào?
Kĩ năng
Mức độ
Rất tốt
Tốt
Trung
bình
Chưa tốt
Biết cách tìm và chọn lọc các thông tin hữu ích từ sách, báo và mạng internet.
Biết tiến hành các thí nghiệm theo nhóm.
Biết quan sát, nêu và giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.
Biết vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải thích được các hiện tượng thực tiễn.
Biết lập kế hoạch để thực hiện dự án do giáo viên yêu cầu
Phiếu số 2: PHIẾU HỎI HIỂU BIẾT VỀ STEM
Câu 1: Em đã biết đến các vấn đề sau ở mức độ nào?
Vấn đề
Mức đô
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
STEM
Giáo dục STEM
Ngày hội STEM
Nghề nghiệp STEM
Nhân lực STEM
Câu lạc bộ STEM
Cuộc thi Robotics
Câu 2: Em hiểu thế nào về giáo dục STEM?
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 3: Theo em mức độ quan trọng của giáo dục STEM ở Việt Nam là
□ Rất quan trọng 	 	□ Quan trọng 	
□ Bình thường 	 	□ Không quan trọng
Em vui lòng cho biết lí do:
.......................................................................................................................................
Câu 4: Mức độ quan tâm của em về giáo dục STEM khi học môn hóa học như thế nào?
□ Rất quan tâm và sẽ tím hiểu.	
□ Rất quan tâm và đang tìm hiểu.
□ Đang tham gia câu lạc bộ STEM
□ Đang học theo mô hình STEM
□ Không quan tâm.
Câu 5: Có ý kiến cho rằng: “Giáo dục STEM là cần thiết đối với tất cả HS trong thế giới công nghệ 4.0”. Em vui lòng nêu ý kiến về quan điểm này?
.......................................................................................................................................
Câu 6: Em đã được học một chủ đề STEM nào chưa? Tên chủ đề là gì?
PHỤ LỤC 2: ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Este no, đơn chức, mạch hở có côngthức phân tử chung là 
	A. CnH2nO , n ≥ 2. B. CnH2nO2 , n ≥ 2. 
	C. CnH2nO2 , n ≥ 1 . D. CnH2n+2O , n ≥2.
Câu 2. Dãy các chất sau được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là
	A. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH.
	B. CH3COOH , CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5.
	C. CH3CH2CH2OH, CH3COOH , CH3COOC2H5 .
	D. CH3COOC2H5 , CH3CH2CH2OH, CH3COOH.
Câu 3. Phản ứng tương tác của rượu tạo thành este được gọi là
	A. phản ứng trung hòa. 	B. phản ứng ngưng tụ. 
	C. phản ứng este hóa. 	D. phản ứng kết hợp.
Câu 4. Chất béo là 
	A. Trieste của axit béo. 	B. Lipit.
	C. Trieste của glixerol và axit béo. 	D. Các axit béo.
Câu 5. Khái niệm đúng về lipit là 
	A. Lipit là những chất hữu cơ có trong tế bào sống.
	B. Lipit là những chất hữu cơ không hòa tan trong nước nhưng tan tốt trong môi hữu cơ.
	C. Lipit là những chất có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực. 	
D. Lipit là trieste của glixerol và các axit béo.
Câu 6. Trong cơ thể Lipit bị oxi hóa thành
	A. amoniac và cacbonic. B. H2O và CO2.
C. NH3, CO2, H2O. D. NH3 và H2O.
Câu 7. Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài; khi thủy phân benzyl axetat trong dung dịch NaOH ta thu được sản phẩm có tên là
A. Ancol benzylic và axit axetic. B. Ancol benzylic và natriaxetat.
C. Phenol và natri propionat. D. Natri phenolat và natri axetat
Câu 8. Một este có công thức phân tử là C4H6O2 , khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được dimetyl xeton. Công thức cấu tạo thu gọn của C4H6O2 là 
 A. HCOO-CH=CH-CH3 	B. CH3COO-CH=CH2
 C. HCOO-C(CH3)=CH2 	D. CH=CH2-COOCH3
Câu 9. Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glyxerol?
 A. Muối 	 B. Este đơn chức 	
 C. Chất béo 	 D. Etylaxetat.
Câu 10. Để biến một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình
	A. hiđro hóa (có xúc tác Ni). B. cô cạn ở nhiệt độ cao.
	C. làm lạnh. D. xà phòng hóa.
Câu 11. Cho 35,2 gam hỗn hợp gồm 2 este no đơn chức là đồng phân của nhau có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 44 tác dụng với 2 lít dung dịch NaOH 0,4 M, rồi cô cạn dung dịch vừa thu được, ta thu được 44,6 gam chất rắn B. Công thức cấu tạo thu gọn của 2 este là
	A. H-COO-C2H5 và CH3COO-CH3. 	B. C2H5COO-CH3 và CH3COO-C2H5.
	C. H-COO-C3H7 và CH3COO-C2H5. 	D. H-COO-C3H7 và CH3COO-CH3.
Câu 12. Đun nóng axit axetic với rượu iso-amylic (CH3)2CH-CH2CH2OH có H2SO4 đặc xúc tác thu được iso-amyl axetat (dầu chuối). Tính lượng dầu chuối thu được từ 132,35 gam axit axetic đun nóng với 200 gam rượu iso-amylic. Biết hiệu suất phản ứng đạt 68%
	A. 97,5 gam 	B. 195,0 gam 	
C. 292,5 gam 	D. 159,0 gam
Câu 13. Tính chất đặc trưng của lipit là
	1. chất lỏng 	 2. chất rắn 
	3. nhẹ hơn nước 	 4. không tan trong nước 
	5. tan trong xăng 	 6. dễ bị thủy phân 
	7. Tác dụng với kim loại kiềm. 	 8. cộng H2 vào gốc ruợu. 
 Các tính chất không đúng là
	A. 1, 6, 8. 	B. 2, 5, 7. 
	C. 1, 2, 7, 8. 	D. 3, 6, 8.
Câu 14. Khối lượng Glyxêrin thu được khi đun nóng 2.225 kg chất béo (loại Glyxêrin tristearat) có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH. (coi như phản ứng xảy ra hoàn toàn):
	A.	1,78 kg.	B.	0,184 kg.
	C.	0,89 kg.	D. 1,84 kg
PHẦN II. TỰ LUẬN:
Câu 1: HS đọc tư liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Theo Science ABC, nếu bạn uống một cốc nước dâu tây vào thế kỷ trước, thì có thể đó là nước được tạo ra từ quả dâu tây thực thụ. Nhưng hiện nay, nếu bạn để ý thành phần được ghi ở nhãn đồ uống trái cây, bạn sẽ nhận thấy trong hầu hết các loại nước uống sẽ không có thành phần từ trái cây, mà là được chế biến từ các chất nghe tên rất lạ. Trong quá trình chế biến các loại nước trái cây này, các nhà sản xuất đã thêm các loại hương vị được tạo ra trong phòng thí nghiệm vào một mùi vị duy nhất - đường hóa học saccharine.
Dĩ nhiên, nếu chỉ mô phỏng hương vị của trái cây là không đủ. Các nhà khoa học cũng sử dụng chất nhuộm làm cho thực phẩm có màu hấp dẫn hơn và các hóa chất làm tăng mùi thơm dễ chịu. Và việc này có tác động khá tích cực, đáp ứng được mong đợi của chúng ta: mùi vị của nước hoa quả nhân tạo rất ổn, kể cả trước khi được đưa vào tiêu thụ. Vậy, các "chuyên gia hương vị" đã tạo ra những hương vị đó bằng cách nào và tại sao lại cần làm như vậy?
Hương vị nhân tạo được tạo ra như thế nào?
Nếu bạn nhìn kỹ thành phần in trên nhãn của các loại thực phẩm, bạn sẽ biết thực phẩm đó có mục "hương vị tự nhiên" hoặc "hương vị nhân tạo", hoặc cả hai. Mặc dù thành phần có thể khác nhau – nhưng hương vị của chúng không khác biệt gì cả. Chức năng của cả hai loại hương vị đều là tái tạo lại hương vị thật của thực phẩm bằng cách đánh lừa não bộ của con người rằng họ đang được thưởng thức mùi vị thực sự của loại trái cây đó.
Não của con người thực ra rất dễ bị đánh lừa. Một cốc nước bình thường có thể được xem như được tạo ra từ một loại trái cây thực sự nếu nó được pha chế với các chất hóa học chuẩn xác. Và với não bộ, hương vị chỉ đơn giản là kết quả của sự pha trộn một số hóa chất nhất định, không quan trọng chúng là hương vị thật hay được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Sự đa dạng của mùi được tạo ra từ các este. Ví dụ: Amyl fomat có mùi mận; Metyl salicylat có mùi dầu gió; Isoamyl axetat có mùi chuối chín; Etyl Isovalerat có mùi táo; Etyl butirat và Etyl propionat có mùi dứa; Geranyl axetat có mùi hoa hồng; Metyl 2-aminobenzoat có mùi hoa cam; Benzyl axetat có mùi thơm hoa nhài; có đến hơn 2000 loại hóa chất khác nhau có thể được kết hợp để tạo ra hơn 500 mùi vị đa dạng và thơm ngon giống thật. Mỗi một sự kết hợp như vậy đã tiêu tốn kha khá thời gian của các nhà hóa học và đầu bếp trong các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm. Và việc kết hợp này được thực hiện tài tình và hoàn hảo đến mức người ta không thể nhận biết được đâu là hương vị tự nhiên và đâu là hương vị nhân tạo.
Sự khác biệt giữa "hương vị tự nhiên" và "hương vị nhân tạo" trên nhãn dán
Giữa hai loại hương vị, hương vị "tự nhiên" được gọi là "tự nhiên" vì chúng được tạo ra từ nguồn gốc thiên nhiên. Tuy vậy, mặc dù được dán nhãn "tự nhiên" rất hoành tráng, nhưng thật sự những hương vị này không hoàn toàn tự nhiên. Chúng sẽ được khéo léo kết hợp với một số hóa chất khác để tạo ra hương vị, mùi và màu sắc mong muốn. Và nguồn gốc của chúng không phải lúc nào cũng được chiết xuất từ chính loại hoa quả chúng mang tên. Ví dụ, hương tự nhiên của vani có thể được tạo ra từ phân bò. Vẫn rất là ngon!
Loại thứ hai được dán nhãn "nhân tạo". Và giống như cái tên của nó, loại này hoàn toàn được tạo ra bởi bàn tay con người và trong phòng thí nghiệm. Nguồn gốc để tạo ra hương vị nhân tạo thường không ăn được, ví dụ như dầu mỏ. Octyl axetate – một chất hóa học đóng vai trò chính trong hương vị của cam – có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm và chỉ cần thêm vào chất gôm để tạo ra kẹo gôm nhai vị cam. Cũng rất ngon!
Vậy chúng ta tạo ra hương vị nhân tạo để làm gì?
Sau khi được chế biến, thực phẩm sẽ mất đi một phần đáng kể hương vị tự nhiên của chúng. Hơn nữa, khi để lâu thực phẩm trong một thời gian nhất định, phần hương vị còn lại cũng biến mất hoặc không còn được như lúc đầu. Và đây chính là thời điểm những hương vị được bổ sung thêm phát huy tính năng của mình: giúp khôi phục lại hương vị của thực phẩm bằng cách thêm hương vị bên ngoài.
 Trên thực tế, hương vị tự nhiên đòi hỏi các yếu tố tác động khá phức tạp, ví dụ như cần phải được trồng đúng mùa vụ hoặc phải lấy chúng ở thân hoặc lá các loại cây hiếm hoi, mọc nơi hẻo lánh, chênh vênh, v.v Trong khi đó, hương vị nhân tạo khắc phục được những khó khăn này. Nó không đòi hỏi các điều kiện trồng trọt khắt khe, cũng không yêu cầu nuôi gia súc hiểm hoặc vận chuyển các loại hóa chất tự nhiên. Những hương vị nhân tạo có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm nhỏ, và sau đó được phân phối đến khách hàng. Và điều quan trọng nhất: các hương vị được tổng hợp nhân tạo có hương vị giống y như thật, thậm chí con người khó có thể phân biệt được.
Lý do hương vị nhân tạo được ưa thích cũng giống lý do những chiếc đồng hồ giả được ưa chuộng: Chúng hiệu quả như đồ thật, mà lại rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, yếu tố kinh tế không hoàn toàn là nguyên nhân cho sự ưa thích hương vị tự nhiên, mà còn có vấn đề an toàn thực phẩm. Do các hương vị nhân tạo được tạo ra trong phòng thí nghiệm, nơi mọi thứ đều sạch sẽ và được kiểm tra nghiêm ngặt về các nguy cơ tiềm ẩn nhằm bảo đảm an toàn cho sức khỏe người dùng. Vì lý do này, những hương vị nhân tạo rõ ràng an toàn hơn các hương vị tự nhiên (để lâu có thể bị hỏng).
Đoạn tư liệu trên đề cập đến vấn đề gì?
Viết 4 phương trình tổng hợp các este có mùi thơm đặc trưng?
Nhiều người có thói quen sử dụng hương liệu để chế biến thực phẩm trong đời sống. Nếu những hương liệu này được tổng hợp từ những nguồn trong thiên nhiên như tinh bột, xenlulozo,theo em những nhiên liệu này có độc hại và ảnh hưởng đến sức khỏe không? 
Câu 2. Phản ứng điều chế este là phản ứng thuận nghịch. Để nâng cao hiệu suất của phản ứng có thể thực hiện những biện pháp nào sau đây?
a. Dùng dung dịch axit H2SO4 loãng làm xúc tác sẽ điện li ra nhiều H+.
b. Dùng dung dịch axit H2SO4 đặc sẽ hút được nhiều nước.
c. Lấy dư một trong 2 chất tham gia phản ứng.
d. Làm giảm nồng độ các chất sản phẩm.
e. Làm tăng nồng độ các chất sau phản ứng.
Câu 3.  Ống dẫn nước thải từ các chậu rửa bát thường rất hay bị tắc do dầu mỡ nấu ăn dư thừa làm tắc. Người ta thường đổ xút rắn hoặc dung dịch xút đặc vào và 1 thời gian sẽ hết tắc. Hãy giải thích hiện tượng trên?
PHỤ LỤC 3: THANG ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (mỗi câu TN đúng được 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐA
B
D
C
C
C
B
B
C
C
A
Câu
11
12
13
24
ĐA
C
B
C
B
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu
ĐÁP ÁN
BIỂU HIỆN NLVDKTKN
ĐIỂM
Phát hiện được vấn đề thực tiễn
1.a.
Vai trò của este trong việc tạo mùi thơm của hoa, quả chín.
Cách tạo ra hương vị nhân tạo và các este có mùi thơm đặc trưng.
Sự khác biệt giữa hương liệu tự nhiên và hương vị nhân tạo.
Mục đích, ý nghĩa của việc tạo ra hương vị nhân tạo.
HS nhận biết được các vấn đề được đề cập trong tư liệu: Nói về hương liệu tự nhiên và hương liệu nhân tạo.
Mức 0: Không trả lời hoặc nêu thông tin không liên quan.
0
Mức 1: Trả lời đúng 1 trong 4 ý.
1
Mức 2: Nêu chính xác từ 2 đến 3 ý.
2
Mức 3: Nêu đầy đủ và chính xác 4 ý.
3
Nêu được các kiến thức có liên quan đến vấn đề thực tiễn.
1.b.
Phản ứng este hóa:
- Amyl fomat 
 C5H11OH + HCOOH 
 HCOOCH2CH2CH(CH3)2 + H2O
- Isoamyl axetat:
 C5H11OH + CH3COOH 
 CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + H2O
- Etyl Isovalerat: 
C2H5OH+CH3CH(CH3)CH2COOH CH3CH(CH3)CH2COOC2H5 + H2O
- Benzyl axetat:
C6H5CH2OH + CH3COOH 
 CH3COO CH2C6H5 + H2O
HS kết hợp các thông
tin từ bài báo và kiến thức đã học để viết được phương trình điều chế các este.
Mức 0: Không trả lời hoặc nêu thông tin không liên quan.
0
Mức 1: Trả lời đúng 1 trong 4 ý.
1
Mức 2: Nêu chính xác từ 2 đến 3 ý.
2
Mức 3: Nêu đầy đủ và chính xác 4 ý.
3
Vận dụng được kiễn thức kĩ năng phản biện/ ĐG VĐ thực tiễn
1.c.
- Khi sử dụng các hương liệu nhân tạo từ các nguyên liệu thiên nhiên, an toàn như tinh bột, xenlulozo thì các hương liệu thu được rất an toàn vì:
- Các este thực chất không độc; các yếu tố gây độc ở đây là các sản phẩm như andehit, xeton,... 
- Tuy nhiên nếu nguyên liệu để sản xuất hương liệu là dầu hỏa thì đó là những hương liệu không an toàn vì bản chất dầu hỏa là hỗn hợp của nhiều chất khác nhau, sản phẩm thu được ngoài các este sẽ còn các hóa chất khác nữa gây độc hại.
HS vận dụng kiến thức đã được học về hóa học hữu cơ để phân tích, đánh giá được vấn đề và nêu được quan điểm của cá nhân.
Mức 0: Không trả lời hoặc trả lời không đúng nội dung.
0
Mức 1: Đưa ra được nhận định nhưng chưa phân tích được thuyết phục.
1
Mức 2: Đưa ra được nhận định và phân tích được một nửa vấn đề.
2
Mức 3: Đưa ra được nhận định và phân tích được đầy đủ các vấn đề.
3
Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để đề xuất được một số biện pháp,
nhằm GQVĐ một cách có hiệu quả.
2
Để nâng cao hiệu suất của phản ứng hóa este có thể thực hiện những biện pháp sau đây:
- Dùng dung dịch axit H2SO4 đặc sẽ hút được nhiều nước.
- Lấy dư một trong 2 chất tham gia phản ứng.
- Làm giảm nồng độ các chất sản phẩm.
HS đưa ra được các biện pháp để giải quyết vấn đề
Mức 0: Không chọn đúng được bất kì đáp án nào.
0
Mức 1: Chọn đúng được 1 đáp án.
1
Mức 2: Chọn đúng được 2 đáp án.
2
Mức 3: Chọn đúng được 3 đáp án.
3
Xử lý các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.
3
Ống dẫn nước thải từ các chậu rửa bát thường rất hay bị tắc do dầu mỡ nấu ăn dư thừa làm tắc. Người ta thường đổ xút rắn hoặc dung dịch xút đặc vào và 1 thời gian sẽ hết tắc. Do xút (NaOH) sẽ thủy phân dầu, mỡ thành glixerol và các muối là những chất dễ tan. Và nước sẽ làm trôi đi.
HS biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề về lợi ích của bản thân, gia đình và bảo vệ môi trường.
Mức 0: Không biết giải thích
0
Mức 1: Giải thích được 1 phần: dầu mỡ bị thủy phân.
1
Mức 2: Giải thích được 2 ý.
2
Mức 3: Giải thích được hoàn chỉnh các ý.
3
Chú ý: Các câu trả lời chưa giống hoàn toàn với đáp án, nhưng giải thích hợp lý
vẫn được điểm.
Điểm câu 1= (tổng điểm 3 ý a,b,c)*0,4/3
Điểm câu 2= Số điểm đạt được *1/3 
Điểm câu 3= Số điểm đạt được *0,8/3 
Điểm tự luận= Điểm câu 1 + Điểm câu 2 + Điểm câu 3
Tổng điểm = Điểm trắc nghiệm + Điểm tự luận
PHỤ LỤC 4: HỒ SƠ THỰC HIỆN 
CHỦ ĐỀ “SẢN XUẤT NƯỚC TẨY RỬA TỪ VỎ CỦ QUẢ”
Phụ lục 4.1. PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM 
(DÀNH CHO GIÁO VIÊN)
STT
Nội dung
Chi tiết
Điểm tối đa
Tổng điểm và xếp loại
1
Thu thập thông tin theo câu hỏi định hướng (20 điểm)
Các nội dung hoàn thành đúng thời hạn 
5
Tốt
(80-100)
Khá
(65-79)
Trung bình
(50-64)
Yếu
(< 50)
Thu thập thông tin đầy đủ các mục
5
Thu thập thông tin chính xác
5
Thu thập thông tin phong phú đa dạng
5
2
Sản phẩm
PowerPoint; Sơ đồ tư duy; đóng vai, 
(30 điểm)
Các nội dung hoàn thành đúng thời hạn từ ngày giao nhiệm vụ.
5
Slide đủ số lượng( Ít nhất 10 slide). Màu nền, phông chữ đúng ngữ pháp, chính tả. 
10
Sơ đồ tư duy rõ ràng, đủ nội dung, có tính sáng tạo.
Nội dung xử lý tình huống hấp dẫn, thuyết phục; khoa học và sáng tạo.
5
Nội dung kiến thức chuẩn theo thông tin đã tìm
5
Cung cấp kiến thức thực tế hay bổ ích
5
3
Sản phẩm thực nghiệm và giới thiệu sản phẩm (logo quảng cáo) 
(30 điểm)
Sản phẩm làm đúng quy trình, đảm bảo chất lượng
10
Giới thiệu sản phẩm rõ ràng, mạch lạc, lưu loát, và lôi cuốn người nghe.
10
Hình ảnh quảng bá sản phẩm hấp dẫn
10
4
Hiệu quả làm việc nhóm
(20 điểm)
Phân công công việc đồng đều, phù hợp
10
Có bằng chứng về làm việc nhóm hiệu quả (tinh thần hợp tác, chia sẻ, thái độ tích cực, nhiệt tình, trách nhiệm)
10
PHỤ LỤC 4.2. PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM (Dành cho HS)
Tên nhóm:..
STT
Nội dung
Chi tiết
Điểm tối đa
Tổng điểm
1
Sản phẩm
PowerPoint; Sơ đồ tư duy; đóng vai
 (50 điểm)
Các nội dung hoàn thành đúng thời hạn từ ngày giao nhiệm vụ.
10
Slide đủ số lượng( Ít nhất 10 slide). Màu nền, phông chữ đúng ngữ pháp, chính tả. 
20
Sơ đồ tư duy rõ ràng, đủ nội dung, có tính sáng tạo.
Nội dung xử lý tình huống hấp dẫn, thuyết phục; khoa học và sáng tạo.
10
Cung cấp kiến thức thực tế hay bổ ích
10
2
Sản phẩm thực nghiệm và giới thiệu sản phẩm
(40 điểm)
Đúng quy trình và đảm bảo chất lượng
10
Quảng bá sản phẩm rõ ràng, mạch lạc, lưu loát, và lôi cuốn người nghe.
10
Ăn ý giữa các thành viên trong nhóm
10
Trả lời tốt các câu hỏi chất vấn 
10
3
Hiệu quả làm việc nhóm (10 điểm)
Thể hiện tinh thần nhiệt tình, đoàn kết, xây dựng.
10
PHỤ LỤC 4.3. BIÊN BẢN TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM TRƯỞNG VỀ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Tên nhóm:
Người nộp đánh giá:
 (Dựa trên sự đóng góp và thống nhất của các thành viên trong nhóm)
Thang điểm 100
Tên thành viên
Nhiệm vụ được giao
Mức độ hoàn thành công việc
(70 điểm)
Mức độ tham gia đóng góp ý kiến cho công việc khác
(20 điểm)
Hoàn thành công việc đúng thời hạn
(10 điểm)
Kết quả
tổng điểm
1
2
3
4
5
6
Biên bản đánh giá kết quả tổng hợp:
- Điểm trung bình nhóm:
Đ1: Điểm tổng theo tiêu chí đánh giá của giáo viên (Tối đa 100đ)
Đ2: Điểm trung bình theo tiêu chí đánh giá của 5 nhóm còn lại. (Tối đa 100đ)
 N1, N2, N3, N4: Điểm tổng theo tiêu chí đánh giá của 4 nhóm còn lại.
Đ: Điểm trung bình nhóm. 
STT Nhóm
Đánh giá của giáo viên (Đ1)
Đánh giá của các nhóm (Đ2)
Kết quả
(Đ)
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
- Điểm mỗi thành viên trong nhóm:
Gồm: + Điểm trung bình nhóm (Đ)
 + Điểm cá nhân (do nhóm trưởng đánh giá): Tối đa 100đ (H)
 + Kết 	quả: K 
STT 
Họ và tên
Điểm trung bình nhóm (Đ)
Điểm cá nhân (H)
Kết quả
1
2
3
4
5
6
PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM
Hình 1. HS thảo luận nhóm
Hình 2. HS thuyết trình
Hình 3. HS chuẩn bị nguyên liệu và tiến hành thực nghiệm
Hình 4. HS giới thiệu và quảng bá sản phẩm

File đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_mo_hinh_stem_trong_day_hoc_chuong_1_este_lipit.doc
Sáng Kiến Liên Quan