Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trò chơi Học vần cho học sinh lớp 1

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học (GDTH) có vai trò hết sức quan trọng. Điều này đã được ghi rõ trong “Luật Phổ cập giáo dục tiểu học”: “GDTH là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Có thể nói, GDTH chính là những viên gạch đầu tiên xây dựng một nền móng vững chắc cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

 Bước vào học lớp 1, cuộc sống của trẻ có nhiều biến đổi to lớn. Thứ nhất, từ đây, trẻ phải làm quen với một môi trường mới, bạn bè mới, thầy cô mới và đặc biệt là những môn học mới đem lại cho các em những hiểu biết về tự nhiên, xã hội. Trong đó, có môn Tiếng Việt với rất nhiều phân môn như Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, . Với nhiệm vụ chiếm lĩnh và làm chủ một công cụ mới sử dụng trong học tập và giao tiếp, phân môn Học vần có vị trí đặc biệt quan trọng.

 Nếu như ở mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo thì ở tiểu học, hoạt động học lại là hoạt động chủ đạo. Đây chính là biến đổi thứ hai trong đời sống của trẻ. Việc chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học là một rào cản rất lớn đối với học sinh (HS) lớp 1. Các em thường khó tập trung trong một thời gian dài, học theo cảm hứng. Vì vậy, kết quả học tập của các em chưa cao. Với phân môn Học vần, trẻ có thể nhanh chóng nhớ được mặt chữ nhưng cũng rất nhanh quên. Người giáo viên (GV) phải có biện pháp giúp trẻ có hứng thú học tập, học với niềm thích thú, say mê với tất cả các môn học nói chung và phân môn Học vần nói riêng. Để làm được điều đó, người GV phải kết hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học (PPDH) với nhiều hình thức khác nhau để lôi cuốn, hấp dẫn trẻ vào bài học. Trò chơi là một giải pháp có tính hiệu quả cao.

 

doc33 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 8774 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trò chơi Học vần cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấm lẫn nhau. GV sẽ treo bức tranh đã tô màu khổ to lên bảng. HS nhìn và đối chiếu với tranh của bạn, chấm điểm theo quy định của GV, cứ tô đúng một phần sẽ được một điểm. Tô đẹp được 1 điểm.
	- GV kiểm tra lại kết quả chấm bài của HS. Tuyên dương những HS được điểm cao.
Lưu ý:
- Thời điểm sử dụng: Trong thời gian củng cố cuối tiết 2.
Bàn cờ chữ cái
Mục đích:
	Giúp HS:
	- Nhằm cũng cố nhận biết chữ cái và khả năng ghi nhớ mặt chữ. 
	- Kích thích sự hứng thú của trẻ.
Chuẩn bị:
	- Bàn cờ ghi các chữ cái cần ôn (khoảng 4 chữ cái).
	- 1 quân xúc xắc là một khối vuông: 1cm x 1cm mỗi mặt ghi 1 chữ cái ứng với các chữ cái ghi trên bàn cờ.
	- 1 ống (hoặc ca, cốc con) để lắc quân xúc xắc và hạt làm quân đi.
Cách tiến hành:
	- 4 HS chơi trên một bàn cờ. Trước khi chơi cho các HS "oẳn tù tì", HS nào thắng sẽ được đổ quân xúc xắc trước. HS cho quân vào ống (ca, cốc) lắc nhiều lần rồi đổ ra, mặt trên của quân xúc xắc có chữ cái nào ứng với chữ cái ghi trên bàn cờ thì HS được lấy 1 hạt đặt vào ô ghi chữ cái đó trên bàn cờ. Rồi tiếp tục các HS bên cạnh đi tiếp (theo chiều kim đống hồ).
	- Trong quá trình chơi, nếu HS nào đổ quân xúc xắc có chữ cái trùng với chữ cái đã có quân đi rồi thì coi như mất lượt đi. HS nào có quân xếp kín các ô trên bàn cờ, HS đó thắng cuộc.
Lưu ý:
- Thời điểm sử dụng: Trong thời gian củng cố cuối tiết 2.
Giải ô chữ
 Mục đích:
	Giúp HS:
- Huy động, ôn tập và  mở rộng vốn từ tiếng Việt của mình.
- Rèn luyện trí thông minh và phản xạ nhanh.
Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị một ô chữ khổ to để trình chiếu hoặc treo lên bảng và các câu hỏi gợi ý để giải ô chữ.
Cách tiến hành:
- Trò chơi này có thể tiến hành chung cả lớp hoặc chia lớp học thành nhiều  nhóm để các nhóm thi đua với nhau, tùy theo số lượng HS trong lớp mà GV có thể tổ chức cho phù hợp.
- GV nêu câu hỏi gợi ý để HS giải từng ô chữ hàng ngang theo thứ tự từ trên xuống. HS nào hoặc nhóm nào giải được trước sẽ ghi điểm (giải mỗi ô chữ hàng ngang được 10 điểm, giải ô chữ hàng dọc được 30 điểm). Kết thúc trò chơi, ai hoặc nhóm nào ghi được  nhiều điểm, nhóm đó sẽ thắng.
Lưu ý:
- Trò chơi này có thể được tổ chức dưới hình thức khác theo từng cặp: một người giải thích nghĩa của từng từ, một người đoán từ. Trong một thời gian nhất định, cặp nào giải được nhiều ô chữ, đội đó thắng.
- Thời điểm sử dụng: Trong tiết 2, khi luyện đọc. GV tổ chức giải ô chữ rồi lấy ngữ liệu của trò chơi để luyện đọc hoặc trong thời gian củng cố cuối bài.
- Trò chơi này có thể sử dụng cho nhiều loại bài khác nữa.
Cướp cờ
Mục đích:
	Giúp HS:
- Luyện khả năng nhận biết nhanh các chữ cái đã học
- Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, tính kỷ luật.
Chuẩn bị:
- 5 − 6 lá cờ, các lá cờ có gắn chữ cái (các chữ không trùng nhau).
- 1 ống cắm cờ
Cách tiến hành:
- Chơi cả lớp ở ngoài sân. Chia làm hai đội (số người bằng nhau). 
- GVvẽ 1 vòng tròn có đường kính là 30cm, đặt ống cắm cờ vào giữa vòng tròn và cắm các lá cờ có gắn chữ cái (lá cờ phải được cắm thẳng để trẻ nhìn rõ mặt chữ). Từ vòng tròn đặt ống cắm cờ khoảng 3 − 4m ở hai đầu sân GV kẻ một vạch mốc. 
- GV cho HS của hai đội lên đứng ở vạch mốc, quay mặt về phía ống cắm cờ. Khi nghe hiệu lệnh của GV: Chuẩn bị: "Cướp cờ chữ Ơ". Hai HS chạy nhanh tới lấy cờ có chữ Ơ. HS nào lấy đúng cờ chữ ơ và chạy nhanh về đội của mình là thắng cuộc (khi lấy cờ không được chạm người vào nhau).
	- GV lại gọi tiếp hai HS khác lên cướp cờ. Chơi cho đến hết cờ cắm ở ống. Đội nào lấy được nhiều cờ và đúng chữ là thắng cuộc.
Lưu ý:
	- Thời điểm sử dụng: Trong tiết 2.
- Trò chơi này có thể sử dụng cho nhiều loại bài khác nữa.
Hệ thống trò chơi dạy vần mới
	Câu đố
Mục đích:
	Giúp HS:
	- Mở rộng vốn từ, nâng cao vốn sống.
	- Rèn luyện khả năng tư duy, phân tích.
Chuẩn bị:
	- GV: chuẩn bị các câu đố chứa vần của bài học.
	- HS: chuẩn bị phấn, bảng con.
Cách tiến hành:
	- GV chia lớp thành các đội (các đội có số thành viên bằng nhau).
	- GV nêu cấu đố, các đội suy nghĩ, bàn bạc và đưa ra câu trả lời. Các đội viết đáp án vào bảng con và giơ lên. Đội nào có đáp án đúng được 10 điểm. 
	- Sau khi đọc hết câu đố, đội nào nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
Lưu ý:
	- Thời điểm sử dụng: Trước khi luyện đọc tiết 2: GV cho HS giải đố và lấy đáp án đó làm ngữ liệu luyện đọc hoặc trong thời gian củng cố.
- Trò chơi này có thể sử dụng cho các loại bài dạy khác.
Hệ thống trò chơi ôn tập vần
Cặp từ cùng vần
Mục đích:
Giúp HS:
- Luyện đọc và viết những từ ứng dụng chứa các vần đã học.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
- Phát triển kĩ năng phân tích, suy luận.
Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị cho mỗi HS một phiếu trò chơi.
VD: Bài 59: Ôn tập phiếu có nội dung như sau:
thùng
cung
long
trắng
siêng
kính
chuông
nhanh
xuồng
thưởng
bình
lạnh
chiêng
vàng
sáng
cộng
bỏng
măng
sông
sương
cộng
sông
cộng
sông
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn chơi: Đây là 1 cặp . Các con hãy tìm các cặp tương tự và ghi vào bảng.
	- HS nào tìm được nhiều từ nhất thì được tuyên dương, khen thưởng.
Đáp án:
cộng
sông
bỏng
long
xuồng
chuông
trắng
măng
vàng
sáng
sương
thưởng
chiêng
siêng
nhanh
lạnh
bình
kính
cung
thùng
Lưu ý:
	- Thời điểm sử dụng: Trước thời gian luyện đọc (GV lấy đáp án làm ngữ liệu luyện đọc), trong thời gian củng cố cuối giờ hoặc kiểm tra bài cũ.
	- GV có thể tổ chức chơi cá nhân hoặc chơi theo nhóm (chơi theo kiểu tiếp sức).
Tàu chở hàng
Mục đích:
	Giúp HS:
- Luyện đọc, viết những từ ứng dụng chứa các vần đang học.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
	- Phát triển kĩ năng phân tích, suy luận.
Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị cho mỗi HS một phiếu trò chơi.
VD: Bài 59: Phiếu ôn tập có nội dung:
n
h
 xa
ỗng
ừng
hà
ường
 tră
1
3
2
xẻ
ung
ang
vị
óng
chuô
4
6
5
tầ
ượng
ộng
bó
ành
kê
7
9
8
1
xanh
nhường
2
3
4
5
6
7
8
9
Cách tiến hành:
	- GV hướng dẫn chơi: Hai toa tàu trong đoàn được nối với nhau bởi hai thanh nối. Các con hãy tạo ra hai thanh nối đó bằng cách tìm hai chữ cái thích hợp sao cho đó vừa là hai chữ cuối của từ đắng trước vừa là hai chữ đầu của từ phía sau. Sau đó, các con hãy ghi những từ vừa tạo được vào bảng. Ai tạo được nhiều thanh nối hơn thì người đó được tuyên dương, khen thưởng.
	Đáp án:
1
xanh
nhường
2
trăng
ngừng
3
hàng
ngỗng
4
xẻng
ngóng
5
chuông
ngang
6
vịnh
nhung
7
tầng
ngành
8
kênh
nhộng
9
bóng
ngượng
Lưu ý:
	- Thời điểm sử dụng: Trước thời gian luyện đọc (GV lấy đáp án làm ngữ liệu luyện đọc), trong thời gian củng cố cuối giờ hoặc kiểm tra bài cũ.
- GV có thể tổ chức HS chơi theo nhóm để HS có thể bổ sung cho nhau những từ còn thiếu, chơi theo kiểu tiếp sức.
Tìm từ trong bảng
Mục đích:
Giúp HS:
- Luyện đọc, viết những từ ứng dụng chứa các vần đang học.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
- Phát triển kĩ năng phân tích, suy luận.
Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị cho mỗi HS một phiếu trò chơi.
VD: Bài 67: Phiếu ôn tập có nội dung:
Í
M
Ó 
K
N
H
X
D
L
T
Ô
M
Â
Ơ
T
G
Ă
I
Y
L
B
Ư
Ớ
M
S
H
Ò
R
P
V
E
Ù
T
G
I
C
1. bướm
4. 
2. 
5. 
3. 	
6. 
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn chơi: Trong ngôi nhà này có rất nhiều các con vật. Các con hãy tìm ở hàng ngang, hàng dọc tên những con vật đó, dùng bút chì khoanh vào, sau đó viết lại vào bảng.
- Bạn nào tìm được nhiều và nhanh nhất là người thắng cuộc.
Đáp án: 
1. bướm
4. chim
2. bò tót
5. nhím
3. tôm
6. hùm
Lưu ý:
- Thời điểm sử dụng: Trước thời gian luyện đọc (GV lấy đáp án làm ngữ liệu luyện đọc), trong thời gian củng cố cuối giờ hoặc kiểm tra bài cũ.
- GV có thể tổ chức HS chơi theo nhóm để HS có thể bổ sung cho nhau những từ còn thiếu, chơi theo kiểu tiếp sức.
Chiếc nón kì diệu
Mục đích:
Giúp HS:
- Luyện đọc, viết những từ ứng dụng chứa các vần đang học.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
- Phát triển kĩ năng phân tích, suy luận.
Chuẩn bị:
	- GV chuẩn bị một hình tròn bằng xốp hoặc bìa cứng có trục ở giữa, trên trục gắn một mũi tên bằng bìa cứng. Trên hình tròn có chia các ô ghi các vần cần ôn.
- HS: Bảng con, phấn.
Cách tiến hành:
	- GV chia lớp thánh các nhóm có số lượng thành viên bằng nhau. 
	- Các nhóm oẳn từ tì xem nhóm nào được quay trước. Mũi tên dừng ở vần nào, GV sẽ đọc một câu hỏi mà đáp án có chứa vần vừa quay vào, các nhóm bàn bạc tìm xem đó là từ nào và viết vào bảng. Khi có hiệu lệnh, các nhóm phải giơ bảng. Nhóm nào tìm được đúng từ được 10 điểm. 
- Sau 2 lượt chơi, nhóm nào nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng.
Lưu ý:
	- Thời điểm sử dụng: Trước thời gian luyện đọc (GV lấy đáp án làm ngữ liệu luyện đọc), trong thời gian củng cố cuối giờ hoặc kiểm tra bài cũ.
Hoàng tử cần
Mục đích:
Giúp HS:
- Luyện đọc, viết những từ ứng dụng chứa các vần đang học.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
- Phát triển kĩ năng phân tích, suy luận.
Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị các câu gợi ý cho công chúa.
- HS chuẩn bị giấy bút.
Cách tiến hành:
- Chơi ở ngoài sân hoặc trong lớp (phòng học rộng).
- GV chia lớp thành các đội và chọn ra một bạn nữ làm công chúa.
- GV phổ biến luật chơi: Mỗi đội cử ra một bạn làm hoàng tử. Các hoàng tử sẽ chuẩn bị đồ đi cầu hôn công chúa. Công chúa sẽ đưa ra gợi ý (chứa vần gì) để các đội đoán đó là gì. Sau khi công chúa đưa ra gợi ý, các đội bàn bạc, viết câu trả lời vào giấy và nhanh chóng chạy lên đưa cho hoàng tử của đội mình.
- Đội nào tìm được đúng từ, nhiều nhất và nhanh nhất sẽ là đội thắng cuộc và cưới được công chúa.
Lưu ý:
	- Thời điểm sử dụng: Trong thời gian củng cố cuối tiết 2.
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DẠY HỌC HỌC VẦN
Các nguyên tắc lựa chọn và tổ chức trò chơi dạy học Học vần
Các nguyên tắc lựa chọn trò chơi
Khi lựa chọn trò chơi, GV cần chú ý tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Trò chơi đảm bảo tính giáo dục. 
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu.
Nguyên tắc 3: Trò chơi đảm bảo tính vừa sức. 
Nguyên tắc 4: Trò chơi đảm bảo tính khả thi.
Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính hiệu quả.
Nguyên tắc 6: Đảm bảo tính khoa học và sư phạm. 
Các nguyên tắc tổ chức trò chơi
- Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo cho HS hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi. 
- Nguyên tắc thứ hai: Đảm bảo phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình tổ chức trò chơi. 
 - Nguyên tắc thứ ba: Đảm bảo tổ chức trò chơi một cách tự nhiên không gò ép. HS phải tự nguyện tham gia chơi và chơi một cách thoải mái. 
- Nguyên tắc thứ tư: Đảm bảo luân phiên, thay đổi các trò chơi một cách hợp lý.
- Nguyên tắc thứ năm: Đảm bảo tổ chức trò chơi với tinh thần “thi đua” đồng đội.
Những nguyên tắc trên đây có liên quan mật thiết với nhau, có tác dụng chỉ đạo việc lự chọn và thực hiện những trò chơi trong dạy Học vần theo một quy trình nhất định. 
Biện pháp tổ chức trò chơi dạy học Học vần
Biện pháp lựa chọn trò chơi
	GV phải xây dựng được một ngân hàng trò chơi Học vần phong phú, đa dạng và phù hợp. Để có được ngân hàng trò chơi đó GV có thể sưu tầm ở các sách giáo viên, sách tham khảo, các tờ báo “Nhi đồng cười”, “Nhi đồng chăm học”, “Hoạ mi”. GV cũng có thể tự mình thiết kế xây dựng trò chơi.
Biện pháp tổ chức trò chơi
Biện pháp tạo và duy trì sự hứng thú chơi của HS 
	- GV nên dùng những câu hỏi mang tính gợi mở, các lời đề nghị hoặc tạo tình huống chơi tập trung chú ý, quan sát, ghi nhớ đối với HS kích thích các em đến với trò chơi, phải mở đầu thật hấp đẫn ấn tượng bằng nhiều cách khác nhau.
	- GV nên sử dụng những bài thơ vui, những bản nhạc, những câu chuyện, những bài hát tươi vui để làm lời dẫn của trò chơi để vừa tạo cảm giác nhịp điệu vừa tạo hứng thú chơi cho HS nhằm thực hiện trò chơi một cách có hiệu quả.
	- Cần tích hợp môn Toán, Tự nhiên xã hội, Đạo đức vào trò chơi dạy Học vần. 
	- Động viên khuyến khích HS. 
	- Sử dụng cử chỉ, điệu bộ nét mặt để điều khiển - điều chỉnh hành động chơi của HS theo kế hoạch. 
	- Luân phiên vai chơi một cách thường xuyên. 	
	- Đảm bảo quyền bình đẳng của các thành viên khi chơi.
	- Sử dụng phong phú các loại trò chơi khác nhau với nhiều hình thức chơi khác nhau 
 Biện pháp phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS 
	- Tính tự lực của HS trong trò chơi được thể hiện bằng việc các em có thể tự lựa chọn, tìm kíêm các phương thức tối ưu để giải quyết nhiệm vụ nhận thức, tự kiểm tra đánh giá kết quả chơi của mình. 
	- GV là “điểm tựa”, “thang đỡ” trong trò chơi của trẻ, tạo điều kiện giúp đỡ HS thực sự trong khi chơi.
	- Tuỳ thuộc vào trình độ của HS, GV cần lựa chọn cách tổ chức với các mức độ tham gia của HS từ thấp đến cao như sau:
 + GV chọn, hướng dẫn và tổ chức trò chơi.
 + GV chọn và hướng dẫn trò chơi còn HS thì tự tổ chức trò chơi.
 + GV chọn trò chơi, còn HS tự nghiên cứu để hướng dẫn và tự tổ chức trò chơi.
 + HS tự chọn, tự hướng dẫn và tự tổ chức trò chơi.
	- Tạo ra sự ganh đua giữa HS trong quá trình chơi. GV cần xác định một cái đích và treo giải cho ai đạt được.
	- GV phải tính đến đặc điểm cá nhân của mỗi HS để có biện pháp đối xử cá biệt, linh hoạt trong trò chơi.
	- Tạo những tình huống chơi mang tính có vấn đề, tính tìm kiếm và cuốn hút HS vào các tình huống ấy.
Biện pháp phát triển kĩ năng chơi 
	- Làm mẫu, giải thích: Đối với những trò chơi có cách thức mới hoặc những cách thức mà lâu trẻ không được chơi thì GV cần làm mẫu, giải thích để HS nắm được cách chơi.
	- Kiểm tra: Với những trò chơi HS đã được làm quen với cách chơi, GV có thể kiểm tra mức độ ghi nhớ, sự nhanh nhẹn, tính linh hoạt, sáng tạo khi chơi trò chơi.
	- Theo dõi và sữa sai: Trong quá trình trẻ chơi, GV thường xuyên theo dõi và kịp thời sữa sai cho những em chơi chưa đúng. 
Biện pháp nâng cao thái độ của HS trong quá trình chơi 
	- GV giúp HS thiết lập mối quan hệ bạn bè thân ái, biết phối hợp cùng nhau trong trò chơi.
	- GV phải kịp thời nhắc nhở khi HS có thái độ không tốt với bạn chơi. 
	- Nhận xét đánh giá của GV đối với HS.
	- GV nên tạo điều kiện cho trẻ tự nhận xét đánh giá sau buổi chơi. 
Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy Học vần
	- Khi tổ chức trò chơi dạy Học vần trong giờ lên lớp ta có thể tổ chức trong tiết dạy học âm vần mới hoặc có thể sử dụng trong các tiết ôn tập âm vần học để củng cố những kiến thức vừa mới học hoặc ôn lại những kiến thức đã học trong tiết trước. Một trong những cách làm hiệu quả nhất thường thấy là lồng ghép bài tập cần luyện tập vào trong một trò chơi đã biết. 
	- Khi tổ chức trò chơi GV cần phải giúp HS thực hành được nhiều nhất các kiến thức Học vần cần ôn tập, củng cố.
	- Cho các em vui chơi trong giờ học là để phục vụ cho học tập cho nên không chỉ cứ chơi cho vui. 
	- Cần đa dạng hoá các trò chơi học tập để HS có thể vận dụng các kiến thức hoặc rèn luyện các kĩ năng trong các tình huống khác nhau, như vậy tri thức củng cố mới vững chắc. 
Điều kiện sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi dạy học Học vần
Điều kiện về GV
	GV phải là người có năng lực sư phạm, lòng yêu nghề, yêu trẻ nắm rõ đặc điểm phát triển tâm lý của HS, hiểu được tác dụng và ý nghĩa của trò chơi Học vần đối với quá trình dạy học vần.
	GV phải đầu tư thời gian công sức để sưu tầm trò chơi, lập kế hoạch tổ chức trò chơi, 
	 GV phải được đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng tổ chức trò chơi, phải được phổ biến các biện pháp tổ chức trò chơi. GV cần nắm vững nội dung chơi, luật chơi, biện pháp hướng dẫn trò chơi. 
Điều kiện về cơ sở vật chất
Địa điểm 
	- Những nơi có thể tổ chức trò chơi cho HS đó là trong phòng học, ngoài sân và ở nhà.
	- Tuỳ theo nội dung trò chơi mà GV chọn địa điểm chơi thích hợp. 
Đồ chơi phương tiện chơi 
	- Đồ chơi có tác dụng gây hứng thú chơi cho HS.
	- Đồ chơi không cần hiện đại nhưng nên đa dạng về vật liệu, phong phú về màu sắc, hình khối, đảm bảo về vệ sinh.
	- GV nên sắp xếp các đồ chơi trong một khu vực riêng của lớp học có thể gọi là góc vui chơi. 
Điều kiện về xã hội
	- Xã hội cần phải thay đổi quan niệm coi nhẹ tác dụng của trò chơi.
	- Gia đình là lực lượng giáo dục có ảnh hưởng lớn đối với HS lớp 1, góp phần phát triển toàn diện nhân cách của các em. Vì vậy, cần giúp gia đình HS hiểu và biết cách phối hợp để cùng tổ chức trò chơi Học vần một cách thành công.
Quy trình tổ chức trò chơi dạy học Học vần
Giai đoạn 1: Lựa chọn trò chơi
 Bước 1: Phân tích yêu cầu, mục tiêu của hoạt động định tổ chức trò chơi.
Bước 2: Chọn thử một trò chơi và tiến hành lồng ghép, thay đổi nhiệm vụ nhận thức, luật chơi cho phù hợp. Phân tích nội dung và khả năng giáo dục của nó.
Bước 3: Đối chiếu nội dung và khả năng giáo dục của trò chơi vừa chọn với yêu cầu, mục đích của hoạt động. Nếu phù hợp thì tiến hành hoạt động, nếu không phù hợp thì trở lại bước 2.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi
Bước 4: Thiết kế “giáo án” trò chơi
- Tên trò chơi “..............”
- Mục đích giáo dục.
- Chuẩn bị: Tuỳ thuộc từng trò chơi nêu các phương tiện vật chất cần thiết như đồ chơi, phần thưởng.
- Cách tiến hành: Nội dung trò chơi, luật chơi, cách đánh giá.
Chuẩn bị thực hiện “giáo án”
- Chuẩn bị đầy đủ và có chất lượng các phương tiện: một phần do GV chuẩn bị, một phần do HS chuẩn bị dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV phải học thuộc luật chơi, cách đánh giá để phổ biến cho HS.
Giai đoạn 3: Tổ chức trò chơi
Bước 6: Đặt vấn đề
- Giới thiệu tên trò chơi.
- Nêu yêu cầu của trò chơi.
Bước 7: Hướng dẫn trò chơi
- GV giải thích rõ ràng, mạch lạc nội dung chơi, luật chơi và chơi thử (nếu cần).
Bước 8: Thực hiện chơi
- GV cho HS thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã nêu. GV theo dõi quá trình thực hiện các hành động chơi của HS; theo dõi khả năng tư duy, ngôn ngữ của HS; động viên, khuyến khích HS tham gia chơi; theo dõi tiến độ chơi và đánh giá kết quả bộ phận (nếu cần).
Giai đoạn 4: Nhận xét đánh giá sau khi chơi
Bước 9: Giúp HS nhận xét về:
- Mức độ thực hiện và nắm vững luật chơi.
- Thành tích của HS trong khi chơi.
- Những quan hệ của HS trong nhóm chơi.
Bước 10: GV nhận xét lại (sửa chữa, bổ sung các ý kiến nhận xét chưa chính xác), nhận xét chung, phát phần thưởng (nếu có).
Giai đoạn 5: Rút ra bài học, nhấn mạnh các kiến thức Học vần
Bước 11: Củng cố
GV tổ chức cho HS nhắc lại các kiến thức âm, vần cần ôn tập trong trò chơi. Cho HS đọc, viết lại các từ đã tìm được trong trò chơi; giúp HS đúc rút ra bài học về một số cách thức học vần (cách ghép nhanh, cách tìm nhanh, cách điền nhanh, ...) mà HS học được thông qua trò chơi.
	Như vậy, có thể thấy quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi Học vần cho HS lớp 1 trải qua 5 giai đoạn tương ứng với 11 bước cụ thể, rỗ ràng. Tuy nhiên, đây là một quy trình mềm dẻo, linh hoạt, sự phân chia các giai đoạn, các bước tiến hành chỉ mang tính chất tương đối. Khi tổ chức trong thực tế, các bước này có thể đan xen với nhau.
PHẦN KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
- Trò chơi học tập có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển tâm lí đặc biệt là phát triển trí tuệ của HS, tạo hứng thú cho HS từ đó nâng cao chất lượng dạy học, góp phần đổi mới phương pháp.
- Việc tổ chức trò chơi dạy Học vần cho HS lớp 1 một cách hiệu quả là một yêu cầu khách quan, ngày càng đòi hỏi bức xúc.
- Khi tổ chức trò chơi dạy Học vần cho HS, GV phải nắm được các biện pháp, quy trình tổ chức trò chơi dạy Học vần.
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
 	- Các cơ quan giáo dục, các trường tiểu học cần đầu tư cơ sở vật chất cũng như đầu tư các sách tham khảo về tổ chức trò chơi học tập nói chung và trò chơi Học vần nói riêng cho GV.
	- GV lớp 1 nên chú trọng đến việc tổ chức trò chơi dạy Học vần, đầu tư sưu tầm, thiết kế trò chơi Học vần và bồi dưỡng năng lực tổ chức trò chơi của chính mình.
	- Các trường sư phạm cần chú trọng hơn đến phương pháp dạy học bằng trò chơi để cung cấp cho những GV tương lai một phương pháp dạy học hiệu quả, tích cực, góp phần vào công cuộc đổi mới PPDH. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hà Nội, ngày 3 tháng 4 năm 2012
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ GD & ĐT – Sách giáo khoa Tiếng VIệt 1 (tập 1, 2) – NXB Giáo dục – Hà Nội, 2005.
Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hoà – Giáo dục tiểu học – NXB Giáo dục – Hà Nội, 1997.
Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai – Tâm lí học tiểu học – NXB ĐHSP – Hà Nội, 2008.
Lê Phương Nga (chủ biên) – Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học I – NXB ĐHSP – Hà Nội, 2009.
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan