Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Lớp học thân thiện, học sinh tích cực thông qua các trò chơi trong những tiết dạy học môn Toán THCS

Là một giáo viên hiện đang công tác tại trường THCS Duy Minh , là một xã nhiều em trong hộ gia đình công giáo, trình độ dân trí còn thấp, các em học sinh chưa quan tâm đến việc học đặc biệt trong các ngày vụ mùa ,các ngày tết , lễ trong các ngày này các em học sinh thường xuyên học thậm trí nhiều ngày liền dẫn đến chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế.

Bản thân tôi hiện đã công tác tại xã Duy minh 7 năm cùng ở tại địa bàn xã thấy những bất cập như vậy, là một giáo viên chuyên môn Toán-Lý tôi thiết nghĩ phải có những hướng đổi mới trong công tác giảng dạy để tạo hứng thú cho các em học sinh khi đến trường đến lớp, nâng cao tỷ lệ chuyên cần. Khi các em đến lớp các em phải thích thú, vui , yêu thích môn học, được tham gia vào các hoạt động vui chơi trong các hoạt động ngoaị khóa cũng như trong cả các tiết học. Có như vậy các em mới thích đến trường đến lớp, hăng say học tập, nâng cao chất lượng giáo dục.

Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” không phải chỉ trang trí lớp học đẹp, thân thiện mà ngay cả trong các tiết học giáo viên cũng phải sáng tạo, tìm tòi nghĩ ra các phương pháp học hay phù hợp với đối tượng học sinh tạo cho các em hứng thú trong tiết học và giúp các em chiếm lĩnh tri thức hội cách chủ động và các em cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Môn Toán là một môn học khó, khô cứng, đòi hỏi các em phải thực sự tích cực trong từng tiết học và thường các em học sinh đặc biệt là đối tượng học sinh trường tôi công tác thì các em thích các hoạt động ngoại khóa, các em không tích cực trong các tiết học, các em ngại học, chính vì vậy tôi luôn suy nghĩ xây dựng các trò chơi có liên quan đến các kiến thức qua các tiết dạy của các khối lớp nhằm kích thích các em tư duy, tạo không khí vui vẻ, thân thiện giữa thầy và trò để các em thích học môn toán và đạt kết quả cao trong học tập.

 

doc26 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2569 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Lớp học thân thiện, học sinh tích cực thông qua các trò chơi trong những tiết dạy học môn Toán THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nói và các động tác cần thiết (Cơ mặt, tay, chân,), để học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung và hóa thân vào các trò chơi một cách tự nhiên.
- Thường là sau mỗi trò chơi phải có thưởng phạt phân minh. Tuy nhiên, đây là những trò chơi chủ yếu để phục vụ các em nắm bắt kiến thức của tiết dạy, cho nên giáo viên tránh xử phạt đối với đội thua, người thua. Mà tập trung tuyên dương, khen thưởng (nếu có) đối với người thắng, đội thắng. Nhằm động viên, khích lệ tinh thần các em một cách kịp thời, kích thích sự phấn chấn, hào hứng học tập cho học sinh.
- Tránh việc tổ chức trò chơi quá ồn ào, náo nhiệt gây ảnh hưởng không tốt đến các lớp học lân cận.
- Thời gian chơi trong mỗi tiết dạy nên không để quá 10 phút. 
b/ Chọn lựa trò chơi:
- Giáo viên phải biết chọn lựa trò chơi sao cho phù hợp với bài dạy về cả nội dung và thời lượng.
- Xác định được mục tiêu của trò chơi đưa ra là gì? (Giáo dục kĩ năng gì? Phẩm chất gì?)
- Trò chơi đưa ra phải đa dạng, phong phú, có tác dụng khích lệ tinh thần học tập cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, tránh bỏ rơi học sinh yếu kém ngoài cuộc.
- Không nên chọn những trò chơi chỉ được mặt vui nhộn, nhưng lại thiếu tác dụng giáo dục về phẩm chất cũng như kĩ năng học tập.
c/ Hướng dẫn cách chơi:
- Trước hết, giáo viên phải ổn định được các đội chơi, người chơi cho phù hợp, cân đối lực lượng.
- Giới thiệu trò chơi, cách chơi: Đây là khâu rất quan trọng, giáo viên nên giới thiệu trò chơi một cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, thu hút và hấp dẫn người chơi (Có những trò chơi khó thì giáo viên phải cho chơi thử trước).
- Động viên học sinh chơi nhiệt tình, hết mình .Song, phải đảm bảo nề nếp, nội qui nhà trường.
2. Một số trò chơi điển hình trong tiết dạy học Toán:
 Khi thực hiện các trò chơi, để thuận tiện cho việc di chuyển của các đội chơi một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, mỗi lớp có thể chia từ 9 đến 10 đội chơi, mỗi đội từ 4 đến 5 người (Theo cấu trúc bàn có 4 chỗ ngồi). Các ví dụ ở trong những trò chơi dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, giáo viên có thể linh hoạt bố trí nội dung chơi cho phù hợp với lớp mình đang giảng dạy. 
2.1 Trò chơi “Chung sức”:
a/ Mục đích:
- Rèn luyện tính trách nhiệm, cộng đồng cho học sinh.
- Thay vì dùng phương pháp thảo luận nhóm bình thường mà chúng ta thường 
hay sử dụng, thì trò chơi “Chung sức” sẽ giúp học sinh thảo luận nhóm một 
cách nhẹ nhàng, hiệu quả, không bị gò ép, rập khuôn.
- Nhờ sự “Chung sức” của mỗi đội chơi, nhất là sự đóng góp, diễn giải của 
những học sinh tích cực, học sinh khá-giỏi, các em học sinh trung bình, yếu, kém sẽ có thêm cơ hội để nắm bắt kiến thức đã học, có cơ hội để lấy điểm về mình nếu các em làm khá đạt yêu cầu.
b/ Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị sẵn ở nhà một số bài toán và đáp án có nội dung liên quan đến tiết dạy. Đề toán và đáp án được viết lên những tấm bìa cứng hình chữ nhật hoặc hình các bông hoa có gắn nam châm hoặc keo hai mặt.
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.
c/ Cách chơi:
- Giáo viên gắn các miếng giấy cứng có ghi đề bài và đáp án lên bảng (Không tuân theo một thứ tự nào cả).
- Cho các đội thảo luận, trao đổi 4 phút.
- Bốc thăm chọn ra 2 đội chơi.
- Khi có hiệu lệnh của giáo viên, lần lượt từng thành viên của 2 đội lên bảng ghép đề bài và đáp án tương ứng vào phần bảng của đội mình (Cứ em này về chỗ thì em khác mới được lên bảng).
- Sau 3 phút, giáo viên ra hiệu lệnh dừng cuộc chơi. Giáo viên và cả lớp cùng chấm, đội nào có cặp đề bài-đáp án chính xác và nhiều hơn thì đội đó sẽ chiến thắng.
d/ Ví dụ: 
Khi xong dạy bài: “Lũy thừa của một số hữu tỉ” (Tiết 6 – Đại số lớp 7), giáo viên có thể cho nội dung chơi gồm các bài tập tính: 
 và các đáp án tương ứng là: 
2.2 Trò chơi “Thử tài thông minh”:
a/ Mục đích:
- Rèn luyện óc tư duy , sáng tạo, kích thích niềm đam mê học tập cho học sinh.
- Thực tế hóa kiến thức vừa học, thông qua những bài toán có hình ảnh trực quan sinh động.
b/ Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị một số yêu cầu cần thiết ghi sẵn lên bảng phụ.
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.
c/ Cách chơi:
- Sau tiết dạy, giáo viên đưa nội dung cần chơi lên bảng (Nên chọn các bài toán có hình ảnh, hoặc có mẹo nhỏ).
- Học sinh các đội hội ý trong 3 phút.
- Cho các đội cử người lên bảng (Hoặc đứng tại chỗ) đưa ra đáp án của đội mình.
- Giáo viên đưa ra đáp án để quyết định sự thắng thua của các đội.
d/ Ví dụ: 
Khi dạy bài: “Ghi số tự nhiên” (Tiết 3 – Số học 6), giáo viên có thể cho một bài tập về số La Mã như sau: Có 9 que diêm được sắp xếp theo hình dưới đây:
Hãy chuyển chỗ một que diêm để được kết quả đúng (Giáo viên nên khai thác nhiều cách giải khác nhau của bài toán này).
Hoặc khi dạy bài: “Phép trừ và phép chia” (Tiết 3 – Số học 6), giáo viên có thể đưa ra một bài toán như: Thầy(cô) có 4 viên phấn trong hộp, các em hãy chia đều cho 4 bạn, mỗi bạn một viên, làm sao để trong hộp vẫn còn 1 viên? Bài toán này làm cho học sinh tò mò, hiếu động, đưa ra nhiều cách giải ngộ nghĩnh, có em hồ nghi bài toán cho đề sai,Khi thấy giáo viên thực hiện bằng cách chia cho 3 em đầu mỗi em 1 viên phấn, còn em thứ 4 giáo viên đưa luôn cả hộp phấn (còn chứa 1 viên phấn cuối cùng), lúc này học sinh sẽ có một trận cười thật trí tuệ, thật thoải mái.
2.3 Trò chơi “Sáng tác về Toán học”:
a/ Mục đích:
- Giúp học sinh tìm ra cách nhớ các công thức, quy tắc, tính chất,toán học thông qua các bài “Vè” Suôn vần, Suôn điệu mà chính học sinh sưu tầm hoặc sáng tác.
- Tránh được sự cứng nhắc, rập khuôn khi học toán, tạo ra được không khí học tập vui tươi, phấn khởi cho học sinh.
b/ Chuẩn bị:
	Giáo viên chuẩn bị trước một số bài “Vè” liên quan đến kiến thức bài dạy.
c/ Cách chơi:
- Sau khi hoàn thành tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh các đội thi sáng tác “Vè” toán học (Đọc bài “Vè” mẫu cho học sinh học làm theo).
- Học sinh thực hiện việc sưu tầm hoặc sáng tác trong 5 phút, sau đó các đội lần lượt đọc các “Tác phẩm” của mình lên cho cả lớp cùng nghe.
- Bài “Vè” nào hay, đúng trọng tâm, Suôn vần, Suôn điệu, dễ nhớ thì đội đó sẽ giành phần thắng.
d/ Ví dụ: 
	 Khi dạy bài: “Diện tích hình thang” (Tiết 33 – Hình học 8), để nhớ công thức tính diện tích hình thang, học sinh có thể sáng tác một số bài “Vè” đại loại như: “Muốn tính diện tích hình thang, đáy lớn đáy bé ta mang cộng vào, rồi đem nhân với chiều cao , chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra”. Hoặc khi dạy bài: “Diện tích hình thoi” (Tiết 34 – Hình học 8), bài “Vè” có thể là: “Muốn tính diện tích hình thoi, tích hai đường chéo chia đôi ra liền”. Tương tự khi dạy bài: “Tỉ số lượng giác của góc nhọn” (Tiết 56 – Hình học 9), bài “Vè” để nhớ các tỉ số lượng giác của góc nhọn có thể được ghi là: “Sin đi học, cos không hư, tang đoàn kết, cotang kết đoàn”, hoặc: “Tìm sin lấy đối chia huyền, cosin hai cạnh kề huyền chia nhau, còn tang ta hãy tính mau, đối trên kề dưới chia ngay ra liền”
2.4 Trò chơi “Cùng nhau leo núi”:
a/ Mục đích:
- Rèn luyện kĩ năng tính toán cho học sinh.
- Thu hút số đông học sinh tích cực, nhiệt tình học tập.
b/ Chuẩn bị:
	 Giáo viên chuẩn bị trước một số bài tập liên quan đến bài học theo cấp độ từ dễ đến khó.
c/ Cách chơi:
- Giáo viên sắp xếp các bài tập theo dạng hình tháp, càng lên cao càng khó dần (Hình vẽ ở ví dụ dưới đây)
- Làm thủ tục bốc thăm chọn 2 đội chơi.
- Mỗi thành viên của mỗi đội lên giải một bài tập(Giải từ dưới lên trên), sau đó về chỗ để thành viên khác của đội mình lên giải tiếp.
- Đội nào “Leo” lên đỉnh sớm hơn và có số câu trả lời đúng nhiều hơn, đội đó thắng cuộc.
d/ Ví dụ: 
	 Khi dạy bài: “Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai” (Tiết 17 – Đại số 7), giáo viên có thể cho các đội thực hiện trò chơi “Cùng leo núi” với các bài toán có nội dung được sắp xếp như sau:
 Đội A Đội B
2.5 Trò chơi “Ai thấy sai chỉ giúp?”:
a/ Mục đích:
- Thông qua việc suy nghĩ, lập luận để tìm ra chỗ sai của một bài toán đã được giải sẵn, học sinh sẽ hiểu chắc, hiểu sâu kiến thức đã học.
- Khơi dậy một cách mạnh mẽ khả năng tích cực, tư duy của học sinh.
b/ Chuẩn bị:
 Giáo viên chuẩn bị sẵn một số bài toán có lời giải sai ở một vài bước trên bảng phụ (bố trí những chỗ sai mà học sinh thường hay mắc phải).
c/ Cách chơi:
- Tùy lúc thích hợp của tiết học, giáo viên đưa bài toán có lời giải như đã nói ở trên lên bảng chính.
- Các đội hội ý trong 3 phút để truy tìm ra chỗ chưa chính xác của bài giải.
- Đội chiến thắng là đội tìm ra trước những chỗ sai và giải lại chính xác.
d/ Ví dụ: 
 - Khi dạy bài: “Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai” (Tiết 9 - đại số 9), giáo viên có thể đưa ra lời giải của một bài toán rút gọn như sau:
Cho học sinh các đội cùng nhau bàn bạc, trao đổi để tìm ra những chỗ sai của bài toán trên.
 Hoặc khi dạy bài: “Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông” (Tiết 1,2 – Hình học 9), giáo viên yêu cầu học sinh các đội cùng nhau mổ xẻ, tranh luận để tìm ra chỗ chưa chính xác của lời giải bài toán dưới đây:
 Tìm x; y trong hình vẽ sau:
Giải: vuông tại A, theo định lí Pytago ta có: 
Từ hệ thức: 
2.6 Trò chơi “Ai tìm được nhiều hơn?”:
a/ Mục đích:
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khả năng quan sát tốt cho học sinh.
- Học sinh củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự chủ, vui tươi.
b/ Chuẩn bị:
- Giáo viên ghi sẵn một số kiến thức cần thiết lên bảng phụ.
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.
c/ Cách chơi:
- Giáo viên gắn bảng phụ lên bảng, yêu cầu học sinh tìm và liệt kê những hình, những số, những vấn đề liên quan đến bài học.
- Trong 3 phút, đội nào tìm được nhiều hình, hoặc nhiều số,(ghi lên bảng nhóm) chính xác hơn thì đội đó sẽ giành thắng lợi.
d/ Ví dụ: 
	 Khi dạy xong bài: “Đơn thức đồng dạng” (Tiết 54 – Đại số 7), giáo viên ghi sẵn lên bảng phụ hàng loạt đơn thức, yêu cầu học sinh các đội ghi ra những đơn thức đồng dạng lên bảng nhóm của mình, đội nào thực hiện nhanh hơn và tìm ra được nhiều đơn thức đồng dạng hơn, đội đó sẽ chiến thắng. Hoặc khi dạy xong bài: “Tứ giác nội tiếp” (Tiết 48 – Hình học 9), giáo viên cho học sinh các đội tìm ra những tứ giác nội tiếp được đường tròn trong các hình như: Hình thang, hình thang vuông, hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, tứ giác có hai đường chéo bằng nhau, tứ giác có hai đường chéo vuông góc,.Đội chiến thắng là đội tìm ra nhiều và chính xác hơn các tứ giác nội tiếp đường tròn.
2.7 Trò chơi “Giúp bạn”:
a/ Mục đích:
- Đây là trò chơi rất đơn giản nhưng giáo dục rất cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, đặc biệt là tinh thần giúp đỡ các bạn học sinh yếu kém nắm được kiến thức một cách khá thuận lợi.
- Tạo cơ hội và sự mạnh dạn lên bảng, cơ hội đem về điểm số cho đối tượng học sinh yếu kém.
b/ Chuẩn bị:
	Học sinh mang theo bảng nhóm, bút lông.
c/ Cách chơi:
- Giáo viên đưa ra một số bài tập củng cố kiến thức vừa học, các đội hội ý, thảo luận trong 5 phút.
- Những em học sinh khá giỏi có trách nhiệm diễn giải, chỉ bày cho cả nhóm 
đều hiểu nội dung mà giáo viên yêu cầu, sau đó cử những bạn học sinh yếu 
kém lên bảng trình bày lại.
- Giáo viên kiểm tra, sửa sai và tùy theo mức độ mà cho điểm những em học sinh này một cách hợp lí.
2.8 Trò chơi “Ai nhanh hơn?”:
a/ Mục đích:
- Đây là trò chơi tôi luyện tính nhanh nhẹn, khẩn trương khi làm toán.
- Lôi cuốn các em cùng thi đua học tập một cách hăng say, hòa hợp.
b/ Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị một số bài toán hay trên bảng phụ.
- Các đội mang bảng nhóm, bút lông.
c/ Cách chơi:
- Giáo viên đưa ra đề bài.
- Thành viên các đội hợp tác giải nhanh chóng, trình bày vào bảng nhóm, khẩn trương đưa lên bảng chính.
- Giáo viên chọn ra 3 đội lên bảng nhanh nhất, xem xét chấm điểm và sắp xếp 
theo thứ tự 1, 2, 3 cho các đội đó.
d/ Ví dụ: 
 (Trò chơi này có thể thực hiện được với đại đa số các tiết dạy).
2.9 Trò chơi “Từ điển Hán Việt”:
a/ Mục đích:
	 Giúp học sinh tìm tòi, hiểu được một cách tương đối các từ Hán Việt quan trọng có trong bài học, từ đó các em nắm được mục tiêu của bài học tường tận hơn, vui thích học môn Toán hơn.
b/ Chuẩn bị:
 Giáo viên lọc sẵn những từ Hán Việt quan trọng của bài ghi lên bảng phụ.
c/ Cách chơi:
- Khi dạy các tiết toán có chứa các từ Hán Việt quan trọng cần làm rõ nghĩa, giáo viên đưa các từ Hán Việt đó lên bảng, yêu cầu các đội họp các thành viên mình lại để giải nghĩa, ghi lên bảng nhóm.
- Các đội đưa bảng nhóm gắn lên bảng lớp, giáo viên lần lượt kiểm tra, sửa sai cho từng đội.
- Đội nào làm rõ nghĩa, sát nghĩa hơn đội đó sẽ giành thắng lợi trong trò chơi này.
d/ Ví dụ: 
- Khi dạy bài: “Quy đồng mẫu nhiều phân số” (Tiết 75 – Số học 6), các đội chơi cần tập trung giải rõ nghĩa thế nào là: “Quy đồng mẫu” ( Đưa về cùng mẫu). Hoặc khi dạy bài: “Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn” (Tiết 25 – Hình học 9), giáo viên cho học sinh làm rõ nghĩa cụm từ “Tiếp tuyến”, “Tiếp điểm” (Đối với chương trình toán THCS, tạm dịch: “Tuyến” là đường thẳng, “Tiếp” là tiếp xúc).
2.10 Trò chơi “Nhà sáng tạo trẻ”:
a/ Mục đích:
	 Kích thích tính tư duy, sáng tạo, ham học của học sinh.
b/ Chuẩn bị:
 Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.
c/ Cách chơi:
- Để củng cố kiến thức bài dạy, giáo viên cho học sinh giải một số bài tập đơn giản liên quan, sau đó yêu cầu các đội đặt một bài toán có nội dung tương tự bài tập đã giải.
- Giáo viên, xem xét, kiểm định đề toán của các đội, rồi đưa ra kết luận đội nào thắng cuộc.
	 (Trò chơi trên có thể sử dụng được cho rất nhiều tiết dạy).
2.11 Trò chơi “Ai cao điểm hơn?”:
a/ Mục đích:
Tạo điều kiện cho mọi thành phần học sinh trong lớp cùng vui vẻ, tich cực tham gia học tập.
b/ Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị 2 hộp thăm, trong các thăm có ghi sẵn các bài toán cần 
giải liên quan đến bài học.
(Một hộp thăm dành cho học sinh khá giỏi và một hộp thăm dành cho các đối 
tượng học sinh còn lại)
c/ Cách chơi:
- Sau khi học xong bài, giáo viên chọn 3 đội chơi, mỗi đội cử 1 học sinh diện khá giỏi và 1 học sinh diện còn lại lên bảng bốc thăm, trình bày bài giải của mình.
- Giáo viên xem xét và cho điểm từng học sinh.
- Hai học sinh của đội nào mà có tổng số điểm cao nhất thì đội đó thắng cuộc.
	 (Trò chơi này có thể sử dụng cho bất kì tiết dạy nào)
2.12 Trò chơi “Thử tài trí nhớ”:
a/ Mục đích:
Rèn luyện trí nhớ, tạo niềm vui thích , hăng say, tích cực học tập cho các 
cho các em học sinh.
b/ Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị một số nội dung cần thiết liên quan đến trò chơi (Ghi sẵn lên bảng phụ).
c/ Cách chơi:
- Giáo viên cho bốc thăm chọn 2 đội chơi.
- Mời cả hai đội lên bảng (Đứng hai góc hướng về bảng).
- Giáo viên gắn nội dung cần thử trí nhớ lên bảng, cho 2 đội quan sát từ 30 giây đến 1 phút, sau đó giáo viên lấy bảng phụ xuống, yêu cầu 2 đội ghi lại những nội dung mà mình đã nhìn thấy.
- Đội có nội dung ghi lại đúng và nhiều hơn là đội chiến thắng.
d/ Ví dụ: 
 Khi dạy bài “Ôn tập chương I” (Tiết 17 – Hình học 9), giáo viên có thể ghi sẵn các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông, một số tính chất của các tỉ số lượng giác lên bảng phụ. Cho học sinh chơi theo luật chơi như đã nêu ở trên.
B. KÕt qu¶ ®èi chøng thùc nghiÖm gi÷a ¸p dông s¸ng kiÕn kinh nghiÖm vµ ch­a ¸p dông s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Qua qu¸ tr×nh thùc nghiÖm d¹y “X©y dùng líp häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc th«ng qua c¸c trß ch¬i trong nh÷ng tiÕt d¹y häc m«n to¸n THCS” ë líp 6 ®Õn líp 9 t«i thÊy víi ph­¬ng ph¸p ®i s©u nghiªn cøu c¸ch gi¶i tõng d¹ng bµi cïng víi viÖc h­íng dÉn häc sinh häc tËp theo h­íng ph¸t huy tÝnh chñ ®éng s¸ng t¹o vµ n¨ng lùc tù häc cña häc sinh t«i thÊy häc sinh ®· cã nhiÒu chuyÓn biÕn trong ho¹t ®éng nhËn thøc vµ rÌn luyÖn kü n¨ng viÖc vËn dông d¹y häc ph¸t hiÖn vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò ®· gióp c¸c em cã h­íng ®i ®óng trong viÖc ph¸t hiÖn kiÕn thøc, lùa chän c¸ch gi¶i bµi tËp.
KÕt qu¶ cô thÓ:
N¨m häc 2010-2011 t«i ®­îc ph©n c«ng d¹y to¸n 2 líp 9A vµ 9B. T«i ®· tiÕn hµnh thùc nghiÖm d¹y “X©y dùng líp häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc th«ng qua c¸c trß ch¬i trong nh÷ng tiÕt d¹y häc m«n to¸n THCS”. TiÕt 17,18 ë líp 9A theo h­íng ®æi míi ®· tr×nh bµy vµ ®èi chøng víi ph­¬ng ph¸p d¹y truyÒn thèng ë líp 9B.
KÕt qu¶ kiÓm tra sau giê d¹y cho thÊy ®iÓm trung b×nh kh¸ ë líp thùc nghiÖm cao h¬n vµ tØ lÖ häc sinh ®¹t ®iÓm kh¸ giái còng cao h¬n:
Líp
§iÓm 
SÜ sè
0-->2
3-->4
5-->6
7-->8
9-->10
Trªn 
TB(%)
9A
27
0
6
9
8
4
77,8
9
28
4
7
11
4
2
60,7
Nh­ vËy tØ lÖ häc sinh ®¹t tõ trung b×nh trë lªn ë 9A ®¹t 77,8%,9B®¹t 60,7 %
III. KẾT LUẬN
1. Những ưu điểm và hạn chế của đề tài:
a/ Ưu điểm:
- Những trò chơi điển hình như đã trình bày trong đề tài, đã tạo ra được không khí học tập vui tươi, hồn nhiên và hết sức sinh động trong từng tiết dạy học toán, kích thích được tính tò mò, ham học, trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo, năng động của các em.
- Trò chơi toán học giúp học sinh không còn thấy chán nản, nan giải và căng thằng khi học toán, phá tan đi được sự sợ sệt, âu lo, ám ảnh của các em học sinh yếu kém mỗi khi đến tiết học toán, giúp các em tự tin vào bản thân mình hơn, hòa nhập vào tập thể trong tình thân ái, vui tươi, thân thiện.
- Với những tiết dạy toán có tổ chức trò chơi, thì hiệu quả khi nào cũng cao hơn những tiết dạy bình thường, học sinh yêu trường mến lớp hơn, kính trọng và gần gũi với thầy cô giáo hơn. Đặc biệt các em cảm nhận được rằng: mình được học tập, sinh hoạt trong sự thoải mái và trong một môi trường an toàn, thân thiện, bình đẳng.
b/ Hạn chế:
	Khi thực hiện các trò chơi trong tiết dạy học toán, có thể dẫn đến một số hạn chế sau
- Mất khá nhiều thời gian của tiết dạy.
- Vì chơi thì phải ồn ào, vui nhộn nên dễ gây ảnh hưởng không tốt đến các lớp học kế bên.
 	Để khắc phục được những nhược điểm nêu trên, giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ nội dung, và có mức kỉ luật cần thiết đối với các em khi bị vi phạm
2Bµi häc kinh nghiÖm 
 - Bản thân đã thực hiện đề tài trên trong nhiều năm học qua, kết quả đạt được như sau:
+ Đã tăng tỷ lệ chuyên cần của các lớp, các em rất hứng thú khi đến tiết toán. (Khảo sát ở những lớp mà bản thân tham gia giảng dạy).
+ Các tiết dạy toán mà bản thân thực hiện luôn diễn ra trong không khí vui tươi, nhẹ nhàng và thân thiện, làm cho học sinh cảm nhận được: “Môt ngày đến trường là một ngày vui”.
 + Luôn được học sinh kính trọng, gần gũi- Qua thời gian áp dụng các em học sinh của nhà trường đi học chuyên cần hơn, các em thích học môn Toán, tích cực trong các tiết học và làm bài tập về nhà.
- Khi áp dụng các trò chơi vào các tiết học toán tôi cảm nhận được sự gần gũi giữa học sinh và giáo viên, các em mạnh dạn chia sẻ những khó khăn mà các em gặp phải trong các bài học.
3.ý kiÕn ®Ò xuÊt 
-Mçi gi¸o viªn cÇn th­êng xuyªn nghiªn cøu ®æi míi ph­¬ng ph¸p gi¶ng d¹y trong mäi giê häc ®Ó tÝch cùc hãa ho¹t ®éng häc cña häc sinh ,x©y dùng nÒ nÕp tù häc trong mäi giê häc .
-C¸c tæ nhãm chuyªn m«n c©n th­êng xuyªn bµn b¹c thèng nhÊt néi dung ,ph­¬ng ph¸p gi¶ng d¹y víi mçi ®¬n vÞ kiÕn thøc .
-T¹o ®iÒu kiÖn ®Ó mäi gi¸o viªn ®­îc tham gia häc tËp båi d­ìng c¸c chuyªn ®Ò n©ng cao chuyªn m«n .Dù c¸c giê héi gi¶ng huyÖn ,tØnh ®Ó häc tËp n©ng cao hiÖu qu¶ giê d¹y .
 KÕt luËn chung
 - Với phương châm “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thông qua các trò chơi trong những tiết dạy học toán THCS, bản thân đã tích cực cùng nhà trường đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động. Hy vọng rằng Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân sẽ là tài liệu bổ ích để đồng nghiệp tham khảo. 
- Trong quá trình thức hiện ngoài phương châm “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” còn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo môi trường học tập thân thiện cho các em học sinh, các em thấy yêu trường hơn, hăng say học tập.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và những ý kiến chủ quan. Kính mong hội đồng đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn chỉnh hơn, .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Duy Minh, ngày 20 tháng3 năm 2011
 Người viết
 Ph¹m thi Loan
Duyệt của tổ chuyên môn nhà trường
.
.
Lao Chải, ngày.tháng.năm 2010
 Tổ trưởng chuyên môn
Duyệt của ban giám hiệu nhà trường
.
.
.
.
.
Lao Chải, ngày .tháng.năm 2010
 Ban giám hiệu

File đính kèm:

  • docSKKN_REN_KI_NANG_SONG_CHO_HS_LOP_5.doc