Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh Trung học Phổ thông

1.3. Bài tập hóa học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh

1.3.1. Bài tập hóa học ở trường trung học phổ thông

 Trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, bài tập hóa học giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo: Nó “vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm. Nó cung cấp cho HS cả kiến thức, cả con đường giành lấy kiến thức, mà còn mang lại niềm vui sướng của sự phát hiện, của việc tìm ra đáp số”.

1.3.2. Bài tập giải quyết vấn đề

 Các bài tập giải quyết vấn đề là những bài tập đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học. Như vậy, bài tập góp phần phát triển NLGQVĐ&ST là các bài tập chứa đựng tình huống có vấn đề, “nút thắt” kiến thức mà người học sẽ không “gỡ” được nếu chỉ học thuộc, chỉ dựa trên cách suy luận, vận dụng thông thường. Đó là các bài tập đòi hỏi HS phải có vốn kiến thức sâu, rộng và có sự tư duy logic, linh hoạt, không lệ thuộc vào vốn kiến thức đã được trang bị.

1.4. Thực trạng việc sử dụng bài tập định hướng về cân bằng hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS THPT.

- Bài cân bằng hóa học thuộc chương cuối cùng của SGK lớp 10, kiến thức của bài hầu như không có trong ma trận các bài kiểm tra, ví vậy GV và HS thường không để ý.

 - Qua dự giờ của đồng nghiệp thì phần lớn GV thường dạy theo phương pháp truyền thống, thuyết trình đầy đủ các nội dung trong SGK, chưa tạo sự tò mò, sáng tạo cho HS.

 - Đa số lớn giáo viên trong tiết học chỉ chú trọng vào truyền thụ kiến thức mà xem nhẹ việc sử dụng bài tập trong quá trình dạy học hoặc có sử dụng thì cũng rất ít vào phần kiểm tra bài cũ hay cuối giờ học.

 - Đa số HS chỉ nắm được khái niệm và các yếu tố ảnh hướng đến cân bằng hóa học mà chưa biết vận dụng kiến thức đó vào học tập như thế nào, trả lời và giải các bài tập cân bằng hóa học ra sao.

 

doc44 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o điều kiện cho việc hình thành oxi hemoglobin. Việc sản sinh thêm hemoglobin xẩy ra từ từ.
 Qua tư liệu trên ta thấy cân bằng hóa học có thể xẩy ra bất cứ đâu, trong cuộc sống, trên vũ trụ hay ngay trong mỗi con người chúng ta.
2.2.5. Đề kiểm tra
Lớp 10G,10K: Tiến hành sau khi dạy bài mới. Thời gian 15 phút (10 câu)
Câu 1. Hằng số cần bằng Kc của một phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
Nồng độ B. Nhiệt độ C. Áp suất D. Sự có mặt chất xúc tác
Câu 2. Cho các cân bằng sau :
 (1) 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k)
(2) N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k)
(3) CO2(k) + H2(k) CO(k) + H2O(k)	
(4) 2HI (k) H2 (k) + I2 (k)
Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là
A. (1) và (2). B. (1) và (3).	C. (3) và (4).	D. (2) và (4).
Câu 3. Cho cân bằng hoá học: 
	Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi
	A. thêm PCl3 vào hệ phản ứng B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng
 	C. thêm Cl2 vào hệ phản ứng 	D. tăng áp suất của hệ phản ứng
Câu 4. Cho các cân bằng sau
	(I) 2HI (k) H2 (k) + I2 (k) ;
	(II) CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (k) ;
	(III) FeO (r) + CO (k) Fe (r) + CO2 (k) ;
	(IV) 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k)
Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là 
	A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 5.  Cho cân bằng hóa học sau:  
 2SO2 (k) +O2 (k)            2SO3 (k); ∆H < 0
Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
A.(1), (2), (4), (5)       B.(2), (3), (5)          C.(2), (3), (4), (6)         D. (1), (2), (4).
Câu 6. Cho cân bằng sau trong bình kín:
2NO2(k)     N2O4(k)
                                     (màu nâu đỏ)  (không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:
A. ∆H > 0, phản ứng tỏa nhiệt              B. ∆H < 0, phản ứng tỏa nhiệt
C. ∆H > 0, phản ứng thu nhiệt              D. ∆H < 0, phản ứng thu nhiệt.
Câu 7. Cho cân bằng hóa học:
N2(k) + 3H2(k)    2NH3 (k)
Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi:
A. Thay đổi áp suất của hệ                    B. Thay đổi nồng độ N2
C. Thay đổi nhiệt độ                              D. Thêm chất xúc tác Fe.
Câu 8. Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau: 2NO2(k)  N2O4(k). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5. Biết T1>T2.Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?
A. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
B. Khi tăng nhiệt độ , áp suất chung của hệ cân bằng giảm.
C. Khi giảm nhiệt độ , áp suất chung của hệ cân bằng tăng.
D. Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 9. Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3 M và 0,7 M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở t0C, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở t0C của phản ứng có giá trị là
A. 2,500                B. 0,609                   C. 0,500                        D. 3,125
Câu 10. Ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng thuận nghịch 
 N2(k) + 3H2(k)    2NH3 (k)
 đạt trạng thái cân bằng khi nồng độ của các chất như sau: [H2] = 2,0 mol/lít. 
[N2] = 0,01 mol/lít. [NH3] = 0,4 mol/lít. 
Hằng số cân bằng ở nhiệt độ đó và nồng độ ban đầu của N2 và H2.
A. 2 và 2,6 M.	B. 3 và 2,6 M.	 C. 5 và 3,6 M.	D. 7 và 5,6 M.
* Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐA
B
C
B
D
B
B
D
A
D
A
Lớp 12G,12K: Tiến hành sau khi ôn TNTHPT chủ đề cân bằng hóa học.
 Thời gian: 45 phút (25 câu)
Câu 1: Cho các phát biểu sau:
(1) Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích bề mặt.
(2) Cân bằng hóa học là cân bằng động.
(3) Khi thay đổi trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía chống lại sự thay đổi đó.
(4) Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, .
Các phát biểu đúng là
A. 1,2, 3, 4.                 B. 1,3, 4.                     C. 1,2,4                       D. 2, 3, 4.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau.
2. Phản ứng bất thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 1 chiều xác định.
3. Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn.
4. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, lượng các chất sẽ không đổi.
5. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại.
Các phát biểu sai là
A. 2, 3.                        B. 3, 4.                                    C. 3, 5.                        D. 4, 5.
Câu 3: Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng:
                        4NH3 (k)   + 3O2 (k)   2N2 (k)   + 6 H2O      <0.
 Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi:
A. Tăng nhiệt độ.                                            B. Thêm chất xúc tác.
C. Tăng áp suất.                                              D. Loại bỏ hơi nước.
Câu 4: Cho các phản ứng sau:
 (1) H2 (k)   + I2(r)     2HI(k)   >0     
 (2) 2NO (k)   + O2 (k)   2NO2 (k)  <0
 (3) CO(k) + Cl2 (k)    COCl2 (k)    <0  
(4) CaCO3 (r)    CaO (r)   + CO2 (k)    >0
Khi giảm nhiệt độ hoặc tăng áp suất các cân bằng nào trên đây đều chuyển dịch theo chiều thuận
 A. 1, 2.                       B. 1, 3, 4.                    C. 2, 3.                  D. tất cả đều sai.
Câu 5: Cho cân bằng sau: SO2 + H2O  H+ + HSO3-. Khi thêm vào dung  dịch một ít muối NaHSO4 (không làm thay đổi thể tích) thì cân bằng trên sẽ
 A. không xác định.                                B. không chuyển dịch theo chiều nào.
  C. chuyển dịch theo chiều nghịch.                D. chuyển dịch theo chiều thuận
Câu 6: Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k) ; ΔH < 0
Cho các biện pháp: (1) Tăng nhiệt độ; (2) Tăng áp suất chung của hệ phản ứng; (3) Hạ nhiệt độ; (4) Dùng thêm chất xúc tác V2O5; (5) Giảm nồng độ SO3; (6) Giảm áp suất chung của hệ phản ứng.
Trong các biện pháp trên, những biện pháp nào làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?
A. (1), (2), (4), (5) B. (2), (3), (5) C. (2), (3), (4), (6) D. (1), (2), (5)
Câu 7: Cho cân bằng hóa học: H2 (k) + I2 (k) ⇌ 2HI (k); ΔH > 0
Cân bằng không bị chuyển dịch khi
A. tăng nhiệt độ của hệ B. giảm nống độ HI
C. tăng nồng độ H2 D. giảm áp suất chung của hệ.
Câu 8: Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2 ⇌ 2NH3 (k)
Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi
A. thay đổi áp suất của hệ B. thay đổi nồng độ N2
C. thay đổi nhiệt độ D. thêm chất xúc tác Fe
Câu 9: Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau: 2NO2 (k) ⇌ N2O4 (k)
Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5. Biết T1 > T2.
Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?
A. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
B. Khi tăng nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng giảm.
C. Khi giảm nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng tăng.
D. Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 10: Xét cân bằng: N2(k) + 3H2(k) ⇆ 2NH3(k)
Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng là :
Câu 11: Cho các cân bằng: (1) H2 (k) + I2 (k) ⇆ 2HI (k)
(2) 2NO (k) + O2 (k) ⇆ 2NO2 (k) (3) CO (k) + Cl2(k) ⇆ COCl2 (k)
(4) CaCO3 (r) ⇆ CaO (r) + CO2 (k) (5) 3Fe (r) + 4H2O (k) ⇆ Fe3O4 (r) + 4H2 (k)
Các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là :
A. (1), (4).       B. (1), (5). C. (2), (3), (5).      D. (2), (3).
Câu 12: Cho phản ứng : 2SO2 + O2 ⇆ 2SO3 ΔH < 0. Khi giảm nhiệt độ và khi giảm áp suất thì cân bằng của phản ứng trên chuyển dịch tương ứng là :
A. Thuận và thuận.      B. Thuận và nghịch.
C. Nghịch và nghịch.      D. Nghịch và thuận.
Câu 13: Cho cân bằng (trong bình kín) sau:
 CO (k) + H2O (k) ⇆ CO2 (k) + H2 (k); ΔH < 0
Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là :
A. (1), (4), (5).      B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4).      D. (1), (2), (4).
Câu 14: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế NO2 bằng cách cho Cu tác dụng với HNO3 đặc, đun nóng. NO2 có thể chuyển thành N2O4 theo cân bằng :
2NO2 ⇆ N2O4
Cho biết NO2 là khí có màu nâu và N2O4 là khí không màu. Khi ngâm bình chứa NO2 vào chậu nước đá thấy màu trong bình khí nhạt dần. Hỏi phản ứng thuận trong cân bằng trên là :
A. Toả nhiệt. B. Thu nhiệt.
C. Không toả hay thu nhiệt. D. Một phương án khác.
Câu 15: Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản ứng hóa học nào sau đây?
A. CaCO3+ CO2+ H2O → Ca(HCO3)2
B. Ca(OH)2+ Na2CO3 → CaCO3+ 2NaOH
C. CaCO3 → CaO+ CO2
D. Ca(HCO3)2 → CaCO3+ CO2+ H2O
Câu 16: Khi cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3 loãng thu được dung dịch A. Hỏi dung dịch A có màu gì?
Xanh B. Đỏ C. Tím D. Không màu.
Câu 17: Dung dịch NH3 tồn tại cân bằng: NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH- . Hỏi cân bằng chuyển dịch như thế nào khi đun nóng dung dịch NH3 một thời gian.
Theo chiều thuận B. Theo chiều nghịch 
 C. Không bị chuyển dịch D. Không xác định được.
Câu 18: Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng: N2 + 3H2 ⇆ 2NH3
Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là :
A. 3 và 6.       B. 2 và 3. C. 4 và 8.      D. 2 và 4.
Câu 19: Thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac N2 + 3H2 ⇆ 2NH3.
Nồng độ mol ban đầu của các chất như sau: [N2] = 1 mol/l; [H2] = 1,2 mol/l. Khi phản ứng đạt cân bằng nồng độ mol của [NH3] = 0,2 mol/l. Hiệu suất của phản ứng là : 
A. 43%.      B. 10%. C. 30%.      D. 25%.
Câu 20. Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol (hay mol/l), pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li)
 A. y = 100x.	B. y = 2x.	 C. y = x - 2.	 D. y = x + 2.
Câu 21: pH của dung dịch HCN 0,01M (Ka= 4.10-10) là:
A. 10,3	B. 8,3	C. 3,7	D. 5,7
Câu 22: Dung dịch X gồm CH3COOH 1M (Ka = 1,75.10-5 ) và HCl 0,001M. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 2,33.	B. 2,55.	C. 1,77.	D. 2,43.
Câu 23: Cho phản ứng este hóa :  RCOOH   + R’OH  ⇌  RCOOR’ + H2O
Để phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận  người ta thường :
A. Dùng H2SO4 đặc để hút nước và làm xúc tác.
B. Chưng cất để tách este ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
C. Tăng nồng độ của axit hoặc ancol.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 24: Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ)
A. 0,342.              B. 2,925               C. 2,412.              D. 0,456.
Câu 25:  Biết rằng phản ứng este hoá: 
CH3COOH  +  C2H5OH ⇌ CH3COOC2H5  +  H2O   có hằng số cân bằng KC = 4,
Tính % ancol etylic bị este hoá nếu bắt đầu với 1 M, 2 M.
A. 80%                 B. 68%                          C. 75%                  D. 84,5%
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Việc tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập về cân bằng hóa học để nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. Các bài tập có thể sử dụng khi nghiên cứu bài mới hoặc trong tiết luyện tập, ôn tập tùy theo đối tượng và thời điểm thích hợp.
	So sánh kết quả của lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập này trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS tại các trường THPT ở địa bàn Thị xã Thái Hòa – Nghệ An.
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
	Sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập để rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong các bài nghiên cứu bài mới, luyện tập, ôn thi TNTHPT, ôn thi HSG.
	Phân tích kết quả TNSP để đánh giá hiệu quả tính đúng đắn các mức độ của hệ thống câu hỏi và bài tập đã được lựa chọn.
3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Địa điểm và thời gian thực nghiệm sư phạm
3.3.1.1. Trường tiến hành thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với lớp 12G,12K và 10G, 10K năm học 2019-2020 ở trường THPT Tây Hiếu Thị xã Thái Hòa -Nghệ An.
3.3.1.2. Lớp tiến hành thực nghiệm sư phạm
 Ở lớp thực nghiệm: dạy theo giáo án đã đề xuất và sử dụng hệ thống bài tập đã chuẩn bị ở phần II. Ở lớp đối chứng: dạy theo giáo án của giáo viên đã và đang dạy. 
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
 Sau khi dạy bài mới cũng như ôn thi TNTHPT chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, đánh giá theo phẩm chất, năng lực của học sinh ở 4 lớp và thu được kết quả như sau:
Lớp
Điểm
Số HS
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
12G
0
0
0
0
2
3
6
7
10
5
3
36
ĐC
12K
0
0
0
1
3
6
11
12
6
1
0
40
TN
10G
0
0
0
2
4
5
9
9
8
2
2
41
ĐC
10K
0
0
1
3
7
11
8
8
3
1
0
42
 Hình 1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 12G và 12K
Hình 2. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 10G và 10K
Hình 3. Biểu đồ phân loại HS bài kiểm tra lớp 12G và 12K
 Hình 4. Biểu đồ phân loại HS bài kiểm tra lớp 10G và 10K
Phân tích kết quả về mặt định lượng
+ Xét về tỉ lệ HS yếu - kém, trung bình, khá - giỏi: Qua kết quả thu được ở trên, ta thấy tỉ lệ HS bị điểm yếu - kém ở các lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn lớp đối chứng, ngược lại tỉ lệ HS đạt điểm trung bình, khá - giỏi ở các lớp thực nghiệm lớn hơn các lớp đối chứng.
	+ Xét đồ thị đường lũy tích: Qua các đồ thị trình bày ở phần trên, ta thấy đồ thị đường lũy tích của các lớp thực nghiệm đều nằm về phía bên phải và phía dưới so với các lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ hệ thống bài tập chúng tôi đưa ra rất khả thi khi dùng trong giảng dạy bài mới, ra bài tập tự luyện hay ôn thi TNTHPT.
Quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi: 
 - Rất nhiều bạn học sinh có ý thức tự học, tự tìm tòi, học hỏi kiến thức mới. Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo lý thuyết vào giải quyết vấn đề học tập.
 - Một số bạn thật sự rất đam mê kiến thức hóa học, luôn học hỏi, tìm kiếm cái mới, cái chưa biết để tự hoàn thiện mình.
 - Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên rất nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để chúng tôi hoàn thành đề tài.
Khó khăn:
Môn Hóa Học không phải là môn khối của rất nhiều học sinh (tình trạng chung hiện nay) nên nhiều em không để ý, không quan tâm, học để đối phó, lấy điểm. Thẩm chí một số em còn tỏ thái độ xem thường, trả lời ngay với giáo viên em không học khối có Hóa.
Trình độ của các em trong một lớp khác xa nhau nhiều nên việc dạy nâng cao kiến thức phục vụ cho thi cử là rất khó cho giáo viên. 
 Hiện tại trường số học sinh tham gia ôn tập môn Hóa là rất ít khoảng 60-70 em/350 em học sinh khối 12 (có năm còn ít hơn) rải rác ở nhiều lớp (nhiều giáo viên dạy) nên việc tổ chức ôn tập thêm cho học sinh là rất khó khăn cho giáo viên và nhà trường.
 Hai năm gần đây dịch bệnh xẩy ra và kéo dài cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc ôn tập, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh.
PHẦN III.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
A. KẾT LUẬN
 Sau thời gian chuẩn bị, nghiên cứu và thực hiện đề tài “Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông” Chúng tôi đã hoàn thành những nội dung sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở phương pháp luận của đề tài bao gồm: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
- Xây dựng bài tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT.
- Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của đề tài qua nhiều năm ôn luyện thi THPTQG và ôn thi học sinh giỏi. Kết quả thực nghiệm cho thấy đề tài có tính khả thi cao, rất phù hợp với chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhiều năm gần đây. 
- Học sinh sau khi tiếp cận nội dung kiến thức của đề tài đã tự tin hơn, không còn sợ hay lơ mơ về cân bằng Hóa học nữa. Thấy các em yêu thích môn Hóa học hơn và vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng nhanh hơn, chính xác hơn.
B. ĐỀ XUẤT
Sau khi thực hiện đề tài và tham khảo ý kiến của giáo viên chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
- Cần tiến hành rà soát lại phân phối chương trình môn Hóa học, lập phân phối chương trình phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện giảng dạy ở từng trường THPT cụ thể.
- Trang bị dụng cụ, hóa chất thực hành và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc sử dụng các phương pháp dạy học tích trong dạy học môn Hóa học ở THPT.
- Mở các lớp tập huấn về các phương pháp dạy học tích cực để giáo viên dễ dàng tiếp cận và áp dụng vào thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chất lượng của việc dạy và học.
- Mỗi giáo viên cần tự học, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận các phương pháp dạy học mới, tích cực. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự học, giao việc về nhà cho học sinh một cách hợp lý để phát huy tốt năng lực và khả năng tự học của học sinh, khơi dậy đam mê, khả năng nghiên cứu của học sinh.
- Giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với nội dung giảng dạy ở từng khối, lớp và có sự trao đổi, phản biện để đảm bảo tính chính xác, khoa học cho hệ thống câu hỏi, bài tập khi áp dụng vào thực tế dạy học.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh nhưng phải dựa trên cơ sở phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh của từng lớp, từng trường.
 Ngày 20/3/2021
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Hóa Học 10 nhà xuất bản Giáo dục – Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh.
Sách giáo khoa Hóa Học 11 nhà xuất bản Giáo dục – Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh.
Sách giáo khoa Hóa Học 12 nhà xuất bản Giáo dục – Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh.
Tuyển tập đề thi Olypic 30/4-2015 nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Tuyển tập đề thi Olypic 30/4 – 2001- Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Tuyển tập đề thi Olypic 30/4 – 2002- Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Tuyển tập đề thi Olypic 30/4 – 2016- Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Cở sở lí thuyết các phản ứng Hóa Học – Trần Thị Ca, Đặng Trần Phách.
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa Học 10 – Cù Thanh Toàn.
Đề thi THPTQG, TNTHPT các năm.
Mạng internet.
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG 
TRANG
 MỞ ĐẦU
 1
1. Lí do chọn đề tài
 1
2. Mục đích nghiên cứu
 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
 2
5. Phương pháp nghiên cứu
 2
6. Giả thuyết khoa học
 2
7. Đóng góp mới của đề tài
 3
 PHẦN II. NỘI DUNG
 3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
 3
1.1. Khái niệm và cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT
 3
1.2.Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
 3
1.3.Bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
 4
1.4. Thực trạng về việc dạy và học về cân bằng hóa học ở trường THPT.
 4
II. Xây dựng bài tập định hướng về cân bằng hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT
 4
2.1. Dạy học về cân bằng hóa học ở trường THPT
 4
2.1.1. Cân bằng hóa học
 4
2.1.2. Hằng số cân bằng
 6
2.2. Xây dụng bài tập định hướng về cân bằng hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT
 8
2.2.1. Cơ sở và nguyên tắc xây dựng bài tập giải quyết vấn đề và sáng tạo
 8
2.2.2. Quy trình xây dựng bài tập giải quyết vấn đề và sáng tạo
 8
2.2.3.Sử dụng bài tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT
 9
2.2.4. Bài tập luyện tập
 26
2.2.5. Đề kiểm tra
 29
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
 36
3.1. Mục đích thực nghiệm
 36
3.2. Đối tượng thực nghiệm
 36
3.3. Nội dung thực nghiệm
 36
3.4. Tiến hành thực nghiệm
 36
3.5. Kết quả thực nghiệm
 36
 PHẦN III. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
39
Kiến nghị
39
Đề xuất
40
 Tài liệu tham khảo
41

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_bai_tap_ve_can_bang_hoa_hoc_n.doc
Sáng Kiến Liên Quan