Sáng kiến kinh nghiệm Về việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp nhóm 24-36 tháng

Sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học–công nghệ trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước đòi hỏi con người phải năng động sáng tạo, chính vì vậy cùng với sự phát triển của các ngành khoa học thì ngành giáo dục cũng không ngừng phát triển và đổi mới từ mầm non đến đại học và đặc biệt chất lượng giáo dục luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu, chất lượng giáo dục luôn là vấn đề bức xúc của ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của Đất nước, nhu cầu gởi con em vào các trường mầm non của nhân dân là rất lớn. Chính vì vậy mà quy mô giáo dục mầm non ngày càng tăng, mạng lưới giáo dục mầm non được củng cố và phát triển rộng trong cả nước với chủ trương đa dạng hoá các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục, quyết định số 161/2002/CĐ-TTG ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ “về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non”, được ban hành và triển khai thực hiện. Sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước giành cho giáo dục mầm non, chất lượng giáo dục mầm non là một trong những căn cứ quan trọng cho những chủ trương biện pháp và hoạt động giáo dục tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân và thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi.

 

doc8 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 12843 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Về việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp nhóm 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Về việc nâng cao chất lượng chăm sóc–giáo dục trẻ 
ở lớp nhóm 24-36 tháng)
I. Lý do chọn đề tài:
Sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học–công nghệ trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước đòi hỏi con người phải năng động sáng tạo, chính vì vậy cùng với sự phát triển của các ngành khoa học thì ngành giáo dục cũng không ngừng phát triển và đổi mới từ mầm non đến đại học và đặc biệt chất lượng giáo dục luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu, chất lượng giáo dục luôn là vấn đề bức xúc của ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của Đất nước, nhu cầu gởi con em vào các trường mầm non của nhân dân là rất lớn. Chính vì vậy mà quy mô giáo dục mầm non ngày càng tăng, mạng lưới giáo dục mầm non được củng cố và phát triển rộng trong cả nước với chủ trương đa dạng hoá các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục,quyết định số 161/2002/CĐ-TTG ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ “về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non”, được ban hành và triển khai thực hiện. Sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước giành cho giáo dục mầm non, chất lượng giáo dục mầm non là một trong những căn cứ quan trọng cho những chủ trương biện pháp và hoạt động giáo dục tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân và thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi.
Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục thì mỗi giáo viên mầm non phải thực hiện tốt và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục ở từng độ tuổi. Muốn thực hiện tốt được nhiệm vụ trên thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải nổ lực phấn đấu trao đổi thêm về trình độ chuyên môn nghiệp vụ tạo nền tảng cho mình và phải đặc biệt tâm huyết với nghề coi mình như là một người mẹ thứ hai của trẻ thì mới thực hiện tốt việc nâng cao giáo dục trẻ ở từng độ tuổi được tốt.
Qua việc giảng dạy nhiều năm thì tới năm 2004-2005, tôi được phân công dạy lớp nhóm 24-36 tháng. Cùng thời điểm đó trường mẫu giáo Ngan Dừa thực hiện chương trình dạy mới ở lớp lá. Qua nghiên cứu, học tập được dự các chuyên đề của phòng và trường tổ chức cùng với sự giúp đỡ của BGH nhà trường, các chị em đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng muốn thực hiện tốt việc đổi mới ở các nhóm lớp là việc làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục ở từng nhóm lớp. Do đó tôi đã mạnh dạng chọn đề tài “nâng cao chăm sóc-giáo dục trẻ ở lớp nhóm 24-36 tháng” để viết sáng kiến kinh nghiệm.
II. Cơ sở lý luận:
Giáo dục mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Điều 23 mục 1 chương 2 Luật giáo dục có chỉ rõ “nội dung giáo dục mầm non là phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với người lớn , bạn bè,thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học Điều 24 có quy định “chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, cụ thể hoá các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi, quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non.
Trong giáo dục hiện nay muốn thực hiện tốt mục tiêu và nội dung trên đòi hỏi mỗi trường mầm non, mỗi giáo viên mầm non nghiên cứu học tập để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi.
Qua thực tiễn giảng dạy chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp nhóm từ năm 2004-2005 đến nay cùng với sự đổi mới của giáo dục mầm non tôi nhận thấy rằng việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi là hết sức cần thiết. Việc nâng cao tạo ra chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi đòi hỏi người giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ phải thật sự am hiểu chương trình, phương pháp giáo dục mầm non mang tính quốc gia. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và sự linh động trong việc tổ chức các sinh hoạt cho trẻ, bố trí thời gian hợp lý sự nhạy bén yêu nghề, mến trẻ hiểu được tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi của mỗi giáo viên là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi.
III. Cơ sở thực tiễn:
Trường mẫu giáo Ngan Dừa là trường điểm của Huyện. Trường có 16 nhóm lớp (trong đó 2 lớp nhóm) phòng học thoáng mát, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ, sân chơi thoáng mát, đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình đó chính là điều kiện để phụ huynh gửi con vào trường ngày càng nhiều.
Năm học 2004-2005 tôi được phân công dạy lớp nhóm, khi đó trường mới chỉ có một nhóm trẻ 24-36 tháng với 25 cháu, đến năm 2005-2006 có một nhóm trẻ là 36 cháu. Năm học 2006-2007 trường đã phát triển đến hai nhóm trẻ với 50 cháu ( 2 nhóm và năm học 2007-2008 này trường cũng có hai nhóm trẻ với 52 cháu hai nhóm).
 Cùng với sự đổi mới ở các khối lớp, tôi nhận thấy rằng muốn có các cháu phát triển và học tốt ở các lớp tiếp theo thì trước tiên các cháu phải được phát triển một cách toàn diện ở lớp nhóm vì lớp nhóm là lớp đầu tiên các cháu được đến trường. Từ nhận thức đó mà trong suốt ba năm dạy lớp nhóm tôi luôn nhận thức rằng chương trình dạy theo hướng đổi mới là rất thiết thực và phù hợp với lứa tuổi trẻ thơ. Vì vậy mà tôi nhận thức rằng muốn cho cháu phát triển toàn diện thì trước hết cô giáo cần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các độ tuổi đặc biệt là ở lớp nhóm.
Qua dự các lớp bồi dưỡng và thực hiện chương trình đổi mới, dự chuyên đề, thao giảng,đặc biệt là sự chỉ đạo xát sao của phòng, của trường và sự giúp đỡ của các chị em đồng nghiệp mà trong suốt những năm học qua tôi đã cố gắng và tiến bộ lên rất nhiều trong giảng dạy cũng như thực hiện chương trình chăm sóc-giáo dục trẻ ở lớp nhóm. Cụ thể là trong những năm học qua các cháu lớp tôi luôn phát triển một cách toàn diện về tất cả mọi mặt. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy tôi cố gắng và cố gắng vượt bật để ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ.
IV Biện pháp thực hiện:
Bậc học mầm non là nấc thang đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân và lớp nhóm là nấc thang đầu tiên của bậc học giáo dục mầm non, những người làm công tác giáo dục mầm non lại càng phải thắm nhuần tư tưởng trên như ông bà ta đã dạy:
“Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”.
Giáo dục mầm non cần đặt những viên gạch đầu tiên trong việc giáo dục những con người ham học hỏi, luôn có nhu cầu nhận thức, năng động, mạnh dạn, tự tin và sáng tạo.
Muốn dạy trẻ có tính năng động, sáng tạo, tự tin, mạnh dạn thì bản thân người giáo viên mầm non phải có những hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục phù hợp, cho phép trẻ tự thể hiện, bọc lộ ý tưởng riêng của mình. Vì thế giáo dục mầm non phải được phép chủ động trong việc thực hiện chương trình nâng cao, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Để thực hiện chương trình nâng cao chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp nhóm đòi hỏi người giáo viên phải biết am hiểu, tâm sinh lý lứa tuổi để có biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ một cách có hiệu quả.
Lớp nhóm là một lớp đầu tiên trẻ đến trường, ngày đầu tiên đến trường trẻ phải xa mẹ, xa người thân của mình trẻ rất hay khóc và khóc rất nhiều, có những cháu không chịu cô, vậy làm thế nào để gần gũi đối với cháu, đó chính là khó khăn khó lớn nhất đối với tôi khi bắt đầu dạy nhưng dần dần nhận được sự giúp đỡ của nhà trường, sự chỉ bảo của chị em đồng nghiệp tôi đã quen dần và nhận thấy rằng muốn chăm sóc các cháu lớp nhóm được tốt, trước hết cô giáo phải thật sự là người mẹ thứ hai của trẻ, phải luôn gần gũi chăm sóc vỗ về trẻ tạo tâm thế an toàn cho trẻ. Đối với các cháu khóc nhiều cô phải luôn lấy gương các bạn ngoan để vỗ dành trẻ tuyệt đối không hất hủi trẻ.
Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này là cháu thường hay chơi một mình không muốn chơi với bạn, vậy làm thế nào để các cháu chơi cùng nhau thì cô giáo phải biết tạo không khí đoàn kết trong lớp học phải luôn tạo ra các trò chơi, tạo những tình huống bất ngờ cho trẻ để trẻ được tham gia vào các hoạt động tập thể. Muốn vậy thì cô phải chơi cùng trẻ, tạo cho trẻ khoảng cách gần gũi giữa cô và trẻ, giữa trẻ và bạn để trẻ hoà mình với tập thể của lớp học.
Việc chăm sóc giáo dục các cháu phải được tiến hành một cách hài hoà, không nóng vội, cháu phải được chăm sóc một cách nhẹ nhàng không quát nạc, phải luôn yêu thương vỗ về trẻ.
Một nội dung rất quan trọng đó là cô giáo cần giáo dục trẻ như thế nào để trẻ phát triển một cách toàn diện đó là một điều rất khó nhất là đối với trẻ lớp nhóm, đặt điểm của lứa tuổi này là trẻ thích bắt chước và trẻ chỉ học được những gì mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Vì vậy cô giáo phải biết tận dụng tất cả các khoảng thời gian trong ngày để giáo dục trẻ bằng gương người thật, việc thật.
Ví dụ: Trong giờ đón trẻ có một trẻ đến lớp không chào cô và khi đó có một trẻ chào cô, cô liền nói bạn B rất giỏi bạn B chào cô đó, vậy con chào cô đi, sau đó cô vỗ về trẻ và dắt trẻ vào đúng nơi quy định, hay trong giờ ăn cô giáo dục trẻ ăn phải rửa tay trước khi ăn. Không dùng tay bóc thức ăn đó chính là kết hợp hài hoà giữa chăm sóc và giáo dục trẻ.
Việc giáo dục trẻ trong các giờ hoạt động chung cần phải có những đồ dùng trực quan sinh động hấp dẫn để lôi kéo trẻ vì lứa tuổi này trẻ chưa chú ý nhiều-chính vì vậy mà cô giáo cần phải giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động có màu sắc, sinh động để lôi cuốn trẻ đặc biệt cô luôn động viên khuyến khích trẻ để trẻ bắt chước mà làm theo trả lời các câu hỏi của cô trong các hoạt động chung các câu hỏi của cô cần phải được nhiều trẻ nhắc lại để phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ. Muốn làm được điều đó thì cơ sở vật chất, trang thiết bị phải tương đối đầy đủ, đặc biệt giáo viên phải biết nghiên cứu và tự làm thêm đồ dùng để phục vụ cho việc giảng dạy được tốt.
Một phần không kém phần quan trọng dẫn đến sự thành công trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Kết hợp hài hoà giữa chăm sóc, giáo dục trẻ đó là giáo viên phải biết lập kế hoạch theo đlúng thời gian biểu của lớp mình và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi cũng như đặc điểm nhận thức của trẻ.
Đối với trẻ lớp nhóm thì sinh hoạt của các cháu phải luôn có sự hướng dẫn và bảo ban của người lớn, chính vì vậy mà việc chăm sóc, giáo dục các cháu phải luôn được tiến hành thường xuyên trong suốt thời gian cháu ở trường.
 	Ngoài ra muốn thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục các cháu ở lớp nhóm thành đổi mới hiện nay thì đồi hỏi mỗi giáo viên phải luôn tự học hỏi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình để nâng cao chất lượng giáo dục, gắn các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ vào trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, trong từng sinh hoạt của trẻ.
Chính vì vậy trong suốt những năm học qua tôi luôn cố gắng nâng cao trình độ để thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Đồng thời thường xuyên phối hợp chặc chẽ với các bật phụ huynh thông qua các buổi hợp phụ huynh, bảng phụ huynh cần biết, qua các giờ đón và trả trẻ hàng ngày để hiểu được đặc điểm của từng trẻ, đồng thời cũng giúp cho phụ huynh hiểu được chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường và dinh dưỡng hợp lý đối với trẻ để trẻ được phát triển một cách toàn diện cả ở nhà và ở trường từ đó chất lượng chăm sóc, giáo dục các cháu ở lớp tôi ngày càng nâng lên.
V. Kết quả đạt được:
Qua thực hiện việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp nhóm theo sự chỉ đạo của phòng và của nhà trường trong suốt những năm học qua. Tôi đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân, chất lượng các cháu ở lớp tôi phụ trách được nâng lên theo từng năm học, cháu đến lớp ngày càng nhiều, cháu luôn gần gũi với cô, mạnh dạn, hồn nhiên.
Qua học tập bồi dưỡng kinh nghiệm cho bản thân và năm học 2006-2007, tôi đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện và năm học 2007-2008 tôi cố gắng phấn đấu và đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh.
Để có được kết quả trên đó chính là nhờ sự giúp đỡ từ phía nhà trường, sự giúp đỡ của chị em đồng nghiệp và sự cố gắng của bản thân trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp nhóm 24-36 tháng.
VI. Bài học kinh nghiệm:
Nhờ sự chỉ đạo của phòng và của nhà trường trong việc nâng cao chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp nhóm và sự giúp đỡ của chị em đồng nghiệp, cùng với sự cố gắng của bản thân trong suốt năm học qua tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
Yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ đó là sự giúp đỡ của ngành, nhà trường, đoàn thể và từ phía phụ huynh học sinh yên tâm giảng dạy và gắn bó với nghề.
Nội dung chương trình giáo dục mầm non (phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ) theo hướng đổi mới là yếu tố hết sức quan trọng tác động trực tiếp lên chất lượng giáo dục trẻ.
Cơ sở vật chất trường lớp, khang trang, sạch đẹp cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nâng lên.
Một yếu tố quan trọng đó là những kinh nghiệm của bản thân, sự nổ lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân sự nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ của cô giáo. Sự tận tình của cô giáo trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ đã tạo nên chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng lên.
VII. Kiến nghị đề xuất:
Như chúng ta đã biết muốn thực hiện tốt việc đổi mới giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc ở độ tuổi nói chung và đối với nhóm trẻ nói riêng. Thì đòi hỏi ngành giáo giáo dục phải đầu tư thêm trang thiết bị, đồ dùng đầy đủ bộ phận chuyên môn, phòng giáo dục cần cho giáo viên mầm non nhất là giáo viên nhóm trẻ bồi dưỡng thêm về chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp nhóm, đồng thời mở thêm nhiều chuyên đề, thao giảng cho giáo viên được tham dự để ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường mầm non trong toàn huyện. 

File đính kèm:

  • docskkn sang kien kinh nghiem mn lop nhom tre.doc
Sáng Kiến Liên Quan