Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp “trò chơi” trong dạy học bộ môn Giáo dục công dân cấp Trung học Phổ thông

1. Tình hình đơn vị:

* Thuận lợi:

Trường THPT Tân Châu là trường học được Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang công nhận đạt

chuẩn quốc gia , với quy mô 36 lớp và tổng số trên 1.500 học sinh. Cơ sở vật chất ngày càng được

tăng cường và hoàn thiện phục vụ tốt cho công tác giáo dục. Đồng thời, trường được sự quan tâm

sâu sát của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang, của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương.

Lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện để giáo viên được bồi dưỡng nâng cao tay nghề và trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ - giáo viên, nhân viên nhà trường đoàn kết, có tinh

thần tập thể, làm việc nhiệt tình và ý thức trách nhiệm cao. Tình đồng nghiệp gắn bó trên tinh thần:

giáo viên lớn tuổi sẵn sàng truyền lại những kiến thức hay, kinh nghiệm giảng dạy hiệu quả, kĩ

năng và phương pháp đứng lớp vững vàng, tự tin cho giáo viên trẻ; giáo viên trẻ thì hỗ trợ thầy cô

của mình ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, giúp cho tiết học sinh động và hấp dẫn hơn.

Vì thế, chẳng những gắn kết được tình cảm đồng nghiệp trong đơn vị mà còn giúp nhau nâng cao

chất lượng giảng dạy.

Học sinh được tuyển chọn từ những học sinh giỏi với điểm đầu vào khá cao nên hầu hết các em

rất chăm ngoan, lễ phép và có tinh thần hiếu học, có khả năng tự tìm tòi và nghiên cứu theo sự

hướng dẫn của giáo viên. Các em thường xuyên đến thư viện để đọc sách và tìm tòi nghiên cứu.

Bên cạnh đó, thư viện nhà trường cũng rất đa dạng về các loại đầu sách. Ngoài sách tham khảo còn

có sách chuyên đề, tạp chí, sách nghiên cứu nâng cao của tất cả bộ môn trong nhà trường.

Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn phối hợp tốt với nhà trường để thực hiện nhiệm vụ. Trường

tạo được uy tín qua chất lượng giảng dạy nên nhận được sự tin tưởng, đồng tình và ủng hộ của các

bậc phụ huynh học sinh. Đồng thời, cha mẹ học sinh cũng quan tâm khá sâu sát đến việc học tập

của con em.

Đó là những điều kiện thuận lợi của trường THPT Tân Châu. Chính những điều kiện thuận lợi đó

đã giúp cho giáo viên có cơ hội để vận dụng tốt các phương pháp giảng dạy mới, nhằm giúp cho

các tiết học bộ môn thu hút học sinh hơn. Qua đó, cũng giúp nâng cao chất lượng giảng dạy. Đặc

biệt là đối bộ môn GDCD, để hấp dẫn học sinh, giáo viên càng cần đổi mới phương pháp giảng

dạy, tạo điều kiện cho học sinh học tập ở nhà nhiều hơn. Mài mò, tìm tòi và tự nghiên cứu dưới sự

hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên là cách giúp các em nắm vững, nắm chắc kiến thức.

pdf27 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp “trò chơi” trong dạy học bộ môn Giáo dục công dân cấp Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o bảng phụ, chia nhóm và công bố luật chơi. 
+ Tổng kết cuộc chơi, rút kinh nghiệm và khen thưởng. 
Ví dụ: Khi dạy bài 6 “Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng” – GDCD 10. Khi 
dạy đến Phần 1 – Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình; giáo viên áp dụng trò chơi này bằng 
cách chia lớp theo 4 nhóm, mỗi nhóm được phát một tập phiếu trắng và giấy viết ghi chú dán bảng, 
các em làm việc và ghi ra đâu là phủ định biện chứng (giấy viết ghi chú màu đỏ), đâu là phủ định 
siêu hình (giấy viết ghi chú màu vàng) rồi lần lượt từng em lên dán phiếu vào bảng phụ cho phù 
hợp 2 cột (giáo viên chia bảng phụ ra làm 2 cột một bên là Phủ định biện chứng, một bên là phủ 
định siêu hình) của nhóm mình. Trò chơi 3 phút, giáo viên tuyên bố kết thúc cuộc chơi, hướng dẫn 
học sinh nhận xét, góp ý. Giáo viên khen thưởng cho nhóm thắng cuộc bằng cách cộng điểm thực 
hành hoặc một tràng pháo tay. Với hình thức này giáo viên vừa ôn lại kiến thức cũ mà các em đã 
học ở cấp học dưới vừa hình thành được tri thức mớic ủa bài học một cách rất nhẹ nhàng. 
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” trong dạy học bộ môn GDCD cấp THPT. 
GV: Huỳnh Văn Mậu – THPT Tân Châu Trang 16 
Hoặc khi dạy bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” – GDCD 10. Khi giáo 
viên dạy đến mục một – “Lòng yêu nước”. Giáo viên cũng có thể áp dụng trò chơi này vào phần 
tìm hiểu mở rộng kiến thức “ Giáo viên yêu cầu HS các nhóm thảo luận và ghi vào giấy ghi chú 
theo màu mà giáo viên mật định ( màu đỏ liệt kê những hành động thể hiện lòng yêu nước và màu 
vàng là những hành động cần lên án). Qua đó giáo viên có thể khắc sâu kiến thức cho HS và kết 
hợp giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Giáo viên cũng có thể 
liên tưởng thực tiễn và tuyên dương những việc của các em thể hiện lòng yêu nước của mình trong 
thời kì phát triển đất nước. 
Học sinh tham gia chơi trò chơi tiếp sức. 
 Trò chơi “Trò chuyện cuối tuần”. 
 Mục đích: Trò chơi này tập cho các em luôn tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề trước 
đám đông. Qua trò chơi, các em tự rút bài học kinh nghiệm cho bản thân: như kĩ năng giao tiếp, 
ứng xử khi gặp những tình huống cụ thể trong cuộc sống. Nắm bắt bài học một cách cụ thể dễ 
dàng. 
 Cách tiến hành trò chơi: 
+ Chọn 1 học sinh dẫn chương trình. 
+ Chọn 2-3 học sinh là khách mời để thực hiện trò chơi. Cả lớp và giáo viên là khán giả. 
+ Kết thúc giáo viên tuyên dương các nhân vật thực hiện trò chơi và rút ra bài học kinh nghiệm. 
Ví dụ: Khi dạy bài 2 “Thực hiện pháp luật”- Tiết 5- GDCD12 đến mục 2 - Vi phạm pháp luật 
và trách nhiệm pháp lí giáo viên tổ chức trò chơi này là hợp lí nhất. Giáo viên chọn 1 học sinh làm 
người dẫn chương trình 3 học sinh còn lại là khách mời, mỗi vị khách mời sẽ trình bày một khía 
cạnh về đề tài đã cho. Các học sinh còn lại vai khán giả có thể đặt những câu hỏi để hỏi những vị 
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” trong dạy học bộ môn GDCD cấp THPT. 
GV: Huỳnh Văn Mậu – THPT Tân Châu Trang 17 
khách mời bất cứ câu hỏi nào có nội dung xoay quanh bài học. Như vậy, đòi hỏi các vị khách mời 
phải biết sáng tạo, linh hoạt, nhanh nhạy trong xử lý tình huống khi người dẫn chương trình và 
khán giả hỏi. Qua thực tế cho thấy, những học sinh vai những vị khách mời rất thích mình được 
đóng vai những nhân vật trên, cho nên các em luôn thể hiện rõ bản lĩnh, phong cách chững chạc, tự 
tin của mình trước khán giả. Còn khán giả thì rất thích để tìm ra những câu hỏi hóc búa, hỏi những 
vị khách mời, xem có trả lời được khôngTrò chơi diễn ra khoảng 10 phút, giáo viên tuyên bố kết 
thúc cuộc chơi và cho cả lớp nhận xét: cách trình bày vấn đề của mỗi bạn? các bạn trình bày theo 
trình tự như thế nào ? Ai được cả lớp khen nhiều, ủng hộ nhiều sẽ được nhận được món quà nhỏ 
của giáo viên thưởng. Qua trò chơi học sinh dễ tiếp thu kiến thức của bài học một cách trực quan 
sinh động. Khi trình bày một vấn đề thường theo các bước: Bắt đầu trình bày (Bước lên diễn đàn 
như thế nào? Chào chủ tọa và tự giới thiệu bằng lời lẽ, cử chỉ ra sao?). Trình bày nội dung chính 
(Bắt đầu nội dung thứ nhất thế nào? Làm thế nào để chuyển ý từ nội dung này sang nội dung khác? 
Cần điều chỉnh nội dụng, tư thế cách nói ra sao khi người nghe có phản ứng...) Và cuối cùng là kết 
thúc và cảm ơn (Tóm tắt và nhấn mạnh một số ý chính. Cảm ơn người nghe). Từ đó cho thấy học 
sinh động hẳn lên, học sinh đã nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức bài học vào thực tế 
trong một tình huống giả định 
 Trò chơi nhìn hình đoán chữ. 
Mục đích giúp học sinh phát huy khả năng tư duy nhanh nhạy của minh, tạo không khí sôi 
nổi trong giờ học, tạo sự hứng thú và bớt căng thẳng ở học sinh. Trò chơi này có thể áp dụng khi 
tìm hiểu kiến thức mới của bài học hoặc áp dụng ở phần củng cố của bài học. 
Cách tiến hành trò chơi: Giáo viên chuẩn bị hình ảnh minh họa liên quan đến nội dung bài 
học có sử dụng trò chơi. Giáo viên chiếu hình lên máy chiếu hoặc treo hình lên bảng phụ và cho cả 
lớp đoán những hình ảnh ấy thể hiện nội dung gì? Cả lớp cùng chơi và học sinh nào trả lời được 
đúng và nhiều hình nhất sẽ được thưởng tràng pháo tay hoặc cộng thêm điểm. Giáo viên nhận xét 
rút ra nội dung bài học, tuyên dương những em trả lời tốt và nhắc nhở những em chưa thật sự tập 
trung. 
Ví dụ khi dạy bài 14 “Chính sách quốc phòng và an ninh” Tiết 31- GDCD11. Giáo viên sử 
dụng trò chơi để giới thiệu bài mới, giáo viên có thể áp dụng trò chơi này trong 2 phút. Giáo viên 
treo hình ảnh lên bảng phụ và hỏi cả lớp hãy cho biết những người trong tranh đang muốn nói gì 
hoặc đang ở trong tâm trạng nào? Cả lớp cùng chơi và ai xung phong trả lời nhanh và đúng nhất 
người đó sẽ thắng cuộc được giáo viên tuyên dương trước lớp hoặc nhận phần quà nhỏ là một cuốn 
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” trong dạy học bộ môn GDCD cấp THPT. 
GV: Huỳnh Văn Mậu – THPT Tân Châu Trang 18 
tập như vậy em nào cũng háo hức muốn được trả lời câu hỏi. Thông qua trò chơi giáo viên nhận 
xét và giới thiệu khái quát bài mới.. 
Hình ảnh minh họa. 
T U Â N T R A 
( Khi chơi những chữ chú thích trên hình là do học sinh phát hiện) 
Hình ảnh minh hoạ. 
A N N I N H 
(Khi chơi những chữ chú thích trên hình là do học sinh phát hiện) 
 Trò chơi ô chữ bí mật. 
Hình thức: Trò chơi ô chữ trong dạy học có nhiều dạng khác nhau, có thể là giải những ô chữ 
hàng ngang rồi tìm từ khóa trong ô chữ hàng dọc, có thể là ô chữ dưới dạng sơ đồ Mỗi ô chữ có 
lời gợi ý và nội dung ô chữ có liên quan trực tiếp đến bài học. 
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” trong dạy học bộ môn GDCD cấp THPT. 
GV: Huỳnh Văn Mậu – THPT Tân Châu Trang 19 
Mục đích: Giới thiệu vào bài mới hoặc củng cố khắc sâu kiến thức của bài học. Phát huy tư 
duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh. 
 Cách chơi: Giáo viên giới thiệu qua ô chữ gồm có bao nhiêu hàng ngang, hàng dọc từ chìa 
khoá nằm ở hàng nào sau đó giáo viên lần lượt đọc từng câu hỏi gợi ý để học sinh xung phong giải 
ô chữ. Nếu bạn nào trả lời đúng thì ghi dòng chữ đó vào ô chữ và sẽ được cộng điểm hoặc tuyên 
dương còn nếu trả lời sai thì sẽ nhường cơ hội cho các bạn còn lại. Ai tìm ra được ô từ khóa chính 
xác và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng. 
Với trò chơi này chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các bài học đặc biệt là áp dụng chơi vào 
đầu giờ để giới thiệu bài mới nhằm gây hứng thú với học sinh hoặc lúc củng cố để các em khắc sâu 
nội dung bài học. 
 Hình ảnh minh họa – khi dạy bài 14 GDCD11 – Chính sách quốc phòng và an ninh. 
 Trò chơi ghép hình đúng. 
Trò chơi xếp hình đúng có thể là xếp các mảnh ghép khác nhau thành một hình hoàn chỉnh, 
có thể là xếp các hình với những mảnh ghép ghi nội dung có chung đặc điểm vào một nhóm, một 
thể loại. Để tổ chức trò chơi này, giáo viên cần có sự chuẩn bị sẵn các mảnh ghép. Những mảnh 
ghép đó có thể là hình ảnh, có thể là chữ viết thể hiện nội dung. 
Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học một 
cách lôgic. 
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” trong dạy học bộ môn GDCD cấp THPT. 
GV: Huỳnh Văn Mậu – THPT Tân Châu Trang 20 
Cách chơi: Giáo viên treo một số hình ảnh và một số mảnh ghép ghi nội dung liên quan đến 
bài học lên bảng. Tuỳ vào mục đích bài học mà giáo viên cho học sinh xung phong lên xếp những 
mảnh ghép thành một hình hoàn chỉnh hoặc xếp những mảnh ghép có ghi nội dung tương ứng với 
một hình ảnh nào đó theo yêu cầu của giáo viên, đội nào xếp các mảnh ghép đúng hoàn thành trong 
thời gian ngắn hơn sẽ là đội chiến thắng. 
 Trò chơi trả lời nhanh. 
 Trò chơi này có thể tổ chức dưới dạng các gói câu hỏi. Mỗi gói câu hỏi đều liên quan đến kiến 
thức của các bài học trước. 
 Mục đích: Giúp học sinh tích cực huy động trí nhớ, tư duy và khả năng phản ứng nhanh về 
các nội dung đã được học. 
 Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các gói câu hỏi và đáp án cho các đội chơi, thẻ điểm  
 Cách chơi: Chia nhóm. Mỗi đội chọn cho mình một gói câu hỏi. Cử đại diện người để lên trả 
lời câu hỏi. Cuối cùng giáo viên tổng kết đội nào có nhiều câu trả lời đúng và số điểm cao nhất thì 
đó là đội chiến thắng. 
Như vậy, bằng cách vận dụng những trò chơi đó, tôi thấy bài giảng hấp dẫn và lôi cuốn học 
sinh, học sinh bị cuốn hút bởi những phương pháp mới được vận dụng linh hoạt, phù hợp với 
những bài giảng ở trường THPT. Bên cạnh các trò chơi đó, mỗi giáo viên có thể sáng tạo thêm 
nhiều trò chơi khác như: Tập làm phóng viên, trò chơi ghép đôi, trò chơi đố vui, trò chơi đấu 
giáchủ yếu phải phù hợp bài học, phù hợp với thực tế học sinh, thực tế ở địa phương. 
IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 
Qua việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh trong một số giờ học GDCD cấp THPT tôi 
thấy đã đạt được một số kết quả sau: 
* Đối với giáo viên: 
Không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị, thời gian của tiết dạy mà giáo viên và học sinh vẫn 
đảm bảo được nội dung kiến thức của bài học. 
Tạo được tình huống có vấn đề rất sinh động và hấp dẫn để giáo viên khắc sâu kiến thức. Từ 
đó làm cho không khí lớp học sôi nổi, giảm sự đơn điệu, tăng hứng thú học tập cho học sinh nhờ 
đó đã nâng cao hiệu quả việc dạy và học đặc biệt với những em sức học yếu, chậm, nhút nhát. 
Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục một cách sáng tạo và hiệu quả. 
* Đối với học sinh: Giúp các em 
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” trong dạy học bộ môn GDCD cấp THPT. 
GV: Huỳnh Văn Mậu – THPT Tân Châu Trang 21 
Rèn luyện tư duy, tác phong nhanh nhạy biết xử lý tình huống linh hoạt. 
Học sinh thích thú với trò chơi trong giờ học do đó năng động hăng say phát biểu xây dựng 
bài vì vậy mà các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Các em có điều kiện cùng chuẩn bị bài học, 
chủ động trong học tập... 
Để thấy rõ hiệu quả và tính khả thi của đề tài ta sẽ so sánh một vài số liệu sau 
 Kết quả giảng dạy môn GDCD khối 12 thi THPT Quốc Gia. 
Năm học 2016-2017 2017-2018 2018-2019 
Cá nhân 100% 100% 100% 
Nhiều năm liền được nhà trường khen thưởng tiết dạy tốt và công tác ôn tập thi THPT 
Quốc gia. 
Giáo viên được khen thưởng về công tác ôn 
tập thi THPT.QG đạt kết quả cao 
Giáo viên được khen thưởng tiết dạy tốt 
chào mừng ngày NGVN 20/11. 
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” trong dạy học bộ môn GDCD cấp THPT. 
GV: Huỳnh Văn Mậu – THPT Tân Châu Trang 22 
 Chất lượng giảng dạy cá nhân qua các năm đều cao hơn mặt bằng chung của trường. 
+ Kết quả giảng dạy bộ môn GDCD năm học 2017 – 2018. 
Khối 
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 
SL 
TL 
(%) 
SL 
TL 
(%) 
SL 
TL 
(%) 
SL 
TL 
(%) 
SL 
TL 
(%) 
K.10 
504HS 
334 66.27 169 33.53 1 0.2 - - - - 
K.11 
471HS 
363 77.07 104 22.08 4 0.85 - - - - 
K.12 
462HS 
391 84.63 71 15.37 / / - - - - 
Tỉ lệ trung bình 
của cá nhân 
1088 75,99 344 23,66 5 0,52 
T. Trường 
1437 
1088 75.71 344 23.94 5 0.35 - - - - 
+ Kết quả giảng dạy cá nhân năm học 2018 – 2019. 
Lớp 
Số 
HS 
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 
TS 
TL 
(%) 
TS 
TL 
(%) 
TS 
TL 
(%) 
TS 
TL 
(%) 
TS 
TL 
(%) 
11A5 40 34 85 5 12.5 1 2.5 - - - - 
11A6 42 33 78.57 8 19.05 1 2.38 - - - - 
11C1 45 9 20.00 29 64.44 7 15.56 - - - - 
11C2 43 17 39.53 19 44.19 7 16.28 - - - - 
11D 34 23 67.65 11 32.35 0 - - - - - 
11D1 44 12 27.27 27 61.36 5 11.36 - - - - 
11D2 44 10 22.73 29 65.91 5 11.36 - - - - 
11D3 45 5 11.11 31 68.89 9 20.00 - - - - 
12A1 39 32 82.05 7 17.95 - - - - - - 
12A2 38 37 97.37 1 2.63 - - - - - - 
12A3 42 40 95.24 2 4.76 - - - - - - 
12D3 38 24 63.16 14 36.48 - - - - - - 
12D4 41 21 51.22 18 43.90 2 4.88 - - - - 
T.Cộng 535 297 55.51 201 37.57 37 6.92 - - - - 
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” trong dạy học bộ môn GDCD cấp THPT. 
GV: Huỳnh Văn Mậu – THPT Tân Châu Trang 23 
+ Kết quả giảng dạy cá nhân HKI năm học 2019 – 2020. 
Lớp 
Số 
HS 
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 
TS 
TL 
(%) 
TS 
TL 
(%) 
TS 
TL 
(%) 
TS 
TL 
(%) 
TS 
TL 
(%) 
11B2 41 32 78,05 8 19,52 1 2.43 - - - - 
11B3 45 31 68,89 14 31,11 - - - - - - 
11B4 45 31 68,89 14 31,11 - - - - - - 
11B5 43 21 48,84 22 51,16 - - - - - - 
11C1 40 15 37,50 24 60,00 1 2,50 - - - - 
11C2 38 18 47,37 19 50,00 1 2,63 - - - - 
11C3 40 12 30,00 25 62,50 3 7,50 - - - - 
12A1 44 31 70,46 13 29,54 - - - - - - 
12A2 41 22 53,66 19 46,34 - - - - - - 
12D3 41 24 58,54 17 41,46 - - - - - - 
12D4 42 28 66,67 14 33,33 - - - - - - 
T.Cộng 460 265 57,61 189 41,09 6 1,30 - - - - 
0
10
20
30
40
50
60
GIỎI KHÁ TB
Năm học 18-19
HKI Năm học 19-20
 Qua kết quả so sánh ta thấy tỉ lệ HS khá, giỏi tăng và tỉ lệ HS Trung bình giảm giúp tôi tin 
tưởng hơn và mạnh dạn đổi mới phương giảng dạy của mình trong thời gian sắp tới, đặc biệt đưa 
phương pháp “trò chơi” vào giảng dạy. 
57,61% 
41,09% 
1,30% 
55,51% 
37,57% 
6,92% 
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” trong dạy học bộ môn GDCD cấp THPT. 
GV: Huỳnh Văn Mậu – THPT Tân Châu Trang 24 
Nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường. 
Tuy nhiên, thành công của đề tài còn nhờ vào sự nhiệt tình hưởng ứng của đội ngũ giáo viên 
bộ môn GDCD trường THPT Tân Châu và đã được học sinh tích cực đón nhận, học tập và rèn 
luyện. Để hoàn thiện hơn nữa đề tài, xin được tiếp nhận những ý kiến góp ý của quý đồng nghiệp. 
V/ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG. 
Khả năng ứng dụng của đề tài: Thực tế đa số học sinh thích tham gia tổ chức trò chơi trong 
giờ học GDCD để được chia sẻ, bày tỏ quan điểm, tranh luận cùng thầy cô, bạn bè. Bài học vận 
dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi học sinh chứ không phải chỉ dựa trên vốn hiểu 
biết và kinh nghiệm sống của giáo viên. 
Chủ đề “Vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học bộ môn GDCD cấp THPT”. Có thể 
áp dụng được đối với các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Cũng có thể làm tài 
liêu tuyên truyền trong các biểu sinh hoạt tập thể, ngoại khóa, sinh hoạt chủ nhiệm hằng tuần.v.v.v. 
VI/ KẾT LUẬN. 
1/ Giá trị đề tài. 
Vấn đề tích cực hóa học tập của học sinh trong dạy học nói chung môn GDCD nói riêng có 
tầm quan trọng đặc biệt, việc làm này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho học sinh, kích 
thích tư duy của các em, phát huy tính năng động, nâng cao hứng thú học tập cho bộ môn. Trong 
số những biện pháp dạy học tích cực hóa, sử dụng trò chơi được xem là một trong những phương 
pháp dạy học hiệu quả, nhằm tạo ra quá trình tương tác, thu hút, động viên học sinh tham gia hợp 
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” trong dạy học bộ môn GDCD cấp THPT. 
GV: Huỳnh Văn Mậu – THPT Tân Châu Trang 25 
tác để nâng cao tính tự giác tạo cơ hội cho các em thực hành vận dụng những kinh nghiệm, những 
tri thức đã học để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD cấp THPT. 
 */ Việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn GDCD có rất nhiều tác dụng, tuy nhiên khi sử 
dụng nó không nên quá lạm dụng, chỉ sử dụng trong thời gian ngắn như khởi động buổi học, giới 
thiệu một nội dung mới hoặc để củng cố một vấn đề của bài học. Nếu trong buổi học thấy tình 
trạng học sinh mệt mỏi cũng có thể sử dụng trò chơi học tập để giúp học sinh thay đổi trạng thái, 
lấy lại tinh thần học tập, việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn GDCD vừa giúp học sinh thấy 
thoải mái, vừa phát huy tính tự lực của các em đồng thời vẫn có những điểm tựa để ghi nhớ kiến 
thức của bài học thông qua nội dung chơi. 
 */ Giáo viên cần đầu tư nhiều vào việc thiết kế các loại trò chơi dạy học, hình thức tổ chức 
phải phong phú, hấp dẫn mới thu hút, lôi cuốn được tất cả học sinh tham gia vào quá trình học tập 
một cách tự nhiên và có tình thần trách nhiệm xây dựng bài. Từ đó, chất lượng dạy và học bộ môn 
GDCD ngày càng được nâng cao. 
 */ Ngoài ra giáo viên cần nghiên cứu tùy theo số lượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất để 
tổ chức các trò chơi sao cho phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, nếu tổ chức trò chơi không 
tốt sẽ bị hạn chế về ý nghĩa giáo dục của trò chơi. 
 */ Trong quá trình dạy học, giáo viên cần yêu cầu học sinh nghiêm túc trong học tập và thường 
xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị học tập của học sinh ở nhà, phải theo dõi quá trình học tập của 
học sinh để làm cơ sở cho quá trình kiểm tra đánh giá được khách quan hơn, tạo động cơ học tập 
tốt cho học sinh. 
 */ Căn cứ vào nội dung chương trình giảng dạy môn GDCD, giáo viên có thể sưu tầm và thiết 
kế các loại trò chơi cho từng bài thuộc từng phần học và nghiên cứu sử dụng phối hợp giữa sử 
dụng phương pháp trò chơi vào dạy học và các phương pháp dạy học khác. 
 Kết quả thực nghiệm cho phép khẳng định việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn GDCD 
giúp cho học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập, làm cho học sinh hứng thú với môn 
học và các em thực sự trở thành chủ thể của hoạt động học, kết quả học tập của các em dần được 
nâng cao đã chứng minh được tính đúng đắn của những giải pháp mà đề tài đặt ra. 
 2. Kiến nghị. 
 Nhà trường cần trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy học, có chính sách 
động viên cho giáo viên thiết kế các phương tiện dạy học mới để phục vụ tốt cho giảng dạy. 
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” trong dạy học bộ môn GDCD cấp THPT. 
GV: Huỳnh Văn Mậu – THPT Tân Châu Trang 26 
Cần tổ chức nhiều buổi sinh hoạt tập thể, sử dụng các trò chơi truyền thống vào các buổi sinh 
hoạt tập thể đó. Qua đó có thể rèn luyện cho các em thêm nhiều kĩ năng, tăng cường tinh thần đoàn 
kết, giáo dục lòng yêu nước, biết chia sẻ giúp đỡ mọi người, đặc biệt là giúp các em có một sân 
chơi lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội và ngày càng hoàn thiện nhân cách, trở thành người con 
hiếu thảo trong gia đình; người công dân tốt của đất nước – đó cũng là mục tiêu giáo dục là trách 
nhiệm của thầy, cô giảng dạy bộ môn GDCD cấp THPT./. 
 Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
 Huỳnh Văn Mậu 
SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” trong dạy học bộ môn GDCD cấp THPT. 
GV: Huỳnh Văn Mậu – THPT Tân Châu Trang 27 
MỤC LỤC 
I- Sơ lược lý lịch tác giả:------------------------------------------------Trang 1 
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: -------------------------------Trang 1 
III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến:--------------------------------Trang 3 
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến-------------------Trang 3 
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến---------------------------------Trang 8 
 3. Nội dung sáng kiến ---------------------------------------------------Trang 9 
IV- Hiệu quả đạt được: --------------------------------------------------Trang 20 
VI. Mức độ ảnh hưởng: ------------------------------------------------Trang 24 
VII- Kết luận--------------------------------------------------------------Trang 24 
Tµi liÖu tham kh¶o 
1. Từ điển tiếng Việt- Hoàng Phê chủ biên- Trung tâm từ điển học 2006. 
2. Tham khảo thông tin từ các trang mạng xã hội. 
3. Phương pháp dạy học - GS Phan Trọng Luân- NXB Giáo dục. 2000 
4. Tạp chí dạy học ngày nay- Nhiều tác giả- NXBGiáo dục. 2006 
5. Bộ sách giáo khoa chương trình GDCD 10, 11, 12- NXB Giáo dục 2007. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_tro_choi_trong_da.pdf
Sáng Kiến Liên Quan