Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí

A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn

vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của

nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết

về khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồi

dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh

Vậy để giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng

dạy chúng ta cần thiết phải đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, trong đó

đổi mới phương pháp nhằm phát huy tích tích cực của học sinh là vấn đề quan

trọng. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học được xác định trong nghị

quyết Trung ương 4 khóa VII(1-93), nghị quyết Trung ương 2 khóa VII (12-

1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), trong chỉ thị của Bộ Giáo

dục và Đào tạo, đăc biệt chỉ thị số 14(4-1999). Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi

“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,

sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi

dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng

vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng

thú học tập cho học sinh”.

Chúng ta hiểu phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa giáo viên

và học sinh trong phạm trù hoạt động dạy và học nhằm mục đích giáo dục và

trau dồi học vấn cho thế hệ trẻ.

Phương pháp dạy học theo quan niệm hiện nay là cách thức hướng dẫn và

chỉ đạo của giáo viên nhằm tổ chức họat động nhận thức và hoạt động thực hành

của học sinh, dẫn tới việc học sinh lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình

thành thế giới quan và phát triển năng lực nhận thức.

Theo quan điểm này thì dạy học chính là quá trình tổ chức cho học sinh

lĩnh hội tri thức. Vai trò của học sinh trong quá trình dạy học là quá trình chủ

động. Như vậy việc dạy học theo những phương pháp dạy học tích cực là vấn đề

thật cần thiết.

Để có phương pháp dạy học tích cực, chúng ta có thể sử dụng các kĩ thuật

dạy học hiện đại.

pdf37 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 3811 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
- Chất thải từ sông ngòi chảy ra. 
- Chất thải phóng xạ, chất thải công 
nghiệp 
Hậu quả 
- Gây bệnh tật cho con 
người (bệnh ngoài da, bệnh 
đường ruột, ung thư...) 
- Ảnh hưởng xấu đến 
ngành nuôi trồng thuỷ sản 
- Tạo ra hiện tượng thuỷ triều đen, thuỷ 
triều đỏ gây chết ngạt nhiều sinh vật 
biển. 
- Ảnh hưởng xấu đến ngành nuôi trồng 
hải sản, huỷ hoại cân bằng sinh thái. 
Biện pháp 
- Xử nước trước khi thải ra 
sông hồ 
- Không vứt rác xuống 
sông, hồ 
- Có biện pháp khắc phục sớm hậu quả 
của tình trạng tràn dầu. 
- Không tập trung quá đông dân cư và 
đô thị ở ven biển 
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 12/35
b. Địa lí 8 - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á 
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội 
Mục 2: Đặc điểm tự nhiên 
*VÒNG 1:THẢO LUẬN NHÓM CHUYÊN SÂU (3 phút) 
 Nội dung thảo luận : Dựa vào hình 11.1( Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á) kết 
hợp nghiên cứu nội dụng SGK, hoàn thành nội dung thảo luận về các đặc điểm 
tự nhiên nổi bật của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo ? 
+ Nhóm 1: Địa hình, đất đai, khí hậu của Đông Nam Á lục địa 
+ Nhóm 2: Địa hình, đất đai, khí hậu của Đông Nam Á biển đảo 
+ Nhóm 3: Sông ngòi, biển, khoáng sản của Đông Nam Á lục địa 
+ Nhóm 4: Sông ngòi, biển, khoáng sản của Đông Nam Á biển đảo 
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 13/35
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 14/35
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 15/35
Nhiệm vụ mới: Trình bày đặc điểm khác nhau nổi bật của ĐNA lục địa và ĐNA 
biển đảo? 
- Sau khi hết thời gian thảo luận của nhóm mảnh ghép, đại diện các nhóm báo 
cáo kết quả trên bản đồ, các nhóm nhận xét, bổ sung và phản biện. 
- GV chuẩn kiến thức trên máy: 
 Các bộ phận 
Các đặc 
điểm 
Đông Nam Á lục địa Đông Nam Á biển đảo 
Địa hình - Chia cắt mạnh, nhiều núi 
hướng B-N, TB – ĐN 
- Nhiều cao nguyên, thung 
lũng rộng 
- Đồng bằng phù sa màu mỡ 
- Nhiều đảo, quần đảo 
- Ít đồng bằng, nhiều đồi 
núi, núi lửa 
Đất - Phong phú: feralit, phù sa 
màu mỡ 
- Màu mỡ 
Khí hậu - Nhiệt đới gió mùa 
- Phía bắc VN, Mi-an-ma có 
mùa đông lạnh 
- Nhiệt đới gió mùa và 
xích đạo 
Sông ngòi - Nhiều sông lớn: Mê Công, 
Mê Nam, Iraoadi, sông 
Hồng, 
- Nhỏ, ngắn, dốc 
Biển - Đường bờ biển dài (4/5 
nước giáp biển) 
- Bao phủ rộng lớn xung 
quanh 
Khoáng sản - Phong phú: than, sắt, dầu, 
khí, thiếc, 
- Phong phú: dầu, khí, 
than, đồng, 
- GV thu phiếu thảo luận của các nhóm mảnh ghép. 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm. 
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 16/35
c. Địa lí 8 : 
 Tiết 14- Bài 12: Khu vực Đông Á 
Mục 2: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á 
Hoạt động của GV 
Hoạt động 
của HS 
Nội dung 
- GV yêu cầu HS đọc nội dung 
thảo luận nhóm theo kĩ thuật 
mảnh ghép. 
* VÒNG 1: HOẠT ĐỘNG 
NHÓM CHUYÊN SÂU(2 phút) 
- Quan sát lược đồ H12.1(tr41 
SGK), H2.1(tr7SGK),H3.1(tr11-
SGK) kết hợp theo dõi đoạn phim 
tư liệu, hoàn thành nhiệm vụ của 
mỗi nhóm trong bảng 
Đặc điểm
Bộ
phận
lãnh thổ 
Địa hình Khí hậu và
cảnh quan
Đất
liền
Phía
Tây
Phía
Đông
Hải đảo Nhóm chuyên sâu 5 - 6
Nhóm chuyên sâu 3 - 4
Nhóm chuyên sâu 1-2
*VÒNG 2: HOẠT ĐỘNG 
NHÓM ÁP DỤNG KĨ THUẬT 
MẢNH GHÉP(4 phút) 
 Thảo luận nhóm hoàn thành nội 
dung trong bảng : 
- HS quan sát 
các lược đồ 
và theo dõi 
đoạn phim 
- HS quan sát 
lược đồ, theo 
dõi đoạn 
phim, thảo 
luận nhóm 
chuyên sâu. 
Hết thời gian 
thảo luận 
vòng 1, các 
HS chuyển 
sang nhóm 
mảnh ghép 
tiếp tục thảo 
luận vòng 2 
- HS dựa vào 
kết quả thảo 
luận ở vòng 1, 
2. Đặc điểm tự nhiên 
a. Địa hình 
b. Khí hậu, cảnh quan 
+ Phía tây phần đất liền: 
khí hậu khô hạn-> hoang 
mạc 
+ Phía đông phần đất liền 
và phần hải đảo: khí hậu 
ẩm -> rừng là chủ yếu 
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 17/35
- GV giao nhiệm vụ mới cho 
nhóm mảnh ghép: Tại sao có sự 
khác biệt sâu sắc về khí hậu giữa 
đất liền và hải đảo? 
- GV chiếu lược đồ tự nhiên khu 
vực Đông Á, yêu cầu đại diện 
nhóm mảnh ghép báo cáo kết quả 
về địa hình khu vực Đông Á trên 
lược đồ. 
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét, 
bổ sung 
- GV nhận xét, kết luận 
? Hãy nhận xét địa hình phía tây 
và phía đông của Đông Á có gì 
khác nhau? 
- GV chốt kiến thức và ghi bảng 
? Dựa vào kết quả tìm hiểu địa 
hình phần hải đảo, hãy nhận xét 
đặc điểm bất lợi lớn của Nhật 
Bản? 
 ? Nhật Bản đã có những biện 
pháp như thế nào để giảm bớt 
hậu quả của các thảm họa tự 
nhiên? 
- GV nhận xét 
trao đổi, 
thống nhất ý 
kiến để hoàn 
thành bảng 
- HS quan sát 
lại lược đồ. 
- Đại diện 
nhóm báo cáo 
kết quả trên 
lược đồ 
- HS khác 
nhận xét bổ 
sung 
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 18/35
- GV yêu cầu đại diện nhóm mảnh 
ghép báo cáo kết quả về đặc điểm 
khí hậu và cảnh quan khu vực 
Đông Á trên lược đồ 
- GV yêu cầu các nhóm thu lại 
bảng kết quả để chấm điểm 
- GV nhận xét và chốt kiến thức 
trên máy 
? Dựa vào kết quả thảo luận, giải 
thích tại sao khí hậu có sự khác 
biệt giữa đất liền và hải đảo? 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả 
thảo luận của các nhóm. 
- GV ghi bảng 
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 19/35
* Các Sides trình chiếu: 
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 20/35
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 21/35
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 22/35
d. Địa lí 9: 
 Tiết 44 - Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi 
trường biển – đảo 
- Trong kì thi GV dạy giỏi cấp thành phố được tổ chức vào tháng 3- 2015, 
tôi đã áp dụng kĩ thuật mảnh ghép vào bài dạy của mình trong phần II. Sau đây 
là nội dung giáo án: 
Mục II: Phát triển tổng hợp kinh tế biển 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của 
HS 
Nội dung 
- Dựa vào kiến thức đã học hãy kể 
tên một số tài nguyên quan trọng 
của biển Việt Nam? 
- Chuẩn kiến thức bằng sơ đồ. 
- GV nêu khái niệm phát triển 
tổng hợp 
- Dựa vào khái niệm phát triển 
tổng hợp, cho biết thế nào là phát 
triển tổng hợp kinh tế biển? 
- Quan sát sơ đồ H38.3, cho biết 
chúng ta phát triển tổng hợp 
những ngành kinh tế biển nào? 
-> Chuẩn kiến thức bằng sơ đồ. 
* GV tổ chức cho HS thảo luận 
nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép: 
- Giai đoạn 1: Thảo luận nhóm 
chuyên sâu( nhóm cặp), thời gian 
thảo luận 3 phút. 
 + Yêu cầu theo dõi đoạn phim tư 
liệu về ngành khai thác, nuôi 
trồng và chế biến hải sản; du lịch 
biển- đảo kết hợp nghiên cứu nội 
- Kể một số tài 
nguyên biển 
Đọc khái niệm 
về phát triển 
tổng hợp. 
- HS trình bày 
- Nêu tên các 
ngành kinh tế 
biển 
-Theo dõi yêu 
cầu của kĩ thuật 
mảnh ghép 
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 23/35
dung SGK, phân tích bảng số liệu 
và lược đồ, hoàn thành nhiệm vụ 
được giao trong bảng sau: 
 Ngành 
Đặc điểm 
1. Khai 
thác, 
nuôi 
trồng và 
chế biến 
hải sản 
2. Du 
lịch biển 
– đảo 
1. Tiềm 
năng 
Nhóm chuyên sâu 1 
2. Thực 
trạng 
Nhóm chuyên sâu 2 
3. 
Phương 
hướng 
Nhóm chuyên sâu 3 
+ GV giao nhiệm vụ cho mỗi 
nhóm chuyên sâu: 
 Nhóm chuyên sâu 1: Tìm 
hiểu tiềm năng của ngành 
khai thác, nuôi trồng và 
chế biến hải sản; ngành du 
lịch biển – đảo. 
 Nhóm chuyên sâu 2: Tìm 
hiểu thực trạng của ngành 
khai thác, nuôi trồng và 
chế biến hải sản; ngành du 
lịch biển- đảo 
 Nhóm chuyên sâu 3: Tìm 
hiểu phương hướng phát 
triển của ngành khai thác, 
nuôi trồng và chế biến hải 
- Các nhóm 
chuyên sâu theo 
dõi phim tư liệu, 
các tài liệu 
chuẩn bị ở nhà, 
trao đổi, thống 
nhất ý kiến hoàn 
thành nội dung 
được giao. 
- Theo dõi yêu 
cầu của nhóm 
mảnh ghép 
-Trao đổi theo 
nhóm, hoàn 
thành nội dung 
của phiếu mảnh 
ghép 
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 24/35
sản; ngành du lịch biển - đảo. 
- Giai đoạn 2( Thời gian 5 phút): 
Sau khi hết thời gian của giai 
đoạn 1, thành viên các nhóm 
chuyên sâu hợp lại để tạo thành 
nhóm mảnh ghép( 6 học sinh một 
nhóm). Nhiệm vụ của nhóm 
mảnh ghép: 
+ Dựa vào nội dung thảo luận 
trong giai đoạn 1, hoàn thành 
bảng sau: 
 Ngành 
Đặc điểm 
1. 
Khai 
thác, 
nuôi 
trồng 
và chế 
biến 
hải sản 
2. Du 
lịch biển 
– đảo 
1. Tiềm 
năng 
2. Thực 
trạng 
3. 
Phương 
hướng 
+ Giáo viên giao nhiệm vụ mới 
cho nhóm mảnh ghép: Phân tích 
mối liên hệ giữa hai ngành kinh tế 
biển trên? Giải thích tại sao phải 
phát triển tổng hợp các ngành 
kinh tế biển? 
- Yêu cầu đại diện 1 nhóm mảnh 
- Đại diện nhóm 
báo cáo dựa trên 
kết quả thảo 
luận của nhóm 
- Các nhóm 
khác theo dõi, 
nhận xét, bổ 
sung và phản 
biện 
- Ghi nhận kiến 
thức 
- Đại diện nhóm 
báo cáo dựa trên 
kết quả thảo 
luận của nhóm 
- Các nhóm 
khác theo dõi, 
nhận xét, bổ 
sung và phản 
1. Khai 
thác, nuôi 
trồng và 
chế biến 
hải sản. 
- Nguồn hải 
sản dồi dào 
2. Du lịch 
biển - đảo: 
- Tài 
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 25/35
ghép báo cáo kết quả nội dung thảo 
luận trong bảng về ngành khai thác, 
nuôi trồng và chế biến hải sản. 
- Nhận xét, chuẩn kiến thức và 
ghi bảng. 
- Yêu cầu đại diện nhóm mảnh 
ghép báo cáo kết quả thảo luận nội 
dung trong bảng về ngành du lịch 
biển - đảo. 
- Nhận xét, chuẩn kiến thức và 
ghi bảng 
- Dựa vào kết quả thảo luận, phân 
tích mối liên hệ giữa hai ngành 
kinh tế biển? Giải thích tại sao 
phải phát triển tổng hợp các 
ngành kinh tế biển? 
- >GV chốt 
- Chúng ta phải làm gì để chung 
tay góp phần bảo vệ biển - đảo quê 
hương? 
- GV kết luận 
- Nhận xét, đánh giá kết quả của 
các nhóm. 
biện 
- Ghi nhận kiến 
thức 
- Đại diện nhóm 
báo cáo kết quả 
- Các nhóm 
khác theo dõi, 
nhận xét, bổ 
sung 
- Phát triển 
nhanh 
- Cần có 
chính sách 
phù hợp. 
nguyên 
phong phú 
- Còn nhiều 
tiềm năng. 
- Đang 
được đầu tư 
- Sau khi đại diện nhóm mảnh ghép số 2 báo cáo kết quả nội dung tìm 
hiểu ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, nhóm mảnh ghép số 5 đã 
đặt câu hỏi phản biện: Tại sao ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản 
phải ưu tiên đánh bắt xa bờ? 
- Đại diện nhóm mảnh ghép số 2 trả lời: 
+ Chúng ta phải ưu tiên đánh bắt xa bờ vì: 
 Nguồn hải sản ven bờ đã cạn kiệt vì khai thác quá mức, trong khi nguồn 
hải sản xa bờ còn rất dồi dào. 
 Nguồn hải sản xa bờ nhiều loài có giá trị kinh tế cao. 
 Mỗi ngư dân ra khơi là một chiến sĩ góp phần bảo vệ biển- đảo quê hương. 
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 26/35
- Câu trả lời đã giúp cho các nhóm hiểu biết sâu sắc về nội dung kiến thức 
của bài. 
* Các sides trình chiếu: 
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 27/35
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 28/35
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 29/35
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 30/35
2. Kết hợp sử dụng kĩ thuật dạy học mới với đổi mới kiểm tra đánh giá: 
- Khi sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, giáo viên sẽ thấy rất rõ kết quả hoạt 
động của từng thành viên trong nhóm, để đánh giá một cách chính xác, động 
viên kịp thời, để các nhóm tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau, giáo viên tổng hợp 
kết quả. 
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
Tôi nhận thấy khi sử dụng kỹ thuật này thì tiết dạy học tăng thêm tính 
hứng thú, bản thân người học tự giác động não, không tiếp thu kiến thức một 
cách thụ động. 
Ý kiến của em Nguyễn Thu Trang – Học sinh lớp 8A1 cho rằng: Khi cô 
sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép chúng em chẳng những tiếp thu kiến thức, kinh 
nghiệm từ cô mà có thể học hỏi trao đổi, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm từ bạn 
bè. Em Đậu Nam Hải – Học sinh lớp 8A1 phát biểu: “Cô sử dụng phương pháp 
các mảnh ghép có ưu điểm là tạo điều kiện cho mỗi người học tiếp thu một cách 
trọn vẹn tất cả nội dung bài học, tiết kiệm thời gian mà kiến thức người học tiếp 
thu đầy đủ và dễ hiểu. Thái độ tích cực của người dạy đã góp phần tác động đến 
người học, do đó người học cũng tích cực tham gia bài học”. Em Huỳnh Giang 
Anh – Học sinh lớp 9A5 cho rằng: “Cô sử dụng nhiều phương pháp như thảo 
luận nhóm, tự nghiên cứu, các mảnh ghép tạo cho lớp sinh động, các em có thể 
hiểu bài và nắm vững ngay trong lớp, các em có điều kiện trao đổi kiến thức với 
các bạn, học hỏi lẫn nhau”.Tôi rất vui và hạnh phúc vì gần như 100% học sinh 
đều có chung nhận xét là việc sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép làm cho tiết học 
thêm hứng thú, lớp học sinh động, làm việc có hiệu quả, giúp các em hiểu kiến 
thức một cách nhanh chóng. 
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 31/35
Kết quả sau khi áp dụng kĩ thuật mảnh ghép ở lớp 8A1 
Sĩ số học sinh lớp: 45 hs 
Nội dung Thường xuyên Tích cực 
Chưa tích 
cực 
Chú ý nghe giảng 38 7 0 
Tham gia trả lời câu hỏi hoặc 
đại diện cho nhóm trình bày 
11 8 0 
Nhận xét ý kiến của bạn 6 9 03 
 Tham gia thảo luận 45 42 03 
Kết quả sau khi áp dụng kĩ thuật mảnh ghép ở lớp 9A5 
 Sĩ số học sinh lớp: 45 hs 
Nội dung Thường xuyên Tích cực 
Chưa tích 
cực 
Chú ý nghe giảng 35 10 0 
Tham gia trả lời câu hỏi hoặc 
đại diện cho nhóm trình bày 
13 10 0 
Nhận xét ý kiến của bạn 8 7 02 
Tham gia thảo luận 45 40 05 
Qua kết quả kiểm tra trên cho thấy, nhờ áp dụng kĩ thuật mảnh ghép, học 
sinh phát huy được tính chủ động tích cực trong giờ học. Có sự tập trung cao độ 
để hoàn thành nhiệm vụ ở cả hai vòng thảo luận. Không còn tình trạng thảo luận 
nhóm một cách hình thức. Nếu có học sinh chưa tích cực, giáo viên có thể kịp 
thời hỗ trợ hoặc nhận được sự hỗ trợ từ nhóm khác để hoàn thành nhiệm vụ. 
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 32/35
C. PHẦN THỨ BA 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
I. KẾT LUẬN 
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của các phương pháp dạy học, được 
tham gia các lớp tập huấn đổi mới phương pháp dạy học và đã sử dụng nhiều 
phương pháp dạy học tích cực, tôi thiết nghĩ là giảng viên đứng lớp phải biết kết 
hợp nhiều yếu tố như có kiến thức rộng, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, sử 
dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học và có thái độ nhiệt tình, luôn quan 
tâm đến người học. Bên cạnh những yếu tố vừa nêu về phía quản lý giáo dục 
nên quan tâm đến số lượng học sinh trên một lớp, thời lượng kiến thức cho một 
đơn vị kiến thức, cách kiểm tra, đánh giá cho phù hợp thì việc đổi mới phương 
pháp dạy học đem lại hiệu quả tốt hơn. Đó là kết quả của quá trình chuẩn bị 
công phu của cả thầy lẫn trò. Nhưng đây cũng không phải là “phương pháp vạn 
năng” để áp dụng thích hợp với mọi môn học cũng như mọi đối tượng. 
 Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật các mảnh ghép: 
- Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu 
được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ 
phức hợp ở vòng 2. 
- Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định 
yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở 
vòng 1, chuẩn bị cho vòng 2. 
- Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có 
thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau. 
- Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ 
có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do 
đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông 
tin,cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này. 
- Nhằm nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, phát triển 
năng lực độc lập, sáng tạo. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải năng động 
hơn và biết kết hợp nhiều phương pháp: 
- Trước khi lên lớp giáo viên phải giới thiệu trước cho học sinh một số tài 
liệu có liên quan đến nội dung bài học để học sinh có thời gian tìm kiếm và tự 
nghiên cứu. 
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 33/35
- Khoảng thời gian trên lớp giáo viên giao cho từng nhóm học sinh một 
chủ đề nào đó để nghiên cứu kỹ. Mỗi nhóm học sinh sẽ thảo luận tìm ra nội 
dung theo yêu cầu của giáo viên. Phương pháp này giúp học sinh rèn luyện cho 
học sinh tính tự học, tự nghiên cứu và tự tin khi trình bày một vấn đề nào đó 
trước đám đông. 
- Khi học sinh đã chuẩn bị tốt tâm thế học tập như tài liệu và nội dung bài 
học thì việc sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép là khâu cuối cùng để các học sinh 
có cơ hội nêu ý kiến của mình và ai cũng được tham gia vào nội dung của bài 
học hay một vấn đề mà giáo viên nêu ra. Về phía giáo viên thì trong quá trình 
sử dụng các mảnh ghép phải dành thời gian theo dõi học sinh thảo luận nhóm 
và trình bày kết quả, có như vậy thì người học có điều kiện trao đổi trực tiếp với 
giáo viên và ý thức rằng mình làm việc một cách nghiêm túc. 
Xác định nội dung kiến thức cơ bản của bài giảng là một khâu rất quan 
trọng, nhưng chuyển nội dung đó thành tri thức của bản thân học sinh là một 
khoa học và nghệ thuật. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy 
của giáo viên. Giáo viên cần lựa chọn hình thức và phương pháp giảng dạy thích 
hợp nhất để học sinh lĩnh hội được kiến thức bài học một cách sâu sắc và bền 
vững. Không một phương pháp nào là vạn năng và sử dụng trong toàn bộ quá 
trình dạy học, mà tùy vào nội dung bài giảng mà ta sử dụng phương pháp nào là 
hiệu quả hơn cả hoặc là sự kết hợp nhiều phương pháp. Khi đi sâu vào nghiên 
cứu đề tài “Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật mảnh ghép” trong giảng 
dạy môn Địa lí, tôi muốn rèn luyện cho học sinh phát huy năng lực của bản thân, 
tăng cường hiệu quả học tập vừa phát triển kĩ năng trình bày , giao tiếp với các 
bạn và giáo viên, tạo không khí lớp học thân thiện và hợp tác. 
II. KIẾN NGHỊ 
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi có một số kiến nghị sau: 
- Khi vận dụng các kỹ thuật dạy học cần có sự hỗ trợ tích cực về cơ sở vật 
chất từ phía nhà trường để hỗ trợ cho việc dạy học. 
- Cần tích cực nghiên cứu các kỹ thuật dạy học tích cực để vận dụng một 
cách thành thạo và có hiệu quả vào quá trình dạy học. 
- Cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các giáo viên để học sinh có thể 
nắm vững các thao tác của các kỹ thuật dạy học. 
- Giáo viên cần liên tục củng cố thêm kiến thức và phương pháp trong quá 
trình giảng dạy để nâng cao hơn nữa trình độ của học sinh. 
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 34/35
Khi áp dụng kĩ thuật mảnh ghép, bản thân tôi đã tự tìm tòi, thử nghiệm 
nhiều lần để giờ dạy thành công và rút ra thêm được nhiều kinh nghiệm cho 
mình trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên do trình độ và thời gian nghiên cứu 
có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được những đóng 
góp của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
"Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí " 
 35/35
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực của Đặng Văn Đức, 
Nguyễn Thị Thu Hằng – NXB Đại học sư phạm Hà Nội( 2004) 
2. Lí luận dạy học địa lí – Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc. NXB Đại 
học sư phạm. 
3. Dạy và học tích cực: Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học – Bộ 
giáo dục và đào tạo theo Dự án Việt - Bỉ - NXB Đại học sư phạm. 
4. Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lí ở trường Trung học cơ sở - 
Lưu Thu Thủy, Lê Minh Châu, Nguyễn Hải Hà, Phạm Thị Thu Phương - NXB 
Giáo dục 
5. Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông – Nguyễn Trọng 
Phúc - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfDiaLy_DoanThiBichHue_THCS Phan Dinh Giot.pdf
Sáng Kiến Liên Quan