Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5

Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

 Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ. Dạy học nhóm không phải một phương pháp dạy học cụ thể mà là một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học.

Số lượng học sinh trong một nhóm thường khoảng 4 -6 học sinh. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.

Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học, nhưng cũng có thể để tìm hiểu một chủ đề mới.Ở mức độ cao, có thể đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm HS hoàn toàn độc lập xử lý các lĩnh vực đề tài và trình bày kết quả của mình cho những học sinh khác ở dạng bài giảng.

 

doc37 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 4018 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì cóthể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng... thuộc nhiều lĩnh lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và cuộc sống , được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng.
 Chúng ta thường sử dụng 4 kiểu tích hợp: tích hợp trong nội bộ môn học, tích hợp đa môn, tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn.
b. Các bước xây dựng bài học tích hợp 
Quá trình xây dựng bài học tích hợp thường được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Rà soát chương trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình , sách giáo khoa hiện hành; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của địa phương, đất nước để xây dựng bài học tích hợp
Bước 2: Dự kiến bài học tích hợp: Mục tiêu, nội dung bài học, thời lượng thực hiện
Bước 3: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp( Có dự kiến hình thức và phương tiện dạy học)
Bước 4: Thực hiện kế hoạch dạy học ( chú ý sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học có tác dụng phát huy tính tích cực của người học, quan tâm hướng dẫn học sinh thực hành, trải nghiệm các kiến thức đã học trong thực tế)
Ví dụ: có thể tích hợp các bài trong môn Tiếng Việt với môn Lịch sử
Nội dung 
Tiếng Việt
Nội dung Lịch sử
Bài tập đọc
 “ Thư gửi các học sinh ” 
(tuần 1)
GV nêu vắn tắt sự kiện nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (02/9/1945). Đến khi dạy bài lịch sử số 12 “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”, GV sử dụng chi tiết Bác Hồ gửi thư cho HS trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để cho HS thấy rằng, dù nước nhà mới giành được độc lập, gặp rất nhiều khó khăn nhưng Hồ chủ tịch và Chính phủ rất quan tâm đến giáo dục để chống giặc dốt.
Bài kể chuyện: “Lý Tự Trọng”
 (tuần 1)
GV có thể nói thêm cho HS biết Lý Tự Trọng là một trong những người được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đào tạo - là người Đoàn viên đầu tiên của Đoàn ta.
Bài chính tả “Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ”
GV có thể thông qua chi tiết Phrăng Đơ Bô-en chạy sang hàng ngũ kháng chiến để giới thiệu sơ lược về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Khi dạy bài lịch sử số 18 “Ôn tập: Chín năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954)”, GV lại sử dụng chi tiết này để cho HS biết cuộc kháng chiến chính nghĩa của chúng ta được bạn bè quốc tế ủng hộ.
Bài tập đọc :
“ Người công dân số một” (tuần 19),
Sau khi cho HS luyện tập bằng cách đóng vai, GV khai thác các chi tiết trong truyện để cho HS thấy được quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ thời trẻ.
Bài tập đọc:
“ Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng” (tuần 20)
GV có thể nhắc lại tình thế khó khăn của đất nước ta năm đầu sau Cách mạng tháng Tám (bài “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”) và nhấn mạnh nhờ sự nhiệt tình ủng hộ nhân dân trong đó có ông Đỗ Đình Thiện nên đất nước ta đã vượt qua khó khăn.
Ngoài ra các bài học có thể tích hợp với môn: Đạo đức, Toán, Địa lý...
 Thực tế giảng dạy cho thấy dạy tích hợp liên môn đã kích thích giáo viên tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có một kiến thức sâu, rộng đủ đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của dạy học hiện nay. Bên cạnh đó, dạy học tích hợp là động lực để học sinh tích cực học tập, giúp học sinh học thông minh, vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng một cách toàn diện, hài hòa và hợp lý để giải quyết các tình huống mới mẻ, đa dạng trong cuộc sống hiện đại . Các bài dạy theo hướng tích hợp góp phần làm cho các hoạt động dạy học trong nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống , làm cho học sinh có nhu cầu học tập để giải quyết những thắc mắc, phục vụ cuộc sống của bản thân và cộng đồng.
 6..Sử dụngkĩ thuật dạy học khăn trải bàn 
a.Khái niệm
 Kĩ thuật khăn trải bànlà kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh . Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
b.Dụng cụ:
Bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm.
c.Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn”
 - Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký, giao vật tư.
 -Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa. Tập trung vào câu hỏi (chủ đề).
- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về một câu hỏi, chủ đề). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút. Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời. Nhóm trưởng và thư ký tổng hợp những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn
- Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể cho học sinh gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn” lên bảng để cả lớp cùng nhận xét.có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn.
- Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu.
Ví dụ :Bài tập 2 trong bài : Mở rộng vốn từ: Nam và nữ sách giáo khoa Tiếng Viết hai trang 120 có yêu cầu như sau: Đọc lại truyện: Một vụ đắm tàu. Theo em, Giu -li-et-ta và Ma-ri-ô có chung những phẩm chất gì? Mỗi nhân vật có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nữ tính và nam tính
Tôi cho học sinh làm theo nhóm 4, các cá nhân ghi ý kiến của mình rồi thảo luận ghi ý kiến chung.
 Cụ thể bài làm của nhóm Hailàm ví dụ như sau:
Ý kiến thứ 1:
 Phẩm chất chung: Ma - ri - ô và Giu li ét - ta đều giàu tình cảm.
 Phẩm chất riêng: Ma - ri- ô kín đáo quyết đoán còn Giu - li - ét - ta ân cần lau máu cho bạn.
 Ý kiến thứ 2:
 Phẩm chất chung: Cả hai bạn sẵn sàng lo lắng cho nhau, quan tâm đến nhau 
 Phẩm chất riêng: Ma - ri - ô mạnh mẽ, cao thượng sẵn sàng nhường mạng sống cho bạn còn Giu li ét - ta dịu dàng gỡ chiếc khăn trên mái tóc
 Ý kiến thứ 3: 
Phẩm chất chung: Cả hai đều biết quan tâm đến nhau.
 Phẩm chất riêng: Ma - ri - ô mạnh mẽ, cao thượng còn Giu- li - ét - ta dịu dàng, ân cần.
Ý kiến thứ 4: 
 Phẩm chất chung: Hai bạn là người giàu tình cảm , biết qua tâm đến người khác
	Phẩm chất riêng: Ma - ri - ô cao thượng, quyết đoán còn Giu li ét- ta dịu dàng, ân cần, nữ tính.
 Ý kiến chung: 
 Phẩm chất chung: Cả hai giàu tình cảm , biết quan tâm đến nhau.
 Phẩm chất riêng: . Ma - ri - ô giàu nam tính: kín đáo, quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng còn Giu li ét-ta: dịu dàng ân cần , đầy nữ tính.
Bài làm của học sinh nhóm 2
Kết quả kiểm tra nhận thức sau khi sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn cho thấy học sinh hào hứng học tập hơn, các em chủ động học tập, phối hợp nhóm, cách lập luận, trình bày vấn đềcủa các em khá tốt. Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá giỏi. Để giải được bài tập đòi hỏi học sinh phải sử dụng năng lực nhận thức, lựa chọn các chi tiết cần thiết để trên cơ sở đó, học sinh sử dụng các hình thức hoạt động tư duy như phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp; vận dụng những kiến thức đã biết, soi vào những điều kiện đã cho ở chủ đề, tìm ra lời giải; phát hiện ra kiến thức mới theo yêu cầu của chủ đề
Tuy nhiên, còn có những cá nhân học sinh chưa thực sự tích cực thực hiện theo yêu cầu của kĩ thuật mới, nên chưa có sự chuyển biến trong hoạt động nhận thức và kết quả học tập.
* Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật khăn trải bàn
- Câu thảo luận là câu hỏi mở. 
 - Trong trường hợp số học sinh trong nhóm quá đông , không đủ chỗ trên “khăn trải bàn”, có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi ý kiến cá nhân, sau đó dính vào phần xung quanh “ khăn trải bàn”
- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính ý kiến thống nhất vào giữa “khăn trải bàn”. Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau. 
7. Phương pháp bản đồ tư duy
Xuất phát từ thực tế của bản thân khi còn là một học sinh trung học, học giả người Anh, Tony Buzan đã nghiên cứu và giới thiệu Bản đồ Tư duy (Mind map) vào cuối thập niên 60 của thế kỷ XX. Đây không chỉ đơn thuần là một công cụ ghi chép hoàn chỉnh mà là một phương pháp tư duy nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận, ghi nhớ thông tin và kích thích khả năng sáng tạo của con người. Bản đồ Tư duy là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, khai thác “sức mạnh” của màu sắc, hình ảnh, ngôn từ chắt lọc, súc tích, nhằm kích thích khả năng sáng tạo vô tận của con người thông qua mạng lưới ý tưởng có mối liên hệ hữu cơ với nhau.
Để thành lập Bản đồ Tư duy, chúng ta cần một tờ giấy, một số cây bút và một bộ não chịu hoạt động. Bản đồ Tư duy hoạt động theo cơ chế liên tưởng của bộ não. Nếu não lười biếng không chịu suy nghĩ thì Bản đồ tư duy cũng không được hình thành. Dưới đây là 7 bước thành lập Bản đồ Tư duy do Tony Buzan giới thiệu.
(1) Bắt đầu từ trung tâm của tờ giấy
(2) Dùng một hình ảnh hay bức tranh cho ý tưởng trung tâm
(3) Luôn sử dụng màu sắc.
(4) Nối các nhánh chính đến hình ảnh trung tâm và nối các nhánh cấp 2, cấp 3...với nhánh cấp 1, cấp 2...để tạo ra sự liên kết.
(5) Vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng
(6) Sử dụng một từ khoá trong mỗi dòng
(7) Dùng những hình ảnh xuyên suốt
Dưới đây là bản đồ tư duy hệ thống kiến thức về câu ghép: 
Sử dụng Bản đồ Tư duy góp phần rèn luyện phương pháp học tập hiệu quả cho học sinh. Bởi Bản đồ Tư duy chính là công cụ tư duy, là phương pháp khai thác tối đa năng lực của não bộ, đặc biệt là năng lực sáng tạo, từ đó xóa bỏ dần lối học gạo, học vẹt.
Bản đồ Tư duy giúp học sinh học tập tích cực, chủ động. Trong quá trình thành lập thành lập Bản đồ Tư duy, học sinh phải độc lập suy nghĩ, rà soát kiến thức, liên tưởng, phân tích, khái quát hóa để phát hiện mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng và phản ánh mối liên hệ đó lên bản đồ thông qua hệ thống ký tự, hình ảnh, màu sắc của cá nhân mà không chịu sự gò ép theo khuôn mẫu của giáo viên.
Phương pháp này còn phát huy tối đa tính sáng tạo và phản ánh đậm nét cá tính của học sinh thông qua trí tưởng tượng, óc thẩm mỹ, năng khiếu hội họa cũng như góp phần cá thể hóa quá trình đào tạo.
Bản đồ Tư duy giúp học sinh ghi chép và ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn. Bản đồ Tư duy với hình ảnh, màu sắc sinh động đã xóa đi sự nhàm chán, đơn điệu và buồn tẻ của phương pháp ghi bài truyền thống theo dòng kẻ như những hình chữ nhật làm đóng khung tư duy và sự sáng tạo của bạn.
Với những hiệu quả trên, phương pháp Bản đồ tư duy đã và sẽ góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, hướng tới dạy học lấy học sinh làm trung tâm và quá trình cá thể hóa người học. Đồng thời, Bản đồ tư duy còn là phương pháp giúp học sinh tăng cường khả năng tự học, nhằm thực hiện mục tiêu biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo và học tập suốt đời của con người.
 *Chúng ta có thể sử dụng bản đồ tư duy trong các trường hợp: 
- Sử dụng bản đồ tư duy trong củng cố kiến thức, ôn tập
Việc sử dụng Bản đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức về bản chất cũng giống như việc xây dựng sơ đồ, đều phát triển các nhánh theo cấu trúc của vấn đề. Tuy nhiên, ở Bản đồ tư duy hệ thống kênh chữ sẽ được súc tích hơn nữa, màu sắc cũng được sử dụng linh hoạt và phát huy hiệu quả hơn.Bên cạnh đó, Bản đồ Tư duy còn sử dụng hệ thống các hình ảnh xuyên suốt để gây ấn tượng và tăng cường khả năng ghi nhớ của học sinh.
Ứng dụng bản đồ tư duy trong kiểm tra, đánh giá.
Việc kiểm tra bằng bản đồ tư duy là một hình thức kiểm tra toàn diện.Thông qua đó, giáo viên không chỉ đánh giá được kiến thức của học sinh, khả năng ghi nhớ, sự chuyên cần học tập. Hơn thế nữa, nó còn cho phép giáo viên đánh giá được năng lực tư duy khoa học, tính logic, trí tưởng tượng, óc thẩm mỹ và sáng tạo của học sinh. Chính vì điều đó, sự phản hồi của học sinh thông qua bản đồ tư duy có giá trị hơn rất nhiều so với phương pháp kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan.
Ví dụ: Khi dạy bài tập 2 bài : Ôn tập tiết 1 sách Tiếng Việt 5 tập 2 trang 162 yêu cầu lập bảng thống kê chủ ngữ , vị ngữ trong từng kiểu câu kể theo những yêu cầu sau:
Câu hỏi của chủ ngữ, vị ngữ
Cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ
Tôi tiến hành cho học sinh lập bản đồ tư duy như sau: 
Cho học sinh làm theo nhóm vẽ tên khổ giấy to
Sau đó gọi đại diện các nhóm trình bày sơ đồ của mình
Bài làm của học sinh nhóm 4
PHẦN BA- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
i. HIỆU QUẢ VÀ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
 - Để xác định được kết quả của việc dạy tiếng Việt bằng vận dụng các phương pháp và hình thức trên, trong 9 tháng qua tôi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 5E và khảo sát kết quả.
- Tôi lấy kết quả sau khi thực hiện đề tài so sánh với kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài
- Tôi khảo sát trên cơ sở đánh già thường xuyên kết hợp với bài kiểm tra theo 3 mức: Tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành. Tổng số học sinh là 34
- Để tiện theo dõi tôi đưa ra bảng sau:
Thời gian
TS bµi
Tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
Trước khi thực hiện đề tài
34
3
8,8
26
76,5
5
14,7
Sau khi thực hiện đề tài
34
7
21
27
79
0
0
Nhìn vào bảng so sánh kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài và sau khi thực hiện đề tài, tôi thấy tỷ lệ học sinh tốt và hoàn thành tăng rõ rệt, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành không còn.
Như vậy tôi có thể khẳng định rằng vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học trên có tác dụng tích cực.
KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lí luận và thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng, tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau:
- Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực không có nghĩa là chỉ sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại, loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu từ việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo trong việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học một cách hiệu quả phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường, của địa phương. Tuy nhiên, cho dù lựa chọn phương pháp dạy học nào thì vẫn phải tạo điều kiện cho người học được khám phá, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm kiến thức, giải quyết các vấn đề, gắn kiến thức với thực tiễnThay cho học thiên về lí thuyết, học sinh được trải nghiệm, khám phá kiến thức qua hành động, học qua “làm” , chỉ có như vậy kiến thức học mới được khắc sâu và bền vững.
- Để đào tạo những con người năng động, thích nghi tốt với đời sống xã hội thì việc kiểm tra, đánh giá không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà cần khuyến khích phát triển trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Thông qua việc đánh giá năng lực, học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà trên cơ sở đó tự điều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp.
- Các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có ảnh hưởng lớn đến việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
 - Tất cả các phương pháp tôi vận dụng với môn Tiếng Việt còn có thể sử dụng với tất cả các môn học khác tùy theo từng bài và từng môn mà chúng ta lựa chọn phương pháp cho phù hợp.
 III. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
	Để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tôi có một số đề xuất, kiến nghị sau :
- Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo nhà trường tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đảng và Nhà nước,phòng giáo dục , nhà trường đầu tư, trang bị tốt hơn về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
- Tạo điều kiện cho các trường miền núi khó khăn.
 - Với mong muốn được góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt, tôi hy vọng sáng kiến của tôi sẽ là tài liệu tham khảo giúp ích cho các thầy cô trong quá trình dạy học. Trong quá trình viết sáng kiến không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp để sáng kiến hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi viết xuất phát từ kinh nghiệm dạy học thực tế và tham khảo từ các tài liệu, không sao chép nội dung của người khác.
Ba Vì, ngày 27 tháng 5 năm 2018
Người viết
Mai Thị Liên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 - Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 tập I, II
- Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng III
- Tham khảo tài liệu qua mạng Internet.
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày ......tháng ......năm 2018
Chủ tịch hội đồng
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGHÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày ......tháng ......năm 2018
Chủ tịch hội đồng
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSkkn_PTNL_TV_LienVH.doc
Sáng Kiến Liên Quan