Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng tin học trong giảng dạy và nghiên cứu hóa học

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông - ICT (Information and Communication Technology) trong những năm gần đây đã tác động vào hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, xã hội, đặc biệt là giáo dục. Tuy nhiên, theo những thống kê mới nhất thì Việt Nam hiện đang nằm ở nhóm các nước kém nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về ứng dụng ICT trong giáo dục, xét cả về vật lực, nhân lực và tài lực.

Mục tiêu giáo dục trong thời đại mới là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những kiến thức, kỹ năng có sẵn cho học sinh mà điều đặc biệt quan trọng là phải bồi dưỡng cho họ năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, để từ đó có thể sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới, góp phần làm giàu thêm nền kiến thức của nhân loại. Vì vậy việc dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng cần phải đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp, nhất là đổi mới phương pháp dạy và học sao cho vai trò tự chủ của học sinh trong hoạt động xây dựng kiến thức ngày một nâng cao, để từ đó năng lực sáng tạo của họ được bộc lộ và ngày càng phát triển. Tiến tới mục tiêu “biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo”.

Để đáp ứng được nhu cầu trên thì xã hội phải tăng cường tư liệu dạy học, đặc biệt phải hỗ trợ tư liệu dạy học cho cả học sinh, sinh viên lẫn giáo viên. Muốn vậy, mỗi giáo viên cần được đào tạo về công nghệ thông tin để biết khai thác những phần mềm chuyên môn đã được xây dựng ở các nước cũng như nước ta, kết hợp sử dụng chúng với các phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tính, projector vào quá trình dạy và học nhằm giúp học sinh, sinh viên phát huy tính tích cực học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại.

 

doc26 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5050 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng tin học trong giảng dạy và nghiên cứu hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.......................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................26
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài:
Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông - ICT (Information and Communication Technology) trong những năm gần đây đã tác động vào hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, xã hội, đặc biệt là giáo dục. Tuy nhiên, theo những thống kê mới nhất thì Việt Nam hiện đang nằm ở nhóm các nước kém nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về ứng dụng ICT trong giáo dục, xét cả về vật lực, nhân lực và tài lực.
Mục tiêu giáo dục trong thời đại mới là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những kiến thức, kỹ năng có sẵn cho học sinh mà điều đặc biệt quan trọng là phải bồi dưỡng cho họ năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, để từ đó có thể sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới, góp phần làm giàu thêm nền kiến thức của nhân loại. Vì vậy việc dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng cần phải đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp, nhất là đổi mới phương pháp dạy và học sao cho vai trò tự chủ của học sinh trong hoạt động xây dựng kiến thức ngày một nâng cao, để từ đó năng lực sáng tạo của họ được bộc lộ và ngày càng phát triển. Tiến tới mục tiêu “biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo”.
Để đáp ứng được nhu cầu trên thì xã hội phải tăng cường tư liệu dạy học, đặc biệt phải hỗ trợ tư liệu dạy học cho cả học sinh, sinh viên lẫn giáo viên. Muốn vậy, mỗi giáo viên cần được đào tạo về công nghệ thông tin để biết khai thác những phần mềm chuyên môn đã được xây dựng ở các nước cũng như nước ta, kết hợp sử dụng chúng với các phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tính, projector vào quá trình dạy và học nhằm giúp học sinh, sinh viên phát huy tính tích cực học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại.
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình Dạy - Học. Tuy nhiên, trong hóa học có nhiều khái niệm khó và trừu tượng, nhiều phản ứng diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm, diễn tiến của các quá trình và hiện tượng rất khó quan sát, một số thí nghiệm lại độc hại, nguy hiểm vv.. Vì vậy rất cần có sự hỗ trợ của ICT.
	Xuất phát từ vai trò quan trọng của ứng dụng tin học trong dạy học hóa học và nghiên cứu, tiểu luận dưới đây sẽ giới thiệu một số phần mềm nhằm khắc phục bớt những khó khăn thường hay gặp phải của giáo viên cũng như những người nghiên cứu về Hóa học do vậy, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “ứng dụng tin học trong giảng dạy và nghiên cứu hóa học”
 2. Mục đích của đề tài
	- Nghiên cứu và áp dụng một số phần mềm tin hóa trong giảng dạy và nghiên cứu Hóa học.	
 3. Nhiệm vụ của đề tài
	- Nghiên cứu các phần mềm tin hóa để sử dụng trong việc mô phỏng các thí nghiệm hoá học, vẽ công thức hóa học các chất..
	- Sử dụng phần mềm đó để mô phỏng các thí nghiệm hóa học.	
 4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: 
+ Nghiên cứu lí luận dạy học hiện đại về việc khai thác và sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Hóa học.
+ Nghiên cứu sách giáo khoa Hóa học THPT.
+ Nghiên cứu giáo trình Hóa học THPT.
+ Yêu cầu của các phương pháp dạy học.
- Nghiên cứu thực nghiệm:
+ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm hóa học, vẽ hình các dụng cụ thí nghiệm.
+ Nghiên cứu tính năng của một số phần mềm 
B. NỘI DUNG
GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM TRÌNH BÀY CÁC CÔNG THỨC HÓA HỌC
1. Phầm mềm CHEMWINDOW
Chương trình chemwindow version 6.0 của Bio-Rad Laboratories. Sau khi cài đặt, để kích hoạt chương trình nhấp đúp vào shortcut của chương trình trên màn hình desktop, hoặc vào Start\ programs\ Bio-Rad laboratories\ chemwindow thì cửa sổ làm việc của chương trình xuất hiện như hình dưới đây:
Vùng làm việc
Hình 1: Màn hình soạn thảo của chương trình ChemWindow 6.0
Để có nhiều không gian trong vùng soạn thảo, các thanh công cụ có thể được làm ẩn đi và chỉ gọi ra khi cần, bằng cách nhấp và giữ chuột trái vào các tam giác đỏ trên các công cụ, lúc đó sẽ xuất hiện một bảng các công cụ, rê chuột chọn công cụ cần dùng và nhả chuột. Cụ thể như hình sau:
Hình 2: Lựa chọn các công cụ cần thiết phù hợp với mục đích sử dụng
& Chương trình bao gồm các menu sau:
 Hình 3: Thanh chứa các menu
Menu File: thực hiện các lệnh mở, đóng,lưu, in, ... các tập tin.
Menu Edit: thực hiện các lệnh undo, redo, cắt, copy, dán, ...
Menu View: thực hiện các lệnh xuất hiện và ẩn các thanh công cụ.
Hình 3: Menu File Menu Edit	 Menu View
Menu Arrange: Mang đối tượng được chọn lên phía trước, ra phía sau; nhóm, rã nhóm các đối tượng; quay; gióng trên, gióng dưới, gióng thẳng hàng các đối tượng được chọn;...
Menu Analytical: Tính toán khối lượng phân tử, % khối lượng các nguyên tố của công thức phân tử đã chọn, bảng hệ thống tuần hoàn.
Menu Other: Kiểm tra công thức hóa học, hiệu chỉnh các phím nóng, kiểm tra chính tả,...
Hình 4: Menu Arrange Menu Analytical	 Menu Other
Menu Table	:Thực hiện các lệnh về bảng biểu.
Menu Window: xắp sếp các cửa sổ chương trình.
Menu Help: Tìm hiểu thêm các tính năng của chươngtrình,....
Hình 5: Menu Table	 Menu Window	 Menu Help
& Các thanh công cụ để vẽ trong chương trình ChemWindow:
Thanh công cụ Standard tools
Thanh công cụ Custom Palette
Thanh công cụ Commands
Thanh công cụ Bond Tools
Thanh công cụ Graphic Tools
Thanh công cụ Orbitan Tools
Thanh công cụ Other Tools
Thanh công cụ Reaction Tools
Thanh công cụ Symbol Tools
Thanh công cụ Template Tools
Thanh công cụ Style Bar
Thanh công cụ Graphics Style Bar
Thanh công cụ Zoom Bar
Hình 6: Các thanh công cụ trong menu View
Để chọn một lúc nhiều đối tượng: chọn công cụ Chọn đồng thời nhấn phím Shift sau đó nhấp trái chuột vào các đối tượng cần chọn.
Để chỉnh sửa đối tượng: chọn công cụ Lasso để chỉnh sửa theo ý.
Để viết các công thức hóa học: chọn công cụ Label 
Để vẽ các liên kết: chọn công cụ Standard bond để vẽ kiên kết đơn, nếu vẽ liên kết đôi có thể nhấp đôi chuột trái, hoặc liên kết ba nhấp ba chuột trái, nếu nhấp bốn chuột trái thì trở lại liên kết đơn.
Để vẽ các công thức vòng: chọn các công cụ .
Để chọn các hình mẫu: chọn công cụ 
Để trình bày các khung mang nội dung đối thoại: chọn công cụ 
Để vẽ các liên kết cho công thức lập thể: chọn các công cụ 
Để vẽ mũi tên: chọn các công cụ 
Để quay các đối tượng: chọn công cụ 
& Người sử dụng có thể thay đổi một số định dạng (Styles file)như: font chữ, cỡ chữ, độ dài liên kết,... hoặc thêm các tập file mẫu (Template file) chứa các công thức, hình ảnh,...có sẵn và chọn đơn vị của thước đo: bằng cách vào menu File\ Preferences. Hộp thoại sau xuất hiện:
 Hình 7: Hộp thoại Preferences
Ngoài ra, có thể thay đổi chiều dài liên kết, khoảng cách trống của liên kết đôi, ba, chọn Font chữ, cỡ chữ, ...cho định dạng file hiện hành và cũng có thể lưu lại để dùng cho lần sau bằng cách vào menu Edit\ Override style...
 Hình 8: Các hộp thoại Override style
Chương trình này chỉ mở và lưu được các file có phần mở rộng xuất hiện trong ô File of type và Save as type sau ( nếu lưu file để dùng làm file định dạng hoặc file mẫu thì chọn dòng Styles and Templates (*.cwt)):
 Hình 9: Các hộp thoại Open và Save As
Tính toán khối lượng của chất khi cho số mol hoặc cho khối lượng để tính số mol. Dùng công cụ Selection để chọn công thức cần tính khối lượng vào menu Analytical\ Formula Calculator:
 Hình 10: Hộp thoại Formula Calculator
Hoặc làm tương tự để tính thành phần % khối lượng các nguyên tử nguyên tố. Vào menu Analytical\ Calculate Mass:
 Hình 11: Hộp thoại Calculate Mass
Cuối cùng để thoát chương trình vào menu File\ Exit hoặc đưa chuột lên phía trên bên phải màn hình và nhấp trái chuột vào công cụ .
2. Chương trình CHEMDRAW ULTRA
- ChemDraw Ultra là phần mềm vẽ và xử lý công thức hóa học tương đối mạnh,là một phần trong bộ CS ChemOffice 2004 của CambridgeSoft Corporation, trong bộ này bao gồm các chương trình sau:
- ChemDraw Ultra 8.0: chương trình viết công thức hóa học trên mặt phẳng tương đối hoàn chỉnh với nhiều công cụ tiện dụng.
- Chem 3D Ultra 8.0 : chương trình chuyển công thức phẳng thành công thức cấu tạo lập thể trong không gian ba chiều với nhiều tính toán hóa lượng tử.
- ChemFinder for Office 8.0 và ChemFinder Ultra 8.0: chương trình tìm kiếm thông tin về các chất hóa học và phản ứng hóa học. Và nhiều chương trình khác.
Sau khi cài đặt bộ CS ChemOffice 2004, khởi động chương trình ChemDraw Ultra8.0 bằng cách nhấp đôi biểu tượng , màn hình soạn thảo xuất hiện như hình 23.
Chức năng của các công cụ cũng như menu của chương trình cũng tương tự như các chương trình khác đã nói ở trên. Tuy nhiên chương trình này còn cho phép tìm kiếm thông tin từ internet của các chất khi biết tên hoặc công thức của nó, bằng cách vào menu Oline của chương trình sau đó chọn dạng mà mình muốn tìm.
Hình 12: Màn hình làm việc của chương trình ChemDraw Ultra 8.0
Hình 13: Menu Oline
	Ngoài ra chương trình cũng cho phép vẽ các dụng cụ thí nghiệm, và có thể lắp ghép các dụng cụ với nhau thành bộ, từ trang vẽ sẵn (Templates) có tên Clipware.
Hình 14: Trang vẽ mẫu các loại dụng cụ
Hình 15: Các dụng cụ được lắp ghép thành bộ dụng cụ chưng cất
Sau khi vẽ công thức hóa học, muốn chuyển chúng thành công thức 3 chiều và có thể dùng các chương trình tính toán lượng tử để đưa về cấu dạng bền nhất ở một nhiệt độ nhất định với chương trình Chem 3D Ultra 8.0. màn hình chính của nó thể hiện trong hình dưới đây.
Hình 16: Màn hình chính của Chem 3D Ultra 8.0
Mô hình 3 chiều của phân tử có thể được biểu diễn nhiều cách như sau:
Hình 17: Một số cách biểu diễn mô hình phân tử phenantren
3.Chương trình HYPERCHEM
Chương trình HyperChem của HyperCube Inc là một chương trình mô phỏng và mô hình hóa phân tử cho phép thực hiện các tính toán hóa học phức tạp. Màn hình chính của chương trình Hyperchem 7.0 được thể hiện trong hình dưới đây:
Hình 18: Cửa sổ làm việc của chương trình Hyperchem 7.0
Chức năng của chương trình có thể tóm tắc trong sơ đồ sau:
MM: cơ học phân tử
QM: cơ học phân tử abinitio hoặc cơ học lượng tử bán kinh nghiệm
Hình 19. Sơ đồ các chức năng chính của chương trình Hyperchem 7.0
CHƯƠNG TRÌNH THÍ NGHIỆM MÔ PHỎNG
1. Chương trình Chemlab: của Model Science Software, chương trình có thể mô phỏng được một số bài thí nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu phuc vụ cho quá trình dạy học ở bậc phổ thông cũng như đại học. Các bài thí nghiệm cho chương trình một số được cho miễm phí nhưng một số khác cần phải mua mới có được. Màn hình làm việc của chương trình Chemlab version 2.5 xuất hiện như trong hình dưới đây sau khi đã kích hoạt chương trình.
Hình 20: Màn hình làm việc của chương trình Chemlab 2.5
Chương trình bao gồm các menu File, Edit, Equipment, chemical, Procedures, Arrange, Options, Help. Các đơn lệnh của các menu trên thể hiện trong các hình sâu đây:
Hình 21: Các Menu chính của chương trình
	Các chức năng của Menu File và Edit vẫn giống như các chương trình khác. Menu Equipment: gồm các lệnh liên quan đến thiết bị, dụng cụ thí nghiệm như: cốc thủy tinh( Beaker), muốn chọn thể tích chứa của cốc đưa trỏ chuột vào dòng Beaker (các dòng có biểu tượng4sẽ xuất hiên hộp thoại để chọn)sẽ xuất hiện hộp thoại để chọn như hình dưới đây.
Hình 22: Hộp thoại chọn thể tích cho cốc thủy tinh
Và các dụng cụ khác như: bình nón (Erlenmeyer Flask), bình cầu đáy tròn (Florence Flask), ống nghiệm (Test Tubes), bình định mức (Volumetric Flask), ống đong (Graduated Cylinder), buret, pipet, cân (Balances), 
Menu Chemical: gồm các lệnh để lấy các hóa chất tùy theo từng bài thí nghiệm.
Hình 23: Hộp thoại lấy hóa chất cho bài thí nghiệm trong menu Chemical
Menu Procedures: gồm các lệnh liên quan dến các hoạt động thực hiện thí nghiệm như: ghi nhãn hóa chất cho dụng cụ (Label), rót, gạn hóa chất (Pour/Decant), đổ bỏ hóa chất (Empty Lab Container), thay đổi hóa chất đã chứa (Transfer to New Container),
Menu Arrange: gồm các lệnh liên kết các đối tượng (combine), di chuyển (remove), nhóm và rã nhóm các đối tượng (Group, Ungroup)
Menu Options: chọn đơn vị nhiệt độ, chỉ thể tích hóa chất của buret, font chữ,  (Equipment) như hình sau:
Hình 24: hộp thoại Equipment trong menu Option
Và các lệnh khác trong đó có lệnh in các bài thí nghiệm, in quá trình thí nghiệm, in kết quả,
2.Chương trình Macromedia Flash 8 để mô phỏng một số thí nghiệm hóa học 
Macromedia Flash là các công cụ mà bạn có thể dùng để tạo ra các bản trình diễn multimedia, các website hoặc CD-ROM tương tác và hấp dẫn. Flash vượt trội nhờ khả năng vẽ và tạo hình vector. Tuy nhiên, phần mềm này còn có thể được dùng để thao tác hoặc hiển thị các đồ họa bitmap, chỉnh sửa video hoặc thậm chí thao tác các tập tin âm thanh.
Thí nghiệm: Amoniac cháy trong khí oxi
Mô tả thí nghiệm:
Khi đốt trong khí oxi, amoniac cháy với ngọn lửa màu vàng, tạo ra khí nitơ và hơi nước 
Amoniac cháy trong khí oxi
Các bước tiến hành thí nghiệm trên như sau:
Ban đầu chỉ có giá, ống nghiệm (ống nghiệm phía trên đựng dung dịch NH3 đặc, ống nghiệm phía dưới đựng KClO3 + MnO2).
Đưa 2 đèn vào đun:
Lọ đựng NH3 đặc có khí thoát ra (khí amoniac).
Lọ đựng KClO3 + MnO2 có khí thoát ra (khí oxi).
Đưa mồi lửa vào ống dẫn khí, đầu ống dẫn khí bùng cháy ngọn lửa màu vàng.
Sử dụng Macromedia Flash 8 để mô phỏng thí nghiệm:
- Khởi động chương trình Macromedia Flash 8
-Đổi tên lớp Layer 1 thành lớp khung. Trên lớp khung vẽ giá và ống nghiệm bằng cách sử dụng các công cụ vẽ của Tools.
- Tại Frame 80 của lớp khung, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe.
- Tạo lớp den. Frame 1 của lớp den để trống. Tại Frame 20 của lớp den, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe. Dùng công cụ vẽ của Tools để vẽ 2 đèn như hình dưới.
- Tại Frame 80 của lớp den, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe.
- Tạo lớp lua 1. Frame 1 của lớp lua 1 để trống. Tại Frame 20 của lớp lua 1, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe. Dùng công cụ vẽ của Tools để vẽ 1 ngọn lửa như hình dưới.
- Tại các Frame 25, 30, 35, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80 của lớp lua 1, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe, xoay ngọn lửa lệch đi một chút so với trước.
- Tại các Frame 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75 của lớp lua 1, ta kích chuột phải, chọn Create Motion Tween.
- Tạo lớp lua 2. Frame 1 của lớp lua 2 để trống. Tại Frame 20 của lớp lua 2, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe. Dùng công cụ vẽ của Tools để vẽ thêm ngọn lửa mới như hình dưới.
- Tại các Frame 25, 30, 35, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80 của lớp lua 2, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe, xoay ngọn lửa lệch đi một chút so với trước.
- Tại các Frame 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75 của lớp lua 1, ta kích chuột phải, chọn Create Motion Tween.
- Tạo lớp khi NH3. Frame 1 của lớp khi NH3 để trống. Tại Frame 20 của lớp khi NH3, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe. Dùng công cụ vẽ của Tools để vẽ một khối hình chữ nhật xám như hình dưới.
- Tại Frame 60 của lớp khi NH3, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe, kéo khối hình chữ nhật xám dài ra như hình dưới.
- Tại Frame 20 của lớp khi NH3, ta kích chuột phải, chọn Create Motion Tween.
- Tại Frame 80 của lớp khi NH3, ta kích chuột phải, chọn Insert Frame.
- Tạo lớp matna1. Frame 1 của lớp matna1 để trống. Tại Frame 20 của lớp matna1, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe. Dùng công cụ vẽ của Tools để vẽ một khối màu vàng như hình dưới.
- Tại Frame 80 của lớp matna1, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe.
- Ta kích chuột phải vào lớp matna1, chọn Mask. Ta có lớp matna1 sẽ trở thành lớp mặt nạ của lớp khi NH3. Và khí màu xám tượng trưng cho khí NH3 sẽ hiện dần theo chiều từ trái sang phải từ Frame 20 đến Frame 60 của lớp matna1.
- Tạo lớp khi O2. Frame 1 của lớp khi O2 để trống. Tại Frame 20 của lớp khi O2, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe. Dùng công cụ vẽ của Tools để vẽ một khối hình chữ nhật hồng nhạt như hình dưới.
- Tại Frame 60 của lớp khi O2, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe, kéo khối hình chữ nhật hồng nhạt dài ra như hình dưới.
- Tại Frame 20 của lớp khi O2, ta kích chuột phải, chọn Create Motion Tween.
- Tại Frame 80 của lớp khi O2, ta kích chuột phải, chọn Insert Frame.
- Tạo lớp matna2. Frame 1 của lớp matna2 để trống. Tại Frame 20 của lớp matna2, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe. Dùng công cụ vẽ của Tools để vẽ một khối hình chữ nhật màu vàng như hình dưới.
- Tại Frame 80 của lớp matna2, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe.
- Ta kích chuột phải vào lớp matna2, chọn Mask. Ta có lớp matna2 sẽ trở thành lớp mặt nạ của lớp khi O2. Và khí màu hồng nhạt tượng trưng cho khí O2 sẽ hiện dần theo chiều từ dưới lên trên từ Frame 20 đến Frame 60 của lớp matna2.
- Tạo lớp moilua. Frame 1 của lớp moilua để trống. Tại Frame 60 của lớp moilua, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe. Dùng công cụ vẽ của Tools để vẽ một que có đầu trái màu đỏ tượng trưng cho mồi lửa như hình dưới.
- Tại Frame 61 của lớp moilua, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe.
- Tạo lớp luavang. Frame 1 của lớp luavang để trống. Tại Frame 62 của lớp luavang, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe. Dùng công cụ vẽ của Tools để vẽ một ngọn lửa màu vàng như hình dưới.
- Tại các Frame 68, 74, 80 của lớp luavang, ta kích chuột phải, chọn Insert Keyframe, xoay ngọn lửa lệch đi một chút so với trước.
- Tại các Frame 62, 68, 74 của lớp lửa vàng, ta kích chuột phải, chọn Create Motion Tween.
 Vậy là ta đã hoàn tất việc vẽ mô phỏng thí nghiệm Amoniac cháy trong khí oxi. Để chạy thí nghiệm mô phỏng ta chỉ cần nhấn Ctrl + Enter. 
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1.KẾT LUẬN:
- Với việc nghiên cứu một số phần mềm vẽ công thức và mô phỏng thí nghiệm Hóa học THPT, tôi hi vọng sẽ góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực khai thác và sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Hóa học của học sinh, giáo viên. 
- Các phần mềm đó thể được sử dụng để đào tạo giáo viên phổ thông, bồi dưỡng để nâng cao khả năng khai thác và sử dụng thí nghiệm trong dạy học. Không loại trừ khả năng, ở những trường còn thiếu thốn về trang thiết bị thí nghiệm, giáo viên có thể sử dụng phần mềm điện tử này để dạy học ở trên lớp. Học sinh có thể sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm làm tài liệu tự học.- Khi trình chiếu trong giờ dạy học trên lớp, HS hay tò mò chú ý đến phim, hình ảnh, hiệu ứng mà ít chú ý đến nội dung của bài học và it ghi chép những nội dung quan trọng của bài học.
2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT:
Từ thực tế giảng dạy tôi xin đưa ra một số đề xuất và kinh nghiệm trong việc ứng dụng ICT trong dạy học như sau:
a. Chuẩn bị bài giảng có ứng dụng ICT
- Tùy theo điều kiện thực tế của trường, tùy theo nội dung của bài dạy, có thể lựa chọn ứng dụng của tin học vào giảng dạy, không lạm dụng.
- Xem xét nội dung bài học, có những nội dung nào cần sự hỗ trợ của ICT. Chỉ nên ứng dụng khi dạy các quá trình khó mô tả bằng lời, các đồ thị, phim, biểu đồ, hình ảnh minh hoạ...
- Xây dựng các nguồn học liệu từ các website, các địa chỉ trên internet và bằng cách scan các hình ảnh, sử dụng các đĩa CD, VCD,...
b. Một số vấn đề cần lưu ý khi lên lớp:
- Khó khăn của HS trong tiết học CNTT là việc ghi bài do đó GV nên ghi bảng như những tiết dạy bình thường để HS có thể ghi chép được.
- Việc sử dụng kênh màu, kênh chữ phải hài hoà, hợp lý, rõ ràng.
- Do thời gian dành cho các thao tác thực hành của GV được rút ngắn nên cần lưu ý tiến độ thực hiện bài dạy phải phù hợp với tốc độ thao tác của HS.
Trong khuôn khổ cho phép của tiểu luận tôi đã trình bày những phần còn ít gặp, những phần mang tính chất chuyên biệt áp dụng cho Hóa học trong giảng dạy và nghiên cứu. Rất mong nhận được sự phản hồi và góp ý chân thành để tiểu luận được hoàn thiện hơn.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Nguyễn Xuân Dũng-ĐH Vinh-Bài giảng tin học ứng dụng trong hóa học.
2. Ths Võ Tiến Dũng –CN Nguyễn Phong- CĐSP Quảng Trị- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học ở trường THCS.
3.Trần Hữu Hải-KHoa công nghệ Hóa-Bài thực hành ứng dụng tin trong hóa học.
4.Nguyễn Trọng Thọ- Chuyên Lê Hồng Phong- Tin học ứng dụng trong hóa học

File đính kèm:

  • docSKKN_UNG_DUNG_CNTT_TRONG_GIANG_DAY_HOA_HOC.doc
Sáng Kiến Liên Quan