Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm Power Point vào giảng dạy bài các chất hữu cơ Axit Nuclêic - Sinh học 10

Hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đang được đặc biệt quan tâm trong các trường đào tạo phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học. nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học. Các phương pháp cũ – truyền thống chỉ cho phép học sinh đạt đến trình độ tái hiện của sự lĩnh hội tức là học sinh tiếp nhận những thông tin do giáo viên cung cấp mà không cần tác động trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu, với những phương pháp giảng dạy này sẽ không phát huy được trí lực của học sinh và tạo cho học sinh tính thụ động trong học tập. Từ đó, phương pháp giảng dạy mới đặt ra nhằm mục đích người giáo viên trong quá trình giảng dạy phải phát huy được tính tích cực, chủ động và trí lực của học sinh giúp học sinh đến được với kiến thức cần nắm trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những kĩ năng nhất định. Muốn vậy người giáo viên phải biết sáng tạo tìm tòi để đưa ra những biện pháp, tình huống có chủ ý, hấp dẫn học sinh cùng tham gia.

Hiện nay, công nghệ tin học đang rất phát triển và nó trở thành phương tiện trợ giúp hiệu quả cho nhiều lĩnh vực trong đó có nghiên cứu khoa học. Power point là phần mềm ứng dụng trong bộ sản phẩm Microsoft Office của Microsoft, nó thường được sử dụng cho các bài báo cáo khoa học, nghiệm thu đề tài .và có thể sử dụng trong công tác giảng dạy như một phương tiện dạy học có hiệu quả. Ưu điểm khi sử dụng là phần mềm này cho phép hoàn thành tốt các bước lên lớp theo chủ ý của giáo viên và tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Do nội dung chính và hình ảnh đã được thiết kế từ trước nên khi dạy có thể giới thiệu nhiều hình vẽ kể cả các quá trình sinh học mà không tốn thời gian cho việc viết bảng hay treo tranh, nhờ đó trong cùng một tiết dạy học sinh có khả năng chủ động nắm được nhiều kiến thức mới. Bằng phương pháp này giáo viên sẽ có nhiều thời gian đi sâu hơn vào kiến thức cơ bản và nâng cao. Lời dẫn của giáo viên cùng với hình ảnh minh hoạ sẽ làm tăng sự tò mò, ham tìm tòi hiểu biết của học sinh, qua đó hiệu quả dạy học sẽ tăng lên.

 

doc11 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2808 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm Power Point vào giảng dạy bài các chất hữu cơ Axit Nuclêic - Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng dụng phần mềm power point vào giảng dạy bài
CáC CHấT HữU Cơ: AXIT NUCLÊIC - sinh học 10.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà
a. Đặt vấn đề:
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đang được đặc biệt quan tâm trong các trường đào tạo phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học... nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học. Các phương pháp cũ – truyền thống chỉ cho phép học sinh đạt đến trình độ tái hiện của sự lĩnh hội tức là học sinh tiếp nhận những thông tin do giáo viên cung cấp mà không cần tác động trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu, với những phương pháp giảng dạy này sẽ không phát huy được trí lực của học sinh và tạo cho học sinh tính thụ động trong học tập. Từ đó, phương pháp giảng dạy mới đặt ra nhằm mục đích người giáo viên trong quá trình giảng dạy phải phát huy được tính tích cực, chủ động và trí lực của học sinh giúp học sinh đến được với kiến thức cần nắm trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những kĩ năng nhất định. Muốn vậy người giáo viên phải biết sáng tạo tìm tòi để đưa ra những biện pháp, tình huống có chủ ý, hấp dẫn học sinh cùng tham gia.
Hiện nay, công nghệ tin học đang rất phát triển và nó trở thành phương tiện trợ giúp hiệu quả cho nhiều lĩnh vực trong đó có nghiên cứu khoa học. Power point là phần mềm ứng dụng trong bộ sản phẩm Microsoft Office của Microsoft, nó thường được sử dụng cho các bài báo cáo khoa học, nghiệm thu đề tài ...và có thể sử dụng trong công tác giảng dạy như một phương tiện dạy học có hiệu quả. Ưu điểm khi sử dụng là phần mềm này cho phép hoàn thành tốt các bước lên lớp theo chủ ý của giáo viên và tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Do nội dung chính và hình ảnh đã được thiết kế từ trước nên khi dạy có thể giới thiệu nhiều hình vẽ kể cả các quá trình sinh học mà không tốn thời gian cho việc viết bảng hay treo tranh, nhờ đó trong cùng một tiết dạy học sinh có khả năng chủ động nắm được nhiều kiến thức mới. Bằng phương pháp này giáo viên sẽ có nhiều thời gian đi sâu hơn vào kiến thức cơ bản và nâng cao. Lời dẫn của giáo viên cùng với hình ảnh minh hoạ sẽ làm tăng sự tò mò, ham tìm tòi hiểu biết của học sinh, qua đó hiệu quả dạy học sẽ tăng lên.
Với những hiểu biết về phần mềm này, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng nó vào dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông với hi vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
 Sau đây chúng tôi xin giới thiệu sơ lược một giáo án điện tử có sử dụng phần mềm Power point trong chương trình sinh học lớp 10. Rất mong được sự góp ý của quý vị để trong quá trình ứng dụng kết quả được cao hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
b. Giảng dạy bài: các chất hữu cơ: axit nuclêic
chương I, Sinh Học 10
I. Mục đích yêu cầu: 
	Học xong bài này, học sinh phải đạt được các mục tiêu:
	 - Giải thích được thành phần hoá học của một nuclêôtit.
	 - Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN
	 - Mô tả được cấu trúc của phân tử ARN
 - Trình bày được các chức năng của ADN và ARN.
 - Phân biệt được ADN và ARN về mặt cấu trúc và chức năng.
II. Phương tiện dạy học:
	 - Hình vẽ các thành phần cấu trúc của 1 nuclêôtit
 - Cơ chế động về cách liên kết trong 1 nuclêôtit
 - Cơ chế động về cách liên kết giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlinuclêôtit của ADN, ARN.
	 - Cơ chế động về cách liên kết giữa 2 mạch trong phân tử ADN.
	 - Hình vẽ cấu trúc của ADN, ARN
III. Nội dung bài giảng.
	 Mở đầu giáo viên giới thiệu: Axit nu có 2 loại là ADN và ARN, chủ yếu nằm trong nhân tế bào.
 	Sau đó giáo viên cho hiển thị nội dung:
Axit Nuclêic: Axit DeoxiRibo Nuclêic (ADN)
Axit Ribo Nuclêic (ARN)
I. Axit DeoxiRibo Nuclêic (ADN)
1. Chức năng của ADN
- Giáo viên nêu câu hỏi: ADN có chức năng gì?
 Học sinh: Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên bổ sung rồi cho hiển thị nội dung
 Axit Nuclêic: Axit DeoxiRibo Nuclêic (ADN)
 Axit Ribo Nuclêic (ARN)
 I. Axit DeoxiRibo Nuclêic (ADN)
 1. Chức năng của ADN
 - Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
- Giáo viên: thông tin di truyền trong ADN được bảo quản dưới dạng nào?
	 Học sinh: Thông tin di truyền được lưu giữ dưới dạng số lượng và trình tự các nuclêotit.
	- Giáo viên: ADN có cấu trúc như thế nào để phù hợp với chức năng đó?
 Giáo viên cho hiển thị nội dung
2. Cấu trúc của AND 
ADN là đại phân tử, được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các Nuclêotit
a. Cấu tạo hoá học
Để đi vào cấu tạo hoá học của ADN, giáo viên nêu câu hỏi tái hiện kiến thức:
	- Giáo viên: Nêu cấu tạo hoá học của AND?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên cho hiển thị nội dung
2. Cấu trúc của AND 
 a. Cấu tạo hoá học
 - Nuclêotit- đơn phân của ADN
 Giáo viên giới thiệu hình vẽ 1 nuclêotit và yêu cầu học sinh mô tả cấu trúc của 1 nuclêôtit
	- Giáo viên: 1 nuclêotit gồm mấy thành phần? Là những thành phần nào?
Sau đó, giáo viên cho hiển thị hình ảnh cấu tạo hóa học các thành phần cấu trúc của Nuclêotit và nội dung bài dạy:
2. Cấu trúc của AND 
 ADN là đại phân tử, được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các Nuclêotit
 a. Cấu tạo hoá học 
 - Nuclêotit- đơn phân của ADN
 1 Nu gồm 3 thành phần: 
Đường Deoxiribose - C5H10O4
 Axit Photphoric - H3PO4
 Bazơ nitric
 có 4 loại: A, T,
 G, X
	- Giáo viên: Căn cứ vào kích thước, có thể chia các bazơ nitric thành mấy loại? Là những loại nào?
	 Học sinh: Chia thành 2 nhóm: nhóm có kích thước lớn gồm A và G	 nhóm có kích thước bé gồm T và X
- Giáo viên: Có bao nhiêu loại nu? Khác nhau bởi thành phần nào?
 Học sinh: Có 4 loại nuclêotit, phân biệt với hau bởi các bazơ nitric.
Sau đó giáo viên cho hiển thị nội dung tiếp theo
2. Cấu trúc của AND 
 ADN là đại phân tử, được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các Nuclêotit
 a. Cấu tạo hoá học 
 - Nuclêotit- đơn phân của AND
 - Chuỗi polinuclêôtit:
Giáo viên cho học sinh xem cơ chế động về mỗi liên kết giữa các nuclêôtit
	- Giáo viên: Các nu liên kế với nhau như thế nào để tạo thành chuỗi polinuclêôtit ?
Sau đó cho hiện thị nội dung:
2. Cấu trúc của ADN 
 ADN là đại phân tử, được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các Nuclêotit
 a. Cấu tạo hoá học 
 - Nuclêotit- đơn phân của ADN
 - Chuỗi polinuclêotit: Các nu liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị giữa nhóm 3’ OH của nu đứng trước với OH của axit photphoric của nu đứng sau, tạo thành chuỗi poli nuclêôtit.
2. Cấu trúc của ADN 
 ADN là đại phân tử, được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các Nuclêotit
 a. Cấu tạo hoá học 
 - Nuclêotit- đơn phân của ADN
 - Chuỗi polinuclêotit: 
 - Cấu trúc hai mạch của ADN
	Giáo viên giới thiệu cơ chế liên kết hai mạch của AND.
- Giáo viên: Quan sát cơ chế trên và cho biết phân tử AND có mấy mạch polinuclêôtit? Các mạch đơn liên kết với nhau như thế nào?
 Học sinh: Phân tử ADN có 2 mạch polinuclêôtit, các nuclêôtit đối diện trên 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung bằng các liên kết Hiđrô.
 Sau khi học sinh quan sát cơ chế và trả lời câu hỏi, giáo viên bổ sung và cho hiện thị nội dung.
2. Cấu trúc của ADN 
 ADN là đại phân tử, được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các Nuclêotit
 a. Cấu tạo hoá học 
 - Nuclêotit- đơn phân của ADN
 - Chuỗi polinuclêotit: 
 - Cấu trúc hai mạch của ADN
 Phân tử AND gồm 2 mạch polinuclêotit ngợc chiều nhau
Từng cặp nu đối diện liên kết với nhau bằng liên kết Hiđrô: 
A liên kết với T bằng 2 lk Hiđrô 
G liên kết với X bằng 3 lk Hiđrô 
- Giáo viên: Sự cặp đôi như thế có ý nghĩa gì?
- Giáo viên: quan sát phân tử ADN, 2 mạch đơn có chiều như thế nào?
	Học sinh: Trong phân tử AND 2 mạch có chiều ngược nhau.
Để tìm hiểu cấu trúc không gian, giáo viên cho học sinh xem hình ảnh về cấu trúc không gian của AND, sau đó yêu cầu học sinh mô tả cấu trúc:
- Giáo viên: Quan sát hình vẽ sau và hãy mô tả đặc điểm cấu trúc của AND?
Học sinh trả lời, giáo viên bổ sung và cho hiển thị lần lượt các nội dung
2. Cấu trúc của AND 
 a. Cấu tạo hoá học
 b. Cấu trúc không gian
- ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch polinuclêotit xoắn đều quanh 1 trục (tưởng tượng) theo chiều từ trái sang phải (ngược chiều kim đồng hồ)
- Chiều dài mỗi vòng xoắn là 34A0 gồm 10 cặp nuclêotit, đường kính vòng xoắn là 20A0
Sau đó, giáo viên cho hiển thị nội dung
 - Giáo viên nêu câu hỏi : nêu những điểm cho thấy cấu trúc phù hợp với chức năng của AND?
Nếu học sinh chưa trả lời được, giáo viên có thể nêu các câu hỏi gợi ý, sau đó cho hiển thị lần lượt từng nội dung
3. Những đặc điểm cấu trúc của ADN phù hợp chức năng: 
	- Do được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (đơn phân là các nuclêotit) nên AND thực hiện được chức năng mang thông tin di truyền
- Do được cấu tạo từ 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên thông tin di truyền đợc bảo quản tốt, vì khi có sự hư hỏng ở mạch này thì mạch kia sẽ được dùng làm khuôn để sửa chữa 
- Do được cấu tạo từ 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nênADN có khả năng truyền đạt thông tin di truyền qua các quá trình tự nhân đôi và phiên mã. 
II. Axit Ribo Nucleic - ARN
1. Chức năng của ARN
Giáo viên giới thiệu hình vẽ 3 loại ARN
Sau đó, giáo viên giới thiệu hình vẽ mô tả chức năng của các loại ARN trong quá trình tổng hợp Prôtêin trong tế bào:
- Giáo viên nêu câu hỏi: Hãy nêu chức năng của từng loại ARN trong quá trình tổng hợp Prôtêin?Sau đó, giáo viên cho hiển thị nội dung
II. Axit Ribo Nucleic - ARN
1. Chức năng của ARN
 Có 3 loại ARN: ARN thông tin (mARN)
ARN vận chuyển (t ARN)
 ARN riboxom (r ARN) 
	Sau đó, giáo viên cho hiện thị lần lượt từng nội dung:
II. Axit Ribo Nucleic - ARN
1. Chức năng của ARN
 - rARN: Cùng với prôtêin cấu tạo nên riboxom, nơi tổng hợp prôtêin
- mARN: Truyền thông tin di truyền từ ADN tới ribôxôm
- tARN: Vận chuyển axit amin tới ribôxôm 
Các phân tử ARN thực chất là những phiên bản được đúc trên 1 khuôn của phân tử AND.
II. Axit Ribo Nucleic - ARN
1. Chức năng của ARN
2. Cấu trúc của ARN
Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ cấu trúc của ARN
- Giáo viên: Phân tử ARN giống và khác với phân tử ADN như thế nào?
 Học sinh: Giống nhau: cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các ribo nuclêôtit. 
Khác nhau: ARN có cấu trúc 1 mạch, còn ADN có cấu trúc 2 mạch.Giáo viên cho hiện thị nội dung
II. Axit Ribo Nucleic - ARN
1. Chức năng của ARN
2. Cấu trúc của ARN
 - ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là ribonuclêôtit
Giáo viên giới thiệu hình vẽ đơn phân của ARN: ribonuclêôtit
- Giáo viên: Ribonuclêôtit khác nuclêotit ở những điểm nào?
 Học sinh: Đường 5C cấu trúc nên rnu là đường ribozơ: C5H10O5, 
 (vị trí C2 có nhóm OH)
	 Thành phần bazơ nitric là A, G, X, U (Uraxin là 1 dẫn xuất của T)
Sau đó, giáo viên cho hiển thị nội dung:
II. Axit Ribo Nucleic - ARN
1. Chức năng của ARN
2. Cấu trúc của ARN
 - ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là ribonuclêôtit.
 Nuclêôtit của ARN gồm 3 thành phần
* Đường Ribose - C5H10O5
* Axit Photphoric - H3PO4
* Bazơ nitric:
 có 4 loại: ađênin (A), guanin (G)
 uraxin (U) và xitozin (X)
	 - 
 ARN được cấu tạo từ 1 chuỗi polinuclêôtit
- Giáo viên nêu câu hỏi: So sánh chiều dài của AND với chiều dài của ARN:
 Học sinh: Chiều dài của phân tử ARN ngắn hơn ADN rất nhiều (thường tương ứng với 1 gen cấu trúc)
- Giáo viên: Em hãy cho biết tuổi thọ của ARN so với ADN?
 Học sinh: thời gian tồn tại của ARN ngắn hơn nhiều so với thời gian tồn tại của ADN.
	C. Kết luận:
Qua qúa trình nghiên cứu chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
- Việc ứng dụng phần mềm Power point vào giảng dạy chương trình Sinh học ở trường THPT là có thể thực hiện được. 
- Quá trình giảng dạy giáo viên có thể sử dụng nhiều hình ảnh tĩnh hay động để bài giảng thêm hấp dẫn và học sinh dễ hình dung.
- Sử dụng phần mềm Power point cho phép giáo viên có nhiều thời gian đi sâu vào kiến thức cơ bản, cung cấp một số kiến thức mới cũng như dễ dàng đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh.

File đính kèm:

  • docSKKN_mon_sinh_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan