Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học môn Toán Lớp 1

Trong nhiều năm qua, giáo dục nước ta có những bước phát triển đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để có được những thắng lợi trên phải kể đến sự thay đổi về giáo dục như: cập nhật các nền giáo dục tiên tiến của các nước bạn, từ đó thay đổi phương pháp dạy học cũng như phương tiện dạy dọc cho phù hợp với xu thế tiến bộ của thế giới. Đã đưa công nghệ thông tin vào dạy học giúp học sinh được tiếp cận với khoa học hiện đại của thế giới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Nhất là áp dụng dạy học bằng giáo án điện tử từ bậc tiểu học giúp các em say mê học tập thông qua các hình ảnh động nâng cao việc tiếp thu các môn học như Toán, Tiếng Việt và các môn học khác.

 Việc ứng dụng công nghệ thông tin là một yêu cầu quan trọng trong đổi mới phương pháp DH. Trường tiểu học Tiên Thanh cũng như các trường tiểu học khác cần quan tâm đến viếc ựng dụng CNTT vào dạy học tất cả các môn học trong đó có môn toán. Vì nội dung daỵ học ở môn toán ở tiểu học nói chung và lớp một nói riêng có rất nhiều vấn đề trừu tượng. Để hỗ trợ việc dạy và học các nội dung này, SGK cũng có khá nhiều hình ảnh minh hoạ. Nhiều GV tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ khác như tranh, ảnh, mô hình, sơ đồ Giáo viên hướng dẫn Hs quan sát, kèm theo lời mô tả, giải thích với mục đích giúp cho Hs hiểu bài hơn. Cho nên, đối với những nội dung khó mà GV chỉ dùng lời nói và các hình ảnh tĩnh để minh hoạ thì Hs vẫn rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em còn mơ hồ. Chính vì vậy nhiều học sinh rất thuộc bài mà không hiểu được bản chất của vấn đề “ Vì sao như vậy”, kỹ năng vận dụng thực tế hiệu quả chưa cao.

 

doc11 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6307 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học môn Toán Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học môn toán lớp 1
Tác giả: Dương Thị Thuý
Trường Tiểu học Tiên Thanh
I. Tóm tắt đề tài:
	Trong nhiều năm qua, giáo dục nước ta có những bước phát triển đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để có được những thắng lợi trên phải kể đến sự thay đổi về giáo dục như: cập nhật các nền giáo dục tiên tiến của các nước bạn, từ đó thay đổi phương pháp dạy học cũng như phương tiện dạy dọc cho phù hợp với xu thế tiến bộ của thế giới. Đã đưa công nghệ thông tin vào dạy học giúp học sinh được tiếp cận với khoa học hiện đại của thế giới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Nhất là áp dụng dạy học bằng giáo án điện tử từ bậc tiểu học giúp các em say mê học tập thông qua các hình ảnh động nâng cao việc tiếp thu các môn học như Toán, Tiếng Việt và các môn học khác.
	Việc ứng dụng công nghệ thông tin là một yêu cầu quan trọng trong đổi mới phương pháp DH. Trường tiểu học Tiên Thanh cũng như các trường tiểu học khác cần quan tâm đến viếc ựng dụng CNTT vào dạy học tất cả các môn học trong đó có môn toán. Vì nội dung daỵ học ở môn toán ở tiểu học nói chung và lớp một nói riêng có rất nhiều vấn đề trừu tượng. Để hỗ trợ việc dạy và học các nội dung này, SGK cũng có khá nhiều hình ảnh minh hoạ. Nhiều GV tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ khác như tranh, ảnh, mô hình, sơ đồ Giáo viên hướng dẫn Hs quan sát, kèm theo lời mô tả, giải thích với mục đích giúp cho Hs hiểu bài hơn. Cho nên, đối với những nội dung khó mà GV chỉ dùng lời nói và các hình ảnh tĩnh để minh hoạ thì Hs vẫn rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em còn mơ hồ. Chính vì vậy nhiều học sinh rất thuộc bài mà không hiểu được bản chất của vấn đề “ Vì sao như vậy”, kỹ năng vận dụng thực tế hiệu quả chưa cao.
	Khi giảng dạy sử dụng đồ dùng bằng CNTT vào dạy toán, giáo viên giúp Hs từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng lôgíc, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát phỏng đoán, tìm tòi. Giờ học toán diễn ra nhẹ nhàng, cụ thể, sinh động mhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, từ đó các em thích thú với việc học toán. Việc sử dụng đồ dùng trực quan hiện đại là một phương tiện có tác dụng lớn trong việc trợ giúp cho các em tiếp thu kiến thức, phát huy được khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, tự học không ngừng được nâng cao. Thực tế trong quá trình dạy học GV có ứng dụng CNTT ở một số tiết nhưng trong quá trình vận dụng còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả giờ dạy chưa cao. Vậy làm như thế nào để đổi mới PPDH, ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào mang lại hiệu quả cao trong giờ học toán?
	 Chính vì những lý do trên với những kinh nghiệm qua thực tế dạy học. Chúng tôi mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp về: “ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học môn toán lớp 1”
	 Nghiên cứu tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 1 trường tiểu học Tiên Thanh. Lớp 1A là lớp thực nghiệm và lớp 1B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy bảng cộng (Toán 1, nội dung (lập bảng cộng 3, 4). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của các em. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có điểm trung bình là 8, 05; điểm kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7, 21. Kết quả kiểm chứng t - test cho thấy p < 0, 05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng : “ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới dạy học môn toán lớp 1” đã nâng cao kết quả học tập khi dạy các bài về lập bảng cộng cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Tiên Thanh.
II. Giới thiệu:
	Trong SGK toán ở tiểu học nói chung và SGK toán ở lớp 1 nói riêng các hình ảnh như con vật, cây cối, các hiện tượng sự vật  chỉ là hình ảnh tĩnh, kích cỡ nhỏ, kém sinh động màu sắc mờ nhạt . Công nghệ tiên tiến của máy vi tính và máy chiếu Projector đã tạo ra những hình ảnh rực rỡ, sinh động, kèm theo âm thanh ngộ nghĩnh, con vật có thể chạy nhảy, cây rung, sóng nước góp phần nâng cao chất lượng công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường và phù hợp với Hs tiểu học.
	 Tại trường tiểu học Tiên Thanh, giáo viên mới chỉ sử dụng máy tính để soạn giáo án. Số giáo viên biết sử dụng phần mềm PowerPoint còn ít, nhưng chủ yếu mới dừng lại ở việc biết trình chiếu kênh chữ chứ chưa nắm được cách khai thác các hình ảnh động, các video clip phục vụ cho bài học.
	Năng lực tiếp thu của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn: do trình độ, hoặc tuổi cao, do sức khoẻ còn hạn chế.
	Giáo viên chưa có điều kiện tiếp cận được những thông tin về tin học do chưa có thời gian. Một phần cũng do đặc thù của giáo viên tiểu học: Vừa dạy vừa chăm học sinh, hiện nay trường có 100% lớp học 2 buổi /ngày.
Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa nhận thức đúng đắn việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cho rằng: đây là việc làm không cần thiết cho nên việc tự học còn hạn chế.
	Khả năng thiết kế bài giảng của giáo viên: Từ khâu lựa chọn các hình ảnh đến việc đưa hình ảnh đó dạy vào lúc nào? Dạy như thế nào? Còn lúng túng.
	Thao tác của giáo viên không thể tuỳ tiện mà phải tuân theo thao tác kỹ thuật công nghệ của máy tính. Vì vậy không dễ gì ai cũng có thể làm được (đặc biệt với giáo viên đã lớn tuổi)
	Qua thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động, tôi thấy giáo viên chỉ sử dụng các hình ảnh trong SGK không có hình ảnh động và âm thanh. Treo tranh lên bảng cho các em quan sát và cố gắng đưa ra một loạt câu hỏi gợi mở dẫn dắt cho Hs lĩnh hội vấn đề. Học sinh tích cực động não, suy nghĩ tìm cách trả lời câu hỏi của cô, từ đó giải quyết vấn đề. Kết quả là Hs thuộc bài nhưng hiểu chưa sâu về sự vật hiện tượng, kỹ năng vận dụng vào thực tế chưa cao.
	 Để thay đổi thực tế trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng các tệp có định dạng FLASH, giáo viên sử dụng hình ảnh động và âm thanh thay cho các hình ảnh tĩnh và khai thác nó như một thông tin dẫn đến kiến thức.
GIải pháp thay thế:
	Đưa các tệp có định dạng FLASH, giáo viên kích hình ảnh cho Hs quan sát, nêu hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp các em phát hiện kiến thức.
	Vấn đề đổi mới PPDH có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đã được nhiều giáo viên trình bày trong các hội thảo về giáo dục. Như:
- SKKN: “ứng dụng CNTT trong dạy học” - Phạm Quang Thiện - trường tiểu học Hồ Văn Cường- Huyện Tân Phú- Bình Định
 - Bài công nghệ với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại học của GS TSKH Lâm Quang Thiệp.
- Bài Những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng CNTT đối với người giáo viên của tác giả Đào Thái Lai, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam.
- Sáng kiến kinh nghiệm: ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của cố giáo Trần Hồng Vân, trường tiểu học Cát Linh Hà Nội.
- Đề tài: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học của Vũ Văn Đức - MS 756.
	 Các nghiên cứu này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa CNTT vào dạy và học.
Nhiều báo cáo kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu khoa học của các thầy, cô giáo trường CĐSP cũng đã đề cập đến vấn đề ựng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
	Các đề tài, tài liệu đó đều bàn về sử dụng CNTT như thế nào trong dạy mà chưa có tài liệu, đề tài nào đi sâu vào việc hướng dẫn sử dụng các tệp thông tin có định dạng FLASH và Video clip trong dạy học.
	Chúng tôi mong muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới PPDH thông qua việc sử dụng các FLASH hỗ trợ cho giáo viên khi dạy mảng kiến thức lập bảng cộng cho học sinh lớp 1. Từ nguồn cung cấp thông tin sinh động đó, các em tự khám phá lấy kiến thức khoa học. Từ đó, truyền cho học sinh lòng tin vào khoa học, say mê khám phá khoa học, yêu thích khoa học và biết vận dụng các ứng dụng tích cực của nó vào đời sống.
Vấn đề nghiên cứu
Khi sử dụng các tệp có định dạng FLASH vào dạy các bài có nội dung “Bảng cộng” có mang lại hiệu quả cao trong học tập của học sinh lớp 1 không?
Giả thuyết nghiên cứu:
Việc sử dụng tệp có định dạng FLASH vào dạy học sẽ nâng cao hiệu quả học tập các bài học về “Bảng cộng” cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Tiên Thanh.
III. Phương pháp:
1. Khách thể nghiên cứu:
	 Khi nghiên cứu tôi đã chọn trường tiểu học Tiên Thanh vì trường có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng.
* Về giáo viên:
	Hai cô giáo giảng dạy lớp 1 có tuổi đời cũng không còn trẻ và tuổi nghề tương đương nhau, đều có thâm niên dạy lớp 1. Các cô đều là giáo viên dạy giỏi cấp huyện nhiều năm, có tâm huyết và có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
1. Tôi: Dương Thị Thuý - Giáo viên dạy lớp 1A và nhóm nghiên cứu (Lớp thực nghiệm)
2. Cô Vũ Thị Hoài - Giáo viên dạy lớp 1B (Lớp đối chứng)
* Về học sinh:
 Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về giới tính và học lực. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính và học lực của Hs lớp 1 trường tiểu học Tiên Thanh:
Số Hs các nhóm
Học lực
Tổng số
Nam
Nữ
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Lớp 1A
26
14
12
5
10
10
1
Lớp 1B
26
15
11
5
9
10
2
Về ý thức học tập: các em ở hai lớp đều tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức.
2. Thiết kế:
Tôi chọn tất cả các em học sinh trong 2 lớp 1. Lớp 1A là nhóm thực nghiệm và lớp 1B là nhóm đối chứng. Tôi và nhóm nghiên cứu dùng bài kiểm tra giữa học kỳ I môn toán làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hia nhóm này có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T - Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương:
Đối chứng
Thực nghiệm
Trung bình cộng
6,3
6,6
P =
0,3
P = 0,3 > 0,05 từ đó tôi thấy sự chênh lệch giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không đáng kể nên hai nhóm được coi là tương đương.
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu:
Nhóm
Kiểm tra trước TĐ
Tác động
Kiểm tra sau TĐ
Thực nghiệm
O1
DH có sử dụng Flash
O3
Đối chứng
O2
DH không sử dụng Flash
O4
 Đối với thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T - Test độc lập.
3, Quy trình nghiên cứu:
- Cô Hoài dạy lớp đối chứng: Thiết kế bài học không sử dụng tệp thông tin, quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
- Cô Thuý và nhóm nghiên cứu thiết kế bài dạy có sử dụng tệp FLASH; sưu tầm và lựa chọn các thông tin tại các trang website bàigiảngđiệntử giáo viên.net và tham khảo các bài giảng của các đồng nghiệp (Nguyễn Thị Thuý - tiểu học Hoà Sơn A huyện Lương Sơn - Hoà Bình. Lê Thị Thanh Huyền - Tiểu học Số 2 Vinh An - Phú Vang - Thừa Thiên Huế. Trần Vân Anh - tiểu học Cát Linh - Hà Nội)
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành trong học kỳ I năm học 2011 - 2012, thực hiện theo kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Quyết định số 16/ 2005/BGD&ĐT và theo thời khoá biểu của trường tiểu học Tiên Thanh để đảm bảo tính khách quan.
Minh hoạ:
Bài dạy: Phép cộng trong phạm vi 3
(SGK toán 1trang 44)
I. Mục tiêu:
- Giúp hs hình thành k/n ban đầu về phép cộng.
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3.
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy chiếu, máy soi.
- HS: Bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1. KTBC: 
- GV: 1 số em đọc xuôi từ 0 đ 10, ngược từ 10 đ 0. Hs nêu Gv kích chuột.
- GV: Tìm số lớn nhất, bé nhất, ở giữa 2 số  ?
Hoạt động 2. Hướng dẫn lập bảng cộng trong phạm vi 3
Gv vừa hướng dẫn cho hs vừa trình chiếu.
* Bước 1: Phép cộng : 1 + 1 = 2
- Trực quan màn hình: Tranh 2 con gà
- Quan sát, trả lời.
+ Có 1 con gà, thêm 1 con gà. Hỏi tất cả có mấy con gà?
- Nhắc lại b.toán, trả lời.
- Vậy 1 thêm 1 là mấy?
- Trả lời câu hỏi.
đ Gv: màn hình: ta có phép tính: 1 + 1 = 2
- Giới thiệu dấu + , đọc là: một cộng một bằng hai.
- Nhiều hs đọc.
- Nhắc lại: một cộng một bằng mấy?
- 3 hs trả lời.
* Bước 2: Phép cộng : 2 + 1 = 3
 ( tương tự bước 1)
- Đọc phép tính 2 +1 = 3
* Bước 3: Phép cộng : 1 + 2 = 3
 ( tương tự bước 1)
- Đọc phép tính 1 + 2 = 3
* Bước 4: Thuộc bảng cộng phạm vi 3 
- Giữ lại bảng cộng trên bảng.
- Đọc mẫu, gọi hs đọc.
- Nhiều hs đọc.
đ Giới thiệu bảng cộng trong phạm vi 3.
- Màn hình: Xoá dần các số trong bảng cộng.
- Học thuộc.
* Bước 5: Màn hình: Quan sát hình vẽ, chấm tròn. 
- Cho quan sát hình vẽ, nêu đề toán.
- Vài hs nêu.
- Nêu phép tính?
- 2 + 1 = 3 và 1 + 2 = 3
- N.xét kết quả 2 phép tính.
- Trả lời.
+ Vị trí các số giống hay khác nhau?
ị Vị trí hai số khác nhau nhưng kết quả giống nhau.
ị Vậy: 2 +1 = 1+ 2
- Nhắc lại.
Hoạt động 3. Luyện tập:
* Bài 2: Nêu y/c?
- Tính. Làm bảng con.
1+ 1 1 + 2 2 + 1
Nhận xét bảng con.
Gv kích kết quả lên màn hình
 Nhận xét. 
* Bài 1: Nêu y/c?
- Tính. Làm sgk.
- Gv kích kết quả lên màn hình.
- Đọc kết quả. Nhận xét.
* Bài 3: Nêu y/c?
- Nối phép tính với số.
1 + 2 1 + 1 2 + 1
 1 2 3
- làm SGK. 1 em làm bảng phụ. Nhận xét.
Gv kích bài lên màn hình
Hoạt động4. Củng cố: 
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi nối: Phép tính với con vật hoặc đồ vật. 
4. Đo lường:
Bài kiểm giữa học kỳ 1 môn toán là bài kiểm tra trước tác động, đề do trường ra dể kiểm tra chung.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài có nội dung lập bảng cộng, do hai giáo viên dạy lớp 1A, 1B và nghiên cứu tham gia thiết kế. Bài kiểm tra sau tác động gồm 6 câu hỏi trong đó các câu đều là tự luận.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
Sau khi tiến hành dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành cho Hs kiểm tra bài một tiết (Nội dung kiểm tra trình bày ở phụ lục 1)
Sau đó hai cô giáo và nhóm nghiên cứu tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
IV. Phân tích dữ liệu và kết quả:
	Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
7, 23
8,04
Độ lệch chuẩn 
0, 93
1,44
Giá trị P của T - test
0,00003
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
0,9
	Theo kết quả trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T - test cho kết quả : P = 0,00003, cho thấy sự chênh lệch ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa: kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB của nhóm đối chứng không phải là ngẫu nhiên mà đo được tác động.
 8,04 - 7,23
	 Chênh lệch giá trị TBC SMD= --------------- = 0,9.
	 0,93
Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng Flash và video clip đến điểm TBC học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
V. Bàn luận:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm: ĐTBC= 8,04, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng: ĐTBC= 7,23. Độ chênh lệch giữa hai nhóm là 0, 81. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm ĐC và TN đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
	Chênh lệch có giá trị TB chuẩn của hai bài kiểm tra : SMD= 0,9. Chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T - test sau tác động của hai lớp: P= 0,00003 < 0,001. Điều này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là ngẫu nhiên mà do tác động.
* Hạn chế:
	Nghiên cứu này sử dụng các tệp định dạng Flash trong giờ toán lớp 1 bậc tiểu học là một giải pháp tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần phải có trình độ về tin học, có kỹ năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, có thiết kế kế hoạch bài dạy phù hợp.
VI. Kết luận và khuyến nghị:
1. Kết luận:
Việc sử dụng các tệp có định dạng Flash vào dạy nội dung Lập bảng cộng môn toán lớp 1 ở trường tiểu học Tiên Thanh thay thế cho việc minh hoạ bằng que tính , rất nhiều lời giảng của GV đã nâng cao hiệu quả giờ dạy cũng như kết quả học tập của học sinh.
2. Khuyến nghị:
	* Đối với cấp trên: Cần nhân rộng các gương điển hình ƯDCNTT trong GD, công tác để đội ngũ giáo viên được chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi thông qua các tiết chuyên đề, hội giảng. Đồng thời quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếuhoặc ti vi màn hình rộng có độ kết nối cao cho các trường. Có các lớp bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin, khuyến khích và động viên giáo viên ứng dụng CNTT vào dạy học.
	* Đối với giáo viên: Cần phải không ngừng học hỏi, tìm tòi, tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về CNTT, , từ đó biết khai thác các nguồn thông tin trên mạng để có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học hiện đại.
	*Nhà trường có thể tổ chức tập huấn ứng dụng PowerPoint cho toàn bộ giáo viên trong trường cùng học hỏi để biết thiết kế một GAĐT cho riêng mình.
	Thiết nghĩ với khả năng sư phạm vốn có cùng với sự ham học hỏi về kiến thức tin học, theo tôi các giáo viên hoàn toàn có thể tự thiết kế được bài giảng phần đổi mới PPDH để nâng cao hiệu quả dạy và học.
	 Với kết quả nghiên cứu của đề tài trên, chúng tôi mong rằng sẽ được các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ giúp để có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy môn toán để tạo hứng thú cũng như yêu thích môn học. Nhằm nâng cao chất lượng học tập môn toán cho học sinh.
	 Trên đây là một vài biện pháp nhỏ của tôi và nhóm nghiên cứu trong việc: “ ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH môn toán lớp 1” song vẫn còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý của quý ban ngành và đồng nghiệp để chúng tôi hoàn thiện hơn trong lĩnh vự này.
 Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.
Tiên Thanh ngày 30 tháng 12 năm 2011
 Người viết:
 Dương Thị Thuý
VII. Tài liệu tham khảo:
- Thay sách đổi mới PPDH SGD&ĐT.
- Chuyên đề đổi mới PPDH môn toán, tiếng việt PGD&ĐT.
- Mạng internet: hptp:/flash. Violet.vn; thư viện tài liệu.
- Tập san giáo duc.
- SGK toán 1 và Thiết kế bài giảng toán- Nhà xuất bản Hà Nội 
VIII. Phụ lục:
 Phụ lục 1: Đề kiểm tra sau tác động:
Bài kiểm tra sau tác động (KTĐK2)
Họ và tên:.
Lớp:..
Bài 1. Tính:
	3 4 5 7 4
 + - + - + 
 6 6 2 3 5
 .. .. .. .. ..
Bài 2. Số?
  + 3 = 8 5 + 5 =  10 = 6 +  
 2 +  = 6 8 - 6 =  9 = 5 + 
Bài 3. Điền , = vào chỗ chấm.
 4 + 3 .. 7 8 + 2 ..2 + 8
 8 - 2 .. 7 - 2 9 + 1 .. 8 + 1
 4 + 2 .. 3 + 3 7 6 + 2
Bài 4. Số?
10
9
5
6
2
4
3
1
3
8
7
0
Bài 5: Viết phép tính thích hợp:
	Có : 5 lá cờ 	
 Thêm : 3 lá cờ 
 Có tất cả : lá cờ 
Bài 6: Cho các số 3, 7, 1, 9, 0
a, Viết các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn. 
b, Viết các số đó theo thứ tự từ lớn đến bé.
.
Phụ lục 2: Bảng điểm:
Lớp thực nghiệm (1A)
Thứ tự
Họ và tên
Điểm kiểm tra trước tác động
Điểm kiểm tra sau tác động
1
Hoàng Đức Anh
7
8
2
Vũ Lan Anh
7
9
3
Đỗ Thị Minh Anh
6
8
4
Dương Thị ánh
7
8
5
Dương Ngọc Anh
7
9
6
Lương Ngọc Anh
7
8
7
Dương Thị Phương Anh
8
9
8
Đoàn Tuấn Anh
7
8
9
Hoàng Thị Hương Giang
7
7
10
Nguyễn Minh Hiếu
7
9
12
Hoàng Ngọc Hải
6
8
12
Vũ Quang Hiệu
6
7
13
Bùi Thị Hồng
7
8
14
Nguyễn Đức Kiên
7
9
15
Bùi Duy Khánh
6
8
16
Hoàng Gia Lượng
7
9
17
Trần Thành Lộc
4
6
18
Đoàn Ngọc Mai
7
8
19
Hoàng Quang Minh
7
8
20
Dương Mai Phương
6
7
21
Hoàng Thăng Quang
6
7
22
Nguyễn Trọng Tuấn
7
9
23
Đỗ Xuân Tình
6
7
24
Hoàng Thị Minh Thư
6
8
25
Phạm Phương Thi
7
9
26
Hoàng Trọng Văn
6
8
Lớp đối chứng (1B)
STT
Họ và tên
Điểm kiếm tra trước tác động
Điểm kiểm tra sau tác động
1
Nguyễn Vân Anh
7
8
2
Đỗ Xuân Ba
6
7
3
Nguyễn Cao Bảo
5
6
4
Phạm Gia Bảo
7
8
5
Trần Quốc Bảo
4
5
6
Hoàng Bảo Châu
6
7
7
Phạm Thành Đạt
7
8
8
Đào Xuân Đông
6
7
9
Lê Thị Hương Giang
6
7
10
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
6
7
11
Phạm Ngọc Hiệp
6
7
12
Hoàng Quốc Hưng
7
8
13
Hoàng Phương Linh
6
7
14
Hoàng Ngọc Mai
6
7
15
Đỗ Hải Nam
7
8
16
Lê Văn Quang
6
6
17
Phạm Minh Phương
6
7
18
Đỗ Nguyễn Tài Tâm
7
8
19
Nguyễn Văn Thương
6
7
20
Nguyễn Văn Trường
6
6
21
Nguyễn Mạnh Trí
6
7
22
Đoàn Đức Trung
7
8
23
Đỗ Hồng Vân
8
9
24
Phạm Thị Thanh Vân
8
9
25
Phạm Thuỳ Vân
6
7
26
Hoàng Thu Yến
6
7

File đính kèm:

  • docSKKN 2011 - 2012.doc
  • docBan cam ket.doc
  • docBia.doc
Sáng Kiến Liên Quan