Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở trường Trung học Cơ sở

Với những kết quả đạt được khi ứng dụng CNTT trong thực tiễn đã chứng minh xu thế hội nhập của nhà trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục. Nhà trường sẽ phát huy hơn nữa vai trò của CNTT trong công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn để nâng cao hiệu quả công việc.

 Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc hiểu biết và vận dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết. Vận dụng linh hoạt, kích thích sự năng động sáng tạo, bồi dưỡng nhận thức đúng đắn cho đội ngũ trong việc ứng dụng CNTT vào công tác, giảng dạy là một thách thức, là nhiệm vụ của người Cán bộ quản lý. Thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT vào quản lý hoạt động chuyên môn ở trường sẽ mạng lại hiệu quả thiết thực trong việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. CNTT mang lại một tài nguyên giáo dục phong phú cho tất cả mọi người. CNTT như một công cụ hỗ trợ công tác quản lý, hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý. Các lĩnh vực quản lý chính trong hoạt động chuyên môn có thể ứng dụng CNTT: Quản lý thời khóa biểu GV, quản lý lý lịch cơ bản của GV - HS, hoạt động thông tin hai chiều, theo dõi số lượng GV và số tiết giảng dạy bằng giáo án điện tử,

 

doc35 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 3380 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở trường Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ngày nghỉ HS, xuất bảng điểm, thậm chí GV còn sử dụng phần mềm để nhắn tin liên lạc với PHHS khi con em họ “cúp” tiết hay nghỉ học không phép. Đồng thời để giảm bớt áp lực công việc cho tôi, tôi đã phân công một GV (Cô Phan Thị Gái) hỗ trợ quản lý phần mềm, giúp đỡ, hướng dẫn giáo viên khi cần. Về báo cáo qua VEMIS tôi đã phân công cho cô Nguyễn Thị Mỹ Hiền thực hiện khi có hướng dẫn của Phòng Giáo dục – Đào tạo.
Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý các văn bản hành chính
Việc quản lý các văn bản hành chính trên máy khoa học là một chìa khóa của sự thành công trong quản lý dựa vào CNTT. Khi sử dụng máy tính để lưu trữ, tôi tạo các thư mục rõ ràng, và lưu theo từng năm để khi cần thiết tôi vào từng năm vừa làm tư liệu tham khảo cho năm sau, vừa làm tài liệu lưu trữ hằng năm. Trong từng năm, tôi tạo những thư mục rõ ràng cho từng hoạt động cụ thể. Đồng thời phải thực hiện sao lưu bằng nhiều hình thức khác nhau: Ghi ra CD, Lưu vào USB, lưu trữ trên mạng thông qua host miễn phí Mediafire, Google drive,
	Tôi xin nêu ra vài ví dụ để chứng minh cho việc quản lý khoa học trong máy tính làm việc của mình: Từ ổ đĩa D:\ tôi tạo thư mục theo các năm học ví dụ 2011 – 2012, 2012 – 2013, , 2015 – 2016. Trong mỗi thư mục ấy tôi tạo các thư mục chính như nhau và năm nào có thêm mảng mới tôi tạo thư mục mới. chẳng hạn các thư mục chính: BAOCAO_THONGKE: Trong thư mục này có 2 thư mục con: BAOCAO (Trong thư mục này có các thư mục con là các tháng báo cáo: 9-2015, 10-2015,, 4-2016, đặc biệt do cuối Học kì có những báo cáo tổng hợp riêng tôi tạo thư mục CUOI_HKI, CUOI_HKII) và THONGKE (các thư mục con cũng tương tự như trên), CONGVANDEN: Trong thư mục này có các thư mục con: 9-2015, 10-2015,, 4-2016, CACCUOCTHI: Trong thư mục này có thư mục con là các cuộc thi của GV và HS: KHKT, TOANQUAMANG, TIENGANHQUAMANG, DHTH, VDKTLM, HSGVH, HSGTNTH, THIGVSANGTAO, mỗi thư mục tôi đều lưu các kế hoạch về cuộc thi và các cấp thi tôi tạo các thư mục: CAPTRUONG, CAPHUYEN, CAPTINH, Vì vậy, khi tôi không có mặt ở trường, Hiệu trưởng có thể điện thoại cho tôi và tôi chỉ dẫn đường dẫn truy cập đến các file cần thiết một cách dễ dàng.
Ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy
Tôi chỉ đạo giáo viên Tin học nhà trường hướng dẫn giáo viên thực hành một số kỹ năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy như: chèn hình ảnh, âm thanh, tạo những hiệu ứng liên kết các slide trên phần mềm Powerpoint, cách truy cập vào các website để lấy thông tin, hình ảnh, đoạn phim... cần thiết để phục vụ cho việc soạn giảng GAĐT. Qua các chuyên đề “Ứng dụng CNTT vào giảng dạy” và các tiết hội giảng cấp trường, giáo viên đã mạnh dạn chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, những kinh nghiệm trong quá trình soạn-dạy GAĐT để giáo viên toàn trường cùng trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm và tích cực giảng dạy bằng giáo án điện tử ở lớp hàng ngày. Trong năm học 2015 – 2016, tính đến tháng 04/2016 trường đã có tổng cộng 1479 tiết dạy giáo án điện tử, 507 tiết dạy trên bảng tương tác. 
Như tôi đã trình bày ở trên, với mỗi môn học (trừ môn Thể dục dạy ngoài trời) tôi đều cố gắng để xây dựng một GV cốt cán làm “cánh tay nối dài” của tôi để hướng dẫn các GV cùng môn cũng như các GV khác các kỹ năng cần thiết. Chẳng hạn, trong cuối năm học 2013 – 2014, nhà trường được trang bị 2 bảng tương tác phục vụ cho “Đề án tiếng Anh”. Qua các buổi tập huấn vào đầu năm 2014 – 2015 chỉ chưa đến 5 GV biết soạn giáo án tương tác thì cuối năm 2014 – 2015 là 14/87 GV chiếm tỉ lệ 16% và đến tháng 04/2016 là 35/84 GV chiếm tỉ lệ gần 42%. 
Ứng dụng CNTT trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi giải Toán Violympic và Olympic Tiếng Anh trên Internet, thi Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn, thi Học sinh giỏi môn Tin học, thi Tin học trẻ
	- Sau khi được các cấp triển khai kế hoạch tổ chức thi Violympic Toán và Olympic Tiếng Anh trên Internet, nhà trường tổ chức phát động qua buổi sinh hoạt dưới cờ, hướng dẫn học sinh truy cập vào trang web www.violympic.vn; www.ioe.vn và đăng ký thành viên. Thành lập Ban tổ chức; chỉ đạo các tổ Toán và Anh Văn lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Anh Văn, khả năng tính toán nhanh, tư duy tốt và biết sử dụng máy tính để thành lập đội tuyển, tiến hành bồi dưỡng và tham gia các hội thi do Trường, Huyện, Tỉnh và Quốc gia tổ chức.
Hàng tháng, chỉ đạo giáo viên phụ trách tin học đăng nhập vào trang web, thống kê, theo dõi số lượng, tiến độ tham gia của học sinh ở các khối lớp để kịp thời động viên, khích lệ phong trào. Khi có tình trạng HS đang tham gia bồi dưỡng có tâm lý muốn bỏ thi do mất thời gian hoặc do quá khó, tôi đều động viên các em bằng cả tình cảm của mình và bằng những gì các em sẽ nhận được khi tham gia thi khi có giải kể cả không có giải, hơn thế, tôi còn điện thoại trực tiếp cho PHHS để nhờ họ đôn đốc, động viên, tạo điều kiện cho con em họ tiếp tục thi. Tôi còn phân công cụ thể GV có năng lực và nhiệt huyết để bồi dưỡng các em. 
Kết quả đến tháng 04/2016 đạt như sau: 
TT
Phong trào, HSG
Huyện
Tỉnh
Olympic TA
44
5(K6:2, K7: 2, K8:1)
HSG Văn hóa môn Tin học
3
Thi tỉnh: 3
Toán TA qua mạng
30
8(K8: 6, K9: 2)
Toán TV qua mạng
29
4( K7: 1, K8: 3)
Tin học trẻ
1
Thi tỉnh 1
KTLM
1
0
Hai là, tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng để đầu tư trang thiết bị CNTT: máy tính, máy chiếu, các thiết bị kèm theo, phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong nhà trường. Hiện tại, trường có 5 máy chiếu, lắp đặt 2 phòng GAĐT riêng biệt, 1 cái tại phòng Tin học, một cái tại phòng thực hành Lý và 1 cái dự phòng; 2 bảng tương tác: 1 cái đặt tại Hội trường, 1 cái đặt tại phòng Hóa có đầy đủ âm thanh, loa, nối Internet. Mặt khác, tôi tham mưu với phòng giáo dục xin một giáo viên chuyên Tin học để hỗ trợ cho các công tác liên quan đến CNTT trong trường một cách chuyên nghiệp hơn. Vì hiện tại trong trường có 3 GV Tin học nhưng đều là ghép đào tạo với môn Toán nên tâm lý ai cũng muốn qua dạy Toán ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hiệu quả dạy Tin học. Từ đầu năm 2015 – 2016, trường đã có được một nữ GV chuyên tin học đầu tiên và tôi đang hướng dẫn và yêu cầu GV này phải nắm vững các thiết bị CNTT trong trường để dần dần trở thành “cánh tay đắc lực” cho tôi trong việc quản lý UDCNTT của trường.
Trong công tác quản lý việc kết nối và sử dụng Internet còn chưa hiệu quả, tôi đã tìm tòi nghiên cứu và chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên truy cập mạng Internet để tải những thông tin, tranh ảnh cần thiết phục vụ cho tiết dạy, góp phần đổi mới phương pháp và giúp HS hứng thú hơn, tôi nêu cụ thể các địa chỉ cho GV tham khảo: 
 Đây là trang Web Thư viện trực tuyến Violet vì giáo viên điện tử, trong đó có rất nhiều bài giảng điện tử, giáo án, tư liệu, đề thi, diễn đàn, tư liệu ảnh về nhiều môn học, Môn Lịch sử được cập nhật tương đối phong phú về nguồn tư liệu và bài giảng.
 Đây là một diễn đàn sách điện tử trực tuyến với nhiều cuốn sách bổ ích.
 Trang web này có các bài viết về quân sự trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc như: Kế sách giữ nước thời Lý – Trần, tìm hiểu thiên tài quân sự Nguyễn Huệ, Binh Thư Yếu Lược, lịch sử cục quân lực 1945 – 2005, lịch sử cục Bảo vệ - An ninh quân đội nhân dân Việt Nam (1950 – 2000) Bên cạnh đó có nhiều bài viết giới thiệu về các quân binh chủng, tài liệu hồi ký, tài liệu quân sự nước ngoài
  Là một thư viện tập hợp nhiều loại sách báo, thơ ca, âm nhạc và tranh ảnh.
 Đây là trang web rất hữu ích cho những ai muốn tra cứu các kiến thức chuẩn. Nội dung của trang web dựa trên bộ Bách khoa toàn thư 4 tập do chính phủ Việt Nam chỉ đạo biên tập.
 Trang web này giúp các bạn yêu thích tạp chí An ninh thế giới, An ninh cuối tháng có được nội dung các kỳ phát hành của tờ báo mà không cần bỏ tiền mua báo.
Trang web này cung cấp cho bạn những tấm hình xưa rất giá trị. Chúng là nguồn tư liệu trực quan tốt phục vụ cho nghiên cứu giảng dạy của các giáo viên, sinh viên.
Đây là trang web của Bộ môn Văn hóa học trường Đại học KHXH &NV Tp. HCM. Trang web đã tập hợp được nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu có uy tín về văn hóa Việt Nam, văn hóa các nước trên thế giới
Trang web này chứa những thông tin về chiến tranh Việt Nam. Dạng tài liệu tiếng Anh. Có nhiều tài liệu quý, có giá trị nghiên cứu cao như Tài liệu Lầu Năm Góc, các bức thư mà các tổng thống Mỹ gửi cho các tổng thống Việt Nam Cộng Hòa
 Trang Web Tạp chí Công sản điện tử, đăng tải căn bản sác số tạp chí Cộng sản với nhiều bài viết có giá trị.
Đồng thời tôi luôn tạo điều kiện cho các giáo viên đam mê tin học hiện tại trong trường có cơ hội học tập nâng cao năng lực CNTT: Học chứng chỉ B, học các phần mềm soạn giảng,...
Tôi đã luôn đi cùng giáo viên, động viên khích lệ họ ứng dụng CNTT trong dạy học. Tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua các văn bản chỉ đạo của ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học. Tạo điều kiện cho họ học tập trau dồi kiến thức. Bố trí sắp xếp để giáo viên tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn.
Về việc ngại UDCNTT của các giáo viên nhất là GV lớn tuổi, tôi đã động viên, hướng dẫn họ từng bước làm dễ nhất từ khâu đầu tiên là sử dụng cái GV khác có sẵn đến khâu tự mình tạo ra để sử dụng. Tôi không để GV nào phải cảm thấy thất vọng rằng muốn ứng dụng nhưng không biết ứng dụng bởi lẽ tôi luôn xây dựng ở mỗi TCM, mỗi bộ môn một GV nòng cốt để hướng dẫn, giúp đỡ GV. Nay từ con số biết ứng dụng CNTT là của năm 2013 – 2014 là 45 đã lên con số 77 cho đến tháng 04/2016. 
Ba là, tôi tham mưu với Hiệu trưởng đề nghị các cấp lãnh đạo có phương án tách trường để giảm áp lực về số lớp và số HS cho trường tôi. Dù sao quản lý ít HS và GV sẽ dễ dàng quan tâm sâu sát hơn và bao quát được nhiều hơn.
Bốn là, tôi tham mưu với Hiệu trưởng và Lãnh đạo Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục có hướng nghiên cứu để sắm các thiết bị phục vụ giảng dạy có độ bền cao hơn. Cụ thể, trong năm qua trường đã mua một Tivi LCD 60 inch đặt thử nghiệm tại phòng thực hành Lý (thay thế cho máy chiếu hiện có) để sử dụng đồng thời so sánh với máy chiếu để có thể nhân rộng trong nhà trường. 
Năm là, trong năm học 2015 – 2016 này tôi đã tích cực tham mưu với Hiệu trưởng việc triển khai thiết kế, xây dựng trang web mang hình ảnh mà thương hiệu trường THCS Nguyễn Trung Trực, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động thử nghiệm vào đầu năm 2016 – 2017 và hoạt động chính thức vào học kì II năm học 2016 – 2017.
Song song với các giải pháp bên trong, về phía cung cấp mạng Internet hiện tại trường đang sử dụng hai đường truyền Internet: VNPT có tính phí và Viettel miễn phí theo gói của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Các gói đều nâng cấp từ cáp đồng lên cáp quang để tốc độ truy cập được nhanh hơn. Tôi luôn lắng nghe những phản hồi từ GV để nắm bắt các máy tính, các thiết bị hư hỏng báo ngay kỹ thuật. Mỗi bộ phận kỹ thuật tôi đều có số liên lạc trực tiếp với nhân viên bảo trì để xử lý nhanh tình huống quá gấp mà không cần gọi tổng đài hoặc gọi vaề quản lý của nhân viên. Về phía PPHS, trong phiên họp đầu năm, tôi quán triệt GVCN xin số điện thoại liên lạc và động viên PHHS không đổi số để GVCN tiện liên lạc khi cần cũng như vận động đăng ký tin nhắn báo điểm để nắm bát tình hình học tập của con em mình hàng tuần. Về phía Phòng Giáo dục và Đào tạo, tôi tham mưu cho thầy chuyên viên lập một kế hoạch hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT cụ thể, chi tiết hơn từ đầu năm học cho các trường để cùng thực hiện đồng bộ, không nên lồng chung vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học khó có thể rõ ràng và tỉ mĩ được. 
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Cái được đầu tiên phải kể đến đó chính là giáo viên đã có sự chuyển đổi về nhận thức, từ qui định (mang tính áp đặt) lúc ban đầu sang tâm thế thích thú với bài giảng ứng dụng CNTT. Từ yêu thích đến chủ động học hỏi cho nên kỹ năng soạn giảng các tiết có ứng dụng CNTT của giáo viên không ngừng được nâng lên, chất lượng bài dạy cũng tốt hơn, hấp dẫn với học sinh hơn.
	Hiện nay, 99% giáo viên nhà trường có chứng chỉ Tin học văn phòng từ trình độ A trở lên và đều soạn bài bằng máy vi tính; 95% giáo viên biết sử dụng kỹ thuật trình chiếu hỗ trợ giảng dạy, sử dụng các phần mềm dạy học bộ môn, các tư liệu điện tử, trong đó có nhiều giáo viên có kĩ năng cao trong việc kết hợp nhiều phần mềm tiện ích khác nhau trong một bài giảng.
	Tổng số tiết ứng dụng CNTT hằng năm trong đơn vị trên 1400 tiết, ngoài ra GV sử dụng giáo án điện tử thường xuyên trong các tiết dạy.
KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải pháp
Một là, bản thân Lãnh đạo nhà trường phải tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Từ đó hướng dẫn, chỉ đạo GV trong trường tích cực UDCNTT trong các hoạt động dạy – học, sinh hoạt chuyên môn. Cụ thể: 
Ứng dụng CNTT vào quản lý chuyên môn
Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý giáo viên
Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý học sinh
Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý các văn bản hành chính
Ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy
Ứng dụng CNTT trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi giải Toán Violympic và Olympic Tiếng Anh trên Internet, thi Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn, thi Học sinh giỏi môn Tin học, thi Tin học trẻ.
Hai là, tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng để đầu tư trang thiết bị CNTT: máy tính, máy chiếu, các thiết bị kèm theo, phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong nhà trường.
Ba là, tôi tham mưu với Hiệu trưởng đề nghị các cấp lãnh đạo có phương án tách trường để giảm áp lực về số lớp và số HS cho trường tôi. 
Bốn là, tôi tham mưu với Hiệu trưởng và Lãnh đạo Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục có hướng nghiên cứu để sắm các thiết bị phục vụ giảng dạy có độ bền cao hơn. 
Năm là, xây dựng trang web mang hình ảnh mà thương hiệu trường THCS Nguyễn Trung Trực.
Ý nghĩa SKKN; Bài học kinh nghiệm
Sáng kiến này nêu lên các kinh nghiệm trong công tác quản lý của tôi không những chỉ đúc kết trong năm học này hay từ khi tôi giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng nhà trường mà là cả suốt quá trình giảng dạy của tôi từ năm 2002 đến nay. Trong quá trình đó, tôi nắm bắt được những vướng mắc, những khó khăn của những Cán bộ quản lý đi trước và tìm cách tháo gỡ giúp họ. 
Trong quá trình nghiên cứu đề tài bản thân tôi cũng có thêm cơ hội củng cố lại những mặt làm được và chưa làm được thông qua các giải pháp của mình đồng thời sẽ tìm phương hướng để cải tiến việc UDCNTT trong quản lý dạy học.
Tôi mong rằng đề tài của mình trở thành hữu ích không chỉ trong trường mà cả các trường khác.
3. Khả năng ứng dụng, triển khai
Đề tài có khả năng triển khai trong đơn vị trường THCS Nguyễn Trung Trực đồng thời có thể triển khai trong phạm vi toàn tỉnh.
4. Kết luận và kiến nghị 
4.1. Kết luận 
	Với những kết quả đạt được khi ứng dụng CNTT trong thực tiễn đã chứng minh xu thế hội nhập của nhà trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục. Nhà trường sẽ phát huy hơn nữa vai trò của CNTT trong công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn để nâng cao hiệu quả công việc.
	Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc hiểu biết và vận dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết. Vận dụng linh hoạt, kích thích sự năng động sáng tạo, bồi dưỡng nhận thức đúng đắn cho đội ngũ trong việc ứng dụng CNTT vào công tác, giảng dạy là một thách thức, là nhiệm vụ của người Cán bộ quản lý. Thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT vào quản lý hoạt động chuyên môn ở trường sẽ mạng lại hiệu quả thiết thực trong việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. CNTT mang lại một tài nguyên giáo dục phong phú cho tất cả mọi người. CNTT như một công cụ hỗ trợ công tác quản lý, hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý. Các lĩnh vực quản lý chính trong hoạt động chuyên môn có thể ứng dụng CNTT: Quản lý thời khóa biểu GV, quản lý lý lịch cơ bản của GV - HS, hoạt động thông tin hai chiều, theo dõi số lượng GV và số tiết giảng dạy bằng giáo án điện tử,
4.2. Kiến nghị 
Đối với các cấp lãnh đạo
- Cần quan tâm về cơ sở vật chất: trang bị phòng máy tính, cung cấp máy tính, Projector hoặc màn hình ti vi có bộ kết nối cho các trường để đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy và học của Nhà trường.
	- Phòng giáo dục và đào tạo cần có kế hoạch CNTT cho từng năm học để trường có cơ sở pháp lý và định hướng thực hiện kế hoạch CNTT của nhà trường.
Đối với Lãnh đạo nhà trường
	- Cần nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của CNTT. 
	- Tin học hóa công tác quản lý phải nên xuất phát từ nhu cầu thực tế. 
- Nhân rộng các gương điển hình ứng dụng CNTT trong công việc và trong giảng dạy.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động đến các thành viên trong Hội đồng Sư phạm.
Đối với Giáo viên
- Tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về CNTT, biết khai thác thông tin, tra cứu tư liệu trên mạng Internet để phục vụ giảng dạy; sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại (Projector; Laptop)
	- Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng CNTT phải được thực hiện một cách hợp lý, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình thức chỉ ứng dụng CNTT tại một số tiết giảng trong hội thi nhưng không áp dụng trong thực tế hàng ngày.
Đối với Học sinh
- Cần có ý thức bảo quản tài sản
- Sử dụng CNTT như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc học tránh lạm dụng để chơi game, nghiện mạng xã hội,...
Đối với PPHS
- Cần quan tâm đến việc học của con em mình không vì mãi mê kiếm tiền mà không quan tâm đến các em để các em sa vào nghiện game online, nghiện mạng xã hội,
- Không thay đổi Sim điện thoại để GVCN tiện trao đổi thông tin và nên đăng ký nhận tin nhắn điểm số hàng tuần để nắm bắt tình hình học tập của các em.
MUÏC LUÏC
 MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài	trang 5
 2. Lịch sử đề tài	trang 8
 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu	trang 9
 NỘI DUNG
 1.Thực trạng việc ứng dụng CNTT	trang 10
 2.Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề	trang 16
 3. Hiệu quả SKKN	trang 29
 KẾT LUẬN
 1.Tóm lược giải pháp	trang 30
 2. Ý nghĩa của SKKN, bài học kinh nghiệm	trang 31
 3. Khả năng ứng dụng, triển khai	trang 31
 4. Kết luận, kiến nghị	trang 31
 PHỤ LỤC
1. Quản lý văn bản hành chính thông qua lưu trữ dữ liệu trên Internet
2. Quản lý GV – HS qua các phần mềm của dự án SREM
3. Giáo viên sử dụng giáo án điện tử, giáo án tương tác qua các tiết dạy, HS tìm tòi kết quả trình bày bài làm của nhóm trước lớp
DANH SÁCH EMAIL VÀ ĐIÊN THOẠI GIÁO VIÊN 
NĂM HỌC 2015 – 2016 (Trích)
STT
HỌ VÀ TÊN
TỔ CM
SỐ ĐIỆN THOẠI
EMAIL
1
Nguyễn Hoàng Nam
TOÁN - TIN
0165.217.9659
nhn1962@gmail.com
2
Nguyễn Huỳnh Bá Linh
TOÁN - TIN
098.484.6526
balinh2202@gmail.com
3
Nguyễn Ngọc Đỉnh
TOÁN - TIN
098.33.55.453
ngocdinh1965@gmail.com
4
Nguyễn Kim Thanh Trúc
TOÁN - TIN
0129.375.3392
thanhtruccj@gmail.com
5
Phan Thị Gái
TOÁN - TIN
01666.54.03.05
hathuong2000@gmail.com
6
Lê Thanh Lâm
TOÁN - TIN
0938.39.55.66
lamhoi5566@gmail.com
7
Nguyễn Thị Vân
LÝ-CN
098.558.4685
nguyenhongha234@gmail.com
8
Trần Văn Cảnh
LÝ-CN
0913.621.014
trancanh.1963@gmail.com
9
Nguyễn Thụy Loan Anh
LÝ-CN
0945.886.279
anhnguyenntt2014@gmail.com
10
NguyễnThị Xuân Thảo
HÓA - SINH
0947.351.833
xthao.ntt@gmail.com
11
Nguyễn Thị Hồng Mai
HÓA - SINH
0986.138.024
mainguyen.gvthcsnttbl@gmail.com
12
Phạm Thị Minh Hà
HÓA - SINH
0919.560.687
phamhantt12@gmail.com
13
Nguyễn Chí Dũng
TD-AN-MT
0123.636.5176
dungnguyen1970td@gmail.com
14
Phạm Văn Hậu
TD-AN-MT
0933.22.58.57
phamhau79@gmail.com
15
Trần Thị Huỳnh Trang
TD-AN-MT
097.219.0403
huynhtrang.tpt@gmail.com
16
Phan Thị Hoa
TD-AN-MT
0977.176.653
Phanhoa.ntt2@gmail.com
17
Đào Thị Huỳnh Nhung
NV-GDCD
01633.77.29.77
nhungdth129@gmail.com
18
Dương Kim Liên
NV-GDCD
0169.797.4870
duongkimlien1964@gmail.com
19
Hà Thanh Diệu
NV-GDCD
097.29.29.109
dieuthcsthanhhung@gmail.com
20
Phạm Thị Mỹ Loan
NV-GDCD
0916.77.9459
loan.pham1204@gmail.com
21
Huỳnh Phong Dinh
TIẾNG ANH
093.24.34.297
huynhphongdinh@gmail.com
22
Khấu Vĩnh Công
TIẾNG ANH
0942.659.798
khauvinhcong@gmail.com
23
Đặng Hữu Nghĩa
TIẾNG ANH
0904.530.504
1980nghiadang@gmail.com
24
Nguyễn Thị Xuân Trang
SỬ-ĐỊA
094.584.60.40
dieptrangnguyen16@gmail.com
25
Bùi Lê Duy Thảo
SỬ-ĐỊA
01213.781.270
duythaotv@gmail.com
.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_qua.doc
  • docBIA.doc
Sáng Kiến Liên Quan